Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN NGUYÊN vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HUỲNH THANH PHONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 60 34 01 02

BìnhDƣơng - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HUỲNH THANH PHONG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH – 60 34 01 02
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ TIẾN DŨNG

Bình Dƣơng –Năm 2015


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


––––––––––––––
Ảnh

LÝ LỊCH KHOA HỌC

(3 x 4)

1. Lý lịch sơ lƣợc
Họ và tên:

Huỳnh Thanh Phong

Giới tính: Nam

Ngày sinh:

23/9/1985

Nơi sinh: Bình Dƣơng

Q qn:

Bình Dƣơng

Khóa học:

K5

Dân tộc: Kinh
Mã HV: 120000108


Lớp:12CH04

Chức vụ, đơn vị cơng tác: Cán bộ Phịng Cảnh sát Kinh tế Cơng an tỉnh Bình Phƣớc
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên hệ: 33/9 Khu phố Bình Quới A, phƣờng Bình Chuẩn,
thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng
Điện thoại di động: 0978395678
Ngày vào Đoàn TNCSHCM: 26/3/2000 Ngày vào Đảng: 08/7/2013
2. Quá trình đào tạo
2.1. Đại học
Chuyên
Thời gian

Cơ sở đào tạo

ngành
đào tạo

2009-2011

Trƣờng Đại học Tài chính

QTKD

Hình thức

Năm

đào tạo


nghiệp

Liên thơng

2011

tốt

Marketing
2.2. Các khóa bồi dƣỡng
2.3. Trình độ ngoại ngữ
Ngoại ngữ

Trình độ

Anh văn

B

Nơi cấp
Trƣờng Đại Học Ngoại ngữ Tin học TP. Hồ Chí Minh


2.4. Sau Đại học:
Thời gian

2012-2015

Chuyên ngành đào tạo


Quản trị kinh doanh

Cơ sở đào tạo

Trƣờng Đại học Bình Dƣơng

Tên luận văn tốt nghiệp
Giảng viên hướng dẫn

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Cổ phần Nguyên Vũ
PGS.TS Hồ Tiến Dũng

3. Q trình cơng tác
Nơi cơng tác

Thời gian
2009-8/2015

Cơng an huyện Chơn Thành,

Cơng việc đảm nhiệm
Cán bộ

tỉnh Bình Phƣớc
9/2015-nay

Phịng Cảnh sát kinh tế, Cơng

Cán bộ


an tỉnh Bình Phƣớc
4. Nghiên cứu khoa học: Không
Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng. Nếu sai, tơi hồn tồn chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật.
Bình Dương, ngày tháng năm 2015
NGƢỜI KHAI
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

(ký và ghi rõ họ tên)

HOẶC ĐỊA PHƢƠNG

Huỳnh Thanh Phong


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Bình Dương, ngày 02 tháng 10 năm 2015

HUỲNH THANH PHONG

i


LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Bình Dƣơng, Khoa
Đào tạo Sau Đại học, các Giảng viên tham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều

kiện cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo Công an Tỉnh Bình Phƣớcđã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong cơng tác để có thể tập trung hồn thành đề tài luận văn
tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn PGS.TS Hồ Tiến Dũng đã cung cấp tài liệu, hƣớng
dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và
thực hiện đề tài.
Xin tri ân Ban Giám đốc, quản lý, và nhân viên Cơng ty cổ phần Ngun Vũ
đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ thông tin cùng tôi trong cuộc điều nghiên của đề tài
giúp cho tơi có đƣợc cơ sở để nghiên cứu.
Xin cám ơn các Anh/chị học viên ngành Quản trị kinh doanh lớp 12CH04
khóa 5và gia đình đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ cho tôi những thông tin, tài liệu
có liên quan trong q trình hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin trân trọng cám ơn!
Bình Dương, ngày 02 tháng 10 năm 2015

HUỲNH THANH PHONG

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tên đề tài

:

“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty cổ phần Nguyên Vũ”.

Tác giả đề tài

:

HUỲNH THANH PHONG

Cấp độ nghiên cứu :

Thạc sĩ quản trị kinhh doanh

Thời gian thực hiện :

tháng 6, 7 và tháng 8 năm 2015.

