Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Tuyển tập các đề thi tuyển vào lớp 10 môn ngữ văn của các tỉnh trong toàn quốc năm học 2015 - 2016 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.63 MB, 112 trang )













































SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN


ĐỀ CHÍNH THỨC


KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
(Dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (4,0 điểm) Hãy chia sẻ suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện dưới đây:
LẠNH
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và
lạnh. Mỗi người còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa

nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ
mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là
thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo
áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm: “Tại sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi
ấm cho con heo béo ị và giàu có kia?”. Người đàn ông giàu có lui lại một chút, nhẩm tính:
“Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố
rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen
đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: "Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này
sưởi ấm những gã da trắng!”. Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người
khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần
của họ vào đống lửa trước”.
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những khúc
củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu
đều đã chết cóng.
(Theo www.sgd.edu.vn/hat-giong-tam-hon/)

Câu 2: (6,0 điểm)
Cảm nhận của em về hình ảnh đất nước và con người Việt Nam qua các tác phẩm:
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê), Mùa xuân
nho nhỏ (Thanh Hải), Sang thu (Hữu Thỉnh).

HẾT


Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.






Họ tên thí sinh:……………………

Số báo danh: Phòng thi số:
Chữ kí của giám thị:




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HƯNG YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học 2015 – 2016
MÔN THI: NGỮ VĂN
(Đề dành cho thí sinh dự thi vào lớp chuyên Văn)
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả
năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch
đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.

B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (4,0 điểm)
I. Yêu cầu:

1. Về kĩ năng:
- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận xã hội với các thao tác giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận…
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, không mắc lỗi ngữ pháp, dùng
từ, chính tả.
2. Về kiến thức:
* Từ câu chuyện Lạnh, thí sinh rút ra những vấn đề cần nghị luận:
- Con người sống ích kỉ, không chia sẻ với người khác, tâm hồn sẽ trở nên giá lạnh, tàn
nhẫn.
- Sự giá lạnh của tâm hồn có sức huỷ hoại ghê gớm đối với người khác và với chính
bản thân mình.
* Bình luận về những vấn đề đã rút ra:
Câu chuyện ẩn chứa thông điệp sâu sắc, đúng đắn:
- Con người không muốn chia sẻ với người khác có nhiều lí do: Sự phân biệt chủng
tộc, tôn giáo, đẳng cấp xã hội, tính toán hơn thiệt nhưng tất cả đều bắt nguồn từ lối sống ích
kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
- Sự ích kỉ khiến tâm hồn con người mất đi niềm đồng cảm khiến họ không thể chia sẻ,
hi sinh, giúp đỡ người khác. Chính vì thế, con người sống gần nhau mà vẫn cô độc, giá lạnh,
tàn nhẫn.
- Sự ích kỉ dẫn đến những hậu quả khôn lường với người khác và với chính mình vì
quay lưng với người khác là đánh mất đi cơ hội nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của chính
mình trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.
* Thí sinh lấy dẫn chứng từ câu chuyện và trong cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề đang
bàn luận.
* Bàn bạc mở rộng: Trong cuộc sống, có nhiều tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương
nhưng cũng có không ít kẻ sống ích kỉ, vô cảm, tàn nhẫn cần bị phê phán.


* Rút ra bài học: Đừng sống lạnh lùng, ích kỉ; bỏ qua những khác biệt, mở rộng tấm
lòng yêu thương, chia sẻ để cuộc sống con người trở nên gần gũi, ấm áp.

II. Cách cho điểm
- Điểm 4: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc
lỗi ngữ pháp, chính tả.
- Điểm 3: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một
vài lỗi về diễn đạt, chính tả.
- Điểm 2: Đáp ứng khoảng một nửa số ý trên, bố cục rõ ràng, có thể mắc một vài lỗi về
diễn đạt, chính tả.
- Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, diễn đạt chưa tốt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
*Lưu ý: Thí sinh có thể có những suy nghĩ, kiến giải khác với đáp án; nếu hợp lí, lập
luận chặt chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.

