Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
HNKH-19
CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ NGƯNG TỤ ĐỂ TIẾT KIỆM NĂNG
LƯỢNG TRONG HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP
VŨ ĐỨC PHƯƠNG*, LÊ TRẦN CẢNH, ĐINH NHO ANH
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
*
Tóm tắt. Việc sử dụng hiệu quả năng lượng phụ thuộc rất nhiều từ khâu thiết kế, lắp đặt hệ thống lạnh,
đặc biệt là quá trình vận hành hệ thống. Hệ thống lạnh làm việc hiệu quả giúp giảm chi phí năng lượng cho
sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề cấp bách
của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng hiệu quả hơn còn góp phần giảm phát
thải CO2 – là yếu tố chính tạo ra hiệu ứng nhà kính, làm biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Trong bài báo này,
các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ đã được áp dụng tại công ty Minh Đăng như lắp đặt biến tần cho
quạt và bơm, lắp đặt thiết bị chống đóng cáu cặn, tính tốn tổn thất áp suất, tách khí khơng ngưng và hạn
chế dầu tại thiết bị ngưng tụ đã giúp nhiệt độ ngưng tụ giảm 5C tương ứng với tiềm năng tiết kiệm điện
năng của toàn bộ hệ thống là 15%.
Từ khóa. hệ thống lạnh cơng nghiệp, kiểm sốt nhiệt độ ngưng tụ, sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm
năng lượng, công ty Minh Đăng
SOLUTIONS FOR CONTROL OF CONDENSATION TEMPERATURE TO
SAVE ENERGY IN THE INDUSTRIAL REFRIGERATION SYSTEM
Abstract. The efficient energy using depends a lot on the design and installation of the refrigeration
system, especially the system operation. The refrigeration system with efficient operating helps reduce
energy costs for production thereby reducing product costs and increasing the competitiveness of
enterprises is necessary problem of any enterprise. In addition, the efficient energy using also contributes
to reducing CO2 emissions - the main factor causing the greenhouse effect and climate change globally. In
this paper, solutions for control of condensation temperature have been applied at Minh Dang company
such as installing inverters for fans and pumps, installing anti-fouling equipment, calculating pressure loss,
separating non-condensing gas and oil restriction at the condenser have reduced the condensation
temperature by 5C corresponding to a potential energy saving of 15% of the entire refrigeration system.
Keywords. Industrial refrigeration system, control of condensation temperature, efficient energy using,
energy saving, Minh Dang company.
1
GIỚI THIỆU
Hệ thống lạnh đóng vai trò quyết định đến hoạt động của các nhà máy chế biến thực phẩm nói chung
và nhà máy chế biến thuỷ sản nói riêng, hệ thống lạnh sử dụng trong các nhà máy là hệ thống lạnh liên hoàn
và điện năng sử dụng cho hệ thống lạnh chiếm tỷ trọng 80-85% tổng năng lượng tiêu thụ của nhà máy
Trong nhà máy chế biến thực phẩm để tăng thời gian bảo quản sản phẩm thì cần đưa nhiệt độ sản phẩm
xuống dưới nhiệt độ hoạt hoá của đa phần enzyme và các vi sinh vật, việc đưa nhiệt độ của sản phẩm xuống
nhiệt độ thấp bằng hệ thống lạnh. Tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm mà thệ thống lạnh sẽ tạo ra mơi trường
có nhiệt độ khác nhau.
Điện năng tiêu thụ của hệ thống giải nhiệt của thiết bị ngưng tụ chiếm khoảng 20-25% tổng điện năng
tiêu thụ của hệ thống lạnh, điện năng tiêu thụ chiếm tỷ lệ tiêu thụ điện năng tương đối tuy nhiên nó lại quyết
định đến hiệu suất của hệ thống lạnh Thông thường khi thiết kê hệ thống lạnh thường lựa chọn nhiệt độ
ngưng tụ tk=40 43C nhưng nhiệt độ trung bình năm của các tỉnh phía Nam thường dao động từ 25-28C,
hơn nữa khoảng một nửa thời gian trong năm có nhiệt độ môi trường dưới 26C. Việc giảm nhiệt độ ngưng
tụ của môi chất, điều khiển công suất của quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ theo nhiệt độ môi trường giúp
-180-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả hơn, để đánh hiệu quả ta sử dụng hệ số hiệu quả năng lượng COP
(Coeficient of Performance Cooling).