Địa điểm thực hiện :

Công ty cổ phần Nguyên Vũ và các địa bàn kinh

doanh của Công ty.
Ngƣời hƣớng dẫn

:

PGS.TS Hồ Tiến Dũng

Nội dung chính của đề tài này tập trung vào các mục tiêu sau:
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
o Khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá các yếu tố năng lực cạnh tranh hiện
tại của Công ty cổ phần Nguyên Vũ và so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ
đó xác định những mặt mạnh và hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty

cổ phần Nguyên Vũ.
o Đƣa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Nguyên Vũ.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT

:Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CRM

: Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Managenment)

DN

: Doanh nghiệp

EU

: Liên minh Châu Âu (European Union)

GDP

: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)


IMC

: Truyền thông marketing tích hợp (Integrated Marketing
Communications)

IPR

: Quan hệ cơng chúng nội bộ (Internal Public Relations)

NK

: Nhập khẩu

OECD

: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for
Economic Cooperation and Development)

PGs

: Nhân viên tiếp thị, bán hàng (Promotion Girls)

PR

: Quan hệ công chúng (Public Relations)

SP/DV

: Sản phẩm /Dịch vụ


WTO

: Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organnization)

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

XK

: Xuất khẩu

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Michael Porter ........................13
Hình 1.2:Mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng ty Ngun Vũ..............21
Hình 2.1:Cấu trúc tổ chức tổng thể của Công ty cổ phần Ngun Vũ......................25
Hình 2.2:Thị trƣờng của Cơng ty cổ phần Ngun Vũ .............................................27
Hình 3.1: Quy trình định hƣớng khách hàng của Cơng ty cổ phần Ngun Vũ .......54
Hình 3.2:Mơ hình Marketing-MIX (4P) của E. Jerome McCarthy ..........................55

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần Nguyên Vũ ...................... 24
Bảng 2.2: Tình hình nhân sự của Công ty Nguyên Vũ từ năm 2013 – 2015 ............ 26
Bảng 2.3: Doanh số của Công ty Nguyên Vũ từ năm 2013 – 2015 ..........................27

Bảng 2.4: Phƣơng thức sản xuất của Công ty cổ phần Nguyên Vũ .......................... 28
Bảng 2.5: Đánh giá năng lực quản lý và điều hành của Công ty Nguyên Vũ và các
đối thủ ........................................................................................................................ 30
Bảng 2.6: Đánh giá năng lực ứng dụng công nghệ của Công ty Nguyên Vũ và các
đối thủ ........................................................................................................................ 32
Bảng 2.7: Đánh giá năng lực nghiên cứu và phát triển của Công ty Nguyên Vũ và
các đối thủ ................................................................................................................. 33
Bảng 2.8: Đánh giá năng lực nguồn nhân lực của Công ty Nguyên Vũ và các đối thủ
................................................................................................................................... 35
Bảng 2.9: Đánh giá năng lực tài chính của Cơng ty Ngun Vũ và các đối thủ ...... 36
Bảng 2.10: Đánh giá năng lực marketing của Công ty Nguyên Vũ và các đối thủ .. 37
Bảng 2.11: Đánh giá năng lực cạnh tranh về giá của Công ty Nguyên Vũ và các đối
thủ .............................................................................................................................. 38
Bảng 2.12: Đánh giá năng lực uy tín thƣơng hiệu của Công ty Nguyên Vũ và các
đối thủ ........................................................................................................................ 39
Bảng 2.13: Đánh giá năng lực uy tín thƣơng hiệu của Công ty Nguyên Vũ và các
đối thủ ........................................................................................................................ 40
Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Cơng ty Nguyên Vũ và các đối thủ.... 41

vi


MỤC LỤC
TRANG BÌA
TRANG PHỤ
QUYẾT ĐỊNH
LÝ LỊCH KHOA HỌC(bản photo)
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................ ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
MỤC LỤC ................................................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
Chƣơng 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP .....................................................................................................................4
1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh........................................................................ 4
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ....................................................................................................... 4
1.1.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 4
1.1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh ........................................................ 6
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh ...................................................................................... 9
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................. 10
1.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh ............................................................ 12
1.2.1. Các lý thuyết cổ điển ...................................................................................................... 12
1.2.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael Porter........................................... 13
1.2.3. Các trƣờng phái khác ..................................................................................................... 15
1.3. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 15
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trƣờng vĩ mô................................................................. 15
1.3.2. Các yếu tố thuộc môi trƣờng ngành ................................................................ 18
1.3.3. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ................................................................. 19
1.4. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Cơng ty Nguyên Vũ ........................ 20

vii


1.4.1. Quan điểm của tác giả về năng lực cạnh tranh ........................................................ 20
1.4.2. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ ......................... 20
Chƣơng 2:GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁTHỰC TRẠNG VỀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANHCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ ........23