Câu 2: (6,0 điểm)
I. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng:
- Học sinh làm tốt kiểu bài nghị luận về một vấn đề trong các tác phẩm văn học với các
thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh…
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh và cảm xúc; không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính
tả.
- Bài viết có sức khái quát và dấu ấn cá nhân.
2. Về kiến thức:
Trên cơ sở nắm được kiến thức về các tác phẩm đã cho, học sinh cảm nhận, phân tích,
đánh giá về đất nước và con người Việt Nam trong văn học hiện đại. Bài viết có thể trình
bày theo những cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản:
* Về đất nước Việt Nam:
- “Vất vả và gian lao” qua những thăng trầm của lịch sử, qua bão táp chiến tranh nhưng
luôn mang sức sống trường tồn, bất diệt (Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi sao xa xôi).
- Mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú: vừa hùng vĩ, bao la, thơ mộng vừa bình dị, gần gũi
(Mùa xuân nho nhỏ, Lặng lẽ Sa Pa, Sang thu).

* Về con người Việt Nam:
- Trong lao động, con người Việt Nam cần cù, chăm chỉ, có khát vọng cống hiến cho
đất nước (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ).
- Trong chiến đấu, con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, sẵn sàng xả thân vì độc
lập, tự do của Tổ quốc (Những ngôi sao xa xôi).
- Yêu thiên nhiên, lạc quan, yêu đời (Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu, Lặng lẽ Sa Pa).
- Bình dị, khiêm nhường, thầm lặng (Lặng lẽ Sa Pa, Mùa xuân nho nhỏ, Những ngôi
sao xa xôi).
* Bên cạnh những điểm chung, học sinh cần chỉ ra được đóng góp riêng của các tác giả
khi khắc hoạ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
*Lưu ý: Thí sinh có thể có những ý tưởng khác với đáp án; nếu hợp lí, lập luận chặt
chẽ, giám khảo vẫn cho điểm.
II. Cách cho điểm:


- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; phân tích, chứng minh sâu sắc, diễn đạt
tốt, chữ viết sạch đẹp.
- Điểm 4-5: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; diễn đạt tốt; chữ viết rõ ràng; còn một
vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên; diễn đạt tương đối tốt; có thể còn
mắc một số lỗi nhỏ về dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
- Điểm 1- 2: Năng lực cảm thụ còn hạn chế; phân tích sơ sài; mắc nhiều lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
Hết




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


HƯNG YÊN


ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm (1). Chả nhẽ cái
bọn ở làng lại đốn đến thế được (2). Ông kiểm điểm từng người trong óc (3). Không mà, họ
toàn là những người có tinh thần cả mà (4). Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết
với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy! (5)”
1) Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2) “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật nào? Điều “nhục nhã” được nói đến là
điều gì?
3) Trong đoạn trích trên, những câu văn nào là lời trần thuật của tác giả, những câu văn
nào là lời độc thoại nội tâm của nhân vật? Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng
gì của nhân vật?

Câu 2. (1,0 điểm)
Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
(Trích Ánh trăng - Nguyễn Duy)

Câu 3. (2,0 điểm)
Bên cạnh những lợi ích, mạng xã hội Facebook còn có tác hại không nhỏ đối với giới
trẻ. Em hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch hoặc quy nạp (8 đến 10 câu) về tác hại
của mạng xã hội Facebook. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn vừa viết.

Câu 4. (5,0 điểm)
Cảm nhận đoạn thơ sau:
…Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe.
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long…
(Trích Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - SGK Ngữ văn 9,
tập một, trang 140, NXB Giáo dục, 2006)

HẾT

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



Họ và tên thí sinh:……………………; Số báo danh: ………….; Phòng thi số: …………

Họ tên, chữ ký của giám thị số 1: …………………………………………………………………




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯNG YÊN

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn


HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)

A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả
năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết sạch
đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu 1: (2,0 điểm)

1) - Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm Làng.
- Tác giả là Kim Lân.
2) - “Ông lão” trong đoạn trích trên là nhân vật ông Hai.
- “Điều nhục nhã” được nói đến là làng Chợ Dầu theo giặc.
3)- Những câu văn là lời trần thuật của tác giả: (1), (3).
- Những câu văn là lời độc thoại của nội tâm của nhân vật: (2), (4), (5).
Lưu ý: Nếu xếp các nhóm câu văn không đúng như trên thì không cho
điểm.

