Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Thiet ke hoat dong trai nghiem voi chu de Album ki niem dang nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86 KB, 7 trang )

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Chủ đề: Anbum kỉ niệm đáng nhớ của tơi
Lớp : ĐHLT2017E
Nhóm 6: Hà Kiều Anh
Vũ Kiều Anh
Nguyễn Thùy Linh
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Hồng
Ngô Thị Hiền
Hà Thị Kim Thi
Nguyễn Ngọc Thủy
Trần Hải Yến


HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Tên chủ đề : Anbum kỉ niệm đáng nhớ của tôi
( Học sinh lớp 4)
I.
Mục tiêu
1. Kiến thức :
-HS xây dựng được an-bum về những kỉ niệm đáng nhớ của bản thân.
- HS tự đánh giá được những điều em đã học từ việc làm an-bum về những kỉ niệm đáng
nhớ của bản thân để hoàn thiện bản thân hơn
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tự giới thiệu được những kỉ niệm đáng nhớ của mình đã trình bày
trong cuốn anbum.
- Rèn kĩ năng cách đánh giá và giữ gìn những kỉ niệm để hồn thiện bản thân
3. Thái độ
- Em biết tiếp thu nhưng điều người khác nhận xét về mình để tự hồn thiện bản thân.
- HS có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.
II. Nội dung


Nội dung 1 : Nhớ lại những kỉ niệm của em.
Nội dung 2: Làm anbum lưu trữ kỉ niệm đáng nhớ của em.
Nội dung 3: Hướng dẫn học sinh bảo quản lưu trữ sản phẩm.
Nội dung 4: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm.
III Công tác chuẩn bị
ST
T
1

Lực lượng tham gia: giáo viên chủ nhiệm, học sinh lớp 4A2.
Thời lượng 4 tiết, địa điểm phòng học lớp 4A2 trường tiểu học Cổ Nhuế 2A
Phương tiện: giấy bút viết thuyết trình, giấy màu tranh ảnh, thơ…
Chuẩn bị của giáo viên: Xây dựng kế hoạch chi tiết
Công việc
- Xác định tên chủ đề

Người phụ trách Ghi chú


2

- Xác định nội dung, mục tiêu, phương thức
tiến hành.
- Xác định những yếu tố nguồn lực
- Xác định thời gian, khơng gian : 4 tiết, tại
phịng học lớp 4A2.
Dự trù kinh phí
Đồ dùng
Số lượng
- Giấy màu

- Kéo
- Băng dính
- Keo dán
- Màu vẽ
- Giấy A4

Giá tiền

IV. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Nhớ lại những kỉ niệm của em
a. Mục tiêu : Học sinh nhớ và nhắc lại được những kỉ niệm vui buồn của mình, có
thể là một câu chuyện, bức tranh, bài hát, bài thơ…
b. Cách tiến hành
Bước 1 : Học sinh chuẩn bị và xem lại những sản phẩm mà mình cịn lưu giữ
- Giáo viên đưa ra yêu cầu trước để học sinh về nhà chuẩn bị
- Học sinh xem lại các sản phẩm còn lưu giữ.
+ Các sản phẩm hội họa
+ Những bài thơ, văn
+ Những bức ảnh chụp
Bước 2: Học sinh chọn lọc những sản phẩm ấn tượng nhất với bản thân gắn với
những kỉ niệm của em.
- Giáo viên đưa ra câu hỏi : những kỉ niệm vui buồn nào đáng nhhows nhất với em
và những kỉ niệm đó gắn liên với sản phẩm nào.
- Học sinh chọn lọc sản phẩm ấn tượng nhất.
Bước 3: HS nhớ và viết lại kỉ niệm của mình với 1 đến 3 sản phẩm ấn tượng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết lại kỉ niệm của mình.
 Kết luận hoạt động 1: Để có thể nhớ và ghi lại được những kỉ niệm của mình học
sinh cần
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh bảo quản lưu trữ sản phẩm.



a. Mục tiêu: Học sinh biết cách bảo quản và lưu giữ sản phẩm của bản thân.
b. Cách tiến hành
Bước 1 : Giáo đưa ra ví dụ về các vật khơng được bảo quản hợp lí : bức tranh bị ố
vàng phai màu, tấm ảnh bị hỏng do ẩm… để học sinh quan sát.
Bước 2: Học sinh nêu các cách giữ gìn, bảo quản sản phẩm phù hợp.
- Để giữ gìn được các bức ảnh hay bài thơ ỏ những kỉ niệm khác nhau mình muốn
xem lại những kỉ niện buồn hay vui thì chúng ta cần lưu giữ bảo quản, mỗi người
có cách bảo quản khác nhau.
- Học sinh ghi lại cách bảo quản phù hợp với mỗi sản phẩm: ảnh chụp, bài thơ chép
tay, tranh vẽ....
- + ảnh chụp: ép Plastic.....cất vào an- bum và để nơi khô,
- + Bài thơ chép tay: cất lên giá sách.
- + Tranh vẽ: treo lên tường, cất lên giá sách, để nơi khô ráo
Bước 3: Học sinh tự bảo quản sản phẩm của mình tại nhà.
 Kết luận hoạt động 2 : Hoạt động này giúp cho học sinh ý thức hơn về việc giữ
gìn các sản phẩm cũng như đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân của mình.
Hoạt động 3:Làm anbum lưu trữ kỉ niệm đáng nhớ của em.
a. Mục tiêu: Học sinh làm được cuốn an - bum giới thiệu được về kỉ niệm đáng nhớ
của em.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Các bước tiến hành làm anbum
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu các bước tiến hành làm anbum
+ B1: Lựa chọn những sản phẩm kỉ niệm mà em muốn đưa vào - an bum.
+ B2: Tranh trí bìa đầu và bìa cuối của an -bum.
+ B3: Sắp sếp các sản phẩm kỉ niệm theo trật tự mà em muốn vào các trang. đánh
số thứ tự vào cuối mỗi trang.
+ B4: Bổ sung lời giới thiệu nếu em muốn..
+ B5: Đồng bìa và các trang ruột thành cuốn an bum.
+ B6: Em viết tên an - bum và tên mình vào bìa ngồi an - bum.

