KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
1
`MỤC LỤC
STT
Tên Tham Luận Trang
1
Chương trình hội thảo
2
2
Báo cáo đề dẫn
3
3
Các báo cáo tham luận của các cá nhân và đơn vị
3.1
Sử dụng mạng Internet hỗ trợ dạy và học toán THPT , Huỳnh Chí
Hào – giáo viên trường THPT TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp
6
3.2
Một vài kinh nghiệm xây dựng Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến
ở Hậu Giang, Lý Phát Hải Linh – Trưởng phòng CNTT-
QLTB&TV tỉnh Hậu Giang
17
3.3
Giải pháp dạy học trực tuyến trên địa bàn An Giang–
T
ỉnh An
Giang
24
3.4
Đôi lời tâm sự từ Bạc Liêu, Nguyễn Quốc Tùng –
t
ỉnh Bạc Li
êu
27
3.5
Đôi nét về diễn đàn toán Vĩnh Long, Trần Chí Thanh – Trường
THPT Lưu Văn Liệt tỉnh Vĩnh Long
30
3.6
Một số kinh nghiệm tổ chức hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến
trong trường phổ thông, Lê Hữu Kỳ Quan – giáo viên trường
THPT chuyên Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
38
3.7
Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến – E-Learning,
t
ỉnh
Bến Tre
45
3.8
Tham luận xây dựng hệ thống E-Learning,
t
ỉnh Hậu Giang
49
3.9
Công tác xây dựng website giáo dục và bước đầu xây dựng hệ
thống hỗ trợ học tập trực tuyến, tỉnh Hậu Giang
58
3.10
Giới thiệu một số ứng dụng khoa học công nghệ trong đổi mới
phương pháp dạy học, tỉnh Bến Tre
62
3.11
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy thực tiễn và hiệu quả, Lê Phan
Song Mỹ - giáo viên trường THPT Tầm Vu 2, tỉnh Hậu Giang
66
3.12
Về đổi mới phương pháp dạy học môn Tin học trung học phổ
thông, tỉnh Trà Vinh
69
3.13
Khắc phục sự cố tổ chức họp trực tuyến,
t
ỉnh Ki
ên Giang
75
3.14
Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn Vật lý, Đinh Minh Tri –
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Minh Quang, tỉnh Hậu Giang
78
3.15
Ứng dụng phần mềm Mathcad trong giảng dạy và nghiên cứu toán
học, Trần Thanh Liêm – Trường THPT chuyên Bến Tre, tỉnh Bến
Tre
89
3.16
Sử dụng tư liệu lịch sử để giảng dạy bài “ Chiến tranh thế giới thứ
hai (1939-1945)”, tỉnh Cà Mau
97
3.17
Ứng dụng máy vi tính, đường truyền Internet trong dạy – học Lịch
sử ở trường THPT, tỉnh Cà Mau
115
3.18
Trao đổi một số vấn đề về xây dựng website giáo dục, Huỳnh Chí
Phến, Trường THPT Hoàng Diệu, tỉnh Sóc Trăng
128
3.19
Thiết kế, quản lý website trung học phổ thông, Huỳnh Tấn Thông
– Trường THPT Lấp Vò 2, tỉnh Đồng Tháp
131
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
2
CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
NGÀY 29/3/2011
+ 7g00- 8g00 : đón tiếp đại biểu.
+ 8g00 - 8g15’ : Văn nghệ chào mừng
+ 8g15-8g30: Phần nghi thức
-8g15’- 8g 18’: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
- 8g18’- 8g21’: Giới thiệu Đoàn chủ toạ Hội thảo
- 8g21’ - 8g25’: Diễn văn khai mạc (Lãnh đạo Tỉnh)
- 8g25’- 8g30’:Báo cáo đề dẫn (đ/c Giám đốc)
+ 8g30-11g: các tham luận và giao lưu của các Công ty
- 8g30’- 8g45’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Đồng Tháp.
- 8g45’- 9g00 : Tham luận của Sở GD&ĐT Hậu Giang.
- 9g00 - 9g15’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Vĩnh Long.
- 9g15’- 9g45’ : Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT Hậu Giang
- 9g45’- 10g00 : Giao lưu của các công ty thiết bị giáo dục
- 10g00 - 10g15’ : Giải lao
- 10g15’- 10g30’ : Tham luận của Sở GD&ĐT Bạc Liêu
- 10g30’- 10g45 : Tham luận của Sở GD&ĐT An Giang
- 10g45’- 11g00 : Các tham luận khác
+ 11-11g45’: các ý kiến thảo luận
+ 11g45’-12g00: Ý kiến của cấp trên và đáp từ, bế mạc Hội thảo
Mời đại biểu dùng cơm trưa !
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
3
BÁO CÁO ĐỀ DẪN
ThS. Bùi Văn Dũng
GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Kính thưa quí đại biểu
Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo nghị quyết 22 của Quốc hội khóa 11 ký ngày
1/1/2003. Là tỉnh mà cơ cấu kinh tế và người dân sống chủ yếu vào nông nghiệp, kinh tế
gặp nhiều khó khăn, gia đình nghèo, diện chính sách nhiều, mặt bằng GD được xem là
vùng thấp nhât của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tuy nhiên, ngay từ lúc mới bắt đầu chia tách, sớm nhận thấy Tin học và Ngoại ngữ
là chìa khóa để có thể nâng cao chất lượng GD. Sở GD HG đã mạnh dạn đẩy mạnh ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
Triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy lúc bấy giờ thật là khó khăn, CSVC chưa
đáp ứng được để có thể ứng dụng tốt CNTT, nhưng được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy
ban và được sự quyết tâm của BGĐ và sự đồng tình của đội ngũ thầy cô giáo. Tỉnh Hậu
Giang sớm đưa tin học vào nhà trường, bước đầu cũng chỉ là các bài giảng trình chiếu
được soạn bằng phần mềm power point, trường nào “sang” lắm mới có máy chiếu để
chiếu lên cho HS, đa phần sử dụng TV màn hình tương đối lớn, thậm chí có đơn vị sử
dụng TV 21 inch để trình chiếu. Khó khăn là vậy nhưng cũng gây được sự chú ý của HS
và thay đổi được nhận thức của GV từ đó thúc đẩy một bộ phận GV mạnh dạn đầu tư ứng
dụng CNTT vào giảng dạy.