- Những lời độc thoại nội tâm ấy thể hiện tâm trạng của ông Hai:
băn khoăn, day dứt nhưng vẫn tin tưởng vào lòng trung thành của
người dân làng Chợ Dầu với cách mạng.
Lưu ý: Có thể thí sinh không xếp đúng nhóm câu văn (theo yêu cầu
của ý 1) nhưng trong nhóm vẫn có câu văn là lời độc thoại nội tâm
của nhân vật, thí sinh vẫn nói đúng tâm trạng của nhân vật thì vẫn cho
điểm như bình thường.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm



0,5 điểm



Câu 2: (1,0 điểm)
Thí sinh cần chỉ ra và nêu được hiệu quả của hai trong các biện
pháp tu từ sau:
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá
khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua
đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật
trữ tình với vầng trăng.

1,0 điểm








- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm
cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Lưu ý: Nếu thí sinh chỉ ra (hoặc gọi tên) đúng một biện pháp tu
từ thì được 0,25 điểm; nêu đúng được hiệu quả của một biện pháp
tu từ được 0,25 điểm.


Câu 3: (2,0 điểm)


a) Về hình thức:
- Viết đúng đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp.
- Viết đủ số câu theo yêu cầu.
- Diễn đạt rõ ràng, chữ viết sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả,
ngữ pháp.
- Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn. (0,25 điểm)
b) Về nội dung:
Thí sinh chỉ ra được những tác hại của mạng Facebook với giới trẻ
hiện nay. Đoạn văn có thể triển khai theo một hoặc một số hướng sau:
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến việc học
tập.
- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến hành vi
ứng xử, ngôn ngữ, văn hoá.

- Mạng xã hội Facebook có những ảnh hưởng không tốt đến lối sống,
lí tưởng.
- Mạng xã hội Facebook tiềm ẩn nhiều nguy cơ, hiểm hoạ.
Lưu ý: Nếu thí sinh có những ý khác nhưng hợp lí thì giám khảo vẫn linh
hoạt cho điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.



1,0 điểm






1,0 điểm



Câu 4: (5,0 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính
tả, chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội
dung cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
Về nội dung

- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:
+ Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm
trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
+ Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người
chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây
giăng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng,
mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.


+ Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp
lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
+ Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
 Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu,
niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.
Về nghệ thuật
- Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
+ Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
+ Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
3. Cách cho điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, có sự sáng tạo, diễn
đạt tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 4: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt tương đối
tốt, có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 1-2: Năng lực cảm nhận, phân tích còn yếu, trình bày sơ sài, mắc nhiều lỗi chính
tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.

Hết




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút

(Đề thi này có 02 trang)

Phần I: Tiếng Việt (2,0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một
phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ nào dưới đây là từ ghép?
A. Lành lạnh C. Lấp lánh
B. Cỏ cây D. Xôm xốp
Câu 2: Trong câu thơ “Vầng trăng đi qua ngõ.”, tác giả Nguyễn Duy sử dụng biện pháp tu
từ:
A. so sánh. C. ẩn dụ.
B. hoán dụ. D. nhân hóa.
Câu 3: Câu văn “Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau
điều đó.” (Lê Minh Khuê) có mấy cụm động từ?
A. Hai C. Bốn
B. Ba D. Năm
Câu 4: Câu “Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ.” có sử dụng:
A. thành phần gọi – đáp. C. thành phần phụ chú.

B. thành phần tình thái. D. thành phần cảm thán.
Câu 5: Thành ngữ “Nói có sách, mách có chứng” liên quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất.
B. Phương châm cách thức. D. Phương châm về lượng.
Câu 6: Trong câu “Điều này ông khổ tâm hết sức.” (Kim Lân), ngoài thành phần chính còn
có:
A. thành phần trạng ngữ. C. thành phần phụ chú.
B. thành phần khởi ngữ. D. thành phần gọi - đáp.
Câu 7: Các câu “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý.”
(Nguyễn Thành Long) đã sử dụng phép liên kết:
A. phép lặp từ ngữ. C. phép thế.
B. phép nối. D. phép đồng nghĩa, trái nghĩa.
Câu 8: Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu “Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé,
nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi.” (Nguyễn Quang Sáng) thuộc kiểu câu:
A. câu đơn. C. câu ghép.
B. câu đặc biệt. D. câu rút gọn.
ĐỀ CHÍNH THỨC


Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Em hãy đọc đoạn văn sau:
Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10
quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt
qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán -
Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc
sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng
không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm
tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ
sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay

không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú
khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối
người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém
Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của
đoạn văn? (1,0 điểm)
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác
phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến trên thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?
______________HẾT______________






Họ và tên thí sinh ……………………………. Giám thị số 1 ………………………


Số báo danh ………………. ……………. Giám thị số 2 ……………………
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM THI
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016
Môn: NGỮ VĂN



Toàn bài 10,0 điểm, phân chia cụ thể như sau:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm:

Câu
1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án
B D B A C B B C

Phần II: Đọc-hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? (1,0 điểm)
- Đoạn văn được trích trong văn bản Bàn về đọc sách (0,5 điểm)
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (0,5 điểm)
Câu 2: Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? Xác định nội dung chính của
đoạn văn? (1,0 điểm)
- Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên là nghị luận. (0,5 điểm)
- Nội dung chính của đoạn văn: Bàn về cách đọc sách. (0,5 điểm) (Nếu thí sinh
chỉ trả lời là bàn về đọc sách thì cho 0,25 điểm.)
Câu 3: Trình bày suy nghĩ của em về tác dụng của việc đọc sách. (1,0 điểm)
Chấp nhận những suy nghĩ khác nhau của thí sinh song phải đúng nội dung; lí lẽ
và dẫn chứng thuyết phục. Có thể triển khai các ý sau:
- Sách là nơi đúc kết trí tuệ, tâm hồn nhân loại. Đọc sách chính là tiếp nhận kho
tàng tri thức vô tận ấy.
- Việc đọc sách có tác dụng to lớn trong việc mở mang trí tuệ, hiểu biết; bồi
dưỡng tâm hồn và nhân cách; phát triển năng lực ngôn ngữ cho con người (Dẫn
chứng)
- Hiện nay do sự phát triển của công nghệ thông tin nên không ít người quay
lưng, thờ ơ với việc đọc sách mà không thấy hết được ý nghĩa to lớn của việc đọc sách.
Điều đó cần được xem xét một cách nghiêm túc và có sự điều chỉnh hợp lí.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học nhận thức và hành động.
Cách chấm điểm:
+ Từ 0,75 điểm đến 1,0 điểm: Nêu được những suy nghĩ của bản thân về tác
dụng của việc đọc sách một cách sâu sắc, thuyết phục; diễn đạt sáng rõ.
+ Từ 0,25 điểm đến 0,5 điểm: Nêu được suy nghĩ của bản thân nhưng còn chung
chung; còn mắc lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0: Không làm hoặc có làm nhưng lạc nội dung.
Phần III: Tập làm văn (5,0 điểm)
Về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho rằng: Tác
phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ
phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
Theo em, ý kiến đã được thể hiện như thế nào qua nhân vật Vũ Nương?


Yêu cầu: Thí sinh hiểu được ý kiến, biết cách làm bài nghị luận nhân vật để làm sáng tỏ
ý kiến. Cần đạt được các ý sau:
1. Giới thiệu yêu cầu của đề, trích ý kiến (0,5 điểm)
2. Giải thích ý kiến (0,5điểm)
- Ý kiến khẳng định giá trị nội dung sâu sắc của tác phẩm Người con gái Nam
Xương: không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế
độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Chính điều này đã góp
phần tạo nên sức sống muôn đời của áng danh văn.
- Nội dung trên đã được thể hiện tập trung qua hình tượng nhân vật Vũ Nương.
3. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến (3,5 điểm)
a. Qua nhân vật Vũ Nương, tác phẩm phản ánh số phận oan nghiệt của người
phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
- Là nạn nhân của chiến tranh phong kiến: phải sống cảnh cô phụ chờ chồng,
một mình gánh vác gia đình;
- Là nạn nhân của chế độ nam quyền độc đoán nên phải chịu nỗi oan khuất, cuối
cùng phải chết bi thảm.