2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Cơ sở lý thuyết
Việc tính tốn nhiệt của các thiết bị ngưng tụ ta dựa vào hai phương trình cơ bản là [1]:
- Phương trình cân bằng nhiệt:
′
′
′
𝐺1 𝐶𝑝1 ( 𝑡′1
− 𝑡1′′ ) = 𝐺2 𝐶𝑝2 ( 𝑡2′′ − 𝑡2′ ) = 𝑄 W
(1)
- Phương trình truyền nhiệt:
𝑑𝑄 = 𝑘(𝑡1 − 𝑡2 )𝑑𝐹 = 𝑘∆𝑡. 𝑑𝐹 W
(2)
Trong đó:
+ K: hệ số truyền nhiệt, [W/m2 độ]
+ t1- t2 = t Hiệu nhiệt độ trung bình logarit (K)
Tích phân phương trình (2) trên tồn bề mặt thiết bị ngưng tụ ta được nhiệt lượng trao đổi tại thiết
bị ngưng tụ:
𝑄 = ∫𝐹 𝑘∆𝑡 𝑑𝐹 W
(3)
Đa số trường hợp sự thay đổi hệ số k không đáng kể ( k=const), nên phương trình (3) được viết lại:
̅̅̅ 𝑑𝐹 W
𝑄 = 𝑘∆𝑡
(4)
Hệ thống lạnh liên hoàn ở các nhà máy chế biến thuỷ sản sử dụng thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi,
nên môi trường làm mát là nước và khơng khí, từ đây ta xác định lưu lượng nước và khơng khí cần để giải
nhiệt cho thiết bị ngưng tụ là:
Lưu lượng nước được xác đinh bằng cơng thức
𝑄𝑘
𝐺𝑛 =
kg/s
(5)
𝐶𝑛 𝜌𝑛 ∆𝑡𝑛
Trong đó:
Cn – Nhiệt dung riêng của nước, kJ/(kg.K).
n – Khối lượng riêng của nước, kg/m3.
tn - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K
Lưu lượng khơng khí được xác định bằng cơng thức:
𝑄
𝐺𝑘𝑘 = 𝐶 𝜌 𝑘 ∆𝑡 kg/s
𝑘𝑘 𝑘𝑘
𝑘𝑘
(6)
Trong đó:
+ Ckk – Nhiệt dung riêng của khơng khí, kJ/(kg.K).
+ kk – Khối lượng riêng của khơng khí, kg/m3.
+ tkk - Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, K.
COP là hệ số hiệu quả năng lượng (Coefficient Of Performance) tương đương với hệ số lạnh và
được tính theo cơng thức sau:
Q
COPcooling = 0
(7)
Ne
Trong đó:
Q0: Năng suất lạnh hữu ích thu được ở thiết bị bay hơi, kW
Ne : Cơng nén hữu ích, kW
Thơng thường ta tính hệ số COP chỉ tính riêng cho máy nén mà thơi nhưng trong thực tế hệ thống
lạnh có rất nhiều các thiết bị cũng tiêu tốn điện năng như: quạt, bơm, điện trở…vv. Do vậy để xác định hiệu
suất của hệ thống ta phải cộng thêm điện năng tiêu tốn từ các thiết bị phụ trợ, đối với các nhà máy chế biến
thuỷ sản thì người ta tính tốn theo hệ số kWh/1 tấn sản phẩm.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống lạnh liên hồn của cơng ty TNHH Minh Đăng tại Huyện Mỹ Xuyên – Tỉnh Sóc Trăng là
đối tượng nghiên cứu, hệ thống liên hồn sử dụng mơi chất NH3 gồm: 01 máy nén N4A- 30kW; 04 máy
nén N62B- 90kW; 05 máy nén N42B- 55kW; 01 máy nén SRM 1612 SL- 110kW; 01 máy nén SRM 2016
SL- 200kW; 01 máy nén N62WB- 90kW; 02 máy nén N62M- 90kW, hệ thống thiết bị ngưng tụ cho hệ
-181-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
thống lạnh liên hồn bao gồm: 01 dàn ngưng có cơng suất 584kW, 02 dàn ngưng có cơng suất 500 kW, 03
dàn ngưng có cơng suất 300 kW. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống này là rất lớn nếu thực
hiện tốt việc kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ của mơi chất trong hệ thống.
