Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

tam li hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.41 KB, 14 trang )

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BÀI TẬP TÂM LÍ – GIÁO DỤC


BÀI TẬP
TÌM HIỂU TẬP THỂ HỌC SINH

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Hân
Lớp: C2016 – CLC Khoa: GDTH
Thực tập tại trường: Tiểu học Thăng Long
Quận: Hoàn Kiếm
Thời gian: Từ 26/2 đến 24/3


Lớp tôi thực tập là lớp 4C trường Tiểu học Thăng Long. Qua tìm
hiểu, lớp có khá đơng học sinh với sĩ số 53. Trong đó, số bạn nam là 27
bạn, số bạn nữ là 26 bạn. Các bạn học sinh lớp 4C hầu như đã là đội viên
của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và ln rất tự hào vì được đeo
trên vai chiếc khăn quàng đỏ thắm mỗi khi đến trường. Đội ngũ cán bộ lớp
sẽ khiến cho bất cứ ai khi vào lớp cảm thấy chống ngợp vì có khả năng
quản lí cực tốt, đặc biệt là lớp trưởng Vũ Mỹ Lệ Dung với khả năng lãnh
đạo đáng nể kết hợp với các bạn lớp phó Đỗ Phương Un, Mai Chí Kiên,
tổ trưởng tổ vận hành lớp có sự tổ chức một cách trơi chảy mà vẫn vơ cùng
kỉ luật. Tự động hóa là từ dùng để diễn tả lối tổ chức của lớp 4C, mọi thứ
đều được các bạn học sinh thực hiện một cách tự giác, nhanh chóng hỗ trợ
đắc lực cho cơng tác chủ nhiệm của giáo viên. Ấn tượng đầu tiên trong đầu
một giáo sinh thực tập như em khi bước chân vào lớp là những nụ cười thật
tươi tắn tự nhiên, những cái cúi chào lễ phép chuẩn mực và từng lời nói
chào mừng của ban cán sự lớp thực sự q trơi chảy xuất phát từ chính
trong thâm tâm của các bạn. Đội ngũ cán bộ chi đội được cả lớp tin tưởng


có chi đội trưởng Vũ Mỹ Lệ Dung, 2 chi đội phó là bạn Nguyễn Đăng Nhật
Minh và Nguyễn Nhật Quang, hai bạn là cặp bài trung kết hợp với nhau rất
ăn ý từ học tập tới các hoạt động vui chơi. Lớp 4C được chia 4 tổ, tổ
trưởng tổ 1 là bạn Nguyễn Đăng Nhật Minh, tổ trưởng tổ 2 là bạn Nguyễn
Nhật Quang, tổ trưởng tổ 3 bạn là Bùi Khánh Linh, tổ trưởng tổ 4 là bạn
Võ Hoàng Nguyên, chỗ ngồi sắp xếp như cách chia tổ hàng dọc thơng
thường vì điều kiện diện tích và cơ sở vật chất sẵn có do nhà trường cung
cấp.
Về học tập, toàn bộ 53 học sinh lớp 4C có kết quả học tập hồn
thành. 4C là một tập thể có tình thần học tập rất cao, tất cả các bạn đều có


ý thực ôn bài và chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, khơng có tình trạng
khơng chuẩn bị bài dù không cần giáo viên phải nhắc nhở thường xuyên vì
mỗi cá nhân các bạn học sinh lớp 4C đều ý thức được việc phải tự giác học
tập và phấn đấu để có kiến thức cho chính bản thân mình. Có những ưu
điểm này cũng là nhờ góp phần không nhỏ của giáo viên chủ nhiệm lớp, cô
Lương Thúy Hoa – một giáo viên có kinh nghiệm 20 năm trong nghề, cơ
rất nhiệt tình và có tâm với nghề, cô rất mến trẻ và tốn nhiều tâm sức trong
giảng dạy và bồi dưỡng các bạn học sinh lớp 4C khơng chỉ trong học tập
mà cịn trong cả các hoạt động thể - mĩ, luôn tạo điều kiện để các học trị
của mình phát huy được khả năng sẵn có và những gì cịn tiềm ẩn. Học
sinh 4C rất tích cực học bài, hăng hái giơ tay phát biểu rào rào mỗi khi vào
tiết học khơng cần phải có người dự giờ ở dưới hay phải được dặn trước.
Các bạn học tập hồn nhiên và bằng chính đầu óc, tư duy của mình mà
chiếm lấy kiến thức, khơng ngại đưa ra ý kiến ngay trong giờ học để tranh
luận với bạn cùng lớp hay thậm chí là cả giáo viên chủ nhiệm của mình.
Với tinh thần học tập chủ động, lớp 4C luôn là tập thể đi đầu về học tập,
mức độ nhận thức cao hơn so với chuẩn thông thường. Lớp có các nhóm
học sinh giỏi mơn tốn như Nhật Minh, Nhật Quang, Đức Phú, Chí Kiên,