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Nguyên Vũ ...................................... 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................................. 23
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ................................................................................................. 24
2.2.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nguyên Vũ ............. 25

2.2.1.Bộ máy tổ chức ................................................................................................................. 25
2.2.2.Tình hình nhân sự............................................................................................................. 26
2.2.3.Doanh số ............................................................................................................................. 26
2.2.4.Địa bàn kinh doanh .......................................................................................................... 27
2.2.5.Phƣơng thức sản xuất kinh doanh ................................................................................ 28
2.3.Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ...................................... 28
2.3.1.Thiết kế khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ ......................... 28
2.3.1.1.Xây dựng thang đo ....................................................................................................... 28
2.3.1.2.Lựa chọn đối thủ cạnh tranh ...................................................................................... 29
2.3.1.3.Phƣơng pháp xử lý dữ liệu ......................................................................................... 29
2.3.2.Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ .......................... 30
2.3.2.1.Về năng lực quản lý và điều hành ............................................................................ 30
2.3.2.2.Về năng lực ứng dụng công nghệ .................................................................... 32
2.3.2.3.Về năng lực nghiên cứu và phát triển ............................................................. 33
2.3.2.4. Về năng lực nguồn nhân lực ........................................................................... 34
2.3.2.5. Về năng lực tài chính ...................................................................................... 36
2.3.2.6 Về năng lực marketing ..................................................................................... 37
2.3.2.7. Về năng lực cạnh tranh về giá ........................................................................ 38
2.3.2.8. Về năng lực uy tín thƣơng hiệu ...................................................................... 39
2.3.2.9. Về năng lực dịch vụ khách hàng .................................................................... 40
2.3.2.10. Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ ............... 41
2.3.3.Năng lực cạnh tranh cốt lõi của Công ty Nguyên Vũ ............................................. 42
2.3.3.1.Năng lực quản lý điều hành ............................................................................. 43


viii


2.3.3.2.Năng lực ứng dụng công nghệ ......................................................................... 43
2.3.3.3.Năng lực nguồn nhân lực ................................................................................. 44
2.3.3.4.Năng lực tài chính ............................................................................................ 44
2.3.3.5.Năng lực cạnh tranh về giá .............................................................................. 44
Chƣơng 3:GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN VŨ ....................................................................47
3.1. Giải pháp về con ngƣời – yếu tố có vai trò chiến lƣợc trong cạnh tranh ........... 47
3.1.1.Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 47
3.1.2.Giải pháp............................................................................................................................. 48
3.2. Nâng cao chất lƣợng dịch vụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh................. 51
3.2.1.Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 51
3.2.2.Giải pháp............................................................................................................................. 52
3.3. Giải pháp ứng dụng hiệu quả công cụ Marketing - Mix .................................... 55
3.3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 55
3.3.2.Giải pháp............................................................................................................................. 55
3.4. Giải pháp sử dụng hiệu quả các phƣơng tiện truyền thông................................ 61
3.4.1.Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 61
3.4.2.Các giải pháp ..................................................................................................................... 61
3.5. Giải pháp tận dụng sự kiện của Công ty ............................................................ 66
3.5.1.Cơ sở đề xuất giải pháp: ................................................................................................. 66
3.5.2.Các giải pháp ..................................................................................................................... 66
3.6. Xây dựng, quảng bá và phát triển thƣơng hiệu .................................................. 68
3.6.1.Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................................. 68
3.6.2.Giải pháp............................................................................................................................. 68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt quyết
định sự phát triển không chỉ của doanh nghiệp, mà cịn của cả quốc gia. Bởi có nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mới nâng cao đƣợc năng lực cạnh tranh
của cả nền kinh tế. Để tồn tại và đứng vững trên thị trƣờng các doanh nghiệp cần
phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nƣớc mà còn phải
cạnh tranh với các Cơng ty tập đồn xun quốc gia. Đối với các doanh nghiệp,
cạnh tranh luôn là con dao hai lƣỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh
nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trƣờng. Mặt khác cạnh
tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản
xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển.
Những năm vừa qua là những năm khó khăn cho kinh tế Việt Nam và cộng
đồng doanh nghiệp. Ngoài những nguyên nhân bên ngồi cịn có những lý do nội tại
của doanh nghiệp nhƣ năng lực cạnh tranh yếu, chƣa chủ động hội nhập…Đặc biệt
trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát
triển nhanh, nhiều cơng trình khoa học cơng nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản
phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con ngƣời. Ngƣời tiêu dùng đòi hỏi ngày
càng cao về sản phẩm, mà nhu cầu của con ngƣời thì vơ tận, ln có "ngách thị
trƣờng" đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh
nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trƣờng, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách
hàng để qua đó có thể lựa chọn phƣơng án phù hợp với năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh
nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành cơng.
Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện

hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Và đây cũng
chính là lý do tơi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Nguyên Vũ” cho luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ của mình.

1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở ứng dụng cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, đề
tài nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau:
o Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.
o Khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của Công
ty cổ phần Nguyên Vũ và so sánh với các đối thủ cạnh tranh từ đó xác định
những mặt mạnh và hạn chế về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Nguyên Vũ.
o Đƣa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Nguyên Vũ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ và các
Công ty đối thủ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty Nguyên Vũ và địa bàn hoạt
động kinh doanh của Công ty.
Về thời gian:
 Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015.
 Thời gian ứng dụng của đề tài: Từ sau thời điểm hoàn thành đề tài
nghiên cứu và đƣợc thẩm định, dự kiến bắt đầu từ tháng 1 năm 2016.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khuôn khổ của đề tài, một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây đƣợc
áp dụng:

o Phương pháp thống kê tổng hợp:
 Phần lý thuyết, tác giả tham khảo các tài liệu liên quan nhƣ: Sách
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thời hội nhập của
tác giả Đặng Đức Thành, tác phẩm Lợi thế cạnh tranh của Michael
Porter, Chiến lược Đại dương xanh của W.Chan Kim và Renee

2


Mauborgne,… từ đó chọn lọc và hệ thống hóa để làm cơ sở lý luận
cho đề tài nghiên cứu.
 Phần phân tích, đánh giá mơi trƣờng cạnh tranh của Cơng ty Nguyên
Vũ đƣợc thực hiện từ nguồn thông tin thứ cấp của Công ty nhƣ: Các
báo cáo thống kê từ nguồn của các phòng ban chức năng, kết hợp với
nghiên cứu tại hiện trƣờng của Công ty Nguyên Vũ.
o Phương pháp phân tích định tính:
 Sử dụng những bảng biểu thống kê, những thơng tin có liên quan để
phân tích, nhận định và đánh giá những ƣu điểm và yếu kém trong
năng lực cạnh tranh của Công ty Nguyên Vũ.
 Tham khảo ý kiến chuyên gia bằng cách trao đổi với Ban giám đốc,
bộ phận Kinh doanh, bộ phận Sản xuất, bộ phận Dịch vụ khách
hàng…
o Phương pháp phân tích định lượng: Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi khảo
sát dành cho chuyên gia đƣợc gửi đến các chuyên gia với số lƣợng 20 phiếu
và bảng câu hỏi dành cho khách hàng đƣợc gửi đến khách hàng với số lƣợng
40 phiếu để thu thập số liệu về các yếu tố liên quan. Phần mềm Excel đƣợc
sử dụng để tổng hợp và xử lý số liệu thu thập đƣợc.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có cấu trúc 3 chƣơng nhƣ sau:
o Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

o Chƣơng 2. Phân tích và đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần Nguyên Vũ
o Chƣơng 3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
Nguyên Vũ

3


Chƣơng 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm
Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trƣng của
nền sản xuất hàng hóa. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là q trình kinh tế trong đó
các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ thuật kinh doanh lẫn
thủ đoạn) để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình nhƣ chiếm lĩnh thị trƣờng,
tối đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế trên thị trƣờng. Tuy nhiên, những mục tiêu này
mới chỉ đúng trong phạm vi cấp doanh nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ
mơ cịn phải kể đến khả năng tạo thêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho
ngƣời dân.
Trên mọi phƣơng diện, cạnh tranh đều có vai trị rất lớn để mọi hoạt động
kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Cạnh tranh ngày nay là một vấn đề rất đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Dù
theo trƣờng phái kinh tế nào đi nữa cũng đều thừa nhận rằng: “Cạnh tranh chỉ xuất
hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng, nơi mà cung cầu và giá cả hàng hóa là
những nhân tố cơ bản của cơ chế thị trƣờng, cạnh tranh là linh hồn sống của thị
trƣờng”.

