TÌM HIỂU LỊCH SỬ VIỆT NAM
DÀNH CHO HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
1
Tìm hiểu lịch sử Việt Nam dành cho hướng dẫn viên du lịch
Thưa quý vị , Lịch sử Việt Nam nếu tính từ lúc có mặt con người sinh sống thì đã có
hàng vạn năm trước công nguyên, còn tính từ khi nhà nước được hình thành thì mới
khoảng từ hơn bốn ngàn năm lịch sử. dân tộc việt nam chúng ta đã trãi qua những thời
kỳ từ dựng nước đến giử nước. thời kỳ hào hùng của các anh hung dân tộc, công lao
của các vị vua hùng, từ thời đại hồng bang, văn lang, từ triệu, đinh ,lý ,trần bao đời
gây nền độc lập cùng hán đường , tống , nguyên mổi bên hùng cứ một phương, tuy
mạnh yếu từng lúc khác nhau, nhưng hào kiệt đời nào củng có. hôm nay trên con
đường thiên lý nam bắc ,hướng dẩn viên xin được khái quát lịch sử các triều đại lịch
sử phong kiến việt nam nước ta. Để chúng ta xứng đáng với câu nói “ dân ta phải biết
sử ta, cho tròn gốc tích nước nhà việt nam” . để đưa quý vị di ngược trở về dòng chảy
của lịch sử văn hóa Việt Nam. Hôm nay hướng dẩn viên xin được mạn phép đưa quý
vị trở về những ngày tháng hào hùng ấy. để chúng ta có một cái nhìn tổng quát về lịch
sử hào hùng của một dân tộc, anh hùng buất khuất chống lại sự xâm lăng trước kẻ
thù kính thưa quý vị mở đầu bài nói hôm nay xin được trở về với một truyền thuyết
mà ông cha ta, đã xem truyền thuyết đó như một lời giãi thích về nguồn cội, thiêng
liêng và cao quý của dân tộc Việt Nam. Đó là nguồn cội gắn với truyền thuyết Lạc
Long Quân và Âu Cơ. Cha Lạc Long Quân, mẹ Âu Cơ một người là rồng, một người
là tiên đã kết hợp với nhau đẻ xinh ra một cái bọc một trăm trứng, và từ 100 trứng đó
nở ra 100 người con. Rồi sau đó 50 người con theo mẹ lên non, 50 người con theo cha
xuống đồng bằng. người con trai đầu được tôn lên làm vua cai trị vùng đất mà được
gọi là nhà nước đầu tiên, đầu tiên của dân tộc Việt Nam chúng ta đó là nhà nước Văn
Lang và theo nhiều tài liệu lịch sử thì nhà nước Văn Lang được thành lập vào năm
2879 tcn . đây là một mốc lịch sử mà còn rất nhiều người tranh cải . giống như là
truyền thuyết Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ vậy và chúng ta tạm chấp nhận mốc lịch
sử này đẻ chúng ta có một truyền thuyết đẻ giải thích về nguồn cội hào hùng của dân
tộc Việt Nam , là con rồng cháu tiên. Nhà nước Văn Lang, tồn tại và trải qua 18 đời
vua hùng, đến khoảng năm 257 tcn thì Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt, là
một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía bắc Văn Lang đã cùng vua Hùng Vương
thứ 18 đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, Vua Hùng đã
nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt lập nên
nước Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự
xưng là An Dương Vương. nhà nước Âu Lạc được tồn tại từ năm 257 tcn đến khoảng
năm 111 tcn . . Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu - thời Chiến Quốc) là quan
úy quận Nam Hải (Quảng Đông ngày nay) nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết
củaTần Thủy Hoàng (210 TCN) đã cát cứ quận Nam Hải ,sau đó ông đem quân thôn
tính sát nhập các vương quốc Mân Việt, và lúc này là Triệu Đà đã dùng quan hệ hôn
nhân với truyền thuyết là Trọng Thủy Mỵ Châu cướp ngôi nhà Âu Lạc và lập nên
nhà nước Nam Việt. với kinh đô Phiên Ngung tại Quảng Châu vào năm 207 TCN, và
nhà nước này đánh dấu thời kỳ đên tối 1000 năm bắc thuộc nước Việt Nam. Nhưng
với một dân tộc hào hùng buất khuất thì không bao giờ chấp nhận làm nô lệ dù sức
yếu, dù thô sơ,nhưng khí thế ngút trời. minh chứng qua những cuộc khởi nghĩa vang
danh muôn cỏi, được đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa bà Trưng, hai chi em Bà Trưng
( Trưng Trắc , Trưng Nhị ) năm 40 và đã lập được nhà nước trong ba năm ( 40-43) dù
sau đó bị thất bại nhưng đã để lại cho đời một dấu son chói lọi, về tinh thần buất khuất
2
của dân tộc Việt Nam. Sau hai bà trưng đến các cuộc khởi nghĩa khác ví dụ: bà triệu
248 , mai thúc loan. Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử
Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Và đỉnh
điểm là sự thành lập nhà nước vào năm 544 của Lý Bôn (Lý Bí) tự xưng đế tức là Lý
Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân . Dù Đến năm Năm 545, nhà Lương cử Trần Bá
Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại
binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh
đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là
Triệu Việt Vương, đến năm 571 một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã
cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm
đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602, dân tộc tiếp tục bị giặc phương bắc đô hộ. Các
triều đại này cố gắng đồng hóa dân tộc Việt Nam theo tộc Hán, mặc dù người Việt
chịu nhiều ảnh hưởng về tổ chức thể chế chính trị, xã hội, văn hóa của Trung Quốc,
nhưng người Việt Nam vẫn giữ được nhiều bản chất nền tảng văn hóa dân tộc vốn có
của mình sau một nghìn năm đô hộ nhưng đến năm 938 mốc son chói lọi của lịch sử
lại một lần nữa dược đưa lên tầm cao mới, bằng một trận đánh lịch sử Bạch Đằng do
một vị tướng tài người Việt , Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán để lập ra triều đại
nhà ngô. Nhà Ngô tồn tại vỏn vẹn trong 29 năm, truyền được ba đời vua, từ Ngô
Quyền, Ngô Sương Xí, Ngô Sương Nhậm. Năm 944, Ngô Quyền mất, em vợ
là Dương Tam Kha cướp ngôi của nhà Ngô, xưng Dương Bình Vương. Các nơi không
chịu thuần phục, nhiều thủ lĩnh nổi lên cát cứ các vùng thường đem quân đánh lẫn
nhau. Quý tộc nhà Ngô, các tướng nhà Ngô cùng các thủ lĩnh địa phương đều nổi dậy
chiếm cứ một vùng. Bắt đầu từ đó hình thành thế mà sử sách gọi là loạn 12 sứ quân.
Từ 966 hình thành đầy đủ 12 sứ quân chiếm giữ các địa phương:
1. Ngô Xương Xí giữ Bình Kiều (Triệu Sơn - Thanh Hóa)
2. Ngô Nhật Khánh tự xưng là Ngô Lãm Công, giữ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà
Nội)
3. Đỗ Cảnh Thạc tự xưng là Đỗ Cảnh Công, giữ Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà
Nội)
4. Phạm Bạch Hổ tự xưng là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên)
5. Kiều Công Hãn tự xưng Kiều Tam Chế, giữ Phong Châu - Bạch Hạc (Việt Trì-
Lâm Thao, Phú Thọ)
6. Nguyễn Khoan tự xưng Nguyễn Thái Bình, giữ Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh
Phúc)
7. Nguyễn Siêu tự xưng là Nguyễn Hữu Công, giữ Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà
Nội)
8. Nguyễn Thủ Tiệp tự xưng là Nguyễn Lệnh Công, giữ Tiên Du (Bắc Ninh)
9. Kiều Thuận tự xưng là Kiều Lệnh Công, giữ Hồi Hồ - Cẩm Khê (Phú Thọ)
10. Lý Khuê tự xưng là Lý Lãng, giữ Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh)
11. Trần Lãm tự xưng là Trần Minh Công, giữ Bố Hải Khẩu - Kỳ Bố (Thái Bình)
12. Lã Đường tự xưng là Lã Tá Công, giữ Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên)
Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968)
Và người ta nói rằng, thời thế tạo anh hùng, lúc này có một vị anh hùng đứng lên, vị
anh hùng đó mang tên Đinh Bộ Lĩnh ngưới đã khuất phục được quần hùng
dẹp được loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước năm 968 và đặt tên nước là Đại
3
Cồ Việt để sánh ngang hàng với đất nước đại Tống ở phương bắc. Quốc hiệu
Đại Cồ Việt tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lên
ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thái Tông năm 1054. Đại Cồ Việt
là nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam sau
một thời gian dài bị Bắc thuộc. Đại Cồ Việt là quốc hiệu được dùng trong 8 đời
vua của 3 triều Đinh, Tiền Lê, Lý, với quãng thời gian dài 86 năm (từ 968 -
1054). Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ 6 (1054), vua Lý
Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt . kinh đô của Đại Cồ Việt lúc này
đặt ở cố đô Hoa Lư , Ninh Bình ngày nay Đến năm 980 lúc này Đinh Bộ Lĩnh
đã băng hà và con của người là Đinh Toàn hay còn gọi là Đinh Phế Đế mới
vừa tròn 6 tuổi thôi,nên chưa có tiếp quản được triều chính. Và cùng lúc đó
Giặc phương bắc cụ thể là giặc tống xâm lược nước ta. Và thái hậu Dương Vân
Nga đã làm một việc, mà hậu thế có người phê phán, mà củng có người tán
thành rất ất nhiệt liệt về một hành động rất dủng cảm đem giang sơn nhà
chồng vì quốc gia dân tộc đã hy sinh nhưng toan tính riêng tư cho gia tộc của
mình . đem hoàng bào khoát lên vai tướng quân thập đạo Lê Hoàn để khai sinh
ra nhà .Tiền Lê năm 980. Thống nhất 3 quân, chống quân lại quân tàu. Chiến
tranh Tống-Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống
Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4
năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả, quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh
bại quân đội Đại Tống Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp
nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành. Vì việc không sớm lập
người kế vị để sau này dẫn đến việc tranh giành quyền bính giữa các con. Đây
chính là nguyên nhân trực tiếp làm cho nhà Tiền Lê nhanh chóng sụp đổ.Ông ở
ngôi vua 24 năm, thọ 65 tuổi (941 - 1005), băng hà ở điện Trường Xuân. nhà
Tiền Lê kéo dài đến năm 1009 với bạo chúa Lê Long Đỉnh kéo dài 5
năm( 1004-1009) người ăn chơi vô độ làm cho đất nước ta suy kiệt và lúc này
triều thần đã tôn một người anh hùng của dân tộc một người con ưu tú Lý
Công Uẩn lên ngôi hoàng đế để viết nên một triều đại được xem là có công
phát triển rực rở đất nước ta triều đại nhà Lý. Và được phân biệt với triều đại
của nhà Lý Bôn( Lý Bí) trước nên người ta mới gọi triều đại này là hậu Lý năm
1009. Và triều đại nhà Lý đã phát triển rực rở đất nước ta qua một việc , mà
ngày nay chúng ta có một sự kiện trọng thể đó là 1000 năm Thăng Long Hà
Nội. đó là việc dời đô từ cố đô Hoa Lư về thành Đại La lúc bấy giờ và có tên là
Thăng Long. Thăng Long nghĩa là đất rồng bay lên, đất địa linh nhân kiệt và
đó là một quyết định hoàn toàn chính sác. Đây là một thời kỳ thịnh trị của đất
nước ta, vì đã lập ra nhiều triều chính, kỷ cương, văn hóa , như một nhà nước
thật sự. trong thời gian này chiến tranh củng thường xảy ra, nhà lý phải đánh
tống, đặc biệt nổi danh là lý thường kiệt, cầm quân phá tống bình chiêm, khiến
nhước nhà bền vững một thời gian.lý thường kiệt có một bài thơ rất nổi tiếng :
4
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!