Lệ Dung, Bùi Linh, Đức Phú, Gia Huy, Danh Thành, Đức Phú, Thái
Minh,...; có nhóm các bạn giỏi văn Đỗ Huy, Khánh Thy, Khánh Linh, Bảo
Linh, An Như, Phúc Long, Tiến Mạnh...; hay những mơn lịch sử, địa lý,
khoa học cũng có nhóm bạn nổi bật như Chí Cường, Việt Cường, Anh
Qn, Hồng Hưng, Khánh Thy, Nguyễn Trang,...; kế đến là các bộ mơn
năng khiếu nghệ thuật như âm nhạc mỹ thuật có nhiều bạn nổi trội không
kém như Tuệ Như, Thu Phương, Lệ Dung, Chí Cường, Việt Cường, Anh
Qn,...; nhóm giỏi ngoại ngữ có Anh Thư, Nguyễn Linh, Hà Anh,... Rất


rất nhiều nữa mà khơng thể kể hết. Thành tích điển hình gần nhất phải kể
đến là Huy chương Bạc kì thi tốn Olympic Quốc tế mới được tổ chức
tháng 11/ 2017 tại Malaysia của bạn Nhật Minh – cây tốn học của lớp với
nhận thức và tư duy vơ cùng nhạy bén, nổi trội. Song, mỗi bạn học sinh
của lớp 4C đều có mức độ nhận thức tốt, có tư duy độc lập khi cần giải
quyết vấn đề. Lớp có sự phân chia để giúp đỡ nhau cùng học tập, cùng tiến
bộ. Lớp 4C các bạn còn rất ham học hỏi, hầu hết các bạn đều thích đọc
sách và ham mê đọc sách. Cô giáo chủ nhiệm đã dành 1 góc làm tủ sách
của lớp mặc dù diện tích lớp đã khá chật. Giờ ra chơi hay giờ ngủ trưa, bạn
nào bạn nấy đều có cho mình 1 cuốn sách để đọc trước khi ngủ. Văn hóa
đọc cho trẻ được cô giáo chủ nhiệm nuôi dưỡng cho các em ngay từ Tiểu
học giúp ích rất nhiều cho việc học tập tại trường cũng như tương lai phía
trước của các em khi trưởng thành.
Về kỉ luật, đây là vấn đề khơng có gì có thể chê được lớp 4C. 100%
các bạn có xếp loại hạnh kiểm tốt. Giáo viên chủ nhiệm đã rất chăm chút
và tỉ mỉ xây dựng và giữ cho nề nếp kỉ luật của lớp luôn được duy trì. Lớp
4C ln đứng nhất tồn trường về thi đua, khơng có học sinh đi học muộn,
chấp hành nghiêm túc nội quy nhà trường. Giờ chơi rất vui vẻ và nghịch
ngơm vô cùng nhưng một khi đã tới giờ học thì đều tăm tắp chấp hành nội
quy của lớp, không để ảnh hưởng đến các bạn khác. Tất cả những ưu điểm

này là nhờ sự quan tâm, sát sao của cô giáo chủ nhiệm và đội ngũ cán bộ
lớp đặc biệt chuyên nghiệp, cộng thêm ý thức tự quản của mỗi cá nhân học
sinh lớp 4C.
Phong trào hoạt động tập thể của học sinh lớp 4C cũng rất sôi nổi,
khơng kém gì học tập của các em. Bình thường học chăm chú, nhưng cũng
rất thích tham gia hoạt động tập thể của nhà trường. Lớp có nhiều bạn được