b. Nhưng không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ, qua nhân
vật Vũ Nương, tác phẩm còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.
- Hiếu thảo với mẹ chồng: chăm sóc khi ốm đau, lo ma chay, tế lễ khi mẹ qua
đời ;
- Thương con: dỗ dành, an ủi ;
- Rất mực yêu thương, thuỷ chung với chồng: giữ gìn khuôn phép không để xảy
ra cảnh vợ chồng phải thất hoà; khi chồng đi lính, nàng an ủi, hứa hẹn: Chàng đi
chuyến này cũng không sợ có cánh hồng bay bổng, nhớ thương mòn mỏi; bị chồng
nghi oan, nàng tìm mọi cách phân trần để chồng hiểu rõ lòng mình, tìm đến cái chết để
chứng minh tấm lòng trinh bạch ;
- Vẻ đẹp của Vũ Nương còn tiếp tục toả rạng ngay cả khi nàng đã ở một thế giới
khác: vẫn thương nhớ chồng con, lo lắng cho phần mộ tổ tiên; khát khao được minh
oan: “Có lẽ không thể tìm về có ngày”.
Cách cho điểm:
+ Từ 2,75 điểm đến 3,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích để làm sáng tỏ.
Hệ thống ý rõ ràng, mạch lạc, sâu sắc.
+ Từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm: Hiểu ý kiến, biết cách phân tích song hệ thống ý
chưa thật rõ ràng, chưa thật sâu sắc.
+ Từ 1,25 điểm 1,75 điểm: Chưa bám vào ý kiến, chỉ dừng lại ở việc phân tích
nhân vật.
+ Từ 0,25 điểm đến 1,0 điểm: Không bám vào ý kiến, phân tích nhân vật sơ sài.
4. Đánh giá chung (0,5 điểm)
- Khẳng định lại tính chính xác của ý kiến trên;
- Bên cạnh nội dung sâu sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật, tạo dựng tình huống,
yếu tố kì ảo, sáng tạo chi tiết giàu ý nghĩa cũng góp phần tạo nên sức sống lâu bền
cho tác phẩm.
Lưu ý:
- Ở phần Tập làm văn nếu bài viết không đúng bố cục ba phần (Mở bài, thân
bài, kết luận) trừ 0,25 điểm;



- Mắc nhiều lỗi diễn đạt, chính tả trừ 0,25 điểm;
- Toàn bài làm tròn đến 0,25 điểm.
Hết



















SỞ GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC: 2015 – 2016

Đề chính thức:
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút( Không kể thời gian phát
đề)

Ngày thi : 18/6/2015

Câu 1:(4,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông
Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.Vòm trời cũng như cao.Những tia
nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông,
và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra
trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh
non - những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.Suốt đời
Nhĩ đã từng đi tới không xót một só xỉnh nào trên trái đất dây là một chân trời gần
gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước
cửa nhà mình".
(Bến quê – Nguyễn Minh Châu)
1. Xác định chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời
đầu thu đem đến cho con song Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”
2. Chỉ ra các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
3.Xác định biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.Nêu giá trị
biểu cảm của các biện pháp tu từ đó.
4. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
Câu 2: ( 6.0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.
( Sang thu – Hữu Thỉnh)








BÀI GIẢI GỢI Ý
Caâu 1:(4,0 ñieåm)
1. Chủ ngữ chính trong câu “Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu //
đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.”
2. Các thành phần phụ chú trong đoạn văn.
- những màu sắc thân thuộc quá như da thịt, hơi thở của đất màu mỡ.
- cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình.
3.Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
- Phép so sánh.
- Giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ so sánh:
Với phép tu từ so sánh, tác giả gợi một không gian có chiều sâu và bề rộng: từ
những bông bằng lăng ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu đỏ nhạt
lúc đã vào thu, vòm trời và bãi bồi bên kia sông.
Đây là một cảnh đẹp chỉ có thể cảm nhận được bằng những cảm xúc tinh tế:
những chùm hoa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn, mặt sông Hồng như rộng thêm ra,
vòm trời như cao hơn, “những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên
những khoảng bờ bãi bên kia sông…”. Những cảnh sắc ấy vốn rất quen thuộc, gần
gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh mới gặp.
4. Hãy nêu điều nghịch lý mà tác giả đã thể hiện trong đoạn văn.
Một con người "đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất" khi lâm

bệnh nặng không thể đi được nữa mới chợt nhận ra "một chân trời gần gũi, mà lại xa
lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa nhà mình".
Khi có thể tới được Bến quê một cách dễ dàng thì không nghĩ tới, không tới; khi
không thể tới được thì lại "say mê", "ham muốn" - đó là nghịch lí.