Từ những bước đi chập chững đó, lãnh đạo Sở đã có những bước chỉ đạo quyết liệt
hơn, bài bản hơn, và bây giờ ứng dụng CNTT vào giáo dục nói chung không còn là
phong trào mà đã trở thành nhu cầu thực sự của GV, CBQL và của cả HS.
Kính thưa quí đại biểu
Từ năm học 2008-2009, Bộ GD&ĐT chọn làm năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT
làm tiền đề đẩy mạnh hơn nữa CNTT vào giảng dạy và học tập cho các năm tiếp theo.
Đồng thời theo phương hướng nhiệm vụ về CNTT, cục CNTT phát động phong trào
“mỗi thầy cô giáo đóng góp một bài giảng điện tử” nhằm xây dựng thư viện học liệu mở
gồm các bài trình chiếu, bài giảng E-Learning. Theo đó, học sinh có thể khai thác thư
viện bài giảng E-Learning để tự học, học mọi lúc, mọi nơi và học bài cần học.
Toàn tỉnh Hậu Giang hiện nay 100% các trường THPT đều được trang bị máy vi
tính và giảng dạy tin học, với số lượng bình quân 20HS/máy; có 91,4% trường THCS;
24,51% trường tiểu học có giảng dạy tin học. Và hầu hết các trường từ mầm non đến
THPT đều ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý
Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ của công ty viễn thông Quân đội Viettel, ngành giáo
dục Hậu Giang đã cơ bản hoàn thành kết nối internet băng thông rộng: triển khai đến
315/334 cơ sở giáo dục đạt xấp xỉ 95%.
Ngoài ra, trang thông tin của giáo dục Hậu Giang cũng nhận được nhiều sự quan
tâm của phụ huynh, giáo viên, học sinh và nhân dân với số lượt truy cập hiện nay khoảng
4.000 lượt/ngày.
Kính thưa quí đại biểu
Thực hiện nhiệm vụ CNTT theo hướng dẫn của cục CNTT. Hàng năm, Sở đều tổ
chức các cuộc thi GV sáng tạo, trong đó có nội dung CNTT như thi soạn Bài giảng trình
chiếu, ngân hàng dữ liệu, phần mềm giảng dạy. Đặc biệt năm học 2010-2011, Sở đã tổ
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
4
chức hội thi GV và HS sáng tạo, ngoài các nội dung sáng tạo đồ dùng dạy học và học tập
tự làm, năm nay có đưa thêm các nội dung mới như: đồ dùng học tập của HS; phần mềm
sáng tạo của HS cấp trung học, trong đó có 93 sản phẩm dự thi của HS và có 22 đạt giải;
đặc biệt, với nội dung thi hoàn toàn mới: Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến e-
learning (cho cá nhân và tập thể) với tổng số 14 trang dự thi, đáng chú ý có 2 trang e-
learning do HS xây dựng tham gia dự thi.
Học tập với hệ thống e-learning sẽ tạo môi trường học tập rộng rãi và lý tưởng cho
HS. GV có thể hướng dẫn HS tự học qua mạng Internet: HS có thể học ở bất cứ nơi đâu,
bất kỳ lúc nào cũng có thể theo học một chương trình nào đó, HS có thể chọn một giáo
trình, chọn GV theo nhu cầu riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy dạy học trong môi trường giàu CNTT&TT:
trường học ảo, lớp học ảo với việc đào tạo bằng e-learning thực hiện được nhiều đa
phần ở các trường Đại học, Cao đẳng . Các cơ sở giáo dục phổ thông đang ở mức độ sơ
khai, một số ít nhà trường thiết kế được bài giảng điện tử bởi các phần mềm Adobe
Presenter hoặc Lecture Maker đưa vào các đĩa CD để cho từng HS học tập trên từng
máy tính cá nhân hoặc mạng cục bộ của nhà trường; chưa có cơ sở giáo dục phổ thông
triển khai đào tạo bằng e-learning, một vài nơi đang nghiên cứu thử nghiệm.
Hiện nay, E-Learning ở khu vực ĐBSCL cũng không ngoài đánh giá trên. Hệ thống
hỗ trợ học tập – E_Learning chỉ có ở các trường ĐH, CĐ. Phát triển nhất có thể kể đến
trường ĐH Cần Thơ (xây dựng trên nền moodle), ĐH An Giang (xây dựng bằng
Claroline),
Tỉnh Hậu Giang đã có một số Phòng GD&ĐT, trường THPT thành lập được trang
e-learning, và Bến Tre bắt đầu xây dựng trên nền moodle. Bên cạnh đó còn có một số
trang web giáo dục dưới dạng blog giáo dục, hoặc diễn đàn giáo dục do cá nhân, hoặc
nhóm giáo viên tự phát xây dựng. Chẳng hạn:
+ Đồng Tháp: có các diễn đàn của môn Toán, Vật Lý.
+ Vĩnh Long: có diễn đàn mônToán.
+ Bạc Liêu: có blog của hội đồng bộ môn Sử.
+ Bến Tre : có trang e-learning xây dựng bằng moodle ở giai đoạn thử nghiệm.
+ An Giang có diễn đàn của các bộ môn Toán, Tin học.
+ Cần Thơ có trang E-learning: toan12.net.
+ Hậu Giang: hệ thống hỗ trợ học tập do Sở GD&ĐT Hậu Giang xây dựng, hiện nay
đã có 27 trang thành viên đang hoạt động. Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có trang
Toán-Hậu Giang (haugiang.edu.vn/toan), là sản phẩm của đề tài cấp tỉnh : “Ứng
dụng CNTT trong giảng dạy toán THPT trong tỉnh Hậu Giang” đang do Sở quản lý;
ngoài ra Sở HG cũng đang thực hiện đề tài “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho
môn Vật lý, Ngữ văn bậc THPT” do đ/c PGĐ Nguyễn Hùng Nhiên chủ nhiệm đề tài
và trường THPT chuyên Vị Thanh đang thực hiện đề tài “Ứng dụng CNTT trong
quá trình dạy học và thiết lập thư viện quản ly dữ liệu điện tử Sinh học ở trường
THPT”.