lựa chọn cho đội văn nghệ của trường như là Phương Uyên, Lan Chi, Bảo
Linh, Thái Minh,... còn thêm vào đó có sự có mặt của các bạn nam như
Tiến Mạnh, Đức Phú, Chí Kiên, Nhật Quang,... ai nấy đều rất hào hứng khi
được chọn và lại tỏ ra tiếc nuối khi chưa được chọn. Các bạn đóng góp
nhiều cho hoạt động của nhà trường như biểu diễn văn nghệ, đồng diễn,...
Đầu năm, các bạn học sinh 4C hào hứng, sáng tạo tham gia hội thi “Cây
mùa xuân” do liên đội phát động và rinh về 1 giải nhất. Những gì mà 4C
làm được quả thực khiến giáo sinh chúng tơi cảm thấy trầm trồ và nể phục!
Ngồi thành tích học tập, kỉ luật và hoạt động tập thể tốt, đội ngũ cán
bộ lớp, chi đội của lớp 4C cũng là một điểm sáng không thể không kể tới.
Lớp trưởng Lệ Dung với chất giọng lớn, hào sảng luôn khiến người khác
phải chú ý với mỗi lời mà em nói, hoặc có khi sẽ khiến người khác phải nín
thít khi em nhắc nhở giữ trật tự hay ổn định lớp, đôn đốc các bạn chuẩn bị,
để tham gia hoạt động học tập, sinh hoạt tiếp theo. Một lớp trưởng rất tinh
tế và yêu thương các bạn học của mình, em ln biết khi nào nên nói, khi
nào khơng, kết hợp cùng lớp phó và tổ trưởng để điều hành tập thể lớp hỗ
trợ đắc lực cho công tác chủ nhiệm của giáo viên. Đội ngũ cán bộ lớp 4C
theo như tơi đánh giá là có năng lực và tố chất lãnh đạo. Các em cần được
bồi dưỡng để duy trì và phát huy hết khả năng vốn có của mình.
Lớp 4C là một tập thể có truyền thống học tập tốt ngay từ những lớp
dưới. Hiện tại các em được quan tâm và chú trọng phát triển các mặt văn
thể mỹ. 4C là một tập thể xuất sắc của trường, các tuần luôn được nhận cờ

thi đua lớp tốt, xếp thứ nhất thường xuyên. Có nhiều cá nhân đạt thành tích
cao trong học tập, đạt nhiều giải thưởng cả về học tập lẫn hoạt động khác


như đã nêu ở trên. Mỗi cá nhân tốt, một tập thể tốt tạo nên truyền thống
của lớp 4C trường Tiểu học Thăng Long.
Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiêm, tôi được biết phương hướng phấn
đấu của lớp 4C năm học này. Về học tập, tiếp tục duy trì nề nếp học tập,
100% hoàn thành kết quả học tập và 100% đạt hoạt động giáo dục. Hoàn
thành 100% mức độ hình thành và phát triển năng lực ở học sinh. Giữ
vững vị trí tập thể tiên tiến xuất sắc, đi đầu về học tập và trong các hoạt
động của liên đội nhà trường. Để đạt được những mục tiêu này, cả cơ và
trị cùng cố gắng trong học tập và giảng dạy. Giáo viên tâm huyết, trị
chăm học. Có thầy dạy tốt, trò học tốt, từng ngày từng ngày xây dựng lớp
4C phấn đấu đi lên ghi dấu ấn với nhà trường.
Tập thể lớp 4C có vơ vàn ưu điểm. Nếu là một giáo sinh thực tập như
tôi, khi gặp lớp chắc chắn cảm xúc trong bạn cũng giống như tơi, chống
ngợp, hồn tồn chống ngợp trước sự hiểu biết và trưởng thành hơn trong
ý thức so với các bạn đồng trang lứa của hầu hết các em học sinh lớp 4C.
Mặc dù vậy, các em cũng rất chịu khó làm nũng với cô, giữ được những
nét hồn nhiên của lứa tuổi mình mỗi khi chơi hay tâm sự nhỏ to với cơ giáo
và bạn bè. Để tìm được nhược điểm cần cải thiện của các bạn học sinh lớp
4C có lẽ sẽ là rất khó với tơi hiện tại, sau kì thực tập kéo dài 1 tháng. Phải
chăng chính là việc các em lười ngủ trưa, có khi phải đọc sách tới hơn nửa
tiếng so với hiệu lệnh của nhà trường rồi mới chịu ngủ hoặc nhiều bạn thức
khuya có khi 11h 12h đêm chưa ngủ, chưa biết tự bảo vệ sức khỏe của
mình. Hay chăng là hiện tại đang có sự hơi mất đồn kết khi trong lớp đang
có thành kiến với 1 bạn học sinh vì bạn ấy chưa ham học tập bằng các bạn
khác trong lớp. Nhìn chung, tình hình lớp 4C rất ổn và khơng có gì khiến
người ta phải thắc mắc. Đây cũng chính là điều khiến ngay cả người lớn