Hình 1:Hệ thống lạnh liên hồn và dàn ngưng tụ kiểu bay hơi tại Công ty Minh Đăng
2.3 Các giải phát kiểm soát thiết bị ngưng tụ
Khi tính tốn thiết kế hệ thống lạnh thơng thường lựa chọn thơng số nhiệt độ mội trường ngày nóng
nhất trong năm, ngoài ra coi như hệ thống hoạt động với công suất lớn nhất của hệ thống. Thực tế các nhà
máy chế biến thuỷ sản thì tuỳ theo mùa vụ và đơn hàng mà có u cầu cơng nghệ phù hợp. Do vậy hệ thống
lạnh hoạt động với hệ số đồng thời của các thiết bị sẽ thay đổi.
Khí hâu khu vực Miền Tây Nam Bộ nói chung và Sóc Trăng nói riêng thường ban ngày nắng nhưng
ban đêm thì nhiệt độ mơi trường xuống thấp hơn, ngồi ra thời tiết vào mùa mưa thì nền nhiệt nói chung sẽ
thấp hơn nhiệt độ trung bình của năm. Nếu ta có thể kiểm sốt nhiệt độ ngưng tự theo nhiệt độ mơi trường
thì đây cũng là tiềm năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh liên hoàn [2].
2.3.1 Lắp đặt biến tần cho quạt và bơm ở thiết bị ngưng tụ
Thông thường quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ các thông số là cố định theo nhà sản xuất, khơng
điều chỉnh được lưu lượng khơng khí và nước được.
Đối với trường hợp do yêu cầu sản xuất chỉ hoạt động một hệ thống IQF hoặc tủ đông tiếp xúc,
đơng gió…vv thì khơng nhất thiết tất cả máy nén trong hệ thống hoạt động mà hoạt động theo yêu cầu tải
lạnh thực tế. Có những trường hợp dù đã điều khiển giảm tải máy nén nhưng công suất giải nhiệt vẫn dư
do lưu lượng khơng khí và nước cung cấp cho thiết bị ngưng tụ không đổi.
Trường hợp nhiệt độ môi trường xuống thấp như ban đếm hay vào mua mưa thì cũng khơng điều
chỉnh được cơng suất quạt và bơm để duy trì nhiệt độ ngưng tụ gây ra việc sử dụng năng lượng khơng hiệu
quả.
Hình 2: Lắp đặt biến tần cho quạt và bơm [3]
Do vậy việc lắp biến tần cho quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ sẽ giúp việc điều khiển lưu lượng
của quạt và bơm sẽ linh động hơn. Tín hiệu đầu vào để điều khiển quạt và bơm là nhiệt độ ngưng tụ của hệ
thống lạnh, khi nhiệt độ ngưng tụ tăng thì biến tần sẽ tăng tần số để tăng lưu lượng của khơng khí và quạt,
khi đã tăng tần số mà nhiệt độ vẫn vượt giá trị cài đặt thì sẽ đưa tín hiệu để dàn ngưng tiếp theo trong hệ
thống hoạt động và ngược lại.
-182-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
2.3.2 Lắp đặt thiết bị chống đóng cáu cặn cho thiết bị ngưng tụ
Sau thời gian hoạt động của hệ thống lạnh có sự hình thành cáu cặn bám vào dàn ống của thiết bị
ngưng tụ, khi cáu cặn hình thành làm giảm khả năng trao đổi nhiệt giữa môi chất và môi trường làm mát.
Khi nhiệt độ ngưng tụ càng tăng đòi hỏi diện tích ngưng tụ phải tăng lên để đảm bảo khả năng
trao đổi nhiệt, nhưng diện tích (F) khơng thể thay đổi vì vậy chỉ có phương án là phải duy trì hệ số trao
đổi nhiệt đồng nghĩa với việc phải đảm bảo nhiệt độ ngưng tụ ở nhiệt độ thiết kế.
