Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Ho tro hoc sinh khuyet tat hoc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.54 KB, 11 trang )

NHÓM 3 người:
1. Phạm Huyền Trang (2/6/1998)
2. Trần Thị Mai Loan
3. Vũ Thị Thanh Huyền
HỖ TRỢ HỌC SINH KHUYẾT TẬT HỌC TẬP
I.

Khái niệm

Khuyết tật học tập (Learning Disabilities) (KTHT) là thuật ngữ chung để chỉ
một nhóm phức hợp những rối loạn biểu hiện ở những khó khăn đáng chú ý
trong việc lĩnh hội và vận dụng những năng lực nghe, nói, đọc, viết, suy luận và
tính tốn. Rối loạn này là khuyết tật nội tại của cá nhân, có nguyên nhân được
cho là do khuyết tật chức năng hệ thần kinh trung ương, có thể xuất hiện theo
các hoạt động sống. Những vấn đề về hành vi, nhận thức xã hội, tương tác xã
hội có thể tồn tại đồng thời cùng KTHT những tự thân những vấn đề này không
phải là bản chất của KTHT.
Dựa vào các năng lực học tập cơ bản có khiếm khuyết, khó khăn đặc thù
riêng, khuyết tật học tập được phân loại như sau: khuyết tật học tập trong lĩnh
vực đọc, khuyết tật học tập trong lĩnh vực viết và khuyết tật học tập trong lĩnh
vực tính tốn (dưới đây gọi là khó khăn về đọc, khó khăn về viết và khó khăn về
tính tốn).
II.
Hỗ trợ trong dạy học hịa nhập lớp có học sinh khuyết tật học tập
1. Sắp xếp vị trí ngồi, vị trí đồ đạc
Với những học sinh khuyết tật học tập gặp khó khăn trong việc xử lí thơng
tin thính giác hoặc thị giác, các thông tin đến nhiều sẽ trở nên hỗn độn, khiến
học sinh khó tập trung vào bài học. Nếu có thêm xu hướng tăng động giảm chú
ý, những kích thích dù nhỏ cũng khiến học sinh mất tập trung. Do đó giáo viên
hãy chú ý đến vị trí ngồi của các em.
Học sinh dễ nghe thấy những âm thanh bên ngồi, dễ nhìn ra sân trường nếu


ngồi gần cửa sổ hay cửa ra vào, dễ mất chú ý vì nhìn những tranh ảnh dán trên
tường nếu ngồi gần tường. Những chỗ ngồi gần bảng, gần bàn giáo viên sẽ giúp
các em nghe rõ lời giáo viên, ngược lại, giáo viên cũng dễ kiểm tra vở viết của
các em, vì thế nên cho học sinh ngồi gần bục giảng, bàn đầu dãy, góc bên trái
hoặc bên phải của dãy.


Ở vị trí dễ nhìn xung quanh bảng hoặc trên bảng, nên dán thời gian biểu, lịch
học trong tuần trong thời gian tối thiểu nhất định. Sản phẩm, tranh vẽ của học
sinh nên đặt ở phía dưới lớp học và thống nhất với học sinh khoảng thời gian
trưng bày nhất định (hết thời gian trưng bày thì di chuyển đi).
Những học sinh chưa thực hành động tác thuần thục có thể thực hiện thao tác
nếu được nhìn bạn xung quanh vì vậy nên cho học sinh ngồi ở bàn thứ 2 hoặc 3.
Nên tạo khơng khí thoải mái, thống đãng cho lớp học.
Để học sinh không trở nên căng thẳng khi ngồi ở một vị trí nào đó trong thời
gian dài, thỉnh thoảng giáo viên nên thay đổi chỗ ngồi cho các em, cũng như
nên thay đổi thành viên hoạt động nhóm.
Có nhiều học sinh khuyết tật học tập có thể tính hậu đậu, hay đánh rơi, đánh
đổ các vật dụng, đồ dùng, quên không đặt đồ dùng về vị trí cũ. Ngun nhân có
thể là do nhận thức vị trí, khơng gian kém khiến các em khơng nhớ vị trí đồ vật.
Nên đặt sẵn các hộp, túi để đựng đồ đánh rơi, trong những giờ ra chơi, giáo viên
hướng dẫn học sinh cách sắp xếp đồ vật. Nếu học sinh kém phân biệt đồ vật của
mình và bạn bè, giáo viên nên hướng dẫn các em dán hoặc đánh dấu biểu tượng
vào đồ dùng của mình.
2. Điều chỉnh hình thức hoạt động để duy trì chú ý và ghi nhớ
Duy trì chú ý
Đối với mọi trẻ em, khi phải học những giờ chỉ thuyết trình một chiều,
chúng sẽ dễ trở nên chán nản, mệt mỏi. Những học sinh đầu bậc tiểu học chỉ có
thể tập trung trong khoảng thời gian 15 phút.
Tổ chức những tiết học đa dạng về hình thức, tạo dựng những phong cách