chúng ta cũng nên học tập ở các em về tính kỉ luật, nề nếp. Tơi đã thấy và
sẽ học hỏi theo hướng đi, theo quan niệm giáo dục và những gì giáo viên
chủ nhiệm lớp 4C đã làm, cùng lớp xây dựng tập thể vững mạnh như thế
này.
Để hình thành những đặc điểm, thói quen của các em, điều quan
trọng nhất là các yếu tố đặc điểm tâm lí và mơi trường.
Học sinh lớp 4C có một tâm thế hào hứng khi bước vào lớp, các em luôn
sẵn sàng đón nhận những điều mới mẻ và đón nhận nó bằng trái tim của
mình. Các em là những người sống rất tình cảm, cả bạn nam và bạn nữ.
Các bạn rất quấn cô giáo và giáo sinh thực tập như tôi dù tôi chỉ là người
mới đến. Các bạn rất thích thể hiện và khơng ngại thể hiện bản thân mình
và lại cũng thích thì thầm to nhỏ với tơi. Nhờ đó mà tơi biết nhiều hơn về
các bạn học sinh đầu tiên của mình, biết sở thích, biết thói quen, biết cảm
xúc hôm nay và hôm qua thế nào, biết ước mơ, nguyện vọng sau này các
bạn muốn làm nghề gì,... Lớp 4C mỗi người đều có trong mình những khả
năng đặc biệt, mỗi người đều có những đặc điểm riêng khiến người ta phải
nhớ. Nhật Minh, Đỗ Huy, Nhật Quang, Khánh Thy, Bùi Linh, Đức Phú,
Thái Minh,... tư suy toán cực tốt. Văn học hiểu rộng và viết văn rất cảm
xúc là Đỗ Huy, Phương Uyên, Khánh Linh, Bảo Linh, An Như, Phúc
Long, Tiến Mạnh. Có Thu Phương, Chí Cường, Việt Cường,... có năng
khiếu hội họa, các em mê vẽ truyện tranh, có em cịn viết nhật kí bằng
tranh. Lớp cịn có các bạn chơi violin, thậm chí cả đàn nguyệt. Về ngoại
ngữ phải kể tới Đỗ Huy, em khơng nói chuyện với giáo viên nhưng lại là 1
học sinh mà tôi luôn muốn lại gần, em như một kho tàng ẩn giấu quá nhiều
thứ mà tôi chưa thể tưởng tượng có thể tìm thấy được ở một đứa trẻ 10
tuổi, em biết tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Bồ Đào Nha, em có



thể viết được trơi chảy. Tơi chưa bao giờ hình dung được điều đó, tơi thực
sự bị sốc. Em cịn biết nấu ăn và cũng đặc biệt yêu thích nấu ăn, em thường
cầm trên tay cuồn sách nấu ăn. Hỏi các bạn xung quanh mới biết, ra là em
có thể nấu được tất cả những món ăn trong cuốn sách này đã viết, 9 tuổi đã
tự nấu được đồ ăn mà khơng cần có mẹ ở bên. Một cậu bé khơng nói, mà
chỉ mở miệng nói chuyện với những người em ấy coi là bạn lại là một
người mang đầy tài năng khiến cho tôi – một sinh viên đại học cảm thấy nể
phục em sát đất. Tơi rất thích em và ước gì thời gian thực tập dài hơn để tơi
có cơ hội hiểu thêm về em, được hiểu về Đỗ Huy thêm một chút, như thế
thì quả thật kì thực tập mới làm tơi thỏa mãn.
Lớp tơi khơng có học sinh cá biệt theo nghĩa thơng thường, có chăng chỉ là
cá biệt so với mặt bằng chung ở mức cao của lớp tơi. Có lẽ lớp học nào
cũng có bạn được coi là Virus, lớp tơi đang thực tập cũng vậy, cô bé xinh
xắn nhỏ bế Nguyễn Trang. Các bạn lấy tên gọi đó để gọi em. Đúng là dù
có vẻ trưởng thành hơn so với các bạn cùng lứa ở các lớp trong khối thì các
bạn học sinh lớp 4C cũng vẫn là những bạn nhỏ, vẫn là những đứa trẻ,
cũng rất cứng đầu, đôi khi khuyên nhủ không được.
Mặt bằng chung, các bạn học sinh lớp 4C có bố mẹ là người trí thức,
gia đình ln tạo điều kiện để các em được học trong môi trường tốt để
hình thành và phát triển nhân cách tồn diện nhất. Duy chỉ có một trường
hợp bạn học sinh có bố mẹ khơng phải cơng nhân viên chức mà lại là
nhưng người được coi là “dân anh chị”, điều này cũng gây nhiều khó khăn
cho giáo viên chủ nhiệm trong việc liên hệ và trao đổi thường xuyên tình
hình học tập của bạn học sinh ở lớp. Tuy nhiên, là một bạn gái nên tính
cách của bạn cũng thuần hơn so với bạn nam, giáo viên chủ nhiệm cũng ý
thức rất rõ điều này và giành cho em sự quan tâm nhất định, thay cho bố


mẹ em để em có thể lớn lên trong mơi trường an toàn và đảm bảo được
giáo dục tốt về nhận thức và nhân cách.

