Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NGUYEN THI THANH HAO GDTHAK6 BKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.89 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG
VIỆT 1

Giáo viên: Th.S TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA Họ và
tên sinh viên: NGUYỄN THỊ THANH HẢO
Trường thực tập : Tiểu học Kim Đồng
Lớp: Đại học Tiểu học A-K6

Năm học: 2018 - 2019


Sau bốn tuần được thực tập tại trường Tiểu học Kim Đồng, em cảm thấy bản thân
mình trưởng thành hơn rất nhiều. Thời gian không quá dài nhưng đã để lại trong lịng
em rất nhiều kỉ niệm khó qn và tại dây em được trau dồi thêm nhiều kiến thức, tự
mình trải qua một ngày như một giáo viên thực thụ. Mọi thứ khơng cịn là lý thuyết ở
trường lớp, mà tất cả đểu là thực hành. Quý thầy cô đã ân cần chỉ bảo em rất nhiều
thứ từ tình hình của trường lớp, các em học sinh, và cả kinh nghiệm mà quý thầy
cô đã trải qua.
Qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, và những buổi rút kinh
nghiệm tiết dạy em nhận ra rằng Tiếng Việt là một môn học rất quan trọng, các
thầy cô đã sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực và phát huy
năng lực học sinh. Ngoài ra, trong các tiết dạy của mình, q thầy cơ cịn đảm
bảo tốt ba nguyên tắc dạy học Tiếng việt.

Yêu cầu 1: Xem xét việc thực hiện ba nguyên tắc Tiếng Việt ở trường Tiểu Học
(nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao tiếp, nguyên tắc chú ý đến tâm lý và
trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh tiểu học).


 Nguyên tắc phát triển tư duy:
Về nguyên tắc tư duy, em nhận thấy trong các tiết học giáo viên
đã thực hiện tương đối tốt thông qua việc thực hiện ba tiêu chí
đặt học sinh vào trạng thái tư duy liên tục, tạo điều kiện cho
học sinh nắm được vấn đề cần nói và viết trong mơi trường
giao tiếp cụ thể và biết thể hiện nội dung này bằng các phương
tiện ngôn ngữ.
Học sinh sẽ phải tư duy liên tục, thông qua yêu cầu của giáo viên như: hoạt
động cá nhân, hoạt động nhóm đơi, chơi trị hơi, …dưới những hình thức đó
học sinh buộc phải giải quyết các nhiệm vụ liên tục, khơng để thời gian chết,từ
đó thu lại cho bản thân nhiều kiến thức.
+ Về phân môn Tập làm văn:
Giáo viên đã đưa ra những gợi ý bằng các gạch đầu dịng, sau đó ở mỗi gạch
đầu dịng cho cá nhân học sinh đưa tay phát biểu, đối với học sinh giỏi yêu cầu
các em viết câu văn trơi chảy hơn các em khác.
Ví dụ : Bài Tập làm văn kể về ông (hoặc bà) của em ở lớp 2, các em học sinh
có nhiệm vụ từ gợi ý của giáo viên mà viết một đoạn văn sao cho trơi chảy
hơn.
+ Về phân mơn chính tả:
Các em học sinh tự tư duy thực hiện việc viết hoa đầu câu sau dấu chấm, viết
hoa tên riêng,..


Ví dụ : Bài “Sáng kiến của bé Hà” Lớp 2, học sinh phải tự tư duy viết hoa
hoa tên riêng “bé Hà” và viết hoa các chữ cái đầu câu.
+ Về phân môn Tập đọc:
Giáo viên cho học sinh tư duy bằng cách thảo luận nhóm đơi, tìm ra từ khó và giải
nghĩa cho nhau, sau đó phát biểu trước lớp, Ngồi ra khi chia nhóm bốn để tập đọc,
mỗi nhóm sẽ có một bạn chỉ huy chia đoạn đọc diễn cảm, các em tự động chia đoạn
để đọc và giúp đỡ các bạn cịn yếu trong nhóm mà khơng cần sự giúp đõ của giáo