học tập khác nhau trong giờ học như thực hành và trải nghiệm, khám phá, giải
quyết vấn đề, làm việc cá nhân, làm việc nhóm,.. là việc làm hết sức cần thiết.
Giáo viên hãy nghĩ cách tổ chức tiết học bằng các hoạt động khác nhau để
thu hút sự tập trung chú ý của học sinh. Phân chia thời gian hoạt động tương
ứng với khoảng thời gian học sinh có thể tập trung chú ý, thay đổi, đa dạng yêu
cầu hoạt động: quan sát, nghe, nói, viết cũng giúp học sinh chú ý hơn. Thể hiện
bằng tranh ảnh, sơ đồ minh họa trình tự hoạt động trong tiết học cũng giúp giảm
tâm lí căng thẳng, bất an, giúp học sinh dễ tâp trung chú ý hơn.


Tận dụng, sử dụng sở thích của học sinh để khởi động, bắt đầu tiết học.
Chẳng hạn, với những học sinh thích phương tiện giao thơng, giáo viên đưa ra
các câu đố về phương tiện giao thông tạo cơ hội để học sinh được phát biểu về
điều các em thích. Trong những giờ học được tiến hành dựa vào sở thích của
học sinh, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện nhiều hoạt động nói, viết, quan
sát, đọc, giúp học sinh tập trung chú ý hơn.
Giáo viên cần phải thể hiện sự chú ý tới từng học sinh trong lớp để các em
hiểu giáo viên đang quan tâm đến mình và cảm thấy yên tâm, tự tin trong hoạt
động học tập. Sau khi đã hướng dẫn bài cho cả lớp, giáo viên có thể tới nhắc lại
hoặc kiểm tra xem học sinh khuyết tật học tập đã hiểu yêu cầu chưa, đôi khi
giáo viên chỉ cần tới gần học sinh, đặt tay lên vai để nhắc chú ý.
Duy trì ghi nhớ
Đối với những học sinh khuyết tật học tập có trí nhớ cơng việc hạn chế, khi
qn giữa chừng, khơng nhớ việc cần làm tiếp, học sinh có thể có biểu hiện xao
lãng, mất tập trung chú ý, dễ có tâm lí chán nản, lảng tránh thực hiện hoạt động
mặc dù bản thân rất muốn làm.Việc duy trì ghi nhớ cho học sinh vừa giúp các
em thực hiện tốt bài học vừa giúp duy trì chú ý.
Đối với các học sinh khuyết tật học tập có thói quen xử lí đồng thời, giáo
viên có thể lập bảng trình tự các công việc, các thao tác, các bước trong hoạt
động để nhắc nhớ và cũng giúp học sinh dễ dàng kiểm tra các việc đã làm. Khi