Nhà trường Tiểu học Thăng Long chính là mơi trường như thế.
Trường tiểu học Thăng Long nằm trong số những trường có bề dày truyền
thống nhất của ngành giáo dục Hà Nội. Ra đời từ năm 1992, từ một trường
tư thục dạy đến bậc tú tài, do một nhóm thanh niên yêu nước sáng lập,
Thăng Long học hiệu khi ấy đã từng nổi danh bởi thầy dạy hay, trò học
giỏi. 80 năm qua, vẫn truyền thống ấy được hun đắp làm nên một tên tuổi
trường tiểu học Thăng Long, niềm tự hào của bao thế hệ học sinh và giáo
viên. Từ khi thành lập đến nay, đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn,
vững về tư tưởng, đẹp về phẩm chất luôn là một “thế mạnh” của trường
tiểu học Thăng Long. Hầu hết các nhà giáo của trường Thăng Long trước
Cách mạng Tháng Tám sau này đã trở thành những nhà cách mạng, nhà
văn hóa, cán bộ lãnh đạo có tên tuổi như Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp,
Hoàng Minh Giám, Bùi Kỷ, Phạm Hữu Ninh, Phan Thanh, Nguyễn Lân...
Năm 1955, trường đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Lời Bác dặn thầy
và trị nhà trường “dạy tốt, học tốt” vẫn luôn được xem là truyền thống
được tiếp tục kế thừa và giữ vững. Theo lãnh đạo nhà trường, trường luôn
xác định yếu tố mang tính quyết định là chất lượng của đội ngũ thầy, cơ
giáo. Trong đó, u cầu đặt ra với mỗi cán bộ, giáo viên là vững vàng về tư
tưởng, chuẩn mực về đạo đức, giỏi về chuyên môn, tâm huyết với nghề và
tha thiết với học trị.
Hiện trường có có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 100% giáo viên
đứng lớp có danh hiệu giáo viên day giỏi từ cấp quận đến thành phố và
quốc gia. Đặc biệt, cô Mai Thị Minh Nguyệt đã từng giành giải “Viên phấn
vàng”, cô giáo Trịnh Thị Lê Dung từng đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi
cấp quốc gia”... 70% giáo viên của trường đã và đang thực hành thành thạo
các bài giảng có sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại, giáo án điện tử. Từ
đội ngũ đó, trường đã có chất lượng giáo dục toàn diện tốt với 90% đến
95% học sinh xếp loại khá, giỏi, 25% học sinh của trường được chọn vào
các trường, lớp bậc trung học cơ sở chất lượng cao, dẫn đầu về số lượng
học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi với 180 em đạt giải cấp

quận, 82 giải cấp thành phố, 42 giải quốc gia trong 5 năm qua. Một trong
những phương pháp mà nhà trường áp dụng để nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên là duy trì có hiệu quả phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm.
Mỗi năm học trường có trên 90% cán bộ, giáo viên tham gia viết sáng kiến
kinh nghiệm trong quản lý, giảng dạy và cơng tác chủ nhiệm. Trong đó,


