Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng
I, Nội dung :
1, Tóm tắt truyền thuyết thánh gióng:
2, Giới thiệu chung :
2.1, Chủ đề và kết cấu của truyền thuyết :
-
Với chủ đề đánh giặc cứu nước, truyện Thánh Gióng nằm trong hệ thống truyện dân gian
thời Hùng Vương dựng nước. Chủ đề chống ngoại xâm là một chủ đề quan trọng bên
cạnh chủ đề chống thiên nhiên.
- Bố cục có thể chia 4 đoạn:
+đoạn 1: từ đầu ->”nằm đấy”: sự ra đời kì lạ của Gióng
+đoạn 2: từ tiếp theo ->”cứu nước”: Gióng gặp sứ giả, cả làng ni gióng
+đoạn 3: từ tiếp theo ->”lên trời”: Gióng cùng nhân dân chiên đấu và chiến thắng giặc Ân
+đoạn 4: cịn lại: Gióng bay về trời
2.2, Mơ típ truyền thuyết:
-Mơ típ ra đời của Gióng là sự ra đời kì lạ: Bà mẹ Gióng ướm chân vào vết chân khổng lồ, về
nhà mang thai sinh ra Gióng. Đó là hình thức giao tiếp kì lạ giữa thần linh và con người, phản
ánh nguồn gốc kì ảo của nhân vật.
-Mơ típ sự hố thân của Gióng: Cuối truyện Gióng cưới ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi áo giáp sắt
vắt lên cây, rồi cả người và ngựa bay về trời. Trong ngôn ngữ dân gian "về trời" và chết nhưng
nhân dân khơng để cho Gióng chết mà biến nhân vật thành bất tử. Gióng bay về trời, trở thành
một trong những vị thánh bất tử (Một trong Tứ bất tử), được mn đời thờ phụng.
3, Hình tượng nhân vật Thánh Gióng:
*Gióng ra đời:
-Bà mẹ ướm lên vết chân to về thụ thai
- Sau 12 tháng sinh nở
=>- Kỳ lạ, khác thường( Mô tuýp quen thuộc ) tạo sức hấp dẫn cho truyện
- Để sau này Gióng thành người anh hùng, không phải là người phàm trần mà là sự đầu thai
của thần thánh
->Trong quan niệm DG đã là bậc anh hùng thì phải phi thường kỳ lạ trong mọi biểu hiện , kể cả
khi sinh ra
- Gióng gần gũi với mọi người
- Gióng là người anh hùng của nhân dân
- Gióng là con của nơng dân lương thiện
* Tuổi thơ của Gióng
- Lên 3 khơng biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy -> Kì lạ
- Giặc Ân xâm lược, Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
=>Là chi tiết thần kỳ mang nhiều ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta qua hình tượng Gióng
+ Câu nói đĩnh đạc, đường hồng, cứng cỏi lạ thường thể hiện ý thức đánh giặc cứu nước luôn
thường trực tiềm ẩn trong lòng người dân từ thuở bé thơ, tạo cho người anh hùng khả năng hành
động khác thường, thần kỳ
+ Gióng chính là hình ảnh của nhân dân( Bình thường âm thầm lặng lẽ nhưng khi gặp nguy biến
thì sẵn sàng đứng lên bất chấp tuổi tác
Lịng yêu nước là tình cảm thường trực nhất , lớn lao nhất của Gióng cũng là của nhân dân ta, ý
thức về vận mệnh dân tộc. Câu nói của gióng toát lên niềm tin chiên thắng đồng thời thể hiện sức
mạnh tự cường của dân tộc ta
- Ngựa sắt , roi sắt , áo giáp sắt
-> Để thắng giặc cần lịng u nước nhưng cần cả vũ khí sắc bén để thắng giặc
* Gióng lớn lên và đi đánh giặc
-Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ
- Bà con phải góp gạo để ni Gióng
- Dân gian truyền tụng câu: ăn bảy nong cơm ba nong cà , uống một hơi nước cạn đà khúc sơng
- Mong ước Gióng lớn nhanh để kịp đánh giặc
cứu nước
- Sức mạnh dũng sỹ của Gióng được ni dưỡng từ những cái bình thường giản dị là sức mạnh
của cộng đồng toàn dân
- Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân , lớn lên trong sự che chở của nhân dân, thể hiện tinh thần
đồn kết , u nước của nhân dân
- Gióng vươn vai thành tráng sỹ
- Gióng nhổ tre quật vào đầu giặc
- Là cái vươn vai phi thường , cái vươn vai của cả dân tộc, là mong ước của nhân dân về người
anh hùng đắng giặc, là một yếu tố thần kỳ
- Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thơ sơ bình thường nhất, thể hiện tinh thần tiến cơng mãnh liệt
của Gióng
=>- Gióng chiến thắng vì Gióng mang sức mạnh tổng hợp sức mạnh của sự đoàn kết, của ý chí
và sức mạnh của thần thánh
-Người anh hùng Gióng là biểu tượng của nhân dân của dân tộc. Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống
còn cấp bách, khi tình thế địi hỏi dân tộc vươn lên tầm vóc phi thường thì dân tộc bỗng vụt đứng
dậy lớn nhanh như Gióng tự mình thay đổi tầm vóc tư thế của mình
* Gióng ra đi
- Bỏ áo giáp sắt lại trên núi Sóc Sơn, cùng ngựa phi thẳng lên trời
-> Gióng ra đời phi thường thì ra đi cũng phi thường
->
Bất tử hoá vẻ đẹp của người anh hùng. Đánh giặc xong không về nhận phần thưởng, làm
việc nghĩa vô tư. Hình tượng Gióng được kỳ vĩ hố đậm chất lãng mạn.