+ Và một số trang web giáo dục khác của các tỉnh trong khu vực mà chúng tôi
không thống kê hết.
Kính thưa quí đại biểu
Để thúc đẩy sự phát triển giáo dục của ĐBSCL, bên cạnh các biện pháp quản lý như
hiện nay, thiết nghĩ cần phát huy thế mạnh của CNTT-TT. Nhất là đối với sự phát triển
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
5
mạnh mẽ của mạng băng thông rộng, công nghệ không dây (wifi, 3G, ) như hiện nay và
hơn nữa mạng Giáo dục do Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel hỗ trợ cho ngành
giáo dục đã hoàn thành kết nối hầu hết các đơn vị giáo dục trên toàn quốc. Do đó cơ hội
học tập ngày càng dễ dàng hơn bao giờ hết cho mọi người.
Với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, chất lượng giáo dục ngày càng được cải
thiện, nhưng vẫn cần phải có bước đột phá lớn mới có thể theo kịp các khu vực khác trên
cả nước. Trong đó ứng dụng CNTT, phát triển hệ thống hỗ trợ học tập là một biện pháp
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Quan trọng hơn, hệ thống này sẽ tạo cơ hội học
tập cho mọi đối tượng, học tập ở bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào, và học nội dung mà
người học có nhu cầu.
Hôm nay, Sở GD&ĐT Hậu Giang tổ chức hội thảo “Xây dựng hệ thống hỗ trợ học
tập” với các mục đích như sau:
- Trao đổi kinh nghiệm về ứng dụng CNTT và Truyền thông vào giáo dục.
- Trao đổi kinh nghiệm về xây dựng, quản lý, phát huy các blog giáo dục, các
diễn đàn giáo dục, hệ thống hỗ trợ học tập e-learning.
- Làm như thế nào để tập hợp đội ngũ CB, GV phát triển CNTT cho giáo dục
trong khu vực ĐBSCL.
- Nên chăng xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập cho khu vực, bao gồm: Xây dựng
trang e-learning của giáo dục ĐBSCL; tập hợp các trang web giáo dục; tập hợp
nguồn tài nguyên hiện có, tiến tới xây dựng các trang E-Learning của các tỉnh;
giới thiệu, và quảng bá cho nhiều người sử dụng.
Với mong muốn đó rất mong các đồng chí đại biểu nhiệt tình tham gia trao đổi
thảo luận để hội thảo tìm được những giải pháp mới, ứng dụng CNTT và truyền thông
trong giảng dạy ngày càng tốt hơn, chúc hội thảo thành công tốt đẹp.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
6
SỬ DỤNG MẠNG INTERNET HỖ TRỢ
DẠY VÀ HỌC TOÁN THPT
Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp
Trường THPT Thành Phố Cao Lãnh
Giáo viên: Huỳnh Chí Hào
1. Ý tưởng của giải pháp
Các ý tưởng quan trọng mà dựa vào đó tôi triển khai giải pháp
a) Quan niệm về học: Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú bằng cách
chọn nhập và xử lý thông tin lấy từ môi trường xung quanh.
b) Quan niệm về dạy: Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh những kiến
thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm, thái độ.
c) Hiểu biết về thông tin (Information literacy): Khả năng đánh giá thông tin qua các
phương tiện truyền thông, nhận biết những thông tin cần thiết, định vị, tổng hợp và sử
dụng thông tin hiệu quả; hoàn thành những công việc trên bằng cách sử dụng kỹ thuật,
mạng truyền thông và các tài nguyên điện tử.
Nhiều trường ảo, lớp học ảo đã xuất hiện trên thề giới và bắt đầu xuất hiện ở nước ta,
trong đó việc học diễn ra chủ yếu bằng giao tiếp qua mạng Internet. Triển vọng của loại
hình học tập này rất to lớn, vì nó giúp thực hiện được giấc mơ gần như huyền thoại của
mọi người học là bất cứ người nào cũng có thể hấp thụ được một nền giáo dục chất
lượng cao bất cứ ở đâu, bất cứ ở thời điểm nào.
d) E-Learning là phương hướng tất yếu mà nền giáo dục chúng ta phải đầu tư chuẩn bị,
và phải chuẩn bị một cách khẩn trương, nếu chúng ta không muốn tụt hậu xa. Việc chuẩn
bị cho phương hướng này không chỉ ở hạ tầng Internet và các trang thiết bị khác, mà còn
ở công nghệ dạy học,đánh giá tương ứng với loại hình dạy và học đó. Tỉnh Đồng Tháp
mặc dù là tỉnh còn có nhiều khó khăn nhưng cơ sở hạ tầng về Internet cũng khá tốt đủ để
triển khai các chương trình dạy học trực tuyến, lại thêm năm 2009 là năm toàn ngành
giáo dục bước vào năm học ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục, nên diễn đàn
boxmath.vn ra đời dựa vào các ý tưởng và động lực trên.
2) Vấn đề mà giải pháp góp phần giải quyết
Giải pháp này góp phần giải quyết một số hạn chế của phương pháp dạy học truyền
thống.