35% số sáng kiến kinh nghiệm này giành giải cấp thành phố và có giá trị
ứng dụng cao đối với thực tiễn giảng dạy như “Một số biện pháp rèn chữ
để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh lớp một” của cơ giáo Nguyễn
Bích Thủy, “Thiết kế các chun đề mơn tốn lớp 5 nhằm nâng cao chất
lượng sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học” của cô giáo Hồ Thị Thu
Hà, “Rèn chữ giữ vở cho học sinh lớp 2” của cơ Đặng Bích Thủy... Cũng
chính từ phong trào này, nhà trường đã chọn ra được những nhân tố điển
hình về day tốt, tâm huyết với nghề để nhân rộng ra trong tồn trường. Có
lẽ khơng phải đến những năm gần đây các gương nhà giáo sáng tạo, tâm
huyết mới xuất hiện nhiều trong các phong trào thi đua của trường. Vào
đầu những năm 60 của thế kỷ trước, có một cơ giáo lớp 1 đã hằng ngày
lặng lẽ, kiên trì sửa từng nét bút, rèn thói quen giữ vở sạch cho học sinh, để
chồng vở học sinh lớp cô sạch và đẹp từ trang đầu tới trang cuối. Việc làm
của cô giáo đã được phát động thành phong trào thi đua trong trường.
Phong trào ngày càng lan rộng, năm 1968, ngành giáo dục có một hội nghị
chuyên đề về "Vở sạch, chữ đẹp" giới thiệu vở của học sinh trường Thăng
Long. Đây cũng là nơi khởi nguồn của phong trào "Vở sạch, chữ đẹp"
được duy trì trong các nhà trường trên toàn quốc suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Nét chữ Thăng Long cũng là nết người của học sinh Thăng Long được các
thế hệ giáo viên của trường gìn giữ và phát huy qua phong trào thi đua thầy
dạy hay, trò học tốt. Tận dụng thế mạnh của đội ngũ giáo viên mẫu mực,
trường đã đẩy mạnh xây dựng nhà trường văn hóa, thân thiện. Các thầy cơ
giáo ngồi truyền thụ kiến thức cịn rèn dũa, hoàn thiện nhân cách cho học

sinh. Bốn mươi bảy năm liên tục đạt danh hiệu “Nhà trường tiên tiến xuất
sắc” và nhiều danh hiệu cao quý khác trường đã được trao tặng, đã khẳng
định bề dày chất lượng và thành tích mà thầy và trị nhà trường đã tạo nên.
V.M
Thêm vào đó, trường Tiểu học Thăng Long lại nằm trên vị trí thuận
lợi – trung tâm Thủ đơ – quận Hồn Kiếm. Tuy diện tích cịn hẹp, nhưng
nhà trường đã tạo điều kiện hết sức cho các em, đảm bảo được hoạt động
thể chất, vui chơi giải trí được triển khai. Đây cũng là khu vữ có dân trí
cao, kinh tế phát triển nên học sinh không phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu
từ các tác nhân bên ngoài. Phụ huynh có thể n tâm cho con em mình theo
học ở đây.
Ngoài các yếu tố cơ sở vật chất, quan trọng nhất là vai trị của người
thầy dìu dắt các em. Lớp 4C được cô Lương Thúy Hoa chủ nhiệm cũng
vừa là tổ trưởng chun mơn nên các em hồn tồn có thể n tâm học tập
và phát triển. Cơ Hoa thực sự là một giáo viên tâm huyết và thương yêu


học trị như con của mình. Phương pháp giáo dục cô sử dụng là phương
pháp giáo dục hiện đại, cho học sinh được phát huy trí lực của mình, hiểu
đặc tính của từng học sinh, nắm bắt và sủ dụng nó để kích hoạt tư duy, khả
năng nhận thức và tình cảm của học sinh. Nhờ tất cả những điều đó mà cơ
chính là hình mẫu giáo viên lý tưởng cho giáo sinh thực tập như tôi phải
học theo dù tơi cịn chạy phía sau cơ cả một đoạn đường dài mới có thể
như cơ của ngày hơm nay.
Các yếu tố đã nêu trên đều là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển của tập thể học sinh. Tôi nhận ra rằng, một
giáo viên giỏi khơng phải chỉ về chun mơn mà cịn phải có khả năng gắn
kết, dẫn đường cho các em học sinh trở thành một tập thể vững mạnh cùng
tiến lên.
Với tình hình chung của lớp 4C tơi thực tập, tơi đánh giá là tơi khơng