Trên bình diện quốc tế: Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp mở rộng
quy mô hoạt động và thị trƣờng. Thông qua cạnh tranh, giao thƣơng quốc tế ngày càng
đƣợc mở rộng, thúc đẩy q trình chun mơn hóa sản xuất.
Trên bình diện quốc gia: Cạnh tranh khiến các nguồn lực đƣợc phân bổ một
cách hiệu quả nhất, cạnh tranh giúp các nhà sản xuất luôn sử dụng các nguồn lực

4


một cách tiết kiệm nhất. Cạnh tranh cịn góp phần phân phối lại thu nhập và nâng
cao phúc lợi xã hội.
Trên bình diện doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là mục
tiêu phát triển thƣờng trực và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Bằng sự thúc đẩy của
lợi nhuận, doanh nghiệp luôn muốn đi đầu về chất lƣợng, giá cả, mẫu mã, dƣới áp
lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng cải tiến phƣơng thức
sản xuất, nâng cao trình độ cơng nghệ, đổi mới cách quản lý doanh nghiệp một cách
hiệu quả.
Từ khi nƣớc ta thực hiện đƣờng lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết vĩ mơ của Nhà nƣớc
theo định hƣớng XHCN thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏi vào từng
bƣớc đi của doanh nghiệp.
Môi trƣờng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lúc này đầy biến động
và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách, có thể nói canh tranh đã hình thành và bao
trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô, từ một cá nhân đơn lẻ
đến tổng thể toàn xã hội.
Cạnh tranh vốn là một quy luật tự nhiên và khách quan của nền kinh tế thị
trƣờng, nó khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi ngƣời, bởi tự do là
nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh là động lực thúc đẩy sản xuất, lƣu thơng
hàng hố phát triển. Bởi vậy, để giành đƣợc các điều kiện thuận lợi trong sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm buộc các doanh nghiệp phải thƣờng xuyên đổi mới, tích cực

nhạy bén và năng động, phải thƣờng xuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ
thuật công nghệ mới, bổ sung xây dựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết
bị máy móc, loại bỏ những máy móc đã cũ kỹ và lạc hậu và điều quan trọng là phải
có phƣơng pháp tổ chức quản lý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chun
mơn, tay nghề cho ngƣời lao động. Cạnh tranh khơng chỉ kích thích tăng năng suất
lao động, giảm chi phí sản xuất mà cịn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hóa, nâng
cao chất lƣợng sản phẩm và chất lƣợng dịch vụ làm cho sản xuất ngày càng gắn liền
với tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội đƣợc tốt hơn. Bên cạnh những mặt tích cực

5


cạnh tranh còn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực, đó là sự phân hố sản xuất hàng
hố, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn,
cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ cơng nghệ thấp và có thể làm cho doanh nghiệp phá
sản khi doanh nghiệp gặp phải những rủi ro khách quan mang lại nhƣ thiên tai, hoả
hoạn,... hoặc bị rơi vào những hồn cảnh, điều kiện khơng thuận lợi.
Nhƣ vậy, cạnh tranh đƣợc hiểu và đƣợc khái quát một cách chung nhất đó là
cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trƣờng với nhau,
kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tƣơng tự thay thế lẫn
nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận.
1.1.1.2. Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trƣớc đây phạm trù cạnh tranh hầu nhƣ
không tồn tại giữa các doanh nghiệp, tại thời điểm này các doanh nghiệp hầu nhƣ đã
đƣợc Nhà nƣớc bao cấp hồn tồn về vốn, chi phí cho mọi hoạt động, kể cả khi các
doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm này thuộc về Nhà nƣớc. Vì vậy, vơ hình
trung Nhà nƣớc đã tạo ra một lối mịn trong kinh doanh, một thói quen trì trệ và ỉ
lại, doanh nghiệp khơng phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tự tìm
tới đến doanh nghiệp. Chính điều đó đã khơng tạo đƣợc động lực cho doanh nghiệp
phát triển.