Trong các vấn đề làm tăng nhiệt độ ngưng tụ thì bám bẩn cáu cặn ảnh hưởng lớn đến thiết bị ngưng
tụ. Vì vậy để đảm bảo diện tích trao đổi nhiệt như thiết kế thì vấn đề loại bỏ cáu cặn là cần thiết để hệ thống
được hoạt động ổn định [4].
Hình 3: Quá trình hình thành, phát triển và vỡ của bọt khí[5]
Việc lắp đặt hệ thống chống đóng cáu cặn tại thiết bị ngưng tụ bằng siêu âm là giải pháp được rất
nhiều cơng trình lắp đặt mang lại hiệu quả to lớn, giảm thiểu khả năng đóng cáu cặn, giảm chi phí nhân
cơng bảo trì bào dưỡng hệ thống, ngồi ra để hiệu quả hơn thì ta có thể áp dụng thêm giải pháp khác như
chạy hố chất định kỳ.
2.3.3 Tính tốn tổn thất áp suất ở thiết bị ngưng tụ
Môi chất sau khi ngưng tụ cần phải đưa hết về bình chứa cao áp để giải phóng thể tích chiếm chỗ
của mơi chất lỏng, múc đích để diện tích trao đổi nhiệt của thiết bị ngưng tụ luôn là lớn nhất.
Trong thực tế khi thiết kế - thi công các nhà thầu phụ thuộc nhiều vào không gian lắp đặt của nhà
xưởng, hơn nữa giảm chi phí bằng cách tiết kiệm vật tư nên thường không quan tâm nhiều đến tổn thất áp
suất khi lắp đặt dàn ngưng tụ. Chính tổn thấp áp suất trên đường ống làm giảm khả năng môi chất lỏng sau
khi ngưng tụ đưa về bình chứa cao áp.
Hình 4: Tính tốn tổn thất áp suất và chiều cao của thiết bị ngưng tụ [6]
Dựa theo phương trình Bernoulli thì nhận thấy nếu tổn thất áp suất tại thiết bị ngưng tụ là 0,1bar
thì cần phải nâng độ cao của thiết bị ngưng tụ lên thêm 1700mm để bù lại tổn thất áp suất này, đảm bảo cho
môi chất lỏng hồi về bình chứa cao áp triệt để.
2.3.4 Tách khí khơng ngưng
Trong hệ thống lạnh cơng nghiệp bao giờ cũng tồn tại một lượng khí khơng ngưng trong hệ thống,
khí khơng ngưng lọt vào hệ thống khi bảo trì –sửa chữa hệ thống, phân huỷ môi chất, dầu bôi trơn. Khi hệ
-183-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
thống tồn tại khí khơng ngưng thì làm cho áp suất ngưng tụ tăng lên, giảm hiệu suất của hệ thống, giảm độ
tin cậy của hệ thống.
Hình 5: Vị trí khí khơng ngưng tồn tại ở thiết bị ngưng tụ [7]
Thông thường các hệ thống lạnh đều đã có lắp đặt thiết bị tách khí khơng ngưng tuy nhiên giống như
các thiết bị khác thường các nhà thầu tự thiết kế và chế tạo nên hiệu quả khơng cao, ngồi ra cách vận hành
thiết bị tách khí này cũng chưa được quan tâm dẫn đến vẫn ln tồn tại lượng khí khơng ngưng lớn trong
hệ thống, dẫn đến hiệu suất của thiết bị ngưng tụ giảm, dẫn đến hiệu suất của hệ thống giảm theo [8].
2.3.5 Hạn chế dầu tại thiết bị ngưng tụ
Trong q trình nén mơi chất tại máy nén ln có một lượng dầu bơi trơn nhất định đi theo mơi
chất, dù hệ thống lạnh nào cũng có bình tách dầu nhưng khả năng tách dầu không triệt để, đặc biết với thực
tế tại Việt Nam các thiết bị tách dầu thường được tự chế tạo, khơng được tính tốn thiết kế một cách khoa
học nên lượng dầu được tách càng không triệt để [9].
Dầu khi theo môi chất đến thiết bị ngưng tụ sẽ tạo ra lớp trở nhiệt ngăn cản q trình trao đổi nhiệt
giữa mơi chất và môi trường làm mát, dẫn đến giảm hiệu suất của thiết bị ngưng tụ.