làm xong việc gì đó, có thể dán thẻ hoặc đánh dấu vào đó. Giáo viên cũng nên
ghi rõ thời gian thực hiện mỗi công việc giúp các em tập trung làm việc hơn.
Trong khi đó, đối với các học sinh có thói quen xử lí liên tiếp thơng tin, giáo
viên thường xun và lần lượt đưa ra các lời hướng dẫn hoặc câu chỉ dẫn trên
bảng, trên phiếu giao việc cho học sinh. Khi học sinh làm việc, giáo viên có thể
đứng bên cạnh những học sinh không chú ý giúp em này tập trung hơn.
Nên cho học sinh thao tác nhiều lần, thực hành nhiều lần, làm cùng một công
việc, cùng một thao tác nhiều lần để dễ ghi nhớ.
3. Điều chỉnh hướng dẫn
Thu hút sự chú ý lắng nghe của học sinh
Khi giáo viên hướng dẫn cả lớp, học sinh khuyết tật học sinh có thể khơng ý
thức rằng cơ cũng đang nói với mình. Hơn thế, có những em khơng ngừng nói
chuyện, có những em tiếp tục chú ý vào những âm thanh bên ngồi lớp. Vì vậy,


khi muốn hướng dẫn, giải thích trình tự hoạt động, trước tiên giáo viên phải thu
hút sự chú ý của học sinh. Giáo viên có thể yêu cầu “các em hãy trật tự, nghe cô
hướng dẫn” và im lặng chờ cho tới khi mọi học sinh trật tự. Những lần đầu có
thể làm mất thời gian của tiết học, xong điều quan trọng đạt được là học sinh
hiểu nếu chúng khơng trật tự, cơ giáo sẽ khơng nói. Xây dựng những quy ước
giữa cơ và trị khi nghe giảng. Chẳng hạn “khi cô vỗ tay 2 lần, các em hãy trật
tự và chú ý nghe cơ nói” Giáo viên có thể làm biển báo bằng từ ngữ “hãy trật
tự”, “chú ý”, hay hình một bạn nhỏ, một con vật ngỗ nghĩnh để tăng hiệu quả
các báo hiệu. Với những học sinh chưa hiểu yêu cầu, giáo viên có thể vỗ nhẹ
vào vai học sinh, cắt ngang tầm mắt nhìn rồi ra yêu cầu với học sinh.
Hướng dẫn đơn giản, ngắn gọn, có trọng tâm
Ở những học sinh khuyết tật học tập có trí nhớ cơng việc hạn chế, não của
chúng không thể thu giữ các thông tin phức tạp được truyền tải đến cùng một
lúc. Vì thế, thay vì hướng dẫn “chép bài xong, các em nộp bài cho cô, sau đó ra
sân để học thể dục”, giáo viên xây dựng những lời hướng dẫn ngắn gọn: “ hãy

viết bài”, “hãy nộp bài cho cô”, “ra sân trường học thể dục” và chỉ khi học sinh
hoàn thành hoạt động này, giáo viên mới đưa tiếp chỉ dẫn cho hoạt động tiếp
theo. Giáo viên nên nhấn mạnh vào các ý chính trong lời hướng dẫn. Cùng với
việc hướng dẫn bằng lời, giáo viên nên viết lại lời hướng dẫn trên bảng hoặc
trên phiếu giao việc, có gạch chân, đánh dấu bằng bút màu để học sinh nắm
được ý chính. Cần kiểm tra xem học sinh có hiểu u cầu khơng bằng cách yêu
cầu trẻ nhắc lại yêu cầu. Khi thấy học sinh chưa hiểu, giáo viên có thể yêu cầu
học sinh “các em chú ý, cô hướng dẫn lại một lần nữa”.
4. Điều chỉnh cách trách phạt, khen thưởng, động viên
Sau khi học sinh thực hiện xong hoạt động nào, nhất định phải có sự đánh
giá, khen thưởng, động viên học sinh để tạo tâm lí hào hứng, thích thú, tăng cảm
giác thành cơng. Khơng nên trách phạt, thay vào đó là thưởng ít, thưởng nhiều
hoặc khơng thưởng. Khơng nên cho học sinh đặc quyền “ngồi ngồi” các hoạt
động vì việc tham gia và có trải nghiệm vượt qua thất bại, tích lũy kinh nghiệm,
thói quen “làm để biết” là điều quan trọng.
Quy ước với học sinh về điểm thưởng theo quy tắc: mặt cười – ngôi sao –
phần thưởng. Khi học sinh tích cực hoạt động nhưng chưa hồn thành tồn bộ
thì thường mặt cười, tốt hơn thì ngơi sao hoặc phần thưởng. Nhiều mặt cười có
thể đổi thành ngơi sao, nhiều ngơi sao có thể đổi thành phần thưởng. Trách phạt
học sinh bằng cách không thưởng.