Một số hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống
Việc dạy và học theo cách làm hiện nay ở bộ môn Toán có một số hạn chế sau:
a. Số tiết học giáp mặt với giáo viên ít (3-4 tiết/tuần)
b. Thời lượng để giáo viên truyền thụ kiến thức và các kỹ năng toán cho học
sinh không đủ để tạo hiệu quả cao về chất lượng cho đa số học sinh.
c. Trình độ học sinh trong một lớp không đồng đều và phân hóa rộng nên việc
giảng dạy phân hóa rất khó thực hiện.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
7
d. Sự quan tâm chăm sóc thật sự về việc học cho từng học sinh không thực
hiện được trong giờ dạy.
e. Giáo viên không có điều kiện để trao đổi về chuyên môn nhằm nâng cao
tay nghề.
f. Thiếu điều kiện cho học sinh tiếp cận các kỹ năng sử dụng internet như một
phương tiện học tập.
g. Tốn kém tiền bạc nhiều cho các tài liệu học tập cá nhân.
h. Khó chia sẻ tài liệu học tập và kiến thức, học tập lẫn nhau còn hạn chế.
i. Khó kết hợp giữa học tập và giải trí thư giãn.
C. PHẦN MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP:
1. Tên giải pháp: SỬ DỤNG MẠNG INTERNET HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC
TOÁN THPT.
2. Giải pháp kỹ thuật đã biết
Ba mô hình giáo dục đã được tổng kết tại “Hội nghị Pari về giáo dục trong thế kỷ XXI”
do UNESCO tổ chức 10/1988.
Mô hình Trung tâm Vai trò người học Công nghệ
Truyền thống Người dạy Thụ động Bảng/TV/Radio
Thông tin Người học Chủ động PC
Tri thức Nhóm Thích nghi PC+ Mạng
Trong các mô hình trên, mô hình tri thức là mô hình giáo dục hiện đại nhất, hình thành
khi xuất hiện thành tựu mới quan trọng nhất của NICT- mạng Internet. Tuy nhiên theo
tình hình thực tế của Tỉnh thì mô hình học tập mới này trước mắt là nhằm hỗ trợ và nâng
cao chất lượng dạy và học bộ môn Toán theo mô hình truyền thống đang được áp dụng
đại trà. Đồng thời cung cấp cho học sinh một số kinh nghiệm trong việc sử dụng Internet
hỗ trợ học tập.
3. Mục đích của giải pháp:
Mục đích của giải pháp là góp phần giải quyết 5 bài toán sau:
Bài toán 1
: Thời gian để học sinh và giáo viên gặp nhau trên lớp thì hạn chế, nhưng
kiến thức và kỹ năng cần phải dạy và học thì rất nhiều vậy là giáo viên bạn phải làm
sao để không cần gặp học sinh nhưng bạn vẫn có thể củng cố, truyền thụ các kiến thức
và kỹ năng cho học sinh của bạn ?
Bài toán 2
: Năng lực học tập của học sinh trong một lớp thì đa dạng: yếu, trung bình,
khá, giỏi. Bạn muốn tùy theo năng lực của học sinh để giao cho các em các bài tập rèn
luyện tại nhà cho phù hợp nhưng không thể gặp các em vì chưa đến ngày dạy của lớp.
Bạn phải làm sao chuyển giao và nhận xét đánh giá kịp thời ?
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
8
Bài toán 3: Học sinh muốn làm việc nhóm với nhau, nhưng lại không có thời gian để
cùng gặp nhau, khi gặp một vấn đề bị bế tắc cần sự trợ giúp thì không biết hỏi ai (vì
ngại làm phiền…) là giáo viên dạy lớp bạn phải làm gì để hỗ trợ cho các học sinh của
bạn ?
Bài toán 4
: Một bộ phận giáo viên và học sinh còn ngán ngại trong việc sử dụng
internet (có thể chưa thấy hết sự ích lợi của nó) bạn phải làm sau để động viên, thu hút
họ tích cực trong việc này ?
Bài toán 5
: Các bạn đồng nghiệp và học sinh cần tài liệu để tham khảo nhưng tài liệu
thì khó tìm. Bạn lại có nhiều tư liệu hay cần chia sẻ vậy bạn phải làm sao để gởi đến
cho bạn đồng nghiệp và học sinh khi bạn không thể đến để gặp họ (do họ ở xa, thời
gian của bạn lại hạn chế…)?
a. Mô tả tóm tắt nội dung của giải pháp, kết quả thử nghiệm
Để giải quyết các bài toán trên thì giải pháp tốt nhất theo tôi là sử dụng mạng
internet. Bằng cách lập một diễn đàn (forum), thuê một tên miền và một hosting +
cộng với một đường truyền internet ADSL. Từ ý tưởng đó tôi đã lập ra một diễn
đàn dạy và học toán với tên miền là : boxmath.vn (hình 1) để giải quyết các bài
toán đã nêu.
(hình 1)
3. Giải pháp giải quyết các bài toán :
Giải pháp giải quyết bài toán 1
Bằng cách tạo ra các bài giảng toán trực tuyến bằng PowerPoint, Flash hoặc video
học sinh có thể củng cố kiến thức đã học, học tập thêm kiến thức mới , rèn luyện
kỹ năng giải quyết các bài toán (tự luận, trắc nghiệm khách quan) bất cứ thời điểm
nào.
Minh họa :
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
9
Các bài học của chương trình toán THPT
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
10
Vào một khối lớp học
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
11
Vào một bài học cụ thể
Phần này đang được bổ sung và hoàn thiện. Dự kiến cuối tháng 12/2011 là hoàn thành.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
12
Giải pháp giải quyết bài toán 2
Tạo các chuyên mục riêng biệt cho từng học sinh, giáo viên tùy theo năng lực của
học sinh có thể gởi các bài tập rèn luyện để các em giải trực tiếp hoặc đính kèm
file để giáo viên theo dõi, nhận xét và đánh giá
Minh họa :
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
13
Có thể tạo thêm các chuyên mục mới liên môn để các em tổ chức việc học
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
14
Giải pháp giải quyết bài toán 3
Học sinh khi gặp khó khăn trong học tập có thể trao đổi trực tiếp trên diễn đàn, khi đó sẽ
được Thầy, cô hướng dẫn
Minh họa :
Giải pháp giải quyết bài toán 4 và 5
Cung cấp các thông tin cũng như các tài nguyên dạy học trực tiếp trên diễn đàn, các học
sinh và giáo viên có thể tải về để sử dụng, thông qua sự hấp dẫn của các nguồn tư liệu có
thể tạo sự thu hút đến học sinh và giáo viên từ đó hình thành thói quen làm việc trên
mạng.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
15
Minh họa
4. Tự đánh giá giải pháp:
a. Tính mới và tính sáng tạo:
Điểm sáng tạo của giải pháp
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
16
1) Lần đầu tiên tại tỉnh nhà có một diễn đàn toán học có thể xem là khá nhiều chức
năng vận dụng vào dạy và học.
