Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực trạng nhu cầu tập luyện ngoại khóa các môn Thể thao tự chọn của sinh viên ngành Giáo dục mầm non trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.57 KB, 7 trang )

THỰC TRẠNG NHU CẦU TẬP LUYỆN
NGOẠI KHĨA CÁC MƠN THỂ THAO TỰ CHỌN
CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
TS. Nguyễn Hồng Tín
Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Nha Trang
TĨM TẮT
Trên cơ sở phân tích thực trạng về nhu cầu học tập, nội dung chương trình giáo dục
thể chất ngoại khóa tự chọn, cơ sở vật chất và kết quả học tập của sinh viên ngành giáo dục
Mầm non trường Cao đẳng sư phạm trung ương Nha Trang. Chúng tôi đề xuất một số mơn
học theo hướng ngoại khóa tự chọn cho phù hợp với sinh viên từ đó nâng cao chất lượng học
tập môn giáo dục thể chất của trường
Từ khóa: Chương trình đào tạo, nhu cầu học tập, kết quả điều tra, trường Cao đẳng sư phạm
Trung ương Nha Trang.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa có vị trí đáng kể trong giáo dục
và TDTT trường học. Các hoạt động ngoại khóa cùng với các hoạt động dạy học cấu
thành một cấu trúc giáo dục trường học hồn chỉnh, góp phần hồn thành mục tiêu,
nhiệm vụ giáo dục. Vì thế hoạt động TDTT ngoại khóa là một bộ phận cấu thành quan
trọng của thể dục thể thao trường học, là con đường trọng yếu để thực hiện mục đích,
nhiệm vụ TDTT trường học.
Tập luyện TDTT ngoại khóa là hình thức tập luyện tự nguyện nhằm củng cố và
tăng cường sức khỏe, duy trì và nâng cao khả năng hoạt động thể lực, rèn luyện cơ thể
và phòng chống bệnh tật, giáo dục các tố chất thể lực và ý chí. Hình thức buổi tập này
địi hỏi phát huy được tính tự giác tích cực của cá nhân người tập. Nội dung tập luyện
không quy định chặt chẽ mà phù hợp với sở thích, nhu cầu và hứng thú của mỗi người.
Hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm các giờ tự học của sinh viên (SV), các buổi tập


luyện đội tuyển để tham gia các giải thi đấu. Hoạt động TDTT ngoại khóa là phương
tiện nâng cao năng lực hoạt động, học tập của sinh viên trong suốt thời kì học tập
trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuyên môn phù hợp
với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
Tuy nhiên, việc tổ chức hướng dẫn SV tập luyện ngoại khóa để hồn thiện các
nội dung học tập chính khóa hiện nay ở Nhà trường cịn nhiều hạn chế, chưa phát động
được phong trào tự giác tập luyện của SV. Việc tổ chức hoạt động của các câu lạc bộ
(CLB) thể thao chưa được coi trọng, số lượng SV tham gia cịn hạn chế. Do đó, việc
tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa cho SV có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, bài viết nghiên cứu vấn đề “thực trạng
nhu cầu tập luyện ngoại khóa các mơn thể thao tự chọn của sinh viên ngành giáo dục
mầm non trường CĐSP Trung ương Nha Trang”

1087


CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đọc sách, nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những vấn đề liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp nội dung tài liệu: Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho
vấn đề nghiên cứu.
- Điều tra, phỏng vấn, đàm thoại: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu học tập mơn giáo
dục thể chất và nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên ngành
giáo dục mầm non tại trường CĐSP Trung Ương Nha Trang.
2.

