Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De khao sat chat luong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.05 KB, 4 trang )

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG
MƠN: HĨA HỌC 10
Thời gian làm bài: 50 phút.

Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Thí sinh khơng sử dụng tài liệu, kể cả bảng tuần hồn các nguyên tố hóa học.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:
H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al = 27; S=32; Cl =35,5; K=39; Ca=40; Fe=56;
Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137; I=127.
Câu 1: Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon?
A. Tẩy trắng tinh bột, dầu ăn
B. Điều chế oxi trong phịng thí nghiệm
C. Chữa sâu răng
D. Sát trùng nước sinh hoạt
Câu 2: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một ngun tố hóa học vì nó
cho biết
A. số khối.
B. nguyên tử khối của nguyên tử.
C. số khối và số đơn vị điện tích hạt nhân.
D. số hiệu nguyên tử.
Câu 3: Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là
A. SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
B. P2O5, Al2O3, MgO, Na2O.
C. SO3, MgO, Al2O3, Na2O.
D. P2O5, MgO, Al2O3, Na2O.
2+
Câu 4: Ion M có cấu hình electron phân lớp ngồi cùng là 2p 6. Vậy ngun tử M có cấu hình
electron là
A. 1s22s22p63s23p4
B. 1s22s22p63s23p1


C. 1s22s22p63s2
D. 1s22s22p4
aAl  bH 2SO 4  
 cAl 2  SO 4  3  dSO 2  eH 2O
Câu 5: Cho phương trình hóa học :
Tỉ lệ a : b là
A. 1 : 3
B. 1 : 2
C. 1 : 1
D. 2 :1
Câu 6: Câu nào sau đây sai?
A. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
B. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iot.
C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngồi cùng.
D. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl đều cho cùng một muối?
A. Fe, Zn và Mg
B. Al, Fe và Ba
C. Al, Mg và Cu
D. Mg, Na và Al
Câu 8: Axit nào sau đây khơng đựng được trong bình thủy tinh?
A. HF
B. HNO3 đặc
C. HCl
D. H2SO4 đặc
Câu 9: Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O.
B. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
C. CaO + CO2 → CaCO3
D. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây không xảy ra?
A. FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S.
B. CuS + 2HCl  CuCl2 + H2S.
C. K2S + Pb(NO3)2  PbS + 2KNO3.
D. H2S + Pb(NO3)2  PbS + 2HNO3.
Câu 11: Liên kết hoá học trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?
A. Cl2.
B. HCl.
C. NaCl.
D. H2O.
Câu 12: Trong phản ứng: 2FeCl3 + H2S  2FeCl2 + S + 2HCl. Cho biết vai trò của H2S


A. Axit.
B. vừa axit vừa khử.
C. chất oxi hóa
D. chất khử.
Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Oxi và ozon là hai dạng thù hình của oxi.
B. H2S vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa
C. Oxi có thể oxi hóa được kim loại vàng Au ở nhiệt độ cao.
D. Ở nhiệt độ thường, công thức phân tử của lưu huỳnh là S.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây không tạo kết tủa với dung dịch BaCl2?
A. H2SO4.
B. Na2CO3.
C. Na2SO4.
D. HCl.
Câu 15: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 5 electron.
Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
A. 17.

B. 15.
C. 14
D. 16.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam Zn bằng dung dịch H 2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá
trị của V là
A. 3,36.
B. 4,48.
C. 1,12.
D. 2,24.
Câu 17: liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên tử.
B. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
C. được hình thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
D. giữa các phi kim với nhau.
Câu 18: Có phản ứng hố học xảy ra như sau: H2S + 4Cl2 + 4H2O →H2SO4 + 8 HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng ?
A. Cl2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử
B. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử
C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá
D. Cl2 là chất oxi hoá. H2S là chất khử.
Câu 19: Số oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong SO2, H2S, H2SO3 lần lượt là
A. +2, -2, +4.
B. +4, -2, +4.
C. +4, -2, +6.
D. +4, +2, +4.
Câu 20: Phản ứng khơng điều chế được khí clo là
A. MnO2 + HCl.
B. K2SO4(rắn)+ HCl(đặc).
C. KMnO4 + HCl.
D. KClO3 + HCl.

Câu 21: Một ngun tố X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4. Công thức hợp chất với hiđrô và
công thức oxit cao nhất là:
A. XH4, XO2
B. XH2, XO3
C. XH3, X2O3
D. XH5, X2O5
Câu 22: Người ta có thể sát trùng bằng dung dịch muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau
sống được ngâm trong dung dịch muối NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của dung dịch
NaCl là do
A. Dung dịch NaCl độc
B. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
C. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử.
D. Dung dịch NaCl có thể tạo ra ion Na+ có tính oxi hóa
Câu 23: Có 3 dung dịch Na2SO4, Ba(NO3)2, NaOH. Thuốc thử để nhận biêt 3 dung dịch trên là
A. dung dịch BaCl2.
B. phenolphtalein
C. quỳ tím.
D. dung dịch NaNO3.
201
Câu 24: Cho kí hiệu nguyên tử của thuỷ ngân là 80 Hg . Số proton và số nơtron trong nguyên tử
thuỷ ngân tương ứng là
A. 121 và 80.
B. 80 và 201.
C. 80 và 121.
D. 201 và 80.
Câu 25: Hịa tan hồn tồn m gam Al bằng dung dịch HNO 3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc) hỗn
hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối. Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị
của m là
A. 19,44.
B. 17,28.