có gì cảm thấy thắc mắc hay lo lắng phải nhắc nhở đốc thúc các em khi
chuẩn bị giờ lên lớp, bài tập về nhà hay tập trung nhanh khi tập thể dục
giữa giờ chơi cả. Vì mọi thứ các em đều có thể tự làm và đang thực hiện
rất tốt. Điều này khiến tôi cảm thấy rất tin tưởng ở các em. Và tôi cịn phải
cố gắng học tập cơ giáo hướng dẫn về cách xây dựng một tập thể như 4C.
Một số biện pháo giáo dục phù hợp đã phát huy tốt vai trị của nó và làm
bộc lộ ưu điểm của học sinh lớp 4C đó là biện pháp nâng cao thành tích
học tập, biện pháp rèn luyện nề nếp kỉ luật, biện pháp bồi dưỡng đội ngũ
cán bộ lớp, xây dựng truyền thống, dư luận tập thể để khi 1 bạn có hơi đuối
so với người khác sẽ được đồng loạt mọi người thúc dục cố gắng hơn, biện
pháp phối hợp với cha mẹ học sinh, phối hợp với giáo viên bộ môn.
Mặc dù thời gian được ở bên học sinh là giới hạn để tránh gây nhiều
xáo trộn trong trường nhưng tơi đã cố gắng để tiếp xúc và tìm hiểu được
nhiều nhất có thể về các bạn học sinh đáng yêu của lớp 4C tôi nhận công
tác thực tập chủ nhiệm. Biện pháp giáo dục chủ yếu mà tôi sử dụng là biện
pháp khuyên nhủ, khuyên bảo. Đối với bạn Nguyễn Trang (Virus) tơi đã có
những thời gian nói chuyện với bạn ấy, một cơ bé cá tính và có phần cá
biệt đối với tụi nhỏ trong lớp với mai tóc hightligh, khn mặt tinh nghịch
và cái miệng nhanh nhảu. Tơi cảm thấy phần khác biệt của em có vẻ hơi
“lệch sóng” so với các bạn trong lớp, em cũng học tập ở mức bình thường
nhưng lại có một sự năng động và rất biết tận dụng cơ hội, em tự tin và dễ
làm quen với mọi người. Nhưng dường như lại trở nên cá biệt và em biết
rõ điều đó, em từng khóc và nói với tơi rằng em không hề vui và các bạn
thật quá đáng, nhận món quà của 1 bạn nam trên tay mà em nói rằng em


muốn đi về trong ngày 8/3 đó. Hơn ai hết tôi cảm nhận được sự tổn thương
trong em, và một phần bản thân của mình trong đó. Tơi rất bối rối lúc đó,
và ngày lập tức gạt nước mắt và khốc lấy vai em. Sau hơm đó tơi và
Trang thân nhau hơn, em hay ôm tôi, tôi gửi cho em xem phim “Cậu bé

đặc biệt” một bộ phim Ấn Độ, tơi mong em hiểu những gì tơi muốn nói với
em, tơi đã nói rằng khác biệt khơng phải là xấu, con người chúng ta đều có
những nét riêng, khác biệt không phải là sai. Giống như bài học Dù sao trái
đất vẫn quay! Galile đã đi ngược lại hoàn toàn với số đông mọi người và bị lôi
ra xét xử, và kết quả thì số đơng đã sai và xét xử sai về 1 con người Nếu như

các bạn ác cảm với em mà khơng cùng em hịa đồng để cùng nhau tiến bộ,
vậy thì tự em hãy sống và học tập, trở nên giỏi hơn mỗi ngày. Hãy sống là
chính mình, mạnh mẽ và năng động, đó là nét riêng của em Chứng minh
cho các bạn thấy em cũng có thể đạt được những thành tích đáng nể, và các
bạn một ngày nào đó chắc chắn sẽ muốn chơi với em trước cả khi em tìm
tới các bạn ấy. Trường hợp này, tơi rất khó có thể thay đổi được dư luận cả
lớp về thành kiến với Trang, song, tôi lựa chọn bắt đầu từ Trang, tôi sẽ
cùng em tìm cách tự mình mạnh mẽ trước cái nhìn xấu của người khác về
mình.
Cịn với Đỗ Huy, một học sinh đặc biệt mà tôi được nghe cô giáo
hướng dẫn kể rằng em hơi hướng là 1 đứa trẻ tự kỉ. Đến ngày thực tập thứ
2 tơi mới nhìn ra em thật. Nhưng thật sự em cũng có sự hịa đồng với các
bạn xung quanh, chỉ là em khơng thích tiếp xúc và nói chuyện với giáo
viên. Khi bắt chuyện với em, tôi đã phải nhờ tới sự trợ giúp của bạn ngồi
cạnh Đỗ Huy. Bạn An Như sẽ đóng vai trị là người chuyển lời thì thầm
của Đỗ Huy tới tơi. Ồ! Thật là kì lạ có phải khơng? Tơi rất muốn được nói
chuyện với em vì bài văn ngày hơm đó em viết trong vịng 10p ở ngay trên
lớp về cây hoa sữa khiến tôi bị rung động bởi tâm hồn và đôi mắt của em –
một người yêu Hà Nội dòng máu chảy trong em là dòng máu của tình yêu
thương. Em thật sự như một người nghệ sĩ với từng câu chữ trên trang giấy
và cũng thật sự là một nhà toán học nhỏ tuổi với tốc độ và tư duy quá
nhanh nhạy mỗi giờ học toán! Rồi tôi cũng phát hiện ra em luôn cầm hay
để trên bàn quyển vở nháp, em vẽ mỗi lúc em rảnh tay, mặc kệ thế giới
xung quanh đang chuyển động, em vẫn quan sát và đắm mình trong thế