Khi thấy học sinh làm sai, không nên ngắt, ngừng hoạt động của học sinh,
không làm thay, không làm hộ, không chữa vội vàng, tránh giảm hứng thú của
học sinh. Nên động viên con chú ý, cố gắng kiểm tra và thực hiện đúng các yêu
cầu.
Cần khen ngợi các việc học sinh làm được một cách cụ thể. Có thể có
bảng/biểu trưng bày thành tích, kết quả và theo dõi những tiến bộ của học sinh
trong học tập và tham gia hoạt động.
Việc liên tục phê bình, ngăn cản học sinh như “con không được đánh bạn”

“con không được gây gổ với bạn” có thể làm học sinh có cảm giác “chẳng ai
hiểu mình”, “mình lúc nào cũng xấu”. Giáo viên nên chia sẻ cảm xúc với học
sinh, sau đó trò chuyện và đưa ra lời khuyên giải: “con cảm thấy rất khó chịu
lúc đó đúng khơng?”, “được rồi, con hãy bình tĩnh, hãy bớt giận”, “hãy nói cho
cơ biết con cảm thấy thế nào...”.
III. Hỗ trợ các dạng KTHT cụ thể trong hịa nhập
1. Khó khăn về đọc
a) Khơng thể đọc trơi chảy
Khơng ít học sinh khuyết tật học tập có đặc điểm: có thể nói chuyện trơi
chảy, bình thường nhưng khi đọc bài trong sách thì ngắc ngứ, lộn xộn.
Cụ thể:
- Không biết đọc trơn thành tiếng, luôn phải đánh vần thành tiếng
- Không đọc được (mù đọc) - Đọc được nhưng có những hạn chế
+ Tốc độ đọc chậm so với chuẩn kĩ năng đọc của độ tuổi khoảng 1 năm
+ Độ lưu loát kém: đọc ngắc ngứ, không trôi chảy, ngắt giọng, nghỉ hơi không
phù hợp, cách đọc khác thường), độ đọc hiểu
+ Độ chính xác kém, mắc nhiều lỗi sai khi đọc: phát âm sai, không ngắt nghỉ
đúng chỗ, hay đọc nhầm các từ trông gần giống nhau, không theo dõi được bạn
đọc đến đâu với những bài đọc dài, khơng phân tích được tiếng thành âm và
vần; đọc thêm/bớt/thay/đảo từ, bỏ từ, bỏ dòng, lặp lại dòng khi đọc.
+ Đọc hiểu kém: Hiểu rất ít hoặc khơng hiểu nội dung bài đọc.
b) Khó khăn trong xử lí đồng thời nhiều thơng tin


Khi đọc, trước hết thơng tin thị giác (hình ảnh về chữ) chuyển tải đến não, ở
đó diễn ra quá trình xử lí âm vị, chuyển từ hình ảnh chữ viết thành biểu tượng
âm thanh (giải mã chữ).
Với những học sinh có khó khăn về đọc, có khi khi nhiều con chữ cùng một
lúc đập vào mắt, mắt không chú trọng vào chữ nào, không chữ nào được nắm
bắt rõ ràng sẽ khiến não bộ khơng xử lí thơng tin chính xác, có khi các thơng tin