- Cuộc xâm lược của giặc Ân
- Thời đại Hùng Vương
- Các địa danh: Sóc Sơn, làng Phù Đổng
- Tre đằng ngà, hồ ao
=> Gióng là nhân vật trung tâm của truyện, mang tính cách anh hùng từ lúc sinh đến lúc hố
thân. Gióng được sinh ra từ nhân dân, do nhân dân ni dưỡng. Gióng đã chiến đấu bằng tất cả
tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng khơng chỉ tượng trưng
cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó cịn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người
và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thơ sơ và hiện đại.
=>Như vậy, quan hệ giữa Gióng và nhân dân là quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Gióng là nhân
vật anh hùng nhưng đại diện cho cả cộng đồng, mang sức mạnh của cộng đồng.
4, Tinh thần dân tốc Việt Nam thể hiện qua truyền thuyết:
-Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói địi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân
dân ta ln có ý thức chống giặc ngoại xâm. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết
cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
-Thứ hai, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng khơng địi đồ chơi như
những đứa trẻ khác mà địi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là một chi tiết thần kì.
Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc.
-Thứ ba, bà con làng xóm vui lịng góp gạo ni cậu bé. Gióng là đứa con của nhân dân, được
nhân dân ni nấng, dạy dỗ. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh
thần đồng sức, đồng lịng.
-Thứ tư, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức
mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hồ bình là những người lao động rất bình
thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đồn kết đã hố thành sức mạnh bão tố, phi thường, vùi
chôn quân giặc.
-Thứ năm, roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Gậy sắt là vũ khí của người anh
hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí..
-Thứ sáu, Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời. Gióng cũng như
nhân dân hay chính là nhân dân, đánh giặc vì lịng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân
mình mà khơng địi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
5, Phần kết luận
-Có thể nói, chàng trai làng Gióng là một anh hùng thần thoại, cuộc đời lấp lánh chiến cơng.
Truyện Thánh Gióng mãi mãi là bài ca yêu nước, thể hiện sức mạnh quật khởi của dân tộc ta.
-Thánh Gióng cịn là một hình tượng nghệ thuật tuyệt đẹp. Từ dấu chân người khổng lồ trên
ruộng cà, đến cái vươn vai của chú bé làng Gióng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt đã thể
hiện một cách hào hùng bước đi lên của lịch sử dân tộc và sức mạnh vươn mình của đất nước ta
trước họa xâm lăng. Ngựa sắt phun lửa, hí vang trời. Gióng vung roi sắt đánh giặc, nhổ tre quật
vào đầu giặc tơi bời, truy kích đến chân núi Sóc Sơn thì giặc tan. Gióng cởi áo giáp sắt mắc lên
cành cây, Gióng cùng ngựa sắt bay lên trời. Những hình tượng tuyệt đẹp ấy nói lên trí tưởng
tượng kì diệu, ca ngợi tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân ta.
=>Truyện Thánh Gióng vừa có hình tượng tuyệt đẹp, vừa tràn đầy tinh thần yêu nước, căm thù
giặc. Hình tượng Thánh Gióng đánh giặc và thắng giặc tượng trưng cho lòng yêu nước mãnh liệt
và sức mạnh anh hùng quật khởi của đất nước và con người Việt Nam.
II, Nghệ thuật
-Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ
thuật kì ảo.
- Cách thức xâu chuỗi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất
nước, truyện còn lý giải giải về ao hồ, tre đằng ngà,..
=>Truyện "Thánh Gióng" ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy
của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta.