Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bình luận án lệ 04/2016/AL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.01 KB, 5 trang )

BÌNH LUẬN ÁN LỆ 04/2016/AL
Trương Kỳ Danh
Trường Đại học Kinh tế - Luật
Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tóm tắt
Luật Hơn nhân và Gia đình 2014 nước ta quy định: Việc định đoạt tài sản chung
phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp tài sản chung
là bất động sản. Tuy nhiên, trên thực tế thường xuyên gặp trường hợp người chồng,
người vợ định đoạt tài sản chung, người còn lại biết, khơng phản đối và có những ứng xử
thể thiện họ chấp nhận việc định đoạt tài sản chung đó. Quyết định giám đốc thẩm số
04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao
đã có hướng giải quyết cho tình huống nêu trên. Và hướng giải quyết đấy đã được phát
triển thành Án lệ 04/2016/AL. Án lệ này có thể được coi là một trong những án lệ lớn của
Việt Nam, được sử dụng rất nhiều trong thực tiễn, có tính hữu dụng cao cũng như có tính
thuyết phục, hợp lí, phù hợp với pháp luật nước ta. Bài viết này bình luận về Án lệ
04/2016/AL.
Từ khóa: Án lệ, Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Định đoạt tài
sản chung của vợ chồng, Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận.
I. Khái quát về Án lệ 04/2016/AL
Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao thơng
qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định 220/QĐ-CA ngày 06
tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
1. Nguồn án lệ
Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 03-3-2010 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất” tại thành phố Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Tý, ông Chu
Văn Tiến với bị đơn là ông Lê Văn Ngự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Lê
Thị Quý, bà Trần Thị Phấn, anh Lê Văn Tám, chị Lê Thị Tường, anh Lê Đức Lợi, chị Lê
Thị Đường, anh Lê Mạnh Hải, chị Lê Thị Nhâm.
2. Khái quát nội dung của án lệ
2.1. Tình huống án lệ


Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên
ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người cịn lại khơng ký tên trong
hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa
thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà
đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó cơng khai.

15


2.2. Giải pháp pháp lý
Người không ký tên trong hợp đồng biết mà khơng có ý kiến phản đối gì thì phải
xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.
3. Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ
Khoản 2 Điều 176 của Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 15 của Luật hôn nhân và
gia đình năm 1986.
4. Từ khóa của án lệ
“Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”; “Định đoạt tài sản
chung của vợ chồng”; “Xác lập quyền sở hữu theo thỏa thuận”.
5. Nội dung của án lệ
Về hợp đồng mua bán nhà, đất ngày 26-4-1996: Việc chuyển nhượng nhà, đất diễn
ra từ năm 1996, sau khi mua nhà, đất, ông Tiến, bà Tý đã trả đủ tiền, nhận nhà đất, tôn
nền đất, sửa lại nhà và cho các cháu đến ở. Trong khi đó gia đình ơng Ngự, bà Phấn vẫn ở
trên diện tích đất cịn lại, liền kề với nhà ông Tiến, bà Tý. Theo lời khai của các người
con ơng Ngự, bà Phấn thì sau khi bán nhà, đất cho vợ chồng bà Tý, ông Ngự, bà Phấn đã
phân chia vàng cho các người con. Mặt khác, sau khi chuyển nhượng và giao nhà đất cho
ông Tiến, bà Tý thì ngày 26-4-1996, ơng Ngự cịn viết “giấy cam kết” có nội dung mượn
lại phần nhà đất đã sang nhượng để ở khi xây dựng lại nhà trên phần đất còn lại và trong
thực tế vợ chồng bà Phấn, ông Ngự đã sử dụng phần nhà đất của bà Tý, ông Tiến khi xây
dựng nhà. Như vậy, có cơ sở xác định bà Phấn biết có việc chuyển nhượng nhà, đất giữa
ông Ngự với vợ chồng ông Tiến và bà Tý, bà Phấn đã đồng ý, cùng thực hiện nên việc bà