vừa được chuyển tới bị qn ngay lập tức, có khi khơng nhớ các thơng tin về âm
vị, ... dẫn đến phát âm có vấn đề.
Học sinh khó khăn về đọc khơng do khiếm khuyết của cơ quan phát âm,
không do thị lực kém mà do hạn chế năng lực xử lí âm vị, tổng hợp thông tin ký
tự thành âm thanh....
c) Hay phán đốn những chỗ khơng đọc được
Thường thì người ta nghĩ rằng học sinh khó khăn về đọc sẽ chậm phát triển trí
tuệ. Nhưng thực tế có những học sinh rất giỏi suy luận, phán đốn. Khi gặp
những chỗ khó đọc, đọc đến cuối đoạn, chúng thường thay đổi cách đọc, giọng
đọc hoặc nhảy cóc hoặc đọc sang từ khác. Người ta cho rằng, chúng có cách xử
lí thơng tin và phát âm khác biệt. Tuy nhiên, kỹ năng đọc đúng là một kỹ năng
học đường cơ bản, có ảnh hưởng trực tiếp đến kỹ năng viết và nhiều môn học
khác, do đó, nếu khơng đọc tốt thực sự, học sinh sẽ gặp thất bại diễn tiến, khó
khăn thứ phát khác.
2. Khó khăn về viết viết
a) Viết sai, viết chậm, viết văn kém
Những biểu hiện cơ bản trong kĩ năng viết:
- Khơng viết được (dưới hình thức chép hoặc nghe viết hoặc viết văn).
- Chữ viết sai kích cỡ, sai hình dạng, chữ rất khó đọc hoặc khơng đọc được.
- Cách viết chữ bất thường, cách trình bày bất thường, viết nhảy dòng, cách
quãng.
- Viết được nhưng kém hơn hẳn so với yêu cầu của độ tuổi:
+ Về tốc độ viết + Về độ chính xác: Hay mắc lỗi sai, hay viết nhầm các con
chữ trông giống nhau như l/e, viết các chữ gương như u/n, b/p, p/q.. (Loại lỗi
này có thể gặp ở những trẻ 6, 7 tuổi, nhưng sẽ mất đi sau khi trẻ rèn luyện. Với


những trẻ có khó khăn về học, những lỗi sai này rất khó sửa, thậm chí khi học
lên bậc đại học hoặc đi làm.)
+ Về độ trôi chảy: Hay ngắt nghỉ giữa chừng, không đúng quy cách, viết không

liền mạch, ...
+ Về viết bài văn: Sử dụng rất ít từ ngữ; từ ngữ không linh hoạt; không biết vận
dụng các biện pháp để hoàn thành bài tập làm văn hiệu quả; không viết hoặc
viết sai dấu câu, sử dụng không đúng các quy tắc ngữ pháp.
b) Khó khăn trong trí nhớ công việc, nhận thức không gian, phối hợp mắt và
chuyển động tay
Khi nhìn thấy chữ hoặc nghe thấy từ, học sinh cần phải hình dung được cấu
tạo chữ, hình dạng chữ, khoảng cách các con chữ, tức là phải nắm được quy tắc
cấu tạo nhất định của ngôn ngữ viết. Khi viết, những thông tin thị giác về chữ
được não xử lí, chuyển đổi và điều khiển ngón tay chuyển động viết chữ.
Khi sự kết hợp vận động của mắt và tay khơng tốt việc viết đúng hình dạng
chữ, kích cỡ chữ trở nên khó khăn. Có những học sinh khơng biết phải nhìn vào
đâu để viết, dẫn đến việc khơng thể chép được. Khi trí nhớ cơng việc (một kiểu
trí nhớ ngắn hạn) kém, học sinh sẽ gặp hạn chế trong việc ghi nhớ hình dạng
chữ, vị trí viết trong vở, điểm đưa mắt để nhìn, ghi nhớ chữ phải viết gặp nhiều
khó khăn.
c) Khó khăn trong nhận thức cấu trúc âm vị của hình ảnh từ ngữ
Khi đọc truyện tranh, nhìn chữ, trẻ em dần dần hình dung ra khoảng cách các
con chữ, hình dạng chữ, từ đó hình thành năng lực đọc viết. Trong q trình đó,
chúng học được những quy tắc nhất định của ngơn ngữ. Để hình thành được khả
năng viết, con người phải đạt được trình độ hoạt động não cấp cao trong xử lí
thơng tin.
Học sinh khó khăn về viết thường kém nhận thức cấu trúc âm vị của từ ngữ,
khơng lí giải được hoặc lí giải kém chính xác cấu trúc từ ngữ do đó nhiều em
viết câu cú bừa bãi, sai quy tắc chính tả, sai quy tắc ngữ pháp, nhiều em kèm
theo khó khăn về đọc.
3. Khó khăn về tính tốn
a) Nhận thức khái niệm số, phép tính và suy luận kém