- Học sinh nêu được bác bước tiến hành
Bước 2: Học sinh tiến hành làm anbum
+ HS lựa chọn những sản phẩm kỉ niệm mà em muốn đưa vào - an bum.
+ HS dùng giấy mầu, keo, kéo để trí bìa đầu và bìa cuối của an -bum.
+ HS tụ sắp sếp các sản phẩm kỉ niệm theo trật tự mà em muốn vào các trang.
Đánh số thứ tự vào cuối mỗi trang.


+ HS bổ sung lời giới thiệu nếu em muốn .
+ HS tự đóng bìa và các trang ruột thành cuốn an bum.
+ HS viết tên an - bum và tên mình vào bìa ngồi an - bum.
Bước 3: Hồn thiện sản phẩm
 Kết luận hoạt động 3 : Hoạt động này giúp học sinh phát huy được sự khéo léo và
óc sang tạo của bản thân. Giúp các em rèn độ kiên nhẫn kiên trì.
Hoạt động 4: Giới thiệu và trưng bày sản phẩm.
a. Mục tiêu: Học sinh biết cách kể lại câu chuyện mà mình muốn nói tới trong
anbum.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Chia sẻ và giới thiệu về các sản phẩm có trong anbum
Bước 2: Học sinh đánh giá nhận xét sản phẩm của bản thân
Bước 3: Học sinh trong lớp nhận xét sản phẩm của bạn.
Bước 4: Giáo viên nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh
- Đánh giá bài thuyết trình
- Đánh giá sản phẩm
 Kết luận hoạt động 4: Hoạt động này giúp cho học sinh có sự tự tin trong giao
tiếp, thuyết trình trước lớp hay ở nơi đơng người.
V. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học tập
a. Tổng kết:
- Yêu cầu học sinh chia sẻ về những thu hoạch của mình về những kiến thức, kĩ năng thu
được. Học sinh điền vào phiếu :

Ý kiến của em
STT

Điều em học được

1

Em biết được ý nghĩa của kỉ niệm.

2

Em biết cách bảo quản, lưu giữ các sản
phẩm kỉ niệm của bản thân.

3

Em làm được cuốn an-bum giới thiệu về kỉ
niệm đáng nhớ của em.

4

Em cảm thấy vui sướng khi mình làm được

Đún
g

Khơng Chưa

đúng



sản phẩm.
5

Em biết cách giới thiệu về sản phẩm trong
an-bum kỉ niệm của em.

6

Em biết cách lắng nghe khi người khác nói.

7

Em bắt đầu biết cách làm cho mọi người chú
ý lắng nghe.

8

Em mong muốn khám phá thêm cảm xúc
của bản thân khi nhớ về kỉ niệm

9

Em biết trân trọng và giữ gìn kỉ niệm.

10

Em thấy mình lớn hơn khi nhìn lại các kỉ
niệm.


b.Hướng dẫn học sinh học tập
Bài tập: Suy nghĩ và đưa ra ý tưởng để tiếp tục hồn thiện nội dung học các cơng việc và
dự kiến nội dung học tập tiếp theo.
- Học sinh có thể suy nghĩ và tự đưa ra chủ đề học tập tiếp theo( nếu phù hợp)
VI. Đánh giá kết quả học tập
1.
2.

Các bước tiến hành đánh giá
Học sinh tự đánh giá xếp loại
Nhóm học sinh đánh giá lẫn nhau
Giáo viên đánh giá xếp loại
Đánh giá xếp loại chung
Học sinh, nhóm học sinh và giáo viên có thể đánh giá xếp loại học sinh theo các
mức sau:
- Loại tốt : Bao gồm những học sinh có nhận thức đầy đủ về nội dung hoạt động,
tích cực tham gia trải nghiệm, hứng thú và say mê tham gia các hoạt động tập thể,
biết chủ động, hợp tác với các bạn thực hiện theo đúng mọi yêu cầu của hoạt động.
có nhiều sang kiến, sản phẩm sáng tạo ý nghĩa.
- Loại khá : Bao gồm những học sinh nắm được nội dung hoạt động nhưng chưa đầy
đủ, song có ý thức tìm hiểu để bổ sung. Tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm,
song có thể hiệu quả chưa tốt. Có sản phẩm sang tạo nhưng chưa đẹp.
- Loại trung bình: Bao gồm những học sinh hiểu biết ít về nội dung hoạt động, có cố
gắng nhưng chưa cao, sản phẩm sang tạo chưa được đẹp mắt, đúng chủ đề.


- Loại yếu: Bao gồm những học sinh không nắm được gì về nội dung hoạt động,
thiếu ý thức học tập, không tham gia làm sản phẩm, gây cản chở cho các bạn khác
trong lớp.
3. Giáo viên đánh giá học sinh

a. Đánh giá qua bài giới thiệu của học sinh:
- Kĩ năng thuyết trình trước đám đơng.
- Nội dung bài giới thiệu sản phẩm.
b. Đánh giá qua hoạt động sáng tạo, sản phẩm của học sinh
- Đánh giá hình thức sản phẩm: Tính thẩm mĩ, sang tạo, màu sắc, bố cục hài hòa.
- Đánh giá hoạt động sang tạo: độ hiểu của học sinh về nội dung học tập, tích tich
cực tham gia hoạt động và tính sáng tạo trong có trình làm sản phẩm.



×