2) Học sinh toàn Tỉnh đều có thể tham dự trao đổi và học tập về bộ môn toán
3) Học sinh có thể trao đổi về toán học với các học sinh và được các Thầy Cô có
chuyên môn cao giúp đỡ mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp
4) Giáo viên bộ môn toán của Tỉnh có thể học tập lẫn nhau thông qua trao đổi tài liệu
để rèn luyện về chuyên môn
5. Hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường:
Qua thời gian hoạt động tôi nhận thấy học sinh ở các lớp 11T và 12SH của trường
THPT Tp Cao Lãnh đã có tiến bộ rất tốt ở các mặt:
+ Khả năng tìm kiếm và trình bày thông tin càng ngày càng tốt hơn.
+ Hoạt động giải toán và làm việc nhóm rất sôi động.
+ Biết chia sẻ thông tin và hỗ trợ cho các bạn cùng lớp.
+ Kỹ năng sử dụng các phần mềm toán học của các em ngày càng
thành thạo.
+ Không cần thiết phải đi học thêm về bộ môn toán.
Hiệu quả đối với cộng đồng: diễn đàn ngày càng thu hút được nhiều Thầy, Cô giáo
và học sinh tham gia.
Cập nhật ngày 8/3/2011 như sau
6. Khả năng áp dụng:
Mô hình này có thể áp dụng ở tất cả các trường THPT trong tỉnh, vì hiện nay tất cả
các trường đều có các phòng máy tính tốt và có đường truyền Internet đến tận nơi,
kinh phí không cao, để thực hiện nên có thể mỗi tổ bộ môn của trường cùng hợp tác tổ
chức một diễn đàn tích hợp vào website của trường.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
17
MỘT VÀI KINH NGHIỆM XÂY DỰNG
HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN Ở HẬU GIANG
Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang
Phòng CNTT-QLTB&TV
Lý Phát Hải Linh
1. Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến - E-learning là gì?
Việc ứng dụng CNTT&TT trong dạy học biểu hiện rất đa dạng, trong thực tế ở
các nhà trường nó được triển khai ở các mức độ khác nhau. Tuỳ mức độ nhận thức và
kỹ năng CNTT của cán bộ quản lý, giáo viên và trang bị cơ sở vật chất về CNTT&TT
các trường phổ thông thực hiện ở các mức độ khác nhau.
Theo chúng tôi, tình hình ứng dụng CNTT&TT trong dạy học các trường phổ
thông ở Việt Nam và ĐBSCL như sau:
- Đa số các trường sử dụng CNTT&TT nhằm trợ giúp GV một số thao tác
nghề nghiệp: Trong quá trình dạy học, GV phải làm một loạt công việc như soạn giáo
án, ra đề kiểm tra, nhận xét học sinh, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo
cho tiết học …Các công việc đó sẽ cần được sự trợ giúp của CNTT bởi chương trình
soạn thảo văn bản, bảng tính Excel, các thiết bị quét ảnh, chụp ảnh tư liệu…
Giáo án sẽ được soạn bởi các phần mềm ứng dụng văn phòng, các đề kiểm tra có
thể lựa chọn bởi ngân hàng đề thi nhờ phần mềm công cụ trợ giúp riêng. Các công cụ
dạy học được lấy từ các Website trên Internet, được sao chụp từ máy scaner…Nhờ
các CNTT&TT mà công tác chuẩn bị của GV dễ dàng hơn, kiến thức được GV cập
nhật nhiều hơn và chất lượng dạy học được nâng cao hơn.
Các thiết bị được trang bị cho nhà trường để thực hiện các chức năng trên không
cần nhiều: chỉ cần một vài máy tính, một máy tính có kết nối Internet, bộ thiết bị quét
ảnh, máy pho to là đủ phục vụ cho tất cả GV một trường. Đa số các trường phổ
thông ( đặc biệt là THPT) hiện nay đã được trang bị đủ các thiết bị này nên GV có
khả năng thực hiện tốt các công việc này.
- Sử dụng CNTT&TT hỗ trợ một khâu trong quá trình dạy học.
GV có thể sử dụng CNTT&TT để hỗ trợ một công việc nào đó trong quá trình
dạy học. Chẳng hạn, thay cho việc dùng phấn viết lên bảng đen truyền thống, GV
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
18
dùng máy chiếu để trình diễn một nội dung kiến thức cốt lõi của bài giảng. Việc trình
chiếu như thế sẽ giúp GV đưa ra thông tin nhanh chóng, ngoài kênh chữ còn có thể
kèm theo các kênh âm thanh, hình ảnh, phim, … tạo ra hiệu ứng tốt tới học sinh. Đây
là mức độ mà một số trường có điều kiện đã triển khai.
Lúc này, chỉ cần trang bị cho lớp học máy chiếu Multimedia Projector, máy vi
tính là có thể sử dụng được. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT&TT dạy học ở mức độ
này chỉ được ứng dụng trong dạy học đồng loạt là chủ yếu, chưa hỗ trợ tới những hình
thức dạy học cá nhân và dạy học theo nhóm; các phần mềm dạy học (PMDH) vẫn sử
dụng nhưng chỉ là trình chiếu cho cả lớp theo dõi.
- Sử dụng CNTT&TT hỗ trợ việc tổ chức dạy học một số chủ đề theo chương
trình.