Những biểu hiện cơ bản trong lĩnh vực tính tốn:
- Khó khăn trong việc đếm, đọc, viết số, viết phép tính và so sánh các chữ số;
- Nhầm lẫn cách sử dụng 4 phép tính hoặc mắc nhiều lỗi, mất nhiều thời gian để
thực hiện 4 phép tính cơ bản, nhất là với các số có nhiều chữ số; số thập phân và
phân số.
- Khó khăn trong việc tính nhẩm
- Khó khăn trong việc giải thích, hồn thành các bản đồ, hình vẽ
- Khó khăn trong việc nhận biết và chuyển đổi các đơn vị đo (độ dài, khối
lượng, thời gian). Minh họa kĩ năng tính tốn của học sinh có khó khăn về tốn
- Khó khăn trong việc phân biệt các yếu tố hình học và áp dụng cơng thức để
tính chu vi, diện tích và thể tích các hình cơ bản.
- Khó hình dung và tạo mối liên hệ giữa yêu cầu của bài toán với việc giải bài
nên rất hạn chế trong việc giải các bài toán có lời văn.
b) Trí nhớ cơng việc hạn chế, nhận thức thị giác – khơng gian kém
Việc tính tốn kém, tính tốn mất thời gian là do học sinh ghi nhớ kém, không
nhớ được điều suy nghĩ cho đến khi nói ra (trí nhớ cơng việc - working
memory), viết ra, năng lực suy luận yếu kếm, năng lực thực hiện phép tính có đi
kèm với ghi nhớ của học sinh hạn hẹp hoặc dễ quên. Việc không thể nắm bắt
được vị trí chính xác của các chữ số là do năng lực nhận thức không gian kém.
Học sinh không hiểu chính xác rõ ràng mối quan hệ vị trí phải trái, trước
sau.Việc không thể đổi các đơn vị đo, hiểu về hình hình học, bản đồ khơng chỉ
do khiếm khuyết năng lực nhận thức khơng gian mà cịn do khả năng tưởng
tượng kém.
IV. Hỗ trợ cá nhân học sinh khuyết tật học tập
a) Nâng cao năng lực nhận thức âm vị
- Hỗ trợ nhận thức âm vị và đề xuất âm vị
Để tăng cường khả năng nhận thức âm vị, nên rèn luyện cho học sinh các kĩ
năng phân giải âm và đề xuất âm vị.
+ Phân giải âm vị: cho học sinh nghe 2 âm tiết (và quan sát hình ảnh minh
họa ý nghĩa, chữ viết hiển thị 2 âm) rồi yêu cầu con khu biệt các âm tiết



khác nhau, sau đó cho học sinh phát âm. Học sinh cũng có thể đập nhịp các
âm của những từ được nghe.
VD: Bài tập: Nghe rồi gạch chân vào phần âm khác nhau:
vàng / vòng ; gấu / gầu
+ Đề xuất âm vị: từ những từ nghe được, học sinh cần phân tách các âm theo
vị trí chỉ định, sau đó phát âm.
VD: nghe rồi điên vào chỗ trống:
v...

; g...

- Hướng dẫn tăng cường tổng hợp chữ và đọc
Có thể tăng cường khả năng đọc cho học sinh bằng bài tập ghép theo mẫu
GV chuẩn bị các thẻ từ mà HS thường nhầm lẫn trong bài đọc, cho học sinh
xem tranh ảnh, trả lời câu hỏi về ý nghĩa của tranh ảnh và yêu cầu học sinh chọn
thẻ từ rồi đọc từ trong thẻ đó. Bằng cách này, thay tranh ảnh bằng lời đọc mẫu,
bằng câu văn mô tả khái niệm. Học sinh chọn từ và đọc từ.
VD:
- Bài tập: Nhìn hình, trả lời câu hỏi rồi chọn thẻ từ tương ứng và đọc từ
- Bài tập: Trả lời câu hỏi – tìm tranh ảnh – tìm từ và đọc
b) Nâng cao trí nhớ cơng việc
Giáo viên có thể tiến hành hỗ trợ trí nhớ cơng việc cho học sinh khuyết tật học
tập theo các kĩ thuật/ chiến lược sau đây:
- Giảm tải thông tin trong mỗi hoạt động học tập: Số lượng thơng tin cần
được xử lí trong một thao tác tư duy nhiều hay ít tùy thuộc vào khoảng
ghi nhớ và khả năng thực hành với độ lớn của lượng thông tin ở mỗi
học sinh cụ thể.
- Cấu trúc hóa thơng tin: chia thơng tin và cấu trúc các thơng tin thành