Sau khi kết thúc Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) nƣớc ta đã chuyển
sang một giai đoạn mới, một bƣớc ngoặt lớn, nền kinh tế thị trƣờng đƣợc hình thành
thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và có vai trị đặc biệt quan trọng khơng chỉ đối với
doanh nghiệp mà còn đối với ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ nền kinh tế quốc dân nói
chung.
Đối với nền kinh tế quốc dân:
 Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trƣờng và động lực
thúc đẩy sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng
năng suất lao động mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá
quan hệ xã hội, cạnh tranh cịn là điều kiện giáo dục tính năng động
của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cạnh tranh cịn góp phần gợi mở

6


những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của những sản
phẩm mới. Điều đó chứng tỏ đời sống của con ngƣời ngày càng đƣợc
nâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hố. Cạnh tranh bảo đảm thúc
đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội
ngày càng phát triển sâu và rộng.
 Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thì nó
vẫn còn mang lại những mặt hạn chế nhƣ cạnh tranh khơng lành mạnh
tạo sự phân hố giàu nghèo, cạnh tranh khơng lành mạnh sẽ dẫn tới có
những kiểu làm ăn vi phạm pháp luật nhƣ trốn thuế, lậu thuế, làm
hàng giả, buôn bán trái phép những mặt hàng mà Nhà nƣớc và pháp
luật nghiêm cấm.
Đối với Doanh nghiệp:
 Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt
động kinh doanh trên trên thị trƣờng thì đều muốn doanh nghiệp mình
tồn tại và đứng vững. Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải

có những chiến lƣợc cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lƣợc
ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về
phía mình, cạnh trạnh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng
tự tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với
thị hiếu, nhu cầu ngƣời tiêu dùng nhất. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt
nhu cầu của khách hàng kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản
phẩm cũng nhƣ dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì doanh
nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là
rất quan trọng và cần thiết.
 Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing
bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trƣờng để quyết định sản xuất cái gì?
sản xuất nhƣ thế nào? sản xuất cho ai ? Nghiên cứu thị trƣờng để
doanh nghiệp xác định đƣợc nhu cầu thị trƣờng và chỉ sản xuất ra
những gì mà thị trƣờng cần chứ khơng sản xuất những gì mà doanh

7


nghiệp có. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đƣa ra các sản
phẩm có chất lƣợng cao hơn, tiện dụng với ngƣời tiêu dùng hơn.
Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cƣờng cơng tác quản
lý, nâng cao trình độ tay nghề cho cơng nhân, cử cán bộ đi học để
nâng cao trình độ chun mơn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho doanh
nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trƣờng tăng thêm uy tín cho
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh
doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.
Đối với Ngành:
 Hiện nay, đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành gỗ nói riêng,
cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nâng

cao chất lƣợng sản phẩm. Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo
bƣớc đà vững chắc cho mọi ngành nghề phát triển. Cạnh tranh sẽ tạo
bƣớc đà và động lực cho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế
và điểm mạnh của ngành đó là thu hút đƣợc một nguồn lao động dồi
dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó.
 Nhƣ vậy, trong bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô
hoạt động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở
tầm vĩ mơ hay vi mơ thì khơng thể thiếu vắng sự có mặt của hoạt động
cạnh tranh.
Đối với sản phẩm:
Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng đƣợc nâng cao
về chất lƣợng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp cho
lợi ích của ngƣời tiêu dùng và của doanh nghiệp thu đƣợc ngày càng
nhiều hơn. Ngày nay, các sản phẩm đƣợc sản xuất ra không chỉ để đáp
ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn cung cấp và xuất khẩu ra nƣớc ngoài.
Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh khơng thể thiếu sót ở bất cứ
một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra những