GV sử dụng các PMDH được cài đặt vào máy tính, từng HS học tập trong môi
trường do PMDH tạo ra, tương tác với các đối tượng trên màn hình từ đó hình thành
các kiến thức và kỹ năng mới. Với mức độ này, từng HS có cơ hội làm việc với máy
vi tính (MVT). Để đạt được mức độ này, cần có các PMDH tương ứng cho các môn
học dành cho từng lớp học, cấp học khác nhau, cần trang bị MVT đủ để mỗi HS có cơ
hội sử dụng máy tính trong khi học từng môn học. MVT có thể trang bị tập trung
trong một hoặc vài phòng máy (computer lab) hoặc trang bị cho từng phòng học bộ
môn. Mức độ này hiện nay một số trường được đầu tư có thể thực hiện được.
- Học tập bằng e-learning là một chương trình được thiết kế tập trung vào HS,
lấy HS làm trung tâm, phù hợp với trình độ, nguyện vọng của học sinh. HS có khả
năng sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề theo cách nghiên cứu các chủ đề với
sự trợ giúp của GV. Các nhà trường thiết kế các” trường học ảo”, “lớp học ảo” và
đưa rộng rãi lên hệ thống mạng www để phục vụ cho việc dạy và hỗ trợ học sinh
tự học. Học tập với hệ thống e-learning sẽ tạo môi trường học tập rộng rãi và lý
tưởng cho HS. GV có thể hướng dẫn HS tự học qua mạng Internet: HS ở bất cứ
đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể theo học một chương trình nào đó, HS có thể chọn
một giáo trình, chọn GV theo nhu cầu riêng của mình.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy dạy học trong môi trường giàu
CNTT&TT: trường học ảo, lớp học ảo với việc đào tạo bằng e-learning thực hiện
được nhiều chủ yếu ở các trường Đại học, Cao đẳng . Các cơ sở giáo dục phổ
thông đang ở mức độ sơ khai, một số ít trường thiết kế được bài giảng điện tử bởi
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
19
các phần mềm Adobe Presenter hoặc Lecture Maker đưa vào các đĩa CD để cho
từng HS học tập trên từng máy tính cá nhân hoặc mạng cục bộ của nhà trường;
chưa có cơ sở giáo dục phổ thông triển khai đào tạo bằng e-learning, một vài nơi
đang nghiên cứu thử nghiệm.
Học tập qua hình thức e-learning giúp HS nâng cao năng lực tự học, sáng tạo,
phát huy nội lực của bản thân, không ỷ lại sự giúp đỡ của GV. Ngoài ra, muốn tự học
qua e-learning một cách hiệu quả, HS phải kiên trì, có tinh thần tự giác, quyết tâm
cao, vượt qua chính mình.
2. Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến – E-learning ở Hậu Giang.
2.1. Thuận lợi - Khó khăn :
a. Khó khăn.
Hậu Giang là một tỉnh mới được chia tách từ tỉnh Cần Thơ từ năm 2004, là một
tỉnh thuần nông. Nói chung còn gặp rất nhiều khó khăn như:
+ Trình độ dân trí chưa cao, đa số là con em nông dân.
+ Mặt bằng về trình độ CNTT không đồng đều.
+ Cơ sở hạ tầng về CNTT còn yếu không đồng bộ.
+ Có địa bàn khó khăn, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại lớn trong việc triển khai
mạng internet.
+ Nhiều GV vẫn còn mù mờ giữa BGTC và BGĐT.
+ Kỹ thuật tạo bài giảng E-Learning khó do đó nhiều GV ngán ngại.
b. Thuận lợi:
Những khó khăn tưởng chừng như khó có thể sớm triển khai được CNTT trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang, nhưng cũng có không ít thuận lợi vô cùng to lớn như sau:
+ Được sự quan tâm của lãnh đạo, từ lãnh đạo Bộ - Cục CNTT đến UBND tỉnh
đến lãnh đạo Sở.
+ Sở Giáo dục và Đào tạo Hậu Giang đã có trang thông tin từ năm 2008 và hiện
đang nâng cấp lên cổng thông tin, với lượt truy cập khoảng 4.000 lượt/ ngày.
+ Sở Hậu Giang là một trong những Sở sớm thành lập phòng CNTT.
+ Mạng giáo dục với sự hỗ trợ của công ty Viễn thông quân đội Viettel được triển
khai kịp thời và đến hầu hết các cơ sở GD trong tỉnh (95%).
+ Có nhiều GV đam mê CNTT.
+ Được sự đồng tình ủng hộ của các GV, các đv trực thuộc.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
20
2.2
2.22.2
2.2 Các biện pháp triển khai xây dựng hệ thống:
+ Ngay từ năm học 2008-2009, phòng CNTT đã hướng dẫn cho GV sử dụng các
phần mềm tạo bài giảng e-learning theo chuẩn SCORM. Giúp GV làm quen và
hiểu đúng thuật ngữ Bài giảng điện tử phân biệt với bài giảng trình chiếu.
+ Tiếp theo, năm học 2009-2010, cử GV cốt cán tham gia đợt tập huấn sử dụng
phần mềm Adobe presenter và Lecture maker do cục CNTT tổ chức và về triển
khai lại cho các GV trong tỉnh.
+ Để chuẩn bị xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến, phòng CNTT chủ
động liên hệ trung tâm SEAMEO hướng dẫn cho Hậu Giang xây dựng hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến trên nền Moodle.
+ Sau đợt tập huấn ở trung tâm SEAMEO, phòng CNTT cùng nhóm GV cốt cán
triển khai lại cho tất cả các trường THPT, TTGDTX, phòng GD&ĐT trong tỉnh.