chuỗi, thành các sơ đồ, hình ảnh hóa, có liên kết, có liên hệ với nhau để
học sinh dễ nhớ, dễ liên tưởng.
- Tăng cường ghi nhớ có kế hoạch: lên một kế hoạch làm việc cụ thể dưới
dạng hình ảnh minh họa (bảng trình tự hoạt động).


- Thường xuyên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ: tranh ảnh, từ vựng kết hợp
với giải nghĩa. Số lượng các dụng cụ hỗ trợ phải vừa phải, phù hợp với
khả năng ghi nhớ công việc của từng học sinh.
- Về chiến thuật nhắc nhớ: có thể sử dụng chiến thuật nhẩm, nhắc lại bằng
lời và nhắc nhớ bằng hình ảnh trực quan.
- Lặp đi lặp lại các hoạt động với thông tin, tạo sự thân quen với thông tin,
trên cơ sở đó tiến tới mở rộng thơng tin.
c) Sử dụng quy luật bù trừ - Hoạt dụng các ưu thế nhận thức
- Ưu thế nhận thức thị giác
Những học sinh khuyết tật học tập có ưu thế trong nhận thức thị giác thường có
khả năng quan sát nhanh chóng, chính xác, ghi nhớ và tư duy tốt với các hình
ảnh, có thể nắm bắt nội dung, ý nghĩa nhanh chóng nhờ quan sát tranh ảnh.
Việc học tập của các em có thể thuận lợi hơn khi có các hình ảnh hỗ trợ. Tận
dụng ưu thế này, giáo viên nên lưu ý:
+ Trực quan hóa các khái niệm ngơn ngữ, tốn, số, các hướng dẫn
+ Trực quan hóa cơ chế tính tốn, các bước tính tốn: sơ đồ hóa, hình ảnh minh
họa, …
+ Trực quan hóa ý nghĩa bài đọc, tình huống học tập, hoạt động học tập, ....
Khi dạy học theo hướng sử dụng ưu thế thị giác, giáo viên cần chú ý tới một số
quy tắc: Giới thiệu thơng tin dưới dạng hình ảnh một cách tổng thể rồi giới thiệu
bộ phận; thị giác hóa (bằng màu sắc, hình ảnh) các mối liên hệ của thơng tin;
đưa các gợi ý về thị giác và vận động; sử dụng các liên hệ không gian và liên hệ
tổng hợp.
- Ưu thế nhận thức thính giác

Những học sinh khuyết tật học tập có ưu thế trong nhận thức thính giác thường
có khả năng thu nhận, ghi nhớ nhanh chóng, chính xác thơng tin nếu nghe
được, dễ ghi nhớ các trình tự. Việc học tập của các em có thể thuận lợi hơn khi
có các lời hướng dẫn hỗ trợ. Tận dụng ưu thế này, giáo viên nên lưu ý:
+ Ngôn ngữ hóa các khái niệm, thao tác, hoạt động, cơng thức tính tốn: đưa lời
hướng dẫn, văn-vè, văn vần, văn xi....
+ Tăng cường hướng dẫn các bước hoạt động, các bước giải toán.


+ Tăng cường dùng lời mơ tả, giải thích các nội dung học tập.
Khi dạy học theo hướng sử dụng ưu thế thính giác, giáo viên cần chú ý tới một
số quy tắc: Giới thiệu thông tin theo tầng bậc, từng bước; giới thiệu từng bộ
phận tới tổng thể; giới thiệu theo trình tự; đưa các gợi ý về thính giác và ngôn
ngữ; sử dụng liên hệ thời gian và liên hệ có tính phân tích.



×