Tạm dịch
Sông núi nước Nam Đế Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời
Bài thơ này có tác dụng khích lệ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, tạo ra lòng tin
rằng họ đang được thần linh giúp đỡ, đồng thời làm hoang mang quân nhà Tống. Khi
quân nhà Tống đã lâm vào thế yếu Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hòa để quan hệ
Tống-Việt sau đó có thể trở lại bình thường.
Nhà Lý trị vị từ năm 1009 đến năm 1225, lần đầu tiên nhà Lý đã giữ vững được chính
quyền một cách lâu dài đến hơn hai trăm năm, khác với các vương triều cũ
trước đó chỉ tồn tại hơn vài chục năm, ngoài ra nhà Lý còn bảo toàn và mở
rộng lãnh thổ của mình. Trong nước, mặc dù các vua đều sùng bái đạo Phật,
nhưng ảnh hưởng của Nho giáo đã bắt đầu lớn dần, với việc mở các trường đại
học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076), và các khoa thi để
chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. nhà
lý trải qua 9 vị vua : Lý Công Uẩn (Lý thái tổ), lý phật mã (lý thái tông),lý nhật
tôn( lý thánh tông), lý càn đức(lý nhân tông) , lý dương hoán( lý thần tông), lý
thiên tộ( lý anh tông), lý long trát( lý cao tông), lý hạo( lý huệ tông), lý phật
kim (lý chiêu hoàng). và vua nhà Lý , đó là Lý Huệ Tông đã làm một việc, mà
sau này người ta coi là rất điên rồ nhưng có lẻ chúng ta phải thông cảm cho vị
vua cuối cùng của triều Lý này, bởi vì ông không có con trai chỉ có hai người
con gái, cuối cùng ông đã quyết định truyền ngôi lại cho người con gái thứ hai
là Lý Chiêu Hoàng năm 1225. Chuyện gì đến củng sẻ đến, thay triều đổi vị là
một điều tất nhiên. Trần Thủ Độ vị quan triêu đại nhà Lý, đã sắp sếp để cháu
mình là Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng. Để Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho
Trần Cảnh năm 1226. Viết tiếp lịch sử của triều đại nhà Lý hào hùng thì nhà
Trần không hề thua kém, và thậm chí còn hơn cả sự tuyệt vời khi ba lần chiến
thắng quân Nguyên Mông đế chế đã gần như khuất phục gần toàn bộ châu Âu
và một phần châu Á nhưng khi đến với đất nước Đại Việt thì họ đã phải 3 lần
khuất phục vào năm 1258- 1287-1288 ba cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong
lịch sử nước ta. Và triều đại nhà Trần đã xinh ra một người được coi là phật
sống là phật hoàng Trần Nhân Tông, khia sinh ra thiền phái Trúc Lâm Yên
Tử. về kinh tế, văn hóa, chính trị dưới thời nhà trần phát triển rực rở. ngoài ra
còn có danhtuowngs nổi tiếng với ba lần lảnh đạo nghĩa quân đánh giặc nguyên
đó là hưng đạo vương trần quốc tuấn .nhưng vì rút kinh nghiệm từ nà lý mất
ngôi từ hôn nhân, nên triều đại nhà trần đã đi vào một vết xe đổ, đó là không
cho con cháu kêt hôn với người ngoại tộc. dẩn đến năm 1400 Hồ Quý Ly lúc
bấy giờ là một vị quan của triều đại nhà Trần đã lọi dụng các quan hệ trong hôn
nhân chằng chịt, phức tạp đẻ cướp ngôi nhà Trần lập nên nhà Hồ năm 1400,
ông đổi tên đất nước ta là Đại Ngu. Và triều đại nhà Hồ được tồn tại vỏn ven
trong 7 năm, và triều đại này không phải không có công đau quý vị kính thưa
quý vị triều đại nhà Hồ củng có công rất lớn , những cải cách trong triều đại
nhà Hồ rất thiết thực và đây là triều đại đầu tiên của đất nước ta có tiền giấy,
5
khi sua chúng ta chỉ có tiền đồng không có tiền giấy, và đến triều đại nhà hồ
chúng ta mới có tiền giấy. là một dân tộc luôn luôn bị đàn áp bởi giặc phương
bắc, một lần nữa đã phải hung chiệu một tai kiếp, 1407 nhà minh xâm lược đất
nước ta, đô hộ đất nước ta trong vòng hai mươi năm từ (1407-1427). Như đã
nói, mảnh đất này không thiếu những nhân kiệt, và trong thời loạn lạc đã có
những anh hùng đúng vào thời điểm này đất nước ta đã sinh ra một người con,
một người anh hùng vang danh lổi lạc, lê lợi người đã 10 năm chống giặc
Minh đến năm 1427 với sự góp sức của danh nhân văn hóa thế giới la nguyễn
trãi , quét sạch bọn giặc minh ra khỏi đất nước ta thành lập nên nhà hậu lê. Nhà
Hậu Lê bắt đầu từ năm 1428 , kéo dài đến tận năm 1788 là một trong những
triều đại cai trị đất nước ta lâu nhất trong các triều đại phong kiến lịch sử dân
tộc việt nam. Mặc dù trong tiều đại nhà Lê có những cuộc chính biến, có
những cược phân chia quyền lực , vidu: nam Bắc Triều, Trịnh Nguyễn phân
tranh kéo dài gần 200 năm ( 1627-1771). Bắt nguồn từ thời kỳ Nam-Bắc triều .
Sau khi vua Lê Túc Tông mất năm 1504, các vua kế vị đều là những hôn quân
hoặc yếu ớt. Đến năm 1527, quyền thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê
Cung Hoàng rồi sáng lập nhà Mạc. Chiến tranh Lê-Mạc (1533-1677) là cuộc
nội chiến giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. đây là thời
kỳ Phù Lê Diệt Mạc.Nhà Lê trung hưng được tái lập vài năm sau đó với sự
giúp đỡ của Nguyễn Kim, một tướng cũ và giành được sự kiểm soát khu vực
từ Thanh Hóa vào Bình Định. Sau khi Nguyễn Kim chết, người con rể là Trịnh
Kiểm đã dành quyền bính, 60 năm kế tiếp Trịnh Kiểm và các con cháu của ông
đã giành được chiến thắng trước nhà Mạc vào năm 1592 và mở đầu cho thời kỳ
đặc biệt trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thời kỳ vua Lê chúa Trịnh
Sự mâu thuẫn giữa hai người cận thần của nhà Lê trung hưng là Trịnh Kiểm
và Nguyễn Hoàng đã bắt đầu cho sự phân chia đất nước ra thành hai lãnh thổ, hai
chính quyền riêng biệt là Đàng Ngoài và Đàng Trong với sông Gianh (Quảng Bình)
làm biên giới. Các con cháu của Trịnh Kiểm lần lượt kế tiếp nhau nắm quyền ở Đàng
Ngoài được gọi là các chúa Trịnh, các con cháu của Nguyễn Hoàng kế tiếp nhau cầm
quyền ở Đàng Trong được gọi là các chúa Nguyễn, các vua Lê chỉ có danh vị hoàng
đế của Đại Việt trên danh nghĩa.