NỘI DUNG

2.1


Khái niệm về nhu cầu

Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, là một trạng thái của con người cần một cái
gì đó cho cơ thể nói riêng, con người nói chung sống và hoạt động. Nhu cầu ln ln
có đối tượng, đối tượng của nhu cầu có thể là vật chất hoặc tinh thần, chứa đựng khả
năng thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu có vai trị định hướng, đồng thời là động lực bên
trong kích thích hoạt động của con người.
Nhu cầu là phản ứng của cá thể với các điều kiện khách quan, biểu hiện thành
khuynh hướng cá nhân và trạng thái chủ quan của cơ thể. Nhu cầu là động lực ban đầu
để nảy sinh hành vi, đồng thời cũng chính là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân.
Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là kết quả hoạt động. Nhu cầu vừa có tính vật thể,
vừa có tính chức năng. Thỏa mãn nhu cầu thực chất là quá trình con người chiếm lĩnh
một hình thức hoạt động nhất định trong xã hội. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc
đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện của nhu cầu.
Nhu cầu học tập là đòi hỏi của con người đối với sự lĩnh hội nội dung kiến thức,
phương pháp học tập, nhằm làm giàu vốn kinh nghiệm, phát triển và hoàn thiện nhân
cách của bản thân; là trạng thái thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới được phản
ánh trong não của người học. Nhu cầu học tập là thành phần cơ bản của động cơ học
tập, thúc đẩy tính tích cực và có ảnh hưởng quyết định tới kết quả học tập.
Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm là nhu cầu học tập chuyên nghiệp ở
trình độ cao về nghề dạy học là nhu cầu lĩnh hội hệ thống kiến thức khoa học kỹ năng,
kỹ xảo mới, cách thức tiếp cận chúng đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ sư
phạm, hướng tới việc rèn luyện và hoàn thiện nhân cách người giáo viên tương lai.
Nó là thành tố cơ bản của động cơ học tập mang tính nghề nghiệp, thúc đẩy sinh viên
tích cực học tập, nâng cao kết quả học tập.
2.2

Thực trạng nội dung chương trình mơn Giáo dục thể chất trường Cao đẳng
sư phạm Trung Ương Nha Trang


2.2.1 Nội dung chương trình mơn Giáo dục thể chất: Chương trình mơn Giáo
dục thể chất trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang được thực hiện trong
3 học kì tương ứng mỗi học kì là 30 tiết (1 tín chỉ) và sinh viên có thể chọn xun suốt
một mơn thể thao cho cả 3 học kỳ; Trong đó: các mơn thể thao được trường ưu tiên
lựa chọn phải phù hợp với độ tuổi, giới tính, năng lực thể thao và bổ trợ nghề nghiệp.

1088


với chương trình thể thao tự chọn hiện nay bao gồm: mơn Thể dục nhịp điệu; Bơi lội;
Cầu lơng; Bóng rổ; Mơn Bóng chuyền; Bóng đá và võ Vovinam.
2.2.2 Kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên nữ ngành giáo
dục mầm non: Kết quả học tập của sinh viên ngành giáo dục Mầm non tại trường Cao
đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang được chúng tôi tiến hành tổng hợp điểm thi kết
thúc học phần môn GDTC năm học 2019 – 2020 đối với sinh viên khóa 2018 (Mầm
non khóa 22) và sinh viên khóa 2019 (Mầm non khóa 23). Kết quả được thể hiện thơng
qua bảng sau:
Bảng 1: Kết quả tổng hợp điểm GDTC 2 Mầm non khóa 22
Khóa/lớp
M22A
M22B
M22C
M22D
M22E
M22G
M22H
M22I
M22K
M22P
Tổng


Sĩ số
51
53
54
54
53
53
51
53
51
51
524

10
0
0
0
0
2
1
3
1
2
0
9

Điểm GDTC 3
9.0 - 9.9 8.0 – 8.9 7.0 – 7.9 6.0 – 6.9 5.0 – 5.9 4.0 – 4.9
11

14
12
10
4
0
3
6
8
18
20
0
10
12
15
14
3
0
15
11
16
9
3
0
9
13
18
8
3
0
7

14
14
16
1
0
6
9
13
10
10
0
5
15
17
14
0
0
9
11
13
15
1
0
11
8
18
12
2
0
86

113
144
126
47
0

< 4.0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Bảng 2: Kết quả tổng hợp điểm GDTC 3 Mầm non khóa 22
Khóa/lớp

Sĩ số

M23A
M23B
M23C
M23D
M23E
M23G

M23H
M23I
Tổng

43
42
42
45
41
45
45
43
346

10
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Điểm GDTC 1
9.0 - 9.9 8.0 – 8.9 7.0 – 7.9 6.0 – 6.9 5.0 – 5.9 4.0 – 4.9
1
15
18