NH3 và dầu bơi trơn khơng hồ tan nên khi lượng dầu lên thiết bị ngưng tụ nhiều thì nó sẽ đọng lại
ở thiết bị ngưng tụ, không gian lượng do dầu chiếm chỗ sẽ làm giảm diện tích trao đổi nhiệt thực tế của
thiết bị ngưng tụ.
Hình 5: Bình tách dầu trong hệ thống lạnh cơng nghiệp
Hệ thống lạnh liên hồn tại cơng ty Minh Đăng sư dụng bình tách dầu nằm ngang do nhà thầu tự
thiết kế và chế tạo, hiện tại sử dụng bình tách dầu truyền thống kiểu thẳng đứng, đường kính ống khơng
thay đổi từ ống gốp đến bình tách dầu. Bình tách dầu theo thiết kế mới theo kiểu nằm ngang bố trí nhiều
tấm chắn hướng dịng, đường kính ống từ ống gộp và bình tách dầu được tăng lên để tăng hiệu quả tách dầu
của thiết bị.
Ngoài ra định kỳ tiến hành xả dầu từ vị trí tập trung dầu tại thiết bị ngưng tụ cũng góp phần giảm
lượng dầu đọng lại ở thiết bị ngưng tụ
-184-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh
3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Việc kiểm sốt nhiệt độ ngưng tụ nói chung và của hệ thống lạnh liên hồn tại cơng ty Minh Đăng
nói riêng phải áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả sử dụng năng lượng tốt
nhất, các giải pháp này có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau để cùng duy trì nhiệt độ ngưng
tụ của hệ thống.
3.1
Đánh giá các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ
Hệ thống lạnh liên hồn tại cơng ty Minh Đăng đang được thiết kế với nhiệt độ ngưng tụ 40C, sau
khi áp dụng các giải pháp đã nêu ở trên vào sẽ duy trì nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống là 35C.
Với phương án lắp đặt biến tần do có thể điều khiển lưu lượng khơng khí và lưu lượng nước một
cách linh động theo tín hiệu nhiệt độ ngưng tụ vào những thời điểm nhiệt độ môi trường thấp như: ban đêm,
trời mưa… hoặc linh động khi công suất lạnh theo yêu cầu sản xuất thay đổi có thể tiết kiệm 20% trên tổng
năng lượng của bơm của quạt và bơm của thiết bị ngưng tụ.
Bảng 1 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng tại các dàn ngưng
STT
Thiết bị
Công suất
(kW)
Công suất quạt
(kW)
Công suất bơm
(kW)
Tiềm năng tiết
kiệm (%)
1
2
3
4
5
6
Dàn ngưng 1
Dàn ngưng 2
Dàn ngưng 3
Dàn ngưng 4
Dàn ngưng 5
Dàn ngưng 6
500
500
300
300
300
584
20
20
12
12
12
20
3
3
3
3
3
3
20
20
20
20
20
20
Với hệ số hoạt động trung bình của hệ thống thì thiết bị ngưng tụ 60-70% tải trong năm thì lượng
điện năng cần cho bơm và quạt dàn ngưng là: 669.000 kWh, khi tiết kiệm được 20% tương ứng với điện
năng tiêu thụ giảm 139.800 kWh.
Giải pháp lắp đặt thiết bị siêu âm chống đóng cáu cặn sẽ giảm chi phí nhân cơng bảo trì bảo dưỡng
hệ thống nhưng cũng đảm bảo hiệu suất trao đổi nhiệt của hệ thống lạnh.
Giải pháp tách khí khơng ngưng là thay thế các bình tách khí khơng ngưng có hiệu suất thấp bằng
thiết bị tách khí khơng ngưng có hiệu suất cao hơn đã được tính tốn thiết kế phù hợp với cơng suất của hệ
thống lạnh tại Minh Đăng.
Hình 6 Thiết bị tách khí không ngưng.
Tương tự như vậy cũng tiến hành thay thế bình tách dầu khơng được tính tốn thiết kế đúng theo
cơng suất của hệ thống bằng bình tách dầu được tính tốn thiết kế, để đảm bảo giảm tối đa lượng dầu theo
môi chất lên thiết bị ngưng tụ.
-185-
Hội thảo CÁC NGHIÊN CỨU TIÊN TIẾN TRONG KHOA HỌC NHIỆT VÀ LƯU CHẤT
Khoa Cơng nghệ Nhiệt Lạnh
Hình 7 Phân tích hiệu quả của bình tách khí cũ và bình tách khí mới
Ngồi ra các giải pháp đều bổ trợ cho nhau để giảm nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống từ t k= 40C,
xuống nhiệt độ ngưng tụ tk= 35C.
3.2
Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng
Theo các nghiên cứu trước đây [7] khi ta cứ tăng nhiệt độ ngưng tụ 1C thì tương ứng năng suất lạnh
giảm 1% và điện năng tiêu thụ tăng 3%. Do vậy khi áp dụng các giải pháp kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ của
hệ thống ở nhiệt độ tk= 35C là giảm 5C so với ban đầu.
Với nhiệt độ ngưng tụ giảm 5C tương ứng với tiềm năng tiết kiệm điện năng của toàn bộ hệ thống là
15%, tổng điện năng trung bình của cơng ty Minh Đăng là 3.564.064 kWh/ 1 năm thì tiềm năng tiết kiệm
năng lượng đối với hệ thống lạnh này là rất lớn.
Để hiệu quả cho việc kiểm soát nhiệt độ ngưng tụ cần phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp
và tuân thủ nghiêm về quy trình vận hành bảo trì bảo dưỡng hệ thống để đảm bảo hiệu quả ổn định và lâu
dài.
4
KẾT LUẬN
Vấn đề nóng lên tồn cầu là vấn đề cấp bách hiện nay, tất cả các quốc gia đều phải chung tay để giảm
phát thải khí CO2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này. Để góp phần giảm thiếu khí CO2 thì việc sử
dụng hiệu quả năng lượng rất cần thiết.
Tiềm năng tiết kiệm năng lượng đối với hệ thống lạnh hiện nay đang rât lớn, các hệ thống lạnh tại nhà
máy chế biến thực phẩm thường là hệ thống lạnh liên hồn với cơng st lớn, các thiết bị trong hệ thống là
một thể thống nhất có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì vậy việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp
phải đồng bộ cho tất cả các thiết bị trong hệ thống.
Do mối quan hệ mật thiết và thống nhất giữa các thiết bị trong hệ thống nên không thể tách rời từng
thiết bị để nghiên cứu ngoài ra liên quan đến yếu tốt sản xuất nên sự đồng thời hoạt động của các thiết bị là
không đồng nhất, nên tiềm năng tiết kiệm năng lượng 15% là giá trị ước tính tương đối khi phân tích các
yếu tố liên quan dẫn đến các thông số hoạt động của hệ thống thay đổi theo. Đây cũng chính là hạn chế của
hướng nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hồng Đình Tín, Truyền nhiệt và tính toán thiết bị trao đổi nhiệt, Nhà Xuất Bản Khoa Học Và Kỹ Thuật,
2001.
[2]. Đỗ Hữu Hoàng. Các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong hệ thống lạnh công nghiệp, 2016.
[3]. Trần Văn Thịnh. Tự động hóa và điều khiển thiết bị điện. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, 2016.
[4] Mai Xuân Sỹ, Báo cáo thiết kế, chế tạo máy rửa siêu âm tại Việt Nam, Viện ứng dụng công nghệ, Đề tài cấp
Bộ năm 2008.
[5] Báo cáo thiết kế, chế tạo máy rửa siêu âm tại Việt Nam, Khoa học và công nghệ viện ứng dụng công nghệ,
Hà Nội – 2008
[6]. Tài liệu hãng Danfoss” Eka Kool”, 2010.
[7]. Per Skaerbaek Nielsen, Mech. Engineer Danfoss A/S, Denmark. Effects of Water Contamination in
Ammonia Refrigeration Systems, 2000.
[8]. Nguyễn Đức Lợi. Môi chất lạnh. Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2009.
[9]. Nguyễn Đức Lợi. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kỹ Thuật, 2005
[10] Nguyễn Đức Lợi, “Các thế hệ môi chất lạnh và cuộc chiến bảo vệ môi trường sống,” Hội khoa học kỹ thuật
lạnh và điều hịa khơng khí Việt Nam, 2015.
-186-