đến năm 1788 vua Lê Chiêu Thống đã làm một việc mà hậu nhân than oán đó là “cỏng
rắn cắn gà nhà”. Cầu viện quân Thanh vào giày xéo đất nước. Cuối năm 1788, vua
Thanh đương thời là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn
29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu
Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long . và như đả
nói, đất nước này không thiếu những anh hùng, và thậm chí phải khẳng định đất nước
này là đất nước đã sinh ra những anh hùng, đất nước này đã sinh ra một người con
phải được gọi là “bách chiến bách thắng” trong cuộc đời cầm quân chưa bao giờ biết
thua một trận mạc nào đó là hoàng đế Quan Trung (nguyển huệ) . Nghe tin báo, ngày
25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn
Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Với lý do vua Lê đã bỏ nước và rước giặc về, để có
danh nghĩa chính thống, Nguyễn Huệ đả tế trời tại núi bân , núi bân ngày nay thuộc
địa phận Thừa Thuyên Huế. Lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quan Trung , lập ra
nhà Tây Sơn ổn định bắc hà, và đóng đô tại Phú Xuân. Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu
Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh
6
Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10
ngày sẽ quét sạch quân Thanh.
Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn
đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc
và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu
- 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Nguyễn Huệ (1753–1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang
Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn sau Thái Đức
Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những chỉ huy quân sự tài giỏi nhất
trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa
thất bại lần nào. Thành tựu của ông để lại có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử Việt Nam.
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn
tam kiệt".với tên gọi Anh em Tây Sơn . Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế,
đóng đô ở Quy Nhơn.
Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra
Bắc
, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổi tiếng lật đổ nhà Hậu Lê cùng với
hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam. Thêm vào đó,
Nguyễn Huệ còn là người đánh bại cuộc xâm lược nước Đại Việt ở phía Nam của
nước Xiêm La, và ở phía Bắc của nước Đại Thanh. Do có nhiều công lao với đất
nước, Quang Trung Hoàng đế được xem là anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.
Sau một thời gian dài chinh chiến và cai trị, Nhưng thật bất hạnh cho dân tộc Việt
Nam khi hoàng đế Quan Trung Nguyễn Huệ lâm bệnh và qua đời đột ngột ở tuổi 40
(1792). Cái chết của ông dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng và sụp đổ của nhà Tây Sơn.
Những người kế thừa của Nguyễn Huệ không thể tiếp tục những kế hoạch ông đã đề
ra để cai trị Việt Nam và chống lại sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nguyễn Ánh, người thừa
kế còn sót lại của các chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là dòng dỏi của 9 chúa triều Nguyễn
đã tiêu diệt triều đại Tây Sơn lập ra triều đại nhà nguyển 1802 và đặt lại quốc hiệu
Việt Nam năm 1804. 13 triêu vua gồm: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức,
Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi, Duy Tân , Khải Định, Bảo
Đại. đến ngày 30-8-1945 tại Ngọ Môn, Huế, hoàng đế Bảo Đại, đã trao lai ấn kiếm
cho Viêt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, kết thúc triều đại phong kiến Việt Nam. Đó là một
bài nói của hướng dẩn sẻ đưa quý vị đi với dòng chảy của lịch sử Việt Nam nước ta,
đẻ quý vị có một tự hào tự hào về dân tộc hiên ngang, buất khuất, bao lần bị áp bức
đô hộ nhưng không bao giờ chiệu khuất phục
7
CHUYÊN ĐỀ PHẬT GIÁO
KHÁI LƯỢC HỆ THỐNG PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM
Hệ thống Phật Giáo ở Việt Nam gồm 3 phần: Phần thứ nhất là Giáo Hội Phật Giáo
Việt Nam, phần thứ hai là các tôn giáo dựa chủ yếu vào giáo lý Phật Giáo và phần thứ
ba là các tôn giáo chịu ảnh hưởng bới giáo lý của Phật Giáo.
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM:
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 dựa trên sự thống nhất giữa
giáo hội Phật Giáo Việt Nam hoạt động ở miền Bắc trước năm 1975 và Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thông Nhất hoạt động ở miền Nam trước năm 1975. Đây là Giáo Hội
Duy Nhất được nhà nước công nhận và có thành viên trong UBMTTQVN đại diện
cho Phật Giáo Việt Nam trong Mặt Trận Tổ Quốc. Hiện Tại Giáo Hội quản lý 4 hệ
phái chính là Bắc Tông, Nam Tông, Khất Sĩ và Hoa Tông.
Phật Giáo Bắc Tông
Phật Giáo Bắc Tông hay còn được gọi là Phật Giáo Đại Thừa, Phật Giáo Bắc Truyền,
Phật Giáo Mahayana…
Đặc trưng của hệ phái này là thờ nhiều vị Phật, như Thích Ca, Adi Đà, Di Lặc và
nhiều vị bồ tát, la hán khác.
Tu sĩ Phật Giáo Bắc Truyền chỉ ăn thực vật nhưng không ăn “ngũ vị tân” tức là những
loại thực vật có nhiều chất kích thích như hành, tỏi và không ăn thịt động vật, trứng
gia cầm, nhưng được uống sữa động vật…Một ngày ăn ba bữa
Tu sĩ ngày thường mặc áo nâu hoặc lam, đôi khi mặc áo màu vàng nhạt, khi hành lễ
trên Phật điện sẽ mặc áo màu vàng. Áo có tay và cổ chéo như kiểu áo Trung Hoa.
Tu sĩ có nam và nữ, nam gọi là tăng, nữ gọi là ni
Hệ phái này có 3 dòng là Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Mật Tông.
Thiền Tông hiện có nhiều trí thức tu học, có cả tu sĩ trí thức lẫn phật tử trí thức,
chuyên thiền định, Phật giáo gọi là Thiền Na. Tịnh Độ Tông được nhiều quần chúng
tu học hơn, còn Mật Tông có thêm yếu tố bùa chú, họ gọi là năng lượng hay năng lực
siêu nhiên.
Phật Giáo Nam Tông
Phật Giáo Nam Tông còn được gọi là Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Phật Giáo Theraveda,
Phật Giáo Nam Truyền, Phật Giáo Tiểu Thừa.
Hệ phái này được ăn động vật nhưng gọi là Tam Tịnh Nhục tức là không ăn thịt những
con vật mà mình nghe tiếng kêu khóc khi chết, nhìn thấy cảnh giết chết con vật, hay tơ
tưởng về thịt động vật, ngoài ra cũng không ăn thịt những động vật ăn xác chết như
kên kên, quạ, linh cẩu. Mỗi ngày ăn một bữa chính duy nhất trước 12 giờ trưa.
Hệ phái này chỉ có Nam tu sĩ xuất gia mà không có nữ tu sĩ.
Chỉ thờ duy nhất đức Phật Thích Ca.
Trang phục màu vàng đậm, không mặc áo mà dùng y quấn, để trần một vai, khi đi
hành lễ trên Phật điện thì dùng tà áo phía sau che phần vai để trần lại.
Hệ phái này có 2 nhánh là Phật Giáo Nam Tông của người Việt và Phật Giáo Nam
Tông của người Khmer (thường được gọi là Phật Giáo Khmer), khi cạo đầu thì cạo
luôn cả chân mày.
Phật Giáo Nam Tông Khmer có 2 nhóm nhỏ là Mahanikay và Thommayut.
8
Mahanikay có nghĩa là phái lớn do các tầng lớp bình dân theo nhiều hơn, tu sĩ được
giữ tiền, khi đi hành khất thì lót vải dưới bình bát, đọc kinh ít ê a hơn Thomaut.
Thommayut (có nghĩa là làm đúng theo Phật pháp) do các tầng lớp quý tộc Khmer
thành lập, tu sĩ Thommayut không được giữ tiền, đi khất thực không lót vải dưới bình
bát và đọc kinh ê a hơn Mahanykay. Toàn Miền Nam có 18 chùa Thommayut ở An
Giang, còn lại là chùa Mahanikay.
Phật Giáo Khất Sĩ.
Phật Giáo Khất Sĩ do Tổ Sư Minh Đăng Quang quê ở Vĩnh Long sáng lập vào năm
1944 sau khi ông đi tu học ở Campuchia về.
Hệ phái này mang tôn chỉ “nối truyền thích ca chánh pháp”. Cơ sở tôn giáo không gọi
là chùa mà gọi là tịnh xá.
Kiến trúc tịnh xá có một đặc trưng là bửu điện mang biểu tượng hoa sen tám cánh và
hình tượng ngọn đèn chân lý.
Hệ phái này có cả nam và nữ tu sĩ, họ ăn chay như Phật Giáo Bắc Truyền nhưng chỉ
ăn một bữa trước 12 giờ như Phật Giáo Nam Truyền và ăn mặc cũng tương đối giống
Phật Giáo Nam Truyền.
Chánh điện cũng chỉ thờ Phật Thích Ca.
Phật Giáo Hoa Tông
Phật Giáo Hoa Tông do người Hoa lập ra ở Việt Nam, gọi là Phật Giáo Hoa Tông để
phân biệt với các hệ phái Phật Giáo khác ở Thành phố Hồ Chí Minh trước năm 1975.
Hệ phái này được thành lập từ những năm 1945 do các danh tăng như Diên Sanh, Đức
Bổn, Bổn Quả, Thống Lương, Thanh Thuyền sáng lập ra.
Hệ phái này thờ các tượng Phật, Bồ Tát, Chư Thiên được bọc trong kính trong để giữ
cho tượng được sạch. Tu sĩ mặc áo đen và mặc quần bó kín cổ chân lại. Có tục đốt liều
trên đỉnh đầu khi xuất gia, lễ quy y và lễ thọ giới không được tổ chức cùng lúc như
người Việt mà sáng quy y, chiều thọ giới. Đã xuất gia thì không được hoàn tục và phải
thọ rất nhiều giới
Ngoài các tượng Phật thì còn thờ một số tượng như Ngọc Hoàng Thượng Đế, Hộ Pháp
Thiên Tôn được gọi là Hộ Pháp Già Lam tức là Quan Thánh Đế Quân (Quan Công –
Quan Vân Trường, một nhân vật trong văn hoá Trung Hoa)
9
CÁC TÔN GIÁO DỰA VÀO GIÁO LÝ CỦA PHẬT GIÁO LÀ CHỦ YẾU:
Bửu Sơn Kỳ Hương
Là tôn giáo ra đời nằm 1849 ở An Giang do ông Đoàn Văn Huyên, có sách gọi là
Đoàn Minh Thuyên, Đoàn Minh Huyên sáng lập tại chùa Tây An (núi Sam, Châu Đốc,
An Giang), sau này ông được gọi là Phật Thầy Tây An.