Phấn khiếu nại cho rằng ông Ngự chuyển nhượng nhà đất cho vợ chồng bà Tý bà khơng
biết là khơng có căn cứ.
II. Bình luận Án lệ 04/2016/AL
Câu hỏi đầu tiên được đặt ra là: Liệu Án lệ 04/2016/AL có thuyết phục khơng, có
hợp lí khơng? Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Việc
định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những
trường hợp tài sản chung là bất động sản.12 Như vậy, việc cơng bố Án lệ 04/2016/AL có
đang đi ngược lại, mâu thuẫn với Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 khơng?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015 về Các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật dân sự: Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
của mình một cách thiện chí, trung thực.13 Như vậy, thiện chí, trung thực là gì? Nội dung
của ngun tắc thiện chí, trung thực là cá nhân, pháp nhân khi tham gia giao dịch dân sự
phải hợp tác, giúp đỡ nhau để xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Mỗi
bên khơng chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà cịn phải quan tâm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác, của Nhà nước và xã hội. Cùng với việc quan tâm,
12
13

Luật Hơn nhân và Gia đình 2014
Bộ luật Dân sự 2015

16


tơn trọng các lợi ích hợp pháp của người khác, các bên tham gia giao dịch dân sự cịn
phải tìm mọi biện pháp cần thiết để thực hiện các cam kết, thỏa thuận và hạn chế các thiệt
hại gây ra cho nhau. Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tôn trọng quyền con
người, quyền công dân đã được nêu rõ trong Hiến pháp 2013. 14 Điều 15 Hiến pháp 2013
quy định: Mọi người có nghĩa vụ tơn trọng quyền của người khác. Việc thực hiện quyền
con người, quyền công dân không được xâm phạm đến quyền và lợi ích của người khác.

15

Trong trường hợp này, ta thấy rõ ràng bà Phấn là người khơng ngay tình, thiện chí.
Bà Phấn trước đó dù có những cư xử thể hiện mình biết và đồng ý với hợp đồng chuyển
nhượng, nhưng sau đó lại cho rằng mình khơng biết. Ứng xử của bà có thể gây ra thiệt
hại rất lớn cho bên ông Tiến, bà Tý, xâm hại nghiêm trọng tới lợi ích của họ, trong khi họ
là bên hồn tồn ngay tình, thiện chí.
Như vậy, dù việc ban hành Án lệ 04/2016/AL là đi ngược lại với Luật Hôn nhân
và Gia đình 2014, khơng ban hành Án lệ 04/2016/AL là đi ngược lại với Bộ luật Dân sự
2015, đi ngược lại với Hiến pháp 2013 của Việt Nam. Việc ban hành án lệ này là hồn
tồn hợp lí và thuyết phục.
Thực ra, văn bản thỏa thuận được quy định trong Điểm a Khoản 2 Điều 35 Luật
Hôn nhân và Gia đình 2014 mục đính chính xét cho cùng thì cũng là một minh chứng cho
sự ưng thuận của người còn lại. Như vậy sự ưng thuận ấy có hồn tồn có thể được chứng
minh bằng các cách thức khác chứ khơng nhất thiết phải là văn bản. Ví dụ như ngay trong
vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” của án lệ, bà Phấn dù
không tham gia vào giao dịch do người chồng xác lập, không ký vào hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất giữa chồng mình với ơng Tiến, bà Tý, nhưng bà vẫn sử dụng
tiền chồng mang về. Và pháp luật chấp nhận đây là minh chứng cho sự ưng thuận của
người vợ, có thể thay thế được cho chữ ký của bà trên văn bản thỏa thuận. Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thông qua Án lệ này đã đề cao yếu tố ý chí hơn là
yếu tố hình thức.
III. Sự cần thiết phải cơng bố án lệ
Án lệ 04/2016/AL tạo ra sự ổn định trong pháp luật, cân bằng và bảo vệ cho lợi
ích của các chủ thể. Đặt tình huống người vợ biết, khơng phản đối, có những cư xử thể
hiện sự đồng ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chồng mình. Tuy
nhiên sau này tài sản đó (quyền sử dụng đất) tăng giá, người vợ lấy đây làm một cái cớ để
địi lại tài sản. Họ khơng cam đoan với giao dịch, u cầu vơ hiệu hóa hợp đồng bởi lý do
là khơng có sự thỏa thuận của mình, mà chỉ có sự thỏa thuận của chồng trong hợp đồng
chuyển nhường quyền sử dụng đất đó. Ta thấy đây là một ứng xử khơng phù hợp với

ngun tắc thiện chí, trung thực của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, ứng xử này cũng
là một ứng xử có tính mâu thuẫn (người vợ trước đó dù có những cư xử thể hiện mình
14

Sùng Thị Chấu, “Phân tích ngun tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong luật dân sự?”,
/>truy cập ngày 22/10/2021
15
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