9
0
0
1
18
14
12
7
0
0
16
15
7
4
0
0
12
14
14
15
0
1
9
12
15
4
0
1
11
13

14
6
0
2
17
9
12
5
0
0
10
8
14
11
0
6
108
103
97
52
0

< 4.0
0
0
0
0
0
0
0

0
0

Bảng 3: Kết quả tổng hợp điểm GDTC 1 Mầm non khóa 23
Khóa/lớp
M22A
M22B
M22C
M22D
M22E
M22G

Sĩ số
51
53
54
54
53
53

10
0
0
0
0
0
0

Điểm GDTC 2
9.0 - 9.9 8.0 – 8.9 7.0 – 7.9 6.0 – 6.9 5.0 – 5.9 4.0 – 4.9

7
13
17
8
5
0
3
15
19
13
3
0
6
18
16
12
2
0
8
16
17
7
6
0
3
12
21
14
2
0

4
9
24
15
1
0

< 4.0
1
0
0
0
1
0

1089


M22H
M22I
M22K
M22P
Tổng

51
53
51
51
524


0
0
0
0
0

1
4
5
6
47

11
17
10
11
122

16
18
15
23
186

14
12
14
9
118


8
1
3
2
33

0
0
2
0
2

1
1
2
0
6

Qua bảng tổng hợp kết quả học tập môn Giáo dục thể chất 1 khóa M23 cho thấy
đa số sinh viên đạt yêu cầu của môn học, kết quả đạt được từ 8.0 – 8.9 là 108 sinh
viên chiếm tỉ lệ 31,2%; từ 7.0 – 7.9 là 103 sinh viên chiếm 29,7% và điểm từ 6.0 – 6.9
là 97 sinh viên chiếm 28%; khơng có sinh viên dưới 4.
Đối với học phần GDTC 2 và GDTC 3 của khóa M22 cho thấy, kết quả của
sinh viên có sự phân hóa rõ rệt có 47 sinh viên đạt từ 9.0 – 9.9 chiếm 8,9% (GDTC2)
và 86 sinh viên chiếm 16,4% (GDTC3) và đa số sinh viên đạt kết quả từ 6.0 – 8.9
chiếm tỉ lệ rất cao.
2.2.3 Thực trạng về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất
Đội ngũ giảng viên GDTC của Trường đều tốt nghiệp đúng chun ngành trong
đó có 08 giảng viên trình độ là Thạc sĩ, 01 đang nghiên cứu sinh. Các giảng viên có
sự phân đều theo các chuyên ngành đào tạo như: điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể

dục, bóng rổ, cầu lông…Đây là tiềm năng rất lớn về giảng dạy, huấn luyện các đội đại
biểu của trường hoặc công tác phát triển phong trào, thực hiện nghiên cứu khoa học
góp phần nâng cao chất lượng GDTC.
Bảng 4: Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC Trường CĐSP Trung ương – Nha Trang (tính
đến tháng 04/2020)
Chỉ số
Số lượng

Giới tính
Nam
Nữ
7
2

Trình độ học vấn
Thạc sĩ
Tiến sĩ
8
1

Chức danh
Giảng viên

2.2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất, sân bãi
Bảng 5: Thực trạng về sân bãi, dụng cụ học tập GDTC năm học 2018-2019
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9

Sân bãi dung cụ
Nhà tập luyện TDTT đa năng
Nhà thực hành môn thể dục
Nhà tập mơn bóng bàn
Sân tập mơn Điền kinh
Sân tập mơn bóng đá
Sân tập mơn bóng chuyền
Sân tập mơn cầu lơng, đá cầu
Sân tập mơn bóng rổ
Sân tập mơn bóng ném

Số lượng
1
1
1
1
3
4
4
1
1

Chất lượng
Tốt

Khá
Tốt
Kém
Trung bình
Khá
Trung bình
Khá
Trung bình

Kết quả tìm hiểu cho thấy, cơ sở vật chất của trường đầy đủ, một số hạng mục
mới được trang bị như: nhà thi đấu đa năng, phịng tập bóng bàn. Tuy nhiên nhà tập
thể dục, sân bóng chuyền, sân điền kinh ngồi trời hiện nay đã xuống cấp trầm trọng
ảnh hưởng đến an toàn, vệ sinh học tập.
1090