Dựa theo giáo ly Đạo Phật nhưng không dùng kinh Phật, chủ trương học phật tu
nhân, theo Tứ Đại Trọng Ân là ân đất nước, ân tổ tiên cha mẹ, ân tam bảo và ân đồng
bào nhân loại.
Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Tứ Ân Hiếu Nghĩa chịu nhiều từ tư tưởng của Bửu Sơn Kỳ Hương, vì ông Ngô Lợi –
Người sáng lâp ra đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là học trò của ông Đoàn Văn Huyên. Tôn
giáo này ra đời vào năm 1867 tại đình làng An Định, An Giang, cũng theo Tứ Đại
Trọng Ân nhưng đề cao ân tổ tiên cha mẹ nên gọi là tôn giáo thờ ông bà.
Phật Giáo Hoà Hảo.
Được thành lập năm 1939 do ông Huỳnh Phú Sổ lập ra tại làng Hoà Hảo, An Giang.
Chủ trương học Phật tu Nhân, cũng như Bửu Sơn Kỳ Hương và Tứ Ân Hiếu nghĩa,
tôn giáo này dựa vào giáo lý Phật Giáo những không đọc kinh phật mà đọc sấm giảng
gồm những bài thơ dạy đạo (chủ yếu theo thể thơ lục bát và song thất lục bát), không
thờ hình tượng mà thờ một tấm vải màu nâu đất nên được gọi là đạo thờ trần dà.
Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội.
Tịnh Độ Cư Sĩ Phật Hội là một dòng tu theo Phật Giáo, hệ phái tịnh độ nhưng chủ
trương không tu xuất gia mà tu cư sĩ, do đó nên không có tăng, ni (tu sĩ xuất gia) mà
chỉ có tín đồ, tín đồ công cử ra người đại diện quản lý cơ sở thờ tự.
Phái này mặc áo dài đăn, huy hiểu hình chữ Hưng cách điệu tròn.
Điện thờ cũng gọi là chùa, tiếng Hán gọi là Tự, thờ tượng các Phật và Bồ Tát. Chùa
thường bắt đầu bằng chữ Hưng như Hưng Đức Tự, Hưng Sơn Tự, Hưng Long Tự…
Dòng tu này có một đặc trưng là làm thuốc nam từ thiện rất nhiều, mỗi một chùa là
một phòng khám chữa bệnh bằng thuốc nam.
Bốn tôn giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật Giáo Hoà Hảo và Tịnh Độ
Cư Sĩ Phật Hội là bốn tôn giáo nội sinh dựa vào giáo lý Phật Giáo và do người Việt
thành lập, chỉ có Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm là dòng tu do người Hoa thành lập và dựa
vào giáo lý Phật Giáo mà thôi.
Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm.
Minh Nguyệt Cư Sĩ Lâm là một dòng tu Phật Giáo của người Hoa nhưng không nằm
trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, đây là dòng tu cư sĩ, tức là tu tại gia. Tịnh xá thờ
Quán Thế Âm Bồ Tát.
Dòng tu này có ban hộ niệm dùng để tụng đọc kinh khi có người quá vãng theo nhu
cầu của những người theo Phật Giáo Hoa Tông qua đời. Dòng tu này có nhiều tính
chất của Shaman giáo.
CÁC TÔN GIÁO CHỊU ẢNH HƯỞNG BỞI GIÁO LÝ PHẬT GIÁO
Cao Đài.
Cao Đài là tôn giáo nội sinh, ra đời năm 1926 tại chùa Gò Kén, Tây Ninh, bởi một
nhóm những trí thức tiểu tư sản như Ngô Văn Chiêu (Ngô Minh Chiêu), Phạm Công
10
Tắc, Lê Văn Trung, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Cư…Tôn giáo này hiện nay có tất cả
11 hệ phái được nhà nước công nhận.
Đạo Cao Đài thờ chủ yếu là Ngọc Hoàng Thượng Đế thông qua hình tượng thiên nhãn
(gồm hai loại là con mắt trái và tâm nhãn), và Diêu Trì Kim Mẫu nhưng vẫn mượn
giáo lý Phật Giáo ở một vài điểm như:
Một số bài kinh của Phật Giáo Bắc Tông như chú vãng sanh, chịu ảnh hưởng của hoc
thuyết luân hồi, nhân quả, các thuật ngữ triết học của Đạo Phật. Tuy nhiên, Đạo Cao
Đài chịu ảnh hưởng nhiều hơn của Đạo Giáo và Khổng Giáo, và đây là tôn giáo ra đời
dựa trên hiện tượng Tam Giáo Đồng Nguyên, trong Tam Giáo Đồng Nguyên có Phật
Giáo cho nên cũng xét Cao Đài là tôn giáo có sự ảnh hưởng của Phật Giáo, có sự ảnh
hưởng của Đạo Giáo và cũng có sự ảnh hưởng của Nho Giáo.
Minh Lý Thánh Hội (Tam Tông Miếu hay Minh Lý Đạo).
Minh Lý Đạo hay còn gọi là Tam Tông Miếu, trước năm 1920 được gọi là một trong
Ngũ Chi Minh Đạo gồm Minh Sư, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân và Minh Đường.
Minh Lý Đạo dựa trên Minh Sư Đạo và Việt hoá thành.
Minh Lý Đạo thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Diêu Trì Kim Mẫu và Tam Giáo Tổ Sư
(Phật Thích Ca đại diện cho Phật Giáo, Thái Thượng Lão Quân đại diện cho Đạo Giáo
và Không Tử đại diện cho Nho Giáo) và nhiều vị khác như Quan Âm Bồ Tát, Vân
Hương Thánh Mẫu hay Thái Bạch Kim Tinh.
Minh Lý Đạo cũng giống Cao Đài ở chổ là có mượn một số bài kinh Phật Giáo Bắc
Truyền, học thuyết luân hồi, nhân quả và những thuật ngữ triết học Phật Giáo, nhưng
khác Cao Đài ở chổ không thờ thông qua hình tượng thiên nhãn hay tượng cốt mà thờ
bài vị. Nam tín đồ mặc áo dài đen, khăn đóng đen, chứ không mặc áo dài trắng (đối
với tín đồ) hay mặc áo dài theo 3 màu đỏ vàng xanh (đối với chức sắc) như Cao Đài.
Minh Lý Đạo được công nhận tư cách hành đạo vào năm 2011 với tên gọi là Minh Lý
Thánh Hội. Cơ sở thờ tự được gọi là Miếu. Hiện tại, trung ương của Minh Lý Đạo là
Tam Tông Miếu nằm tại số 82 Cao Thắng, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Cho nên, Minh Lý Đạo cũng thuộc hiện tượng Tam Giáo Đồng Nguyên và có chịu sự
ảnh hưởng của giáo lý Phật Giáo.
Minh Sư Đạo (hay Phật Đường Minh Sư)
Minh Sư Đạo hay còn gọi là Phật Đường Minh Sư là một trong năm nhánh tôn giáo có
mặt ở Việt Nam thế kỷ XX như Minh Lý, Minh Đường, Minh Thiện, Minh Tân và
Minh Sư.
Minh Sư cũng giống như Minh Lý vì có cùng nguồn gốc phát triển là Tam Giáo Đồng
Nguyên, đối tượng thờ của Minh Sư cũng giống Minh Lý hoàn toàn, nhưng lại là hai
tổ chức tôn giáo độc lập. Minh Sư có nguồn gốc từ những người Hoa theo Tam Giáo
Đồng Nguyên ở Trung Quốc sang Việt Nam.
Cơ sở thờ tự của Minh Sư được gọi là Điện (nếu lớn) và Đường (nếu như nhỏ), hiện
nay Minh Sư đang thu hẹp lần, một số quy nhập vào Phật Giáo hoặc một số quy nhập
vào Minh Lý nhưng Minh Sư vẫn được nhà nước công nhận.
Chùa Phước Hải ở 73 Mai Thị Lựu, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trước đây là của
Đạo Minh Sư và có tên là Ngọc Hoàng Điện, sau này được Giáo Hội Phật Giáo Việt
Nam quản lý và gọi là Phước Hải Tự nhưng không thay đổi đối tượng thờ cúng.
Hiện tượng Tam Giáo Đồng Nguyên:
11
Hiện tượng Tam Giáo Đồng Nguyên là một hiện tượng tổng hợp các hệ thống triết
học, các hệ thống giáo lý của 3 tôn giáo là Nho Giáo, Đạo Giáo và Phật Giáo lại với
nhau. Hiện tượng này khá phổ biến ở Việt Nam từ thời Lý Trần.
Theo đó, những ngôi chùa (Phật Giáo) vẫn sử dụng thuât bói toán (Nho Giáo) hay một
số nơi còn bào chết thuốc trường sinh (Đạo Giáo). Quá trình Tam Giáo Đồng Nguyên
đến ngày nay vẫn còn tồn tại, nhưng do Đạo Quán ở Việt Nam ngày nay không còn
nhiều và theo thói quen thì gọi là Chùa như chùa Quán Thánh như thật ra đó là Đạo
Quán của Đạo Giáo cho nên sự thể hiện Tam Giáo Đồng Nguyên của Đạo Giáo đối
với Phật Giáo hay Nho Giáo cũng khó có thể nhận biết được. Nho Giáo cũng vậy, cho
nên biểu hiện của hiện tượng Tam Giáo Đồng Quy ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được
thể hiện nhiều ở Phật Giáo dưới cấp độ tôn giáo.