Nghịch lí ấy nói lên một sự thật là: có khi, cái người ta mơ ước, khát khao, cái
người ta không thể có không phải điều gì to tát, lớn lao mà lại là những điều hết sức
nhỏ bé, thường tình. Người ta vươn tới chính những giá trị bình dị. Mảnh đất mơ ước
ở ngay bến sông quê đây thôi.
Caâu 2: ( 6.0 ñieåm)
Cuối hạ, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để lại trong lòng ai những
bồi hồi, xao xuyến về một mùa thu nồng nàn, êm ái. Ngày hạ qua đi để nhường chỗ
cho nàng thu dịu dàng bước tới, sự chuyển mình giữa hai mùa thật nhẹ nhàng và ngập
ngừng như lưu luyến, vấn vương một cái gì đó của thời đã qua. Khoảnh khắc ấy thật
đẹp, nhưng không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy. Riêng nhà thơ Hữu Thỉnh thì khác,
ông đã có một cái nhìn thật tinh tường, một cảm nhận thật sắc nét và một cách sống
hòa hợp với thiên nhiên nên mới có thể vẽ lại bức tranh in dấu sự chuyển mình của
đất trời qua bài thơ “Sang Thu” – linh hồn của cả bài thơ chỉ vẻn vẹn trong hai từ thế
thôi, song ý nghĩa sâu sắc chất chứa trong hai từ ngắn ngủi ấy lại không hề ít. Và có
lẽ những ý nghĩa đó, lại tập trung nhiều hơn vào khổ thơ đầu và khổ cuối bài:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se


Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Khổ thơ mở đầu có cái hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ.
Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra là hương vị ổi phả trong gió. Mùi hương quê nhà
mộc mạc được gió đưa trong không gian cứ lan tỏa, thoang thoảng bay. Cảm giác bất
chợt đến với nhà thơ: “bỗng nhận ra". Một sự bất ngờ mà như đã đợi sẵn, đợi từ lâu
rồi, để giờ đây có dịp là buông ra ngay. Trong số chúng ta chắc chắn không ai chưa
một lần nếm vị ổi: giòn ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi. Cái dư vị của hương thơm đó
cứ vương vấn lại trong ta khi chợt đọc câu thơ của Hữu Thỉnh. Có hương ổi. Và gió.
Và sương. Những hạt sương thu mềm mại, ươn ướt giăng màn qua ngõ. Mùa thu lại
về. Mùa thu mang theo hương quê và mang theo sương mờ ướt lạnh. Dường như có
thêm sương nên thu dễ nhận hơn. “Sương chùng chình qua ngõ", “chùng chình" hay
là đợi chờ gì đây? Cứ dần dần như thế, cứ nhẹ nhàng, mềm mại như thế, thu đến tự
lúc nào không hay. “Hình như thu đã về". Nhà thơ giật mình, hơi bối rối. Tự bao giờ
nhỉ ? Thu về? Từ hương ổi hay từ gió, hay lừ sương? Hữu Thỉnh cũng hơi ngỡ ngàng
trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Thu về, thu lại về trên quê hương, trên những
con đường bờ đê và trên cả những con sông, cánh chim trời.
Nếu khổ thơ mở đầu là những tín hiệu chuyển mùa thì khổ thơ cuối mùa thu hơi rõ
dần.Vẫn là nắng và mưa của mùa hạ đấy thôi, nhưng chỉ là “vẫn còn” và “vơi dần” –
tất cả ngày một nhạt đi, chứ không như cái nắng gay gắt, chói chan cùng cơn mưa ào,
xối xả của một mùa hạ sôi động nữa. Dường như vẫn còn luyến tiếc lắm, nhưng cuối
cùng hạ vẫn phải chấp nhận rằng: “thu sang” và hạ phải đến một chân trời khác. Bằng
nghệ thuật ẩn dụ sâu sắc, Hữu Thỉnh đã kết thúc khổ thơ qua hai câu văn thấm đẫm
triết lý đáng để ta phải suy ngẫm:
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”
“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn
mưa lớn, “cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cây đã nhiều
tuổi vì sống lâu năm. Nhưng điều mà Hữu Thỉnh muốn gửi đến chúng ta đâu chỉ là
những điều giản đơn đến thế, mà “sấm” ở đây cũng được xem là những thăng trầm,

sóng gió của vòng đời luôn thay đổi và qua những gian nan, thử thách ấy, con người
cũng sẽ đổi thay một cách mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn. Hình ảnh “hàng cây đứng
tuổi” – tức chỉ người từng trải, những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào,
cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống, và tất nhiên khi họ đã trải nghiệm
qua những khó khăn đó, thì giờ đây sẽ không phải rơi vào tình thế xao động hay lung
lay trước những biến cố của vòng xoáy cuộc đời nữa.
Nhìn sâu hơn qua hai câu thơ trên, Hữu Thỉnh cũng muốn nói lên sức mạnh
của dân tộc Việt Nam thật kiên cường và bất khuất, thật dũng cảm và mạnh mẽ chống


lại bọn giặc ngoài xâm để gửi trọn niềm tin yêu đến Tổ quốc, quê hương và bảo vệ bờ
cõi nước nhà.Từ bao nỗi suy tư của mình, Hữu Thỉnh đã góp phần làm cho cả bài thơ
và khổ thơ cuối thêm nhiều ý nghĩa sâu sắc, in dấu trong lòng người đọc một ấn
tượng khó phai mờ về một mùa thu tha thiết, nồng hậu và cả mùa hạ sôi động của dĩ
vãng nữa. Cũng chính vì lẽ đó, mà ta cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, yếu cái giao mùa
và sự chuyển biến của đất trời trên quê hương mình, cũng như yêu vòng tuần hoàn
máu chạy khắp cơ thể qua chính con tim này
Bằng những từ ngữ giàu hình ảnh, gợi cảm, khơi gợi trong lòng người đọc
nhiều nét đẹp về cảnh, về tình. Sang thu đã gợi cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu quê
hương , đất nước, con người.
(Bài văn mang tính tham khảo, không phải đáp án chính thức – Blog NNCTT)


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BÌNH ĐỊNH
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu "
(Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD 2005, trang 9)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
c) Trong số các từ sau, những từ nào cùng trường từ vựng?
giấy, đỏ, mực, thuê
d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của cách sử
dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân "
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2006, trang 58)
Câu 3. (4,0 điểm)
"Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy
một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới
bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún
chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những
bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh
sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón
chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không
ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật,

trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm
bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi
vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau
đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy."
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2006, trang 195, 196)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên.
Hết
Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
ĐỀ CHÍNH THỨC
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
BÌNH ĐỊNH
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM THI ĐỀ CHÍNH THỨC
Bản hướng dẫn chấm gồm 02 trang
Môn: NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài
làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong
việc vận dụng hướng dẫn chấm. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10. Đặc
biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số các ý phải được thống nhất trong toàn hội đồng chấm thi.
- Tổng toàn bài thi 10 điểm, chiết đến 0,25 điểm.
NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KỸ NĂNG, KIẾN THỨC; CÁCH CHO ĐIỂM.
CÂU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1.

a
Đoạn thơ trích trong bài thơ: Ông đồ
Tác giả: Vũ Đình Liên
b Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
c Các từ cùng trường từ vựng: giấy, mực
d
Biện pháp tu từ: nhân hóa
Tác dụng: Tả nỗi buồn của sự vật để nói lên nỗi buồn của ông đồ khi thời
thế thay đổi, bị người đời lãng quên. Qua đó, thể hiện niềm thương cảm,
xót xa của Vũ Đình Liên
2. Viết đoạn văn
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết tạo lập một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, lưu
loát, đúng chính tả, ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
+ Đoạn thơ bày tỏ sự ngưỡng mộ, lòng biết ơn và niềm tiếc thương
vô hạn của nhà thơ cũng là của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ kính
yêu.
+ Lời thơ trang trọng, thành kính; hình ảnh thơ trong sáng, gợi cảm,
giàu ý nghĩa; sử dụng nhiều biện pháp tu từ: điệp từ, điệp cấu trúc câu, ẩn
dụ
* Cách cho điểm:
- Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên.
- Đảm bảo kỹ năng dựng đoạn và đạt khoảng hơn nửa số ý.
- Trình bày nội dung sơ sài; kỹ năng dựng đoạn, diễn đạt còn hạn
chế.
Lưu ý: Không cho quá 1/2 tổng số điểm với những bài vi phạm kỹ năng
dựng đoạn. Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm.
3.
* Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, lập

×