Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Day hoc theo huong nghien cuu bai hoc mot so ket qua trong viec thi tuyen vao lop 10 mon Ngu van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.93 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2018 - 2019
______________________
Mã số

01

I. Sơ lược bản thân
Họ và tên: Hồ Tồn Thiện, Năm sinh: 1981
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam.
Nhiệm vụ được phân công: Dạy lớp.
Đơn vị: Trường THCS Bình Tấn.
Tên sáng kiến: Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học, một số kết quả trong
việc bồi dưỡng học sinh thi tuyển vào lớp 10 môn Ngữ văn.
II. Nội dung
1. Thực trạng trước khi có sáng kiến
1.1. Thực trạng
Những năm gần đây, giáo dục của huyện Thanh Bình có nhiều khởi sắc
nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh thì vẫn cịn thấp, thể hiện cụ thể trên các mặt:
Tỉ lệ huy động học sinh trung học cơ sở đạt chỉ tiêu nhưng thấp hơn mặt chung của
tỉnh,tỉ lệ học sinh trung học cơ sở giảm cao hơn mặt bằng chung của tỉnh; tỉ lệ học
sinh tuyển vào lớp 10, bình qn 3 mơn 15 điểm thấp hơn mức mặt bằng chung của
tỉnh, học sinh có điểm số mơn Ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp10 còn thấp;
tỉ lệ tốt nghiệp Trung học cơ sở thấp so mặt bằng chung của tỉnh; chất lượng học
sinh giỏi cấp tỉnh mơn Ngữ văn cịn thấp ( về số lượng cũng như chất lượng).
1.2. Nguyên nhân
Tình trạng đội ngũ giáo viên thừa, thiếu, chưa đồng bộ; việc đổi mới phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá cịn chậm; trình độ, tay nghề của giáo viên chưa
đồng đều giữa các trường trong huyện và giữa giáo viên trong cùng một trường.




Học sinh và cha mẹ học sinh chưa có sự quan tâm đúng mức về tầm quan
trọng của việc thi tuyển vào lớp 10.
Điểm đầu vào của các trường Trung học phổ thông trong huyện quá thấp
chưa tạo được động lực cũng như sự nỗ lực, phấn đấu của giáo viên và học sinh.
2. Tính mới của sáng kiến (Các biện pháp đã thực hiện)
2.1. Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị
Nhóm trưởng cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà học sinh cần
đạt được khi tiến hành nghiên cứu tiết dạy để đề xuất với giáo viên trong tổ chuyên
môn. Giáo viên trong tổ chuyên môn sẽ thảo luận chi tiết, cụ thể chọn bài học, thời
gian tiến hành bài dạy, lớp thực hiện bài dạy minh họa, giáo viên thực hiện dạy
minh họa.
- Cần xác định mục tiêu, phương pháp trong bài học.
- Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
- Cách khởi động bài học như thế nào?
- Sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học như thế nào đạt hiệu quả
cao?
- Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
- Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
- Dự kiến cách suy nghĩ, khả năng tiếp nhận của học sinh vào bài học và từng
hoạt động, các tình huống dạy học xảy ra, dự kiến cách kết thúc bài học.
Xây dựng kế hoạch cần tập trung vào nội dung cụ thể mà giáo viên,
cán bộ quản lý quan tâm, gặp vướng mắc, khó khăn cần được chia sẻ, hỗ trợ
trong đánh giá học sinh.
Cần nghiên cứu kĩ Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của
BGD&ĐT và dựa trên thực tiễn đánh giá học sinh ở lớp, trường để xây dựng kế
hoạch cụ thể như sau:
- Cách đánh giá thường xuyên theo tiến trình bài học và hoạt động giáo
dục: cách quan sát, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá kết quả học tập của từng học sinh và

từng nhóm học sinh qua mỗi hoạt động học; các kĩ thuật đánh giá trên lớp; cách
quan sát, nhận định về một số biểu hiện của phẩm chất và năng lực của từng học
sinh; cách hướng dẫn học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; cách phối hợp
với phụ huynh tham gia hoặc quan sát, đánh giá học sinh…


- Cách đánh giá để bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh nhằm phát huy khả năng
của các em và giúp các em tiến bộ trong học tập..
- Cách ra đề kiểm tra (phần thực hành); cách chấm bài kết hợp với sửa lỗi,
nhận xét những ưu điểm, hạn chế và góp ý cho học sinh.
2.2. Tiến hành bài học và dự giờ:
Sau khi hoàn thành việc xây dựng kế hoạch dạy học chi tiết, Giáo viên sẽ
dạy minh họa bài học nghiên cứu ở 1 lớp đã chuẩn bị trước.
Các yêu cầu cụ thể của giờ dạy minh họa như sau:
- Chuẩn bị lớp dạy minh họa, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho
người dự.
- Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải không quá đông.
- Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh,
khơng gây khó khăn cho người dạy minh họa.
Việc dự giờ tập trung vào nội dung đánh giá thường xuyên theo tiến trình
bài học và hoạt động giáo dục của giáo viên và học sinh nhằm trả lời các câu hỏi:
- Giáo viên giám sát, hỗ trợ, đánh giá hoạt động học của từng nhóm /
từng học sinh như thế nào ?
- Giáo viên đã động viên, khích lệ học sinh hoặc hướng dẫn, hỗ trợ học sinh
vượt qua khó khăn trong học tập như thế nào ?
- Các kĩ thuật đánh giá trên lớp nào đã được giáo viên sử dụng ?
- Học sinh có biết cách tự đánh giá và đánh giá bạn hay không ?
- Kết quả đánh giá của giáo viên và kết quả học sinh tự đánh giá và đánh giá
bạn như thế nào ?
- Nên điều chỉnh hoạt động dạy học như thế nào sau giờ dạy ?...