Ví dụ: Có nhiều chùa thờ Ngọc Hoàng, mà Ngọc Hoàng là một vì thần của Đạo Giáo,
điều đó chứng tỏ sự tổ hợp của Đạo Giáo trong Phật Giáo, hay việc các nhà sư coi
ngày giờ, bói toán (bói toán ngày giờ có nguồn gốc từ bói cỏ thi, sau đó bói kinh dịch
của Nho giáo - từ bộ Kinh Dịch trong Ngũ Kinh, một hệ thống triết học trở thành công
cụ để bói toán) cũng chứng tỏ mượn Nho Giáo vào Phật Giáo, và đó là một phần của
Tam Giáo Đồng Nguyên, ngoài ra cũng có một vài tôn giáo dựa vào hiện tượng Tam
Giáo Đồng Nguyên như Cao Đài hay Minh Lý Đạo, Minh Sư…
12
TÔN GIÁO
1. PHẬT GIÁO :
1.1. Sự Ra Đời
Đạo Phật hình thành ở An Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, người sáng
lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624 trước
công nguyên, vào lúc ở An Độ đạo Bà La Môn đang thống trị với sự phân chia đẳng
cấp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu
da và đồng cảm với nổi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình
thành một tôn giáo mới.
Tại một vương quốc nhỏ ở phía Bắc An Độ, có một sự kiện xảy ra làm thay đổi toàn
thể thế giới, hoàng hậu MaDa, vợ của vua Tịnh Phạn trong lúc ngủ đã có một giấc mơ
tuyệt diệu. Bà thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời chiếu xuống thân thể mình,
theo luồng ánh sáng này là một con voi chiến, thân hình trắng xoá với 6 chiếc ngà.
Luồng ánh sáng và con voi này cuối cùng nhập vào thân bà và bà đã thọ thai.
Theo phong tục An Độ thời đó, người phụ nữ khi sinh phải về nhà cha mẹ ruột của
mình. Biết ngày sinh sắp đến, hoàng hậu MaDa cùng một số người hầu bắt đầu
chuyến hồi hương. Trên đường trở về, hoàng hậu trở dạ. Biết mình sắp sinh con nên
bà bảo mọi người dừng lại nghỉ ngơi. Họ dừng chân tại vườn Lâm Tì Ni, hoàng hậu
vào trong khu vườn tìm chỗ thích hợp để sinh con. Truyền thuyết kể lại rằng ngay cả
động vật và thực vật dường như cũng muốn giúp đỡ cho hoàng hậu trong việc sinh nở.
Có một nhánh cây rũ xuống, hoàng hậu đưa tay phải lên nắm lấy nó. Sau khi chào đời,
thái tử vùng dậy bước đi bảy bước, mỗi bước có một bông sen hiện ra đỡ lấy bàn
chân. Đến bước thứ bảy, thái tử chỉ một tay lên trời, một tay xuống đất nói rằng:
“Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” tức là trên có trời, dưới có đất, duy có ta là
quý hơn cả). Ngay dưới cổ phía trước ngực của thái tử lại có dấu chữ vạn tỏ rằng ngài
là người cao quý siêu nhân. Vì lẽ đó về sau hoa sen và dấu chữ vạn được dùng làm
biểu tượng của đạo phật. Vua và hoàng hậu đã quyết định đặt tên cho thái tử là Tất Đạt
Đa nghĩa là người đem đến tốt lành. Sau khi sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu
MaDa từ trần. Trước khi qua đời hoàng hậu đã dặn dò người em của mình là Ma Ha
Ba Xà Ba Đề chăm sóc cho thái tử. Thaí tử lớn lên trở thành một cậu trai thông minh,
xinh đẹp và nhân từ. Thái tử ngày càng trưởng thành, lòng nhân ái càng bộc lộ rõ,
song vua cha lại buồn rầu. Vua cha cùng các quan bàn với nhau là sẽ kén vợ cho thái
tử. Và người cuối cùng đựơc chọn chính là công chúa Da Du Đà La, con gái của vua
nước lân cận.
Thời gian trôi qua, Da Du Đà La đã hạ sinh một bé trai là La hầu La. Sống trong cung
điện lâu ngày Tất Đạt Đa muốn ra ngoài dạo chơi để xem cuộc sống bên ngoài như thế
nào. Qua những lần xuất cung, những cảnh tượng sanh, lão, bệnh, tử đã làm cho thái
tử suy nghĩ rất nhiều. Và trong một lần xuất cung sau đó, thái tử gặp một tu sĩ và từ
đây ngài càng muốn đi tìm con đường giải thoát mọi sự khổ đau cho con người.
Vào một buổi tối thái tử cùng với người hầu của mình là Xa Nặc và con ngựa Kiền
Trắc đã rời khỏi cung điện. Trước khi chia tay. Thái tử đã rút gươm cắt tóc trao lại cho
Xa Nặc với các đồ trang sức bảo đem về cho Da Du Đà La.
Thái tử tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu được
không làm ông thoả mãn. Ông rủ 5 người bạn đến vùng núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh
suốt 6 năm ròng mà chẳng ích lợi gì. Thấy mình đã tu sai đường, ngài liền ăn uống
13
cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây Pipal lớn, lấy cỏ làm nệm ngồi tập trung suy nghĩ.
Sau một thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm) tư tưởng ngài liền đã trở nên sáng rõ,
ngài đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sanh, thấy được điều mà bấy
lâu tìm kiếm.
Ngài liền đi tìm 5 người bạn đã cùng tu khổ hạnh trứơc đây để giác ngộ cho họ, rồi
cùng với họ trong súôt 40 năm còn lại đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền bá
những tư tưởng của mình, ngài đựơc gọi là Buddha ( nghĩa là Bậc giác ngộ, phiên âm
tiếng Việt là Bụt, Phật ). Cây Pipal nơi ngài đã ngồi tu luyện, được gọi là cây Bodhi
(Bồ Đề) và trở thành biểu tượng cho sự giác ngộ.
Sau khi truyền xong đạo Phật cho chúng sinh, Đức Phật nhập cõi Niết Bàn. Tương
truyền năm 544 trứơc công nguyên, thọ 80 tuổi. Khi biết mình bệnh nặng, Đức Phật
đã truyền cho đệ tử trải y cho Ngài nằm trên Thạch bàn giữa hai hàng cây Long Thọ.
Ngài chậm rãi giảng giải những trang kinh Phật cuối cùng cho các vị Tùy khưu rồi từ
từ viên tịch, nhập cõi Niết Bàn.
Khi Đức Phật nhập Niết Bàn, thi hài của Ngài được đưa về hỏa táng tại
Cauthina. Sau khi hỏa táng thi thể Ngài chỉ còn lại vài mảnh xương gọi là Xá Lợi. Vua
Malla để tất cả Xá Lợi vào một cái hộp bằng vàng và cung nghinh về Hoàng cung để
chia cho các nước đem về thờ
Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các đệ
tử của ngài đã chai ra làm hai phái :
Phái các vị trưởng lão, gọi là Thượng Toạ theo xu hứơng bảo thủ, chủ trương bám sát
kinh điển, giữ nghiêm giáo luật, Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ
Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La Hán.
Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập ra phái Đại Chúng chủ trương
không cố chấp theo kinh điển, khoan dung độ lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp
tất cả những ai muốn qui y, giác ngộ, giải thoát cho nhiều ngừơi, thờ nhiều Phật, và tu
qua các bậc La Hán, Bồ Tát đến Phật.
Tại các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là Đại
Thừa, nghĩa là Cổ xe lớn (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Toạ là Tiểu
Thừa nghãi là cổ xe nhỏ (chở được ít ngừơi). Do danh từ Tiều Thừa ngụ ý chê bai
không đúng, khiến nhiều ngừơi hiểu lầm nên tại Hội Nghị Phật giáo quốc tế họp tại
Népal năm 1956, các vị lãnh đạo Phật giáo thế giới đề nghị thay danh từ Tiểu thừa
bằng “Phật Giáo Nguyên Thủy”. Hiện nay thì ngừơi ta đã thay Tiểu Thừa thành Nam
Tông và Đại Thừa thành Bắc Tông để tránh sự kì thị và hiểu lầm.
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Đức Phật từng
nói : “ Ta chỉ dạy một điều : Khổ và khổ diệt ”. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ Diệu
Đế (bốn chân lý kì diệu) hay Tứ thánh đế (bốn chân lý thánh), đó là :
Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì ? Đó là trạng thái buồn phiền phổ
biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thoả mãn.
Nhân đế hay tập đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ . Đó là do ái dục (ham
muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp
(karma) , hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó (nghiệp báo),
thành ra cứ lẩm quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.
14
Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhân
gây ra khổ bị loại trừ. Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (Nirvana, nghĩa đen là “
không ham muốn, dập tắt ”). Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát.
Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và giác
ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ). Ba
môn học này được cụ thể hoá trong khái niệm bát chánh đạo (tám nẻo đường chân
chính). Đó là : chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định, chánh
kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn.
Thứ tự của các hạng người trong xã hội Ấn Độ
1. Bà-la-môn (Brahman) gồm những Giáo-sĩ, những người giữ quyền thống-trị
tinh-thần, phụ-trách về lễ-nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao-thượng,
sinh từ lỗ miệng Phạm Thiên(Brahma) thay Phạm-Thiên cầm cương lãnh đạo
tinh-thần dân-tộc, nên có quyền ưu-tiên được tôn-kính, và an-hưởng cuộc đời
sung-sướng nhất.
2. Sát-đế-ly là hàng vua chúa quý-phái, tự cho mình sinh từ cánh tay Phạm-Thiên,
thay mặt cho Phạm-Thiên nắm giữ quyền-hành thống-trị dân-chúng.