8


doanh nghiệp lớn và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đảm bảo
công bằng xã hội. Bởi vậy, cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và quản lý
của Nhà nƣớc để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực nhƣ
cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới độc quyền và gây lũng đoạn thị trƣờng.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh hay năng
lực cạnh tranh. Đó là bởi cụm từ này là một phạm trù quá lớn để có thể tiếp cận từ mọi
khía cạnh. Chủ thể cạnh tranh có thể là của các tổ chức, ngành, lĩnh vực, sản phẩm hoặc
quốc gia và bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hƣởng tới nó nhƣ hiệu quả thị trƣờng, nhƣ

các chính sách, cơ cấu thị trƣờng và nghiệp vụ kinh doanh về thƣơng mại, đầu tƣ và các
quy định…
M. Porter, ngƣời trong Hội đồng về năng lực cạnh tranh các ngành ở Hoa Kỳ
cho rằng chƣa có định nghĩa thống nhất nào về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, Hội
đồng về năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ cũng đề nghị một định nghĩa năng lực
cạnh tranh nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hoá và dịch
vụ của nền sản xuất của một nước có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới
trong khi sức sống của dân chúng nước ấy có thể được nâng cao một cách vững
chắc, lâu dài”. Định nghĩa này tuy lột tả đƣợc đƣợc tính cạnh tranh nhƣng lại bị bó
hẹp về năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, chƣa nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và của ngành.
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thƣơng mại, năng lực cạnh tranh là
“Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị
doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”.
Định nghĩa này đã bao quát đƣợc năng lực cạnh tranh của các cấp độ nhƣng diễn tả
đầy đủ cụm từ “cạnh tranh” chƣa rõ ràng.
Một định nghĩa tƣơng tự trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học thì năng lực
cạnh tranh là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên
thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng
nghiệp”.

9


Giống nhƣ định nghĩa của Hội đồng về năng lực cạnh tranh Hoa Kỳ định
nghĩa này không nêu rõ đƣợc chủ thể cạnh tranh. Nhƣng định nghĩa này diễn tả rất
tốt về cạnh tranh.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp và quốc gia nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh

nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn
trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
Nhƣ vậy, mỗi một định nghĩa đều có mặt ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng,
nhƣng định nghĩa của OECD là hoàn thiện nhất khi nêu đƣợc chủ thể cạnh tranh và
cụm từ cạnh tranh. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm của OECD trong
phân tích. Tuy nhiên, tác giả muốn bổ sung khái niệm này dựa vào các định nghĩa
trên nhƣ sau:
“Năng lực cạnh tranh là khả năng một doanh nghiệp, một ngành hay một
quốc gia có khả năng giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh để tạo ra
thu nhập và việc làm cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chƣa đƣợc
hiểu một cách thống nhất. Dƣới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng
thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện
nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối
thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp
trong các cơng trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley
(1991), Schealbach (1989) hay ở trong nƣớc nhƣ của CIEM (Ủy ban Quốc gia về
Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm nhƣ vậy tƣơng đồng với cách tiếp cận
thƣơng mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chƣa

10


bao hàm các phƣơng thức, chƣa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp.
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trƣớc
sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của

Mỹ đƣa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch
vụ trên thị trƣờng thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM)
cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh
nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh nhƣ
vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng.
Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức
sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu
quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc
tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về năng lực
cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chƣa gắn với việc thực hiện các mục tiêu
và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tƣơng tự: năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất
và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững.
Ngoài ra, khơng ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
với năng lực kinh doanh. Nhƣ vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc hiểu thống nhất. Để có thể đƣa ra quan niệm năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp, cần lƣu ý thêm một số vấn đề sau đây.
Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh
và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trƣờng tự

11


do trƣớc đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh

đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều
kiện thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa hóa số lƣợng hàng
hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức
hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp
phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trƣờng, cạnh tranh tƣ bản và do vậy quan
niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.
Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về
các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả
năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng không gian sinh tồn của sản phẩm,
khả năng sáng tạo sản phẩm mới.
Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc phƣơng thức
cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phƣơng thức truyền thống và cả những
phƣơng thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh
tranh, dựa vào quy chế.
Từ những yêu cầu trên, có thể đƣa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nhƣ sau: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì
và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới
tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế
cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững.
1.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh
1.2.1. Các lý thuyết cổ điển
Đại diện tiêu biểu cho lý thuyết cổ điển về năng lực cạnh tranh là Adam
Smith và David Ricardo.
 Theo Adam Smith, nguồn gốc của q trình thƣơng mại giữa hai hay
nhiều quốc gia có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối về một ngành nào đó
so với quốc gia khác.
 David Ricardo cho rằng các quốc gia khơng có lợi thế cạnh tranh
tuyệt đối vẫn có thể mua bán trao đổi nhờ có lợi thế tƣơng đối.

12



×