Ví dụ:
* Vì sao học sinh A và nhiều học sinh khác khơng trả lời được câu hỏi, có
phải học sinh khơng hiểu câu hỏi, hay câu hỏi có q khó đối với học sinh? Nếu
thực sự q khó thì cần thay đổi câu hỏi như thế nào để học sinh có thể trả lời được?


* Vì sao học sinh A khơng tham gia hoạt động? Có thể học sinh chưa hiểu rõ
nhiệm vụ hay nhiệm vụ đó quá khó/quá dễ đối với học sinh, cần phải làm thế nào để
học sinh tích cực tham gia hoạt động này?
* Trong hoạt động luyện tập chỉ có một số ít học sinh làm đúng, phần đơng
học sinh làm sai, vậy tại sao học sinh làm sai? Có thể học sinh chưa hiểu cách làm,
tại sao chưa hiểu? Do ngơn ngữ hay do cách giải thích của giáo viên chưa rõ, cần
thay đổi ngôn ngữ hay thay đởi cách giải thích như thế nào để học sinh dễ hiểu
hơn…
Cần lưu ý là người dạy và người dự cần quan sát học sinh học, cách phản
ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm của học sinh, những sai lầm
của học sinh mắc phải, thái độ tình cảm của học sinh… Quan sát tất cả học sinh,
không được “bỏ rơi” một học sinh nào.
Giáo viên dự giờ từ bỏ thói quen đánh giá tiết dạy qua hoạt động của giáo
viên dạy. Cần đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong
việc học của học sinh để tìm cách giải quyết.
2.3. Thảo luận chung
Sau khi dự giờ, giáo viên dạy minh họa chia sẻ mục tiêu bài học, những ý
tưởng mới, những thay đổi, điều chỉnh, cách thức tiến hành, cảm nhận của mình qua
quá trình dạy học.
Người dự giờ đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần
trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung phân tích các vấn đề liên
quan đến việc học của học sinh, cần tập trung thảo luận về đánh giá thường
xuyên học sinh trong giờ học, các kĩ thuật đánh giá trên lớp. Trên cơ sở đó, làm
rõ những điều đã học tập được, chia sẻ những băn khoăn, những kinh nghiệm

hay những đề xuất nhằm giúp học sinh học tốt hơn thông qua đánh giá.
Không đánh giá, xếp loại người dạy. Những hạn chế (nếu có) xem đó là bài
học chung để mỗi giáo viên rút kinh nghiệm.
Cuối b̉i thảo ḷn, người chủ trì có thể tởng kết các vấn đề nởi bật qua
thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ học sinh về đánh giá thường xuyên trong
tiết dạy nhằm giúp cho học sinh học tập có hứng thú và tiến bộ hơn. Những


người tham dự có thể tự suy nghĩ và lựa chọn biện pháp áp dụng cho việc đánh
giá thường xuyên học sinh ở lớp mình, trường mình.
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Dựa trên kết quả thảo luận và những điều đã quan sát, học tập được qua dự
giờ về đánh giá thường xuyên, các giáo viên (đối với sinh hoạt chuyên môn cấp tổ),
các tổ chuyên môn (đối với sinh hoạt chuyên môn cấp trường ) nêu rõ phương
hướng áp dụng để đổi mới cách đánh giá học sinh theo TT30 vào thực tiễn dạy
học ở lớp, trường mình.
Sáng kiến có khả năng áp dụng trong đồng nghiệp trong huyện.
4. Hiệu quả
Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học là một mơ hình bồi dưỡng, phát triển
chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên bởi những lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học là để cải tiến nội dung dạy học cụ thể
nên thơng qua q trình hợp tác với các giáo viên trong nhóm, họ hiểu sâu hơn về
nội dung kiến thức của bài học vì chính họ phải đào sâu suy nghĩ hơn và được bổ
sung từ ý kiến của những người khác, qua đó năng lực sư phạm của họ được cải
thiện.
Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học đặt trọng tâm vào học tập của học
sinh. Thông qua quan sát và thảo luận về những gì đang xảy ra trong lớp học, cách
học sinh phản ứng với các tác động, giáo viên tham gia có nhận thức đầy đủ hơn về
cách học sinh học và suy nghĩ cũng như cách học sinh hiểu bài, đáp lại những cái
giáo viên dạy.

Dạy học theo hướng nghiên cứu bài học thúc đẩy, duy trì sự hợp tác giữa các
giáo viên, giúp các giáo viên phát triển kĩ năng làm việc nhóm, góp phần phát triển
khơng khí hợp tác, đồn kết trong nhà trường.
Ngoài ra dạy học theo hướng nghiên cứu bài học còn là cái cầu kết nối các nội
dung kiến thức, giữa các bộ môn để thu được sự hỗ trợ bở sung tốt nhất giữa các bộ
mơn góp phần đào tạo toàn diện cho học sinh, giữa các cấp học để thu được chương
trình đào tạo mạch lạc, thông suốt.
Với việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, kết quả kỳ thi tuyển sinh năm

học 2018- 2019 vừa qua, trường Trung học cơ sở Bình Tấn đứng thứ 14 trong


số hơn 200 trường Trung học cơ sở trong toàn tỉnh, có điểm số cao nhất trong
huyện Thanh Bình mơn Ngữ văn.
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

Bình Tấn, ngày 09 tháng 3 năm 2019
Người viết
Hồ Toàn Thiện



×