3. Vệ-Xa là nhữnh hàng thương-gia chủ-điền, tin mình sinh ra từ bắp vế Phạm-
Thiên, có nhiệm-vụ đảm-đương về kinh-tế trong nước (mua bán, trồng-trọt, thu
huê-lợi cho quốc-gia ).
4. Thu-Đà-La là hàng Hà-tiện, nô-lệ tinh mình sinh từ gót chân Phạm-Thiên, nên
thủ-phận làm khổ-sai suốt đời cho các giai-cấp trên.
5. Ba-ri-a giống người cùng khổ, bị coi như sống ngoài lề xã-hội loài người, bị
các giai-cấp trên đối-xử như thú-vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm.
1.2 Phân loại:
Ở Việt Nam Có các tông phái Phật giáo: Thiền tông, Tịnh Độ Tông và Mật
Tông, khất sỉ,
1.2.1 Thiền Tông:
Là tông phái Phật giáo do nhà sư An độ Bồ Đề Đạt Ma sáng lập ra ở Trung
quốc vào đầu thế kỷ VI. “Thiền” (rút gọn của Thiền – na, phiên âm Hán Việt nghĩa là
tĩnh tâm) chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ (thiền) để tự mình tìm ra chân lý. Thiền
tông Việt Nam luôn đề cao cái tâm. Phật tại Tâm, tâm là Niết Bàn là Phật. Tu theo
Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ.
Dòng thiền thứ nhất ở Việt Nam do Tì-ni-đa-lưu-chi lập ra năm 580 ở chùa
Pháp Vân (Thuận Thành, Bắc Ninh)
Dòng thiền thứ hai do Vô Ngôn Thông (quê ở Quảng Châu) lập ra năm 820 ở
chùa Kiến Sơ (Phù Đổng, Bắc Ninh)
15
Dòng thiền thứ ba do nhà sư Thảo Đường (người Trung Quốc) lập ra. Ông vốn
là tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lí Thánh Tông (1025 – 1072) giải phóng
và cho mở đạo trường tại chùa Khai Quốc (Thăng Long) năm 1069.
Thời Trần có vua Trần Nhân Tông , sau khi rời ngôi 6 năm đã xuất gia lên tu ở
núi Yên Tử (Quảng Ninh) và tại đây lập ra Thiền Phái Trúc lâm. Với việc lập ra phái
Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trứơc đó và toàn bộ
giáo hội Phật giáo về một mối.
1.2.2 Tịnh Độ Tông
Tịnh độ tông hay Tịnh thổ tông có khi được gọi là Liên tông là một trường phái
được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung
Quốc Huệ Viễn sáng lập
Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:
1. Vô Lượng Thọ kinh
2. A-di-đà kinh
3. Quán Vô Lượng Thọ kinh
1.2.3 Mật Tông.
Là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí (bí mật) như dùng linh
phù, mật chú, ấn quyết…để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải
thoát. Vào Việt Nam, Mật Tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà hòa
vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật,
yểm bủa trị tà ma và chữa bệnh…
1.4.3 Tinh xá Phật giáo Khất Sĩ
Hệ phái Khất sĩ do tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập từ năm 1944. hiện nay, hệ
phái có hơn 2000 tăng ni xuất gia tu học tại 400 ngôi tịnh xá, tịnh thất ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam. Ngôi chùa của hệ phái được tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh
xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.
Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ ngọc đứng trước. Y của vị tổ sư muốn
khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ
được ngọc trong tâm mình.
Ngày thống nhất giáo hội phật giáo ở viêt nam?
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo lớn nhất và là đại diện cho Phật giáo
tại Việt Nam. Giáo hội được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981 tại tùng
lâm Quán Sứ, Hà Nội, trên cơ sở hợp nhất tất cả tổ chức Phật giáo trong nước.
Những người lãnh đạo?
Hiện nay chức danh Pháp chủ dùng để gọi người lãnh đạo cao nhất của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam. Pháp chủ là người đứng đầu Hội đồng Chứng minh, thay mặt Hội
16
đồng Chứng minh ban hành các Giáo chỉ, các văn bản quan trọng nhất, đại diện cho
Giáo hội trong các hoạt động đối ngoại.
Ngôi vị Pháp chủ chỉ do Đại hội Phật giáo toàn quốc suy cử một vị Hòa thượng, và tại
vị đến suốt đời. Trên thực tế, ngôi vị này chỉ có vai trò đại diện chứ không trực tiếp
tham gia điều hành, và không có thực quyền quyết định.
Từ khi thành lập năm 1981 đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có ba vị Pháp
chủ
Đức Đệ nhất Pháp chủ: Hòa thượng Thích Đức Nhuận (1981 - 1993)
Đức Đệ nhị Pháp chủ: Hòa thượng Thích Tâm Tịch (1993 - 2005)
Đức Đệ tam Pháp chủ: Hòa thượng Thích Phổ Tuệ (2007 đến nay)
1.4 Kiến Trúc Ngôi Chùa Việt Nam Ngày Nay
Ơ miền Bắc : thường gặp kiểu chữ Đinh, Công, Tam, Nội Công Ngoại Quốc
Ơ miền Trung : đặc biệt là ở Huế, chùa thường được xây dựng kiểu chữ Môn,
chữ Khẩu.
Ơ miền Nam : chùa Tứ trụ, chữ Nhị, chữ Tam
Vì sao phật giáo lại được người dân chap nhận?
Lý thuyết của đạo phật thì cho rằng đời là bể khổ, con ngườ rang buộc trong kiếp luân
hồi, muốn thoát khỏi cảnh ấy con ngườ phải diệt dục, phải diệt lòng ham muốn đẻ tiến
tới cỏi niết bàn. Lý thuyết ấy phù hợp với tâm trạng của người việt đang ở trong hoàn
cảnh bị đô hộ.
Đời sống văn hóa của nhân dân ta và Phật giáo rất gần gũi, các nhà sư thì nhân dân ta
có thiện cảm đặc biệt với họ bởi họ mang những nét gần như giống với nhân dân: Đầu
tóc cạo trọc; tấm áo cà sa giống với áo vá của người nghèo; mán ăn đạm bạc; đi thì đi
bộ chân trần…nhà sư lo nỗi lo của dân, chân thành chia sẻ mọi khó khăn của dân. Sư
là chỗ dựa tin cậy và chắc chắn của cả xã hội rộng lớn đương thời. Đằng sau nghi lễ
vả nhang khói trong bàn thờ gia đình mỗi người dân là cái tình người đang sống và
người đã qua đời, niềm thành tín của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước và điều này
được nhà Phật cổ vũ và giúp đỡ cho nhân dân; đối với cha ông nhà dân và nhà Phật
gặp nhau ở sự tôn kính hiếu thảo; đối với xã hội rộng lớn, nhà dân và nhà Phật gặp
nhau ở sự sẵn lòng bọc cưu mang; đối với những người cô quả hoặc sa cơ, nhà Phật và
nhà dân gặp nhau ở chỗ từ tâm giúp đỡ.
Những điểm giống và khác nhau giũa đại thừa và tiễu thừa ?
Đại thừa truyền bá theo đường lục địa,thường dung chử phạn. còn tiểu thừa
truyền bá theo đường thủy
Đường đi của đại thừa truyền bá xa xôi, rộng lớn, gặp nhiều núi non hiểm trở
như hi mã lap sơn sa mạc gô bi, tây tạng…nên giáo lý nhà phật bị biến đổi
nhiều, theo giai đoạn và từng địa phương. Trái lại tiểu thừa truyền bá trên
17
một quảng đường tương đối ngắn nên giáo lý nhà phật còn giữ được phần
lớn những dấu ấn nguyên thủy của nó.
kể tên 28 vị sư tổ ?
Nhị thập bát tổ chỉ 28 vị Tổ gốc Ấn của Thiền tông, cũng được gọi là Tây thiên nhị
thập bát tổ
18
1. Ma-ha-ca-diếp
2. A-nan-đà
3. Thương-na-hòa-tu
4. Ưu-bà-cúc-đa
5. Đề-đa-ca
6. Di-già-ca
7. Bà-tu-mật
8. Phù-đà-nan-đề
9. Phù-đà-mật-đa
10. Bà-lật-thấp-bà
11. Phú-na-dạ-xa
12. A-na-bồ-đề hoặc Mã Minh
13. Ca-tì-ma-la
14. Long Thụ
15. Ka-na-đề-bà
16. La-hầu-la-đa
17. Tăng-già-nan-đề
18. Tăng-già-xá-đa
19. Cưu-ma-la-đa
20. Xà-dạ-đa
21. Thế Thân
22. Ma-noa-la
23. Cưu-lặc-na
24. Sư Tử Bồ-đề
25. Bà-xá-tư-đa
26. Bất-như-mật-đa
27. Bát-nhã-đa-la
28. Bồ-đề-đạt-ma
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang
Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của
Thiền tông tại đây.Sáu vị Tổ Thiền tông
Trung Quốc là:
1. Bồ-đề-
đạt-ma
2. Huệ Khả
3. Tăng
Xán
4. Đạo Tín
5. Hoằng
Nhẫn
6. Huệ
Năng
7.
8. 10 ĐẠI ĐỆ TỬ CỦA PHẬT
THÍCH CA
9. 1. Tôn giả Xá Lợi Phất - Trí tuệ
bậc nhất
10. Trong hàng Thanh Văn đệ tử
của đức Phật Thích Ca, Xá Lợi
Phất được coi là người có trí tuệ
bậc nhất. Ngài xuất thân trong
một gia đình Bà-la-môn, thân phụ
Đề xá là một luận sư nổi danh
trong giáo đoàn
Bà-la-môn.
11. Thân mẫu
khi mang thai
Ngài, trí tuệ
vượt trội hơn
mọi phụ nữ
tầm thường .