giới của riêng em, thế giới trong em có lẽ thật kì diệu mà tơi rất muốn bước
vào. Tơi tìm cách lại gần hơn với em dù chỉ một chút. Tôi sử dụng bút chì
của em và viết lên trang giấy của em câu làm quen và nói rằng em hãy trả
lời tôi 1 câu đi tôi xem nào. Và thật tuyệt vời em đã để ý đến tơi. Em cười
và cịn ngẩng mặt lên cùng tơi chụp ảnh, cịn cùng tơi ghép hình trái tim
bằng tay, rồi cùng chạy lên bục giảng chụp ảnh cùng các bạn. Mỗi cử chỉ


của em khiến lịng tơi gào thét và tan chảy trong niềm hân hoan vui sướng
khôn cùng. Tôi quá vui vì em đã chấp nhận một giáo sinh thực tập, một
người lạ là tôi được đến gần hơn với thế giới của em. Tơi cũng tìm hiểu về
em, và tình cờ bắt gặp trên facebook, Đỗ Huy đăng khá nhiều ảnh, em
tham gia khá nhiều hoạt động, có khi cịn là cùng các bạn nhỏ tại trung tâm
ngoại ngữ vui chơi và giúp các bạn học ngoại ngữ. Tôi đọc từng dịng
caption và cố hiểu hơn về em. Thì ra tôi cần nhiều hơn sự kiên nhẫn và học
được ở em tình yêu thương và sự điểm tĩnh!
Hiệu quả của những gì tơi đã làm, những phương pháp mà tơi thực
hiện, bây giờ tôi cũng không rõ nữa, nhưng tôi hy vọng, sau này khi có cơ
hội gặp lại các em học sinh đầu tiên của mình, các em sẽ là những người
lạc quan và biết quan tâm chia sẻ với mọi người!
Những dòng cảm xúc về trường Tiểu học Thăng Long, đặc biệt là về
quãng thời gian bên lớp 4C có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể diễn tả hết bằng
lời, và nhất là với khoảng thời gian ít ỏi cịn lại khi tơi đang gấp rút chuẩn
bị cho những bài dạy, cho sổ sách của kì thực tập được hồn thành. Tơi xin
phép được giữ lại cho mình những dịng cảm xúc cịn chưa nói ra đó. Tôi
thực sự biết ơn cô giáo hướng dẫn đã luôn tạo điều kiện cho chúng tơi
được nhận những gì tốt nhất. Tơi học được nhiều điều từ cơ: lịng u
nghê, tâm huyết, kiên nhẫn, rộng lượng và vị tha,... Và khi cùng các bạn
học sinh lớp 4C học tập và vui chơi, tơi học được từ các em tính kỉ luật, sự
bạo dạn khi nói lên ý kiến của mình và quyết bảo vệ nó với lí lẽ chặt chẽ,

học được tình u thương và cảm thơng chia sẻ,... Rất nhiều rất nhiều thứ
mà trên giảng đường tôi không được dạy. Suốt một tháng qua là suốt một
tháng tâm hồn tôi được tưới lên nguồn nước trong trẻo của trẻ thơ, tơi như
được trẻ hóa và sống những giờ phút vui vẻ, hân hoan và hồn nhiên nhất.
Điều này tiếp thêm tinh thần lạc quan và quyết tâm trong tôi càng mạnh mẽ
hơn. Cảm ơn nhà trường ĐH Thủ đô đã cho tôi được thực tập tại đây. Cảm
ơn thầy và trò trường Tiểu học Thăng Long đã giúp đỡ chúng tơi hồn
thành đợt thực tập này để giờ đọng lại trong trí nhớ những hồi ức tươi đẹp
nhất! Hy vọng một ngày gặp lại các em. Tôi thật là người may mắn vì được
gặp cơ giáo Lương Thúy Hóa – người thầy sẵn sàng cho đi và chỉ bảo mọi
điều cho lứa học sinh to xác chúng tôi, thật may mắn và vinh dự làm sao
khi được học tập cùng các bạn học sinh lớp 4C!
Giảng viên nhận xét đánh giá

Hà nội, ngày 20 tháng 3 năm 2018
Sinh viên




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×