17


biết và đồng ý với hợp đồng chuyển nhượng, nhưng sau đó lại cho rằng mình khơng biết).
Hành vi này của người vợ có thể gây ra thiệt hại lớn cho bên còn lại của hợp đồng, xâm
hại đến lợi ích của họ (trong vụ án là bên ông Tiến, bà Tý). Và để bảo vệ cho lợi ích
chính đáng của bên ông Tiến, bà Tý, Án lệ 04/2016/AL cần phải được ra đời.
IV. Tình huống tương tự được áp dụng án lệ
Một trong những yếu tố quan trọng tạo lập ra án lệ là để vận dụng cho các hồn
cảnh tương tự, bởi lẽ rất khó để tìm ra được 1 vụ án có các tình tiết tương tự. Như vậy,
thế nào là hoàn cảnh tương tự cho Án lệ số 04/2016/AL?
1. Trong vụ án này, người chồng là người đem tài sản chung của vợ chồng đi thực
hiện giao dịch. Vậy nếu ở trường hợp khác, người vợ là người đem tài sản chung đi giao
dịch thì đây sẽ là hồn cảnh tương tự, vì bản chất pháp lý là như nhau.
2. Nếu tài sản chung không phải là của vợ chồng, mà là tài sản chung của hộ gia
đình, tài sản chung là di sản của những người thừa kế đã hưởng… thì Án lệ 04/2016/AL
cũng áp dụng được cho các trường hợp này.
3. Đối tượng của vụ tranh chấp này là quyền sử dụng đất. Vậy nếu tài sản chung
không phải là quyền sử dụng đất, mà là các tài sản chung khác, như xe gắn máy, thì cũng
có thể áp dụng tương tự án lệ.
4. Đất trong vụ án là đất thổ cư, tuy nhiên, các loại đất khác, đơn cử như đất nông

nghiệp, ta cũng có thể áp dụng tương tự án lệ. Trên thực tế thì đã có tịa án vận dụng án lệ
này cho một vụ tranh chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp. 16
5. Giao dịch phát sinh tranh chấp là được xác lập vào năm 1996. Nếu hoàn cảnh
tương tự xảy ra trước hoặc sau 1996 thì án lệ này cũng có thể được áp dụng.
6. Tài sản chung trong vụ án là tài sản chung của vợ chồng, xảy ra trong thời
điểm Luật Hơn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực. Nếu hồn cảnh ở thời điểm năm
2000, 2014, khi Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000, 2014 có hiệu lực, thì án lệ cũng áp
dụng tương tự.
7. Về bản chất của giao dịch. Giao dịch của người chồng với ông Tiến, bà Tý
trong vụ án là chuyển nhượng. Tuy nhiên, nếu giao dịch là thế chấp, tặng cho, góp vốn
thì sao? Bản chất pháp lý là khơng khác gì nhau. Thực tế, cũng đã có tòa án đã áp dụng
án lệ cho các vụ tranh chấp trên. 17 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

16

Bản án 09/2017/DS-PT ngày 28/09/2017 về “Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nơng nghiệp”
của Tịa án nhân dân tỉnh Hà Nam
17
Bản án 03/2018/HNGĐ-PT ngày 26/01/2018 về “Tranh chấp chia tài sản chung” của Tòa án nhân dân tỉnh Bình
Phước.
18
Bản án 135/2016/DS-PT ngày 08/07/2016 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất; đòi nhà cho ở nhờ; hợp đồng
mua bán nhà ở và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang.

18



-

Bộ luật Dân sự 2015

-

Bộ luật Dân sự 1995

-

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

-

Luật Hơn nhân và Gia đình 1986

-

Án lệ 04/2016/AL

- Bản án 09/2017/DS-PT ngày 28/09/2017 về “Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền
sử dụng đất nông nghiệp” của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam.
- Bản án 03/2018/HNGĐ-PT ngày 26/01/2018 về “Tranh chấp chia tài sản chung” của
Tịa án nhân dân tỉnh Bình Phước.
- Bản án 135/2016/DS-PT ngày 08/07/2016 về việc “Tranh chấp quyền sử dụng đất;
đòi nhà cho ở nhờ; hợp đồng mua bán nhà ở và yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất” của Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang.
- Sùng Thị Chấu, “Phân tích ngun tắc thiện chí trung thực, bình đẳng tự nhiên trong
luật dân sự?”, truy cập ngày 22/10/2021


19



×