12. Đến tuổi
trưởng thành
Ngài từ giã quê hương phụ mẫu,
lên đường tìm sư học đạo. Trên
bước đường vân du, Ngài gặp vị
Tỳ-kheo A Thị Thuyết, là một
trong năm vị Tỳ-kheo đầu tiên
quy y Phật, dạy cho bài kệ:
13. Các pháp do nhân
duyên sanh.
14.
15. Các pháp do nhân
duyên diệt.
16. Ngài ngộ được bài kệ và cùng
người bạn chí thân đó là Mục
Kiền Liên quy y theo Phật từ đó.
17. Xá Lợi Phất là người có công
lớn trong việc truyền bá Đạo Phật
từ phường nam về phương bắc.
18. 2. Tôn giả Mục Kiền Liên -
Thần thông bậc nhất
19. Mục Kiền Liên là tiếng Phạn,
Trung Hoa dịch là “phục lai căn,”
19
còn dịch là “thái thúc thị”. Tên
của Tôn giả là “Câu Luật Đà”,
vốn là tên của một loại cây. Sự
chào đời của Tôn giả cũng có một
nhân duyên như Tôn giả Đại Ca
Diếp vậy Tôn giả Đại Ca Diếp là
do cha mẹ cầu khẩn dưới cây mà
sinh ra; thì Tôn giả Mục Kiền
Liên cũng vậy, cũng do cha mẹ
cầu tự dưới cây Câu Luật Đà mà
sinh ra, cho nên lấy tên của cây
nầy đặt tên cho
con.
20.
Mẹ của Tôn giả
Mục Kiền Liên
tuy cầu Thần
linh, nhưng
không tin Phật,
không tin
Pháp, không
tin Tăng. Bà chẳng những không
tin Tam bảo, lại còn hủy báng, phá
hoại Tam bảo, nói nào là Tam bảo
không tốt, nào là không đáng để
tin theo…, cho nên sau khi chết,
bà liền bị đọa vào địa ngục. Đợi
đến sau khi Tôn giả Mục Liên
chứng quả vị La Hán, đắc được
lục thông, Tôn giả liền quan sát
khắp các cõi giới để tìm mẹ; vừa
nhìn đã thấy bà đã bị đọa vào địa
ngục. Vì Tôn giả đã khai mở được
Phật nhãn, Pháp nhãn, huệ nhãn,
đắc được ngũ nhãn lục thông, nên
nhìn thấy được mẹ mình đang
chịu khổ nơi địa ngục, cơm cũng
không có mà ăn; thế là Tôn giả
liền đi xin một bát cơm để mang
đến cho mẹ.
21.
Vào đến địa ngục, Tôn giả dâng
bát cơm cho mẹ. Bà mẹ của Tôn
giả lúc còn sanh tiền vì tâm tham
quá nặng nề, cho nên dù bị đọa
làm ngạ quỷ nhưng vẫn không dứt
bỏ được tâm tham. Bà một tay đỡ
lấy bát, dùng vạt áo của tay kia
che lại, rồi vội vàng chạy đến chỗ
không có các ngạ quỷ, đem bát
cơm ra len lén ăn một mình. Vì
sao bà phải che bát cơm lại? Vì bà
sợ các ngạ quỷ khác đến giành
giật, nào ngờ cơm vừa đưa đến
miệng thì liền hóa thành lửa. Đây
là lý do gì? Đây là vì nghiệp
chướng của bà quá nặng nề,
nghiệp tội quá sâu dày, cho nên dù
là thức ăn có ngon đến mấy, bà
cũng không thể ăn được!
22.
Tôn giả Mục Liên tuy là thần
thông đệ nhất, nhưng bây giờ thì
hết cách, không còn chú để niệm,
không thể thi triển thần thông,
không còn cách nào khác— đành
đi tìm sư phụ thôi: “Những khả
năng đệ tử học được, đến nơi đó
đều trở nên vô dụng!” Thế là Tôn
giả trở về tinh xá Kỳ Hoàn, tìm
đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni,
thưa rằng: “ Mẹ của con bị đọa
vào địa ngục, con mang cơm đến
cho mẹ, nhưng mẹ vừa bốc ăn thì
cơm liền hóa thành lửa. Xin Phật
hãy nói cho con biết nên làm thế
nào? Đức Thế Tôn từ bi, xin hãy
cứu mẹ của con!”
23.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni liền
đưa ra một phương cách giúp Tôn
giả cứu mẹ, đó là cách gì? Phật
bảo: “Vì mẹ của ông hủy báng
Tam bảo, tội nghiệp quá nặng;
20
bây giờ sức của một mình ông
không thể nào giải cứu được đâu.
Muốn cứu được mẹ ông thì vào
ngày rằm tháng bảy, là ngày chư
Phật hoan hỷ, cũng là lúc chư
Tăng tự tứ, ông hãy thiết lễ Vu lan
bồn, đây là lễ cúng “giải đảo
huyền” (giải cứu cái khổ bị treo
ngược). Trước tiên, ông hãy cúng
dường mười phương Tăng; khi
mười phương Tăng chưa thọ dụng
những thức ăn này thì ông cũng
chưa được dùng. Ông trước hết là
phải cúng Phật, Pháp và Tăng, sau
đó mới có thể thọ dụng những
phẩm vật dâng cúng. Vào ngày
này, ông thiết trai cúng dường
Tam bảo thì mẹ của ông sẽ lìa khổ
được vui!”
24.
Thế là Tôn giả Mục Kiền Liên y
theo phương cách này, thiết bày
pháp hội Vu lan, lễ cúng Vu lan
bồn. Cho nên mỗi năm đến ngày
này, các chùa đều tổ chức pháp
hội Vu lan bồn, siêu độ cho cha
mẹ trong bảy đời quá khứ và cha
mẹ hiện đời. Có người hỏi rằng:
“Cha mẹ của tôi hiện còn tại thế,
vậy tôi nên làm gì?” Cha mẹ hiện
đời vẫn còn sống thì hãy siêu độ
cho cha mẹ trong bảy đời đã qua;
siêu độ cho cha mẹ trong quá khứ
thì cha mẹ hiện đời cũng sẽ được
tăng thêm phước báu, kéo dài tuổi
thọ.
25.
26. 3. Tôn giả Ma Ha Ca Diếp -
Hạnh Đầu đà bậc nhất
27. Tôn giả Đại Ca Diếp là con của
nhà hào phú trưởng giả dòng Bà-
la-môn tên Ni Câu Lư Đà Kiệt Ba.
Tiếng đồn tài sản của phụ thân
Ngài có thể sánh với vua Tần Bà
Sa La đương thời. Ngày mẫu thân
Tôn giả lâm bồn, chính là lúc bà
đang dạo chơi trong đình viện,
bỗng cảm thấy mệt mỏi, bà đến
ngồi dưới bóng cây đại thọ Tất-
bát-la nghỉ ngơi. Lúc ấy chẳng
biết thiên y từ đâu bay tới, và Đại
Ca Diếp cất
tiếng khóc
chào đời.
28. Ngài được tôn
xưng là Đầu-đà
đệ nhứt,
thường đứng
hầu bên tay trái
Đức Phật.
29. Sau khi Đức
Phật nhập Niết-Bàn, Ngài hội họp
Tăng-chúng, gồm những vị đại
đức thông hiểu kinh luật, tại nước
Ma-kiệt-Đà, thành Vương-xá, núi
Kỳ-xà-Quật để kết tập kinh, luật,
luận. Hội nghị nầy là lần kết tập
đầu tiên. Ngài là vị Tổ sư thứ nhất
được Đức Phật truyền y bát, cầm
đầu Tăng chúng và truyền bá giáo
pháp. Ngài lại tượng trưng cho
hạnh ly dục hoàn toàn của đạo
Phật. Vì là vị Tổ đầu tiên được
đức Phật truyền y bát, nối truyền
giáo pháp, nên cũng gọi Ngài là vị
Tổ-sư Thiền tông thứ nhất.
30. 4. Tôn giả Tu Bồ Đề - Giải
không đệ nhất
31. Tu Bồ Đề là vị đệ tử Giải
Không Đệ Nhất (am hiểu tính
không) của Phật Thích Ca. Ngay
vừa chào đời, tất cả tài bảo, dụng
cụ trong nhà Tôn giả bỗng nhiên
biến mất, không thấy một cái nào.
21
Người trong nhà đều lo sợ, vội
mời thầy xem tướng đến bói một
quẻ.
Tướng
sư gieo
quẻ rồi
nói:
32.
- Đây là
một hỷ
sự,
trong
nhà sanh quý tử. Tiền bạc, bảo vật
trong nhà đều trống rỗng ngay khi
cậu bé chào đời đó là người Giải
không đệ nhất. Chúng ta nên đặt
tên cho cậu bé là Không Sanh!
Điều này rất đại cát lợi, tương lai
chú bé sẽ không bị danh văn lợi
dưỡng thế gian ràng buộc, gọi chú
là Thiện Cát cũng tốt.
33. Mặc dầu sanh trưởng trong gia
đình giàu có và rất được cha mẹ
cưng chiều, nhưng từ nhỏ Tu Bồ
Đề đã không nô lệ vào tiền tài báu
vật. Cha mẹ cho đồng nào, thì cậu
đem bố thí cho những người
nghèo khổ. Lạ lùng là khi đi
đường mà gặp kẻ hành khất áo
không kín thân thì cậu liền cởi áo
của mình mà cho họ, chỉ mặc vỏn
vẹn quần cụt về nhà.
34.
35. 5. Tôn giả A Nan Đà - Đa văn đệ
nhất
36. Tôn giả A Nan (Ananda) là một
trong mười vị đệ tử lớn của đức
Phật, người được mệnh danh là rất
uyên thâm trong nhiều lĩnh vực và
có trí nhớ siêu phàm (đa văn đệ
nhất). Với những đức tính đặc
biệt, tôn giả A Nan được đại
chúng thời bấy giờ đề cử làm thị
giả cho đức Phật và được đức
Phật hoan hỷ chấp thuận. Tôn giả
A Nan đã luôn theo sát đức Thế
Tôn trong suốt hơn 25 năm cuối,
luôn tận tụy trong việc chăm sóc
đức Phật; ghi nhớ tất cả những gì
mà đức Phật dạy bảo; luôn đem
đến niềm an lạc cho mọi người,
như chính ý nghĩa của tên Ngài
Ananda: an lành và hạnh phúc.