2.2.5 Thực trạng về tập luyện ngoại khóa theo hình thức tự chọn mơn thể
dục thể thao u thích
Hiện nay Trường có các Câu lạc bộ như: Bóng đá, bóng bàn, cầu lơng, bóng
chuyền, CLB Võ thuật và đầu năm học sinh viên mới nhập học được bộ môn hướng
dẫn trong việc đăng kí tham gia lựa chọn mơn thể thao ưa thích để tập luyện, thế nhưng
số lượng tập luyện thường xuyên không nhiều, hầu hết các sinh viên chỉ lựa chọn cầu
lơng và bóng chuyền, bên cạnh đó hằng năm Phịng CTSV phối hợp với tổ bộ mơn
giáo dục thể chất tổ chức giải thể thao truyền thống HS-SV hàng năm đã thu hút hơn
100 đội bóng đá, bóng chuyền nam, nữ đến từ các lớp trong nhà trường đây cũng là
hoạt động thường niên của nhà trường để sinh viên có cơ hội giao lưu, thi đấu với
nhau tạo khơng khí vui tươi phấn khởi trong sinh viên.
2.2.6 Nhu cầu học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trường Cao đẳng
sư phạm Trung Ương Nha Trang
Qua những kết quả điều tra ban đầu thực trạng nhu cầu học tập môn giáo

dục thể chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu trực tiếp nhu cầu của sinh viên về việc học tập
môn GDTC về nhu cầu học tập của sinh viên. Vấn đề được giải quyết bằng cách tiến
hành phỏng vấn trực tiếp giảng viên đang giảng dạy Giáo dục thể chất tại trường
và thực hiện lấy phiếu khảo sát 300 sinh viên Mầm non của 3 khóa về việc xây
dựng chương trình mơn GDTC tại trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang
và nhu cầu về học tập môn GDTC của sinh viên theo hướng tự chọn. Kết quả phỏng
vấn được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 6: Kết quả phỏng vấn sinh viên
TT

Nội dung phỏng vấn

1

Việc thực hiện nội dung chương trình mơn GDTC cho sinh
viên trường cần phải:
- Nhất thiết theo những quy định khung của Bộ Giáo dục
và đào tạo
- Tùy vào điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tuân thủ quy định của Bộ GD&ĐT nhưng vận dụng phù
hợp và linh hoạt với nhà trường.

Ý kiến (%)
M22
M23 M24

21

15


09

27
52

22
63

19
72

Bảng 7: Kết quả khảo sát sinh viên về sự cần thiết xây dựng chương trình tự chọn mơn Giáo
dục thể chất cho sinh viên trường CĐSP Trung ương – Nha Trang
TT

Nội dung phỏng vấn

1

Sự cần thiết phải xây dựng chương trình thể thao ngoại
khóa tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đối với sinh viên trong
giai đoạn hiện nay:
- Rất cần thiết
- Cần thiết
- Chưa cần thiết
- Không cần thiết

Ý kiến (%)
M22 M23 M24


53
23
14
10

58
37
05
0

75
24
01
0

1091


Từ kết quả bảng phỏng vấn trên cho thấy rằng phần lớn sinh viên (trên 50% ý
kiến sinh viên đồng ý) việc thực hiện nội dung chương trình mơn GDTC cho sinh viên
trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang cần phải tuân thủ quy định của Bộ
GD&ĐT nhưng vận dụng phù hợp và linh hoạt với nhà trường. Thấy được sự cần thiết
phải xây dựng chương trình mới mơn GDTC (thể hiện sinh viên năm thứ nhất M24;
có 24% sinh viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn mơn GDTC cần thiết,
trong đó có 75% là rất cần thiết; sinh viên năm thứ hai M23 có 37% sinh viên cho
rằng việc xây dựng chương trình tự chọn mơn GDTC cần thiết, trong đó có 58% là rất
cần thiết; sinh viên năm thứ ba đã học kết thúc chương trình mơn GDTC có 23% sinh
viên cho rằng việc xây dựng chương trình tự chọn mơn GDTC cần thiết, trong đó có
53% là rất cần thiết). Tuy nhiên vẫn cịn có sinh viên (10% sinh viên năm thứ ba cho
rằng việc xây dựng chương trình tự chọn mơn GDTC là khơng cần thiết. Những con