C. 18,90.
D. 21,6
Câu 26: Hịa tan hồn tồn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ
150ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là


A. 9,795.
B. 7,995.
C. 7,095.
D. 8,445.
Câu 27: Chia dung dịch brom có màu vàng thành hai phần. Dẫn khí X khơng màu đi qua phần 1 thì
thấy dung dịch mất màu. Dẫn khí Y khơng màu đi qua phần 2 thì thấy dung dịch sẫm màu hơn. Khí
X, Y lần lượt là
A. SO2 và HI.
B. HCl và HBr
C. Cl2 và HI.
D. Cl2 và SO2.
Câu 28: Bộ dụng cụ như hình vẽ dưới đây có thể dùng để điều chế và thu khí bằng cách đẩy nước
khỏi ống nghiệm. Cho biết bộ dụng cụ này có thể dùng cho trường hợp điều chế và thu khí nào
trong số các trường hợp sau?
Dung dịch
X

Chất rắn
Y

A. Điều chế và thu khí O2 từ H2O2 và MnO2.
B. Điều chế và thu khí Cl2 từ KMnO4 và dung dịch HCl đặc.
C. Điều chế và thu khí HCl từ NaCl và H2SO4 đậm đặc.
D. Điều chế và thu khí SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 29: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO
và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là
A. 8,00.
B. 25,60.
C. 2,56.
D. 16,00.
Câu 30: Chia m gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan hết trong H2SO4 đặc, nóng thu được 4,48 lít SO2 (đkc)
- Phần 2: Cho tác dụng hết với khí clo thu được 19,2 g muối. Tìm giá trị m?
A. 10.
B. 15.
C. 5.
D. 12.
Câu 31: Cho 30,7 gam hỗn hợp Na, K, Na2O, K2O tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được
2,464 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa 22,23 gam NaCl và x gam KCl. Giá trị của x là
A. 34,27 gam.
B. 31,29 gam.
C. 32,78 gam.
D. 35,76 gam.
Câu 32: Hoà tan hoàn toàn 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO 3 loãng thu được hỗn hợp khí
gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. Kim loại M là
A. Al.
B. Zn.
C. Fe.
D. Mg.
Câu 33: Hòa tan 12,4 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Zn trong lượng dư dung dịch HCl. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn tồn, thu được dung dịch Y và 6,72 lít H2 (đktc). Cơ cạn tồn bộ dung dịch Y thu được m
gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,30.
B. 23,35.

C. 33,70.
D. 23,05.
Câu 34: Hịa tan hồn tồn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO 3 loãng, giả sử chỉ thu
được V lít khí N 2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của V là
A. 0,224 lít.
B. 0,112 lít.
C. 0,448 lít.
D. 0,336 lít.
Câu 35: Phản ứng: KMnO4 + HCl → MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O. Gọi k là tỉ lệ giữa số phân tử HCl
đóng vai trị mơi trường và số phân tử HCl đóng vai trò chất khử. Giá trị của k là
A. 5/2.
B. 5/3.
C. 10/3.
D. 3/5.
Câu 36: Cho 4,5 gam hỗn hợp X gồm Na, Ca và Mg phản ứng hết với O 2 dư thu được 6,9 gam hỗn
hợp Y gồm 3 oxit. Cho Y phản ứng vừa đủ với V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,60.
B. 0,30.
C. 0,15.
D. 0,20.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và Fe3O4, trong đó oxi chiếm 26,86% về khối lượng. Hòa
tan hết 41,7 gam hỗn hợp X cần vừa dủ 1,525 lít dung dịch HNO 3 1,5M, thu được dung dịch Y và


2,24 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Làm bay hơi dung
dịch Y thì thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 160,7 gam.
B. 64,6 gam.
C. 162,2 gam.
D. 151,4 gam.

Câu 38: Hỗn hợp X gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl có tổng khối lượng là 83,68 gam. Nhiệt
phân hồn tồn X thu được 17,472 lít khi O 2 (đktc) và chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Y tác dụng
vừa đủ với 0,36 lít dung dịch K2CO3 0,5M, thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp
22/3 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KClO3 trong X là
A. 81,3%
B. 47,6%.
C. 23,5%.
D. 58,5%.
Câu 39: Cho 20,4 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 10,08
lít H2 ở đktc. Mặt khác cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 6,16 lít Cl 2 ở đktc. Xác định
phần trăm số mol Zn trong 20,4 gam hỗn hợp X?
A. 50,00%.
B. 47,79%
C. 25,00%.
D. 31,86%.
Câu 40: Hòa tan 8,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe xOy bằng dung dịch H2SO4 đặc dư đun nóng.
Sau khi phản ứng xong, thu được 0,784 lít khí SO 2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung
dịch Y thì thu được 21,2 gam muối. Phần trăm khối lượng của FexOy trong hỗn hợp X là
A. 28,16%.
B. 60,00%.
C. 81,19%.
D. 84,47%.
----------- HẾT ---------(Thí sinh khơng sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm)



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×