+ Sau đó, phòng CNTT tiếp tục tổ chức nhiều buổi tập huấn bổ sung, giải đáp các
vấn đề về kỹ thuật. Đề xuất Viettel giảm giá đường truyền FTTH 1,1 triệu đến nay
giảm chỉ còn 660 ngàn (vừa sức đối với các đơn vị) và đề nghị các đơn vị trường
học phối hợp Viettel kết nối đường truyền FTTH đồng thời khuyến khích các đơn
vị có điều kiện chủ động mua sắm thiết bị để phát wifi trong khuôn viên trường,
tạo điều kiện cho GV và HS kết nối internet, làm quen với học tập trực tuyến
+ Bên cạnh đó, phòng CNTT đăng ký và bảo vệ thành công thuyết minh đề tài cấp
tỉnh “Xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến cho 2 môn Vật Lý và Ngữ văn 12”
(kinh phí 188 triệu trong thời gian 2 năm) do đ/c PGĐ Nguyễn Hùng Nhiên chủ
nhiệm đề tài và trường THPT chuyên Vị Thanh đăng ký và bảo vệ thành công
thuyết minh đề tài cấp tỉnh “Ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học và thiết lập
thư viện quản ly dữ liệu điện tử Sinh học ở trường THPT”.
+ Ngoài ra, đơn vị trường THPT chuyên Vị Thanh cũng đã báo cáo thành công đề
tài “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy toán ở trường THPT tỉnh Hậu Giang” và kết
nối qua trang e-learning của Sở.
+ Bước đầu, Sở đã có những biện pháp nhằm khuyến khích động viên các đơn vị
tham gia xây dựng hệ thống như: tính điểm thi đua cho các đơn vị có trang e-
learning, đưa nội dung e-learning vào hội thi GV và HS sáng tạo năm 2011.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
21
2.3
2.32.3
2.3 Kết quả đạt được.
2.3.1 Kết quả:
+ Bước đầu tạo được sự chuyển biến và có sự hiểu biết đúng đắn hơn về bài giảng
điện tử, hệ thống E-Learning.
+ Các đơn vị đã có nhiều phướng pháp sáng tạo để cài đặt hệ thống: thuê đường
truyền FTTH với PC làm server; dùng PC làm server với IP động, thuê host.
+ Xây dựng được trang E-Learning của SGD, trong đó có nội dung của các môn
Toán (10,11,12), Lý 12 và Ngữ Văn 12.
+ Có 27 trang elearning của các đơn vị trực thuộc và sẽ tiếp tục thực hiện ở các
đơn vị còn lại.
+ Giới thiệu trang e-learning của Sở GD&ĐT Hậu Giang.
- Địa chỉ truy cập
- Giao diện đơn giản, màu nền phù hợp với trang thông tin hiện có của Sở
Hình 1: Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Hậu Giang.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
22
- Trong trang e-learning đang xây dựng bố cục các 8 môn cơ bản, hiện tại đã có
nội dung đầy đủ của môn Toán, một số bài của Vật Lý và Ngữ văn được thực hiện
theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến” và các môn khác sẽ được chọn lựa từ các bài giảng chuẩn SCORM của GV
trong tỉnh để cập nhật.
Hình 2: các khóa học môn Vật lý trên hệ thống.
- Ngoài ra, trên trang e-learning cũng có đường link đến các trang e-learning của
các trường THPT, các phòng GD&ĐT, của GV và HS trong tỉnh.
Hình 3: Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến của các đơn vị trực thuộc
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
23
- Dựa trên nền có sẵn của hệ thống này, GV có thể tổ chức các hoạt động, các
khóa học, các bài tập cho HS lớp mình đang dạy tham gia.
- Hiện tại trang e-learning của Hậu Giang cho đăng ký thành viên với mail
haugiang.edu.vn và moet.edu.vn.
2.3.2 Hướng phát triển.
+ Triển khai hệ thống E-Learning đến tất cả các trường THPT, TTGDTX và
phòng GD&ĐT trong tỉnh.
+ Xây dựng nội dung đầy đủ cho các môn Toán, Lý, Văn trong năm học 2011-
2012. Tiến tới xây dựng cho các môn còn lại trong 8 môn cơ bản.
3 Kết luận và đề xuất
Bước đầu xây dựng Hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến tỉnh Hậu Giang nên chắc
chắn còn nhiều hạn chế như:
- Nội dung chưa đầy đủ ở tất cả các môn và đa số là các bài giảng trình chiếu
được chuyển sang chuẩn scorm chứ chưa thực sự là bài giảng elearning
- Các hoạt động cho giáo viên và học sinh khi tham gia chưa phong phú, số
lượng tham gia chưa đồng đều.
- Một số đơn vị trực thuộc chưa xây dựng được trang elearning do nhiều
nguyên nhân.
Hậu Giang mong muốn trao đổi cùng các bạn bè trong khu vực học tập lẫn nhau
cùng nhau xây dựng hệ thống hỗ trợ trực tuyến elearning.
Đề xuất:
+ Thành lập câu lạc bộ CNTT giáo dục cho các tỉnh ĐBSCL như tinh thần hội
thảo tại Đồng Tháp nhằm thực hiện các vấn đề sau: Liên kết xây dựng hệ thống hỗ
trợ học tập trực tuyến cho các tỉnh ĐBSCL trong đó liên kết các diễn đàn hội đồng bộ
môn của các tỉnh, liên kết các hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến của các tỉnh.
+ Chọn hoặc phối hợp xây dựng 1 trang chia sẻ tài nguyên dùng chung và cũng
là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cho mỗi bộ môn, bước đầu có thể thử
nghiệm ở một vài môn có sẵn như Toán, Lý, Tin,…
+ Cần có một chế độ hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác CNTT (có chế độ cho GV
quản trị trang thông tin của đơn vị, quản trị trang e-learning của đơn vị,…)./.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
24
THAM LUẬN :
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ DẠY VÀ HỌC TRỰC TUYẾN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Sở Giáo dục và Đào t
ạo An Giang
An Giang là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự
nhiên là 3.424 km
2
, giáp với các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang và có khoảng 100
km biên giới giáp với nước bạn Campuchia. An Giang có 11 huyện, thị, thành phố với
154 xã, phường, thị trấn. Dân số An Giang năm 2010 khoảng 2,3 triệu người, đa số người
dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, cư trú dọc theo các trục lộ giao thông và hệ thống
kênh rạch chằng chịt. Về giáo dục và đào tạo, năm học 2010 - 2011 An Giang có 192
trường mần non, 395 trường tiểu học, 154 trường trung học cơ sở, 51 trường trung học
phổ thông, với 386.209 học sinh các cấp.