số đó phản ánh một phần thực trạng những sinh viên chưa nhận thức được vai trị và
tầm quan trọng mơn giáo dục thể chất trong trường học.
Để tìm hiểu rõ thực trạng nhu cầu học tập các môn thể thao của sinh viên trường
Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang theo hướng tự chọn, vấn đề này tiếp tục
được thực hiện điều tra cụ thể nhu cầu sinh viên về nội dung môn học phù hợp với
sinh viên sư phạm trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 8: Khảo sát ý kiến của sinh viên về việc lựa chọn các môn Giáo dục thể chất phù hợp
với sinh viên trường CĐSP Trung ương Nha Trang trong giai đoạn hiện nay
NỘI DUNG
MÔN HỌC
Thể dục nhịp điệu
Cầu lơng
Bóng chuyền
Bóng bàn
Đá cầu
Võ Vovinam
Bơi lội
Bóng rổ
Bóng đá

Rất
phù
hợp
189
170
150
95
110
63
135

148
83

Phù Bình
hợp thường
87
98
64
67
49
67
58
45
96

9
23
75
86
78
58
49
83
79

Khơng Khơng
phù
có ý
hợp
kiến

5
10
6
3
5
6
37
15
46
17
88
24
40
18
10
14
23
19

Tổng
phiếu

Điểm

Sắp
xếp TT

300
300
300

300
300
300
300
300
300

1.340
1.326
1.247
1.090
1.089
957
1.152
1.203
1.101

1
2
3
6
7
9
5
4
8

(*) Rất phù hợp: 5 điểm; Phù hợp: 4 điểm; Bình thường: 3 điểm; Khơng phù hợp: 2 điểm; Khơng có ý
kiến: 1 điểm


Qua kết quả khảo sát trên cho thấy các nội dung học giáo dục thể chất tự chọn
theo nhu cầu của sinh viên sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là: Thể dục nhịp điệu,
Cầu lơng, Bóng chuyền, Bóng rổ, Bơi lội, bóng bàn, Đá cầu, bóng đá và Võ. Với kết
quả này việc lựa chọn các học phần thể thao ngoại khóa cho sinh viên ngành Giáo dục
mầm non của trường là rất phù hợp vì sinh viên chiếm 99,9% là sinh viên nữ đây cũng
là một căn cứ để xây dựng chương trình thể thao tự chọn cho những năm tiếp theo.
3.

KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra thực trạng về nhu cầu học môn GDTC trường Cao đẳng
sư phạm Trung Ương Nha Trang, chúng ta nhận thấy điểm trung bình chung học tập
1092


các học phần GDTC nhiều sinh viên có kết quả học tập chưa cao. Nhu cầu cần thiết
phải xây dựng một chương trình thể thao ngoại khóa tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu
học tập của sinh viên thông qua kết quả điều tra số lượng môn học sinh viên đã lựa
chọn qua đó mới thật sự nâng cao chất lượng dạy và học môn giáo dục thể chất tại nhà
trường hiện nay.
Từ việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu học tập mơn GDTC, trình độ đội ngũ
giảng viên hiện có và với điều kiện cơ sở vật chất của trường làm cơ sở cho nhà quản
lý, giáo viên bộ mơn của khoa cần xây dựng chương trình mơn Giáo dục thể chất cho
sinh viên ngành giáo dục mầm non một cách phù hợp với thực tế tại trường Cao đẳng
sư phạm Trung Ương Nha Trang trong những năm tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

PGS-TS Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, Nxb Hà Nội.


2.

Phạm Đình Bẩm (2003), Giáo trình Quản lý TDTT, Nxb Hà Nội.

3.

Nguyễn Đức Văn (1998), Phương pháp toán học thống kê, Nxb TDTT Hà Nội

4.

Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang (2019), Báo cáo tổng kết năm học
2018 – 2019.

5.

Trường Cao đẳng sư phạm Trung Ương Nha Trang (2019), Báo cáo tổng kết 3 năm đào
tạo theo hệ thống tín chỉ giai đoạn 2017 - 2019.

1093



×