37.
A Nan sinh
trưởng trong
một gia đình
truyền thống
Kshatriya
(chiến sĩ giai
cấp nắm quyền
hành thống trị
đất nước Ấn
Ðộ thời bấy
giờ), con của vua Amitodana. Vua
Amitodana là em ruột của vua
Suddhodana (Tịnh Phạn Vương -
phụ thân của đức Phật). Trong
quan hệ dòng họ, A Nan là em chú
bác ruột với đức Phật. Ngày đức
Phật trở về Ca Tỳ La Vệ
(Kapilavastu) để thăm vua cha và
thân quyến lần đầu tiên sau khi
thành đạo, trong số vương tôn
công tử ra nghinh đón Ngài có
chàng trai trẻ thuộc dòng họ vua
chúa Ananda, lập tức A Nan bị
thu hút bởi cốt cách uy nghi và
thanh cao của đức Phật. Sau đó, A
Nan cùng với sáu vương tử khác
đã đến xin đức Phật cho phép
được gia nhập Tăng đoàn, đi theo
con đường mà đức Thế Tôn đang
đi.
22
38.
Với trí thông minh có sẵn, sau khi
trở thành một tu sĩ, Tôn giả A Nan
đã tiếp thu giáo lý của đức Phật
trọn vẹn như nước thấm vào cát.
Nhân một hôm nghe Trưởng lão
Punna thuyết pháp, Ngài chứng
đắc được quả thánh Dự Lưu
(Sotàpatti - Tu đà hoàn) cấp độ
đầu tiên trong 4 cấp độ giải thoát
(Dự lưu, Nhất lai, Bất lai, A-la-
hán).
39.
Ba tháng sau khi đức Phật nhập
diệt, vào đêm trước Ðại hội kết
tập kinh điển lần thứ I gồm 500 vị
A la hán do Tôn giả trưởng lão
Ðại Ca Diếp (Maha Kasyapa) chủ
tọa, với nỗ lực thiền quán vượt
bực, Tôn giả đã chứng đắc A la
hán
40. 6. Tôn giả Ca Chiên Diên - Nghị
luận đệ nhất
41. Tôn giả Ca Chiên Diên vốn tên
gọi là Na-la-đà, con thứ hai của
quốc sư Ca Chiên Diên. Ca Chiên
Diên là họ, về sau Tôn giả nổi
tiếng nên mọi người dùng họ để
thay tên gọi. Tôn giả Ca Chiên
Diên rất giỏi biện luận, không kể
người đó là Bà-la-môn quyền uy
đến đâu, khi gặp mặt, Tôn giả chỉ
dùng vài lời ngắn gọn đều khiến
kẻ vấn nạn phải
vui vẻ khâm
phục.
42.
43.
44.
45. 7. Tôn giả Phú Lâu Na - Thuyết
pháp đệ nhất
23
46. Tôn giả Phú Lâu Na vốn được
gọi là "Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử".
Phú Lâu Na chỉ là tiếng gọi tắt.
Danh hiệu Ngài dài như thế chính
là biểu hiện cho Tôn giả khi
thuyết pháp cũng trường mãn vô
cùng. Danh xưng của Ngài được
dịch sang tiếng
Trung Hoa là
"Mãn Từ Tử".
47.
48.
49.
50. 8. Tôn giả A Na
Luật - Thiên
nhãn đệ nhất
51. A Na Luật sanh trong dòng dõi
vua chúa, vốn là em của Thái tử
Sĩ Đạt Ta. Sau ngày Tịnh Phạn
Vương băng hà, đại tướng Ma Ha
Nam lên nối ngôi, là anh ruột của
A Na Luật. Tuổi thơ của A Na
Luật, vốn là một đứa trẻ thiên tư
hoạt bát, rất thông minh mẫn tiệp,
đối với âm nhạc, kỹ thuậ dường
như có tài đặc biệt. Năm bảy, tám
tuổi thường ca hát trước đông
người, làm những điệu bộ khôi
hài khiến ai nấy đều bậc cười. Đó
là một chú bé được mọi người yêu
mến.
52.
53.
54.
55. 9. Tôn giả Ưu
Bà Ly - Trì
giới đệ nhất
56. Từ nhỏ Ưu
Ba Ly đã
không được
hưởng quyền lợi về học vấn.
Người của dòng Thủ Đà La mà
muốn học tập pháp điển Mã Nổ
của Bà-la-môn là một vọng tưởng
hão huyền. Đến tuổi trưởng thành,
Tôn giả được xuất gia theo Phật.
Mùa hạ trong năm Ưu Ba Ly xuất
gia, đang khi chúng Tăng cử hành
lễ an cư, Ưu Ba Ly đã tinh tấn tu
đạo và khai ngộ. Do đó, Tôn giả
đã thành một bậc thượng thủ
trong Tăng đoàn, được sự cung
kính của hai chúng tại gia, xuất
gia. Việc ấy cũng làm nhiều người
kinh ngạc. Một người thuộc dòng
Thủ Đà La thấp hèn mà căn cơ
mẫn tuệ đến như vậy, đó không
những làm rạng rỡ cho dòng Thủ
Đà La, mà cũng làm vẻ vang cho
tinh thần bình đẳng của Phật
Giáo.
57. Là vị giữ giới đệ nhất, Tôn giả
luôn luôn quan tâm đến các vấn
đề pháp chế, nhưng quan trọng
nhất vẫn là vấn đề phá tăng và hòa
tăng.
58. 10. Tôn giả La Hầu La - Mật
hạnh đệ nhất
59. Đức Phật khi còn là Thái tử của
vương thành Ca Tỳ La, đã kết hôn
với công chúa Da Du Đà La thành
Câu Lợi. Vào năm thái tử và công
chúa
mười
chín tuổi,
24
sanh hạ La Hầu La. Thái tử rất vui
mừng, nhưng đó không phải là sự
vui mừng tình thường người đời
sanh con. Vì thái tử đã nhiều lần
xin vua cha xuất gia, đều không
được chấp thuận. Vua Tịnh Phạn
có nói "Trừ phi có được đứa cháu
đích tôn thì mới cho phép thái tử
xuất gia". Hiện tại thái tử đã có La
Hầu La như ý phụ vương, nguyện
vọng xuất gia sẽ thành được, bảo
sao thái tử không vui mừng.
60.
Khi La Hầu La được 7 ngày tuổi,
Thái tử Sĩ Đạt Ta xuất thành tầm
đạo và trong suốt mười năm theo
đó, La Hầu La chưa một lần nhìn
thấy mặt cha.
61.
Khi Phật thành đạo, Ngài trở về
thành Ca Tỳ La. Da Du Đà La bảo
con rằng: " Con hãy theo phụ thân
xin tài sản đi, cha con có những
châu báu mà chúng ta chưa được
thấy." Không bao lầu sau, La Hầu
La được xuất gia theo Phật và trở
thành vị Sa Di đầu tiên trong Tăng
đoàn, dưới sự dìu dắt trực tiếp của
Tôn giả Xá Lợi Phất.
62. Tôn giả La Hầu La được gọi là
mật hạnh, nghĩa là trong ba ngàn
oai nghi, tám muôn tế hạnh, La-
hầu-la đều biết hết, đều có thể làm
hết. Nghĩ đến hồi ban đầu, La-
hầu-la theo Phật xin gia tài, đến
khi Tôn giả chứng ngộ là đã được
đức Phật trao cho pháp tài vô tận.
Nghĩ đến thuở còn Sadi nhỏ tuổi
gia nhập Tăng đoàn, đã làm bận
lòng đức Phật không biết bao
nhiêu, hiện tại Tôn giả đã xa lìa
mọi dục lạc thế gian, đạt được
niềm vui chơn chánh của pháp
mầu. Thật là vinh hạnh cho Tôn
giả.
63.
64. Cổng tam quan mang ý niệm "ba
cách nhìn" của phật giáo gồm có
"hữu quan", "không quan" và
"trung quan. Giải thích thứ hai là
tam quan là cửa của tam bảo
Thuyết khác thì cho rằng tam
quan là "tam giải thoát môn" của
thiền tông gồm cửa Không, cửa
Vô tác và cửa Vô tướng (Vô
nguyện)
65. “Thí như ngôi thành có 3 cửa,
một thân người không thể cùng
một lúc vào cả 3 cửa, chỉ có thể
vào 1 cửa mà thôi. Thật tướng các
pháp là Thành Niết Bàn. Thành có
3 cửa: Không, Vô Tướng, Vô
Tác”.
66. bánh xe luân chuyển đạo lý nhà
Phật gọi là Pháp luân với tám
căm biểu tượng Trung đạo. Vòng
ngoài có bốn núm biểu tượng cho
Tứ Diệu Đế. Trên bốn cột của
Tam quan là bốn búp sen biểu
tượng cho sự trong sạch, tinh
khiết, thanh cao của nhà Phật
67. An cư kiết hạ là pháp tu hành của
người xuất gia trong ba tháng hạ
(bắt đầu từ ngày Đản sinh của
Đức Phật Thích Ca 15/4 âm lịch
cho đến ngày Lễ Vu Lan 15/7 âm
lịch). Đây là truyền thống có giá
trị rất thiết yếu trong Phật giáo.
68. Trong ba tháng ấy, Tăng chúng
tập họp trong một ngôi chùa để
chuyên lo tu học và tinh tấn đạo
nghiệp. Người xuất gia phải cấm
25