Trong những năm qua ngành GDĐT An Giang dã triển khai nhiều giải pháp thực hiện
ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục, trong đó có việc tổ chức dạy và học
trực tuyến và đến nay đã đạt được một số kết quả bước đầu như sau :
I NHỮNG GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI :
1 Tổ chức họp giao ban, hội thảo, dạy học , tập huấn qua mạng giáo dục
- Tham dự đầy đủ các buổi họp trực tuyến với Bộ Giáo dục và đào tạo, tổ chức họp
giao ban trực tuyến với các đơn vị trực thuộc và phòng GDĐT tại địa chỉ
- Tổ chức dự giờ trực tuyến với 4 đơn vị trường THPT Long Xuyên, Thoại Ngọc
Hầu, Thủ Khoa Nghĩa và dân tộc nội trú với 4 môn Vật lý, Hoá, học, Sinh học, Công
nghệ . Kết quả : chất lượng đường truyền kém, phần âm thanh và hình ảnh khôngt đồng
bộ, khó theo dõi .
- Dự trực tuyến Hội thi cán bộ giáo viên thư viện giỏi tổ chức vòng Huyện t5i các
phòng GDĐT.
- Tổ chức cho các đơn vị dự trực tuyến Hội thi cán bộ, giáo viên thư viện giỏi cấp
huyện lần thứ tư.
2 Tham gia tốt các Kỳ thi qua mạng Internet do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức :
- Kỳ thi Giải toán qua Internet VIOLYMPIC ; tính đến ngày 25/3/2011 có :
+ Tiểu học : 9.640 học sinh dự thi.
+ THCS : 28.491 học sinh dự thi.
- Năm học 2009-2010 An Giang có 01 học sinh đạt huy chương vàng 02 giải ba cấp
Toàn quốc và đạt Cúp bạc do BTC hội thi tặng.
3 Tham gia học trực tuyến Tiếng Anh trên Internet :
Việc dạy và dọc Tiếng Anh chuẩn qua phần mềm của Công Ty CP Thắng Thiện tại
trang Web
,vn được thực hiện theo trình tự từ dễ
đến khó và từ thấp đến cao:
+ Đầu tiên được nghe cách phát âm chuẩn, để luyện cách phát âm cho đúng theo
Tiếng Anh quốc tế.
KỶ YẾU HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỖ TRỢ HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
25
+Tiếp theo luyện nghe cách nói chuẩn-Nghe cách nói chuẩn Tiếng Anh quốc tế để
rèn luyện kỹ năng nghe hiểu và học cách nói đúng giọng điệu chuẩn (ngữ điệu) của
Tiếng Anh quốc tế, có nh
ững đâc điểm sau :
* Giúp cho học viên cách phát âm đúng chuẩn Tiếng Anh quốc tế.
*Tập luyện cho học viên nghe để hiểu đúng cách nói Tiếng Anh chuẩn quốc tế
từ dễ đến khó (ban đầu nghe nói chậm, về sau nghe nói nhanh).
*Giúp học viên được tiếp xúc trực tiếp với “ Thầy dạy Tiếng Anh chuẩn” để
thực hiện “Một thầy - Một trò thường xuyên trong dạy và học”, không phụ thuộc vào
không gian và thời gian.( bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu nếu học trò chịu học và có máy
vi tính đều có Cô, Thầy trợ giúp ).
4 Diễn đàn Hội đồng bộ môn toán An Giang : ( hỗ trợ dạy và học toán )
Từ năm 2005 Hội đồng bộ môn Toán tỉnh An Giang đã nâng cấp iễn đàn với tiên
miền
để hỗ trợ cho việc dạy và học bộ môn Toán .
Kết quả đạt được :
- Tạo ra một địa chỉ đáng tin cậy cho cộng đồng giáo viên và học sinh yêu thích
môn toán.
- Tạo nguồn cung cấp, phân phối tư liệu dạy học bộ môn Toán ; trao đổi và phổ
biến nhiều loại đề thi rất đa dạng và phong phú.
- Giới thiệu các phần mềm dạy và học toán
- Nơi thông báo , hướng dẫn của HĐBM Toán của tỉnh và nhận thông tin phản
hồi của các thầy cô giao bộ môn.
II.ĐỊNH HƯỚNG THỜI GIAN TỚI :
1 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) :
- Tổ chức phổ biến và quán triệt thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ
Giáo dục Đào tạo về CNTT đối với GDĐT. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về CNTT
trong toàn ngành.
- Phát huy hiệu quả của việc thực hiện “ Văn phòng Điện tử “ tại Vaăn phòng Sở
. – Xây dựng cơ chế khuyến khích các đơn vị trường học duy trì trang thông tin điện tử
(website) và dịch vụ trực tuyến qua mạng internet trao đổi thông tin giữa gia đình học
sinh với nhà trường.
- Mở rộng việc thí điểm xây dựng môn hình trường học điện tử tại các trường THPT.
2 Nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý :
- Tiếp tục tập huấn cho giáo viên các trường các phần mềm soạn bài giảng điện tử theo
chuẩn SCORM. Thực hiện đổi mới phương pháp và học, kiểm tra đánh giá các tiết học
có ứng dụng CNTT.
- Tiếp tục phối hợp cùng Microsoft Việt Nam tổ chức xây dựng mô hình “Trường học
sáng tạo “ cho CBQL, giáo viên.
- Bố tri máy tính làm việc và truy cập internet dành riêng cho giáo viên trong phòng bộ
môn, phòng chờ lên lớp, thư viện… và một số phòng truy cập Internet riêng cho học sinh
và giáo viên.
- Phát động thi đua tổ chức các cuộc thi cho giáo viên xây dựng bài giảng điện tử. Tổ
chức các chuyên đề trong Tổ chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra
đánh giá có ứng dụng CNTT một cách hiệu quả
- Khuyến khích giáo viên và học sinh tham gia diễn đàn của các bộ môn tại trang Web
của Sở GDĐT.