viên. Ngồi ra, giáo viên cịn có những câu hỏi kĩ năng thơng qua bài tập đọc, nhằm
nâng cao nhận thức, khả năng tư duy của học sinh.
Ví dụ: Sau bài “Mẹ” ở lớp 2 học sinh sẽ tự đưa ra kĩ năng sống sau qua bài như : Cần
phải yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ, ở nhà thể hiện tình yêu bằng cách rót nước
ba mẹ uống, vâng lời cha mẹ,…
+ Về phân mơn Luyện từ và câu:
Qua bài “Tính từ” ở lớp 4, học sinh phải tự làm việc nhóm đơi, nhóm bốn để giải
quyết nhiệm vụ của giáo viên, thơng qua đó trả lời câu hỏi :”Em hiểu thế nào là tính
từ?” giáo viên nhận xét và chốt lại. Các em được tư duy liên tục để rút ra kiến thức
thay vì tiếp thu thụ động từ giáo viên.
 Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ tiếng việt của học sinh :
Đây là nguyên tắc trực tiếp quyết định chất lượng của việc dạy học, vì thế việc dạy
học luôn phải bám sát nguyên tắc này.
 Ở lứa tuổi tiểu học , việc chú ý có chủ định của học sinh chưa bền vững, các em
chỉ chú ý vào thời gian đầu, về sau sẽ có những vấn đề phát sinh làm phân tán chú ý
của các em, các em thích chơi, nói chuyện thay vì chú ý vào việc học, vì thế thầy cơ
đã:
+ Thực hiện tiết dạy học theo thời gian chuẩn : 35 – 40 phút/tiết
+ Tổ chức các trị chơi có nội dung học tập để thu hút sự chú ý, và khiến học
sinh thích thú hơn.
+ Tránh nhàm chán bằng cách cho học sinh phát biểu ý kiến, hoạt động nhóm
+ Giáo viên gần gũi, quan tâm động viên học sinh
+ Đặc biệt, giáo viên rất thường xuyên khen và thưởng kẹo cho học sinh khi
các em tiến bộ.
 Trong quá trình học tập, em nhận thấy rằng trình độ Tiếng việt của các em rất
chênh lệch nhau, vì thế giáo viên đã giao cho những học sinh giỏi bài tập nhiều hơn
các em khác.
+Về chính tả:



Ví dụ:
* Trong tiết học vần ”iên” “yên” ở lớp 1.Giáo viên đã cho các em học sinh
giỏi tìm những tiếng có chứa vần “iên” “n”, ngồi ra cịn tìm thêm nhiều từ
ứng dụng, còn đối với các em yếu thì có nhiệm vụ dễ hơn đó là tìm các tiếng
có chứa vần “iên” “yên”.
* Trong tiết Tập đọc “Sáng kiến của bé Hà”ở lớp 2 giáo viên yêu cầu các em
giỏi đọc trôi chảy bài tập đọc và diễn cảm lời nói của nhân vật. Riêng các em
yếu ơn, chỉ cần đọc sao cho trôi chảy và hạn chế đánh vần trong lúc đọc.
 Nguyên tắc giao tiếp:
Nguyên tắc này được thực hiện liên tục trong quá trình giảng dạy:
+ Giao tiếp giữa giáo viên với học sinh:
Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời, yêu cầu các em đặt câu hỏi thắc mắc
sau bài học, giáo viên nhận xét và khen ngợi học sinh.
+ Giao tiếp giữa học sinh với học sinh:
Thông qua yêu cầu bài học giáo viên cho học sinh hoạt động nhóm đơi, nhóm
ba, nhóm bốn,.. giúp học sinh phát huy kĩ năng giao tiếp, đưa ra ý kiến bản
thân,nhận xét chữa lỗi cho nhau.

 Ngồi ra, để xem một tiết dạy có phải là tiết dạy tích cực khơng. Ta nên xét
theo 3 tiêu chí:
- Giáo viên gần gũi, khơng khí lớp sôi nổi.
- Học sinh tư duy học tập.
- Tất cả học sinh đều được tham gia.
Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng việt ở các trường Tiểu học:
 Sau khi tiếp xúc các tiết dạy, tiết dự giờ từ giáo viên, bản thân em có
những thắc mắc khi lần đầu tiếp cận với thực tế:
- Việc soạn giáo án ở trường Tiểu học được soạn chi tiết hơn giáo án được
hướng dẫn ở trường Đại Học. Ví dụ: Giáo viên hướng dẫn yêu cầu em soạn
từng lời nói, câu lệnh trong bài giảng vào giáo án của mình.

- Các tiết được dự giảng đa số đã được giáo viên chuẩn bị cho học sinh của
mình trước, cung cấp kiến thức sẵn sau đó gọi các em đã được chỉ định lên
bảng, còn các em làm sai bị bỏ qua như vậy có phù hợp với tiết học tích cực
khơng?
- Qua các tiết học, giáo viên thường cho học sinh làm tất cả bài tập trong sách
giáo khoa, cịn các em học yếu thì chỉ cần làm một số bài ít hơn các em khác,


khơng cho bài tập ngồi vào bài học. Vậy sao các học sinh yếu tiến bộ lên được
ạ?
- Ở bài Tâp Đọc, giáo viên thường viết các từ khó lên bảng cho học sinh , đặc
biệt là bài “ Bông hoa Niềm Vui” ở lớp 2 do đoạn viết chính tả có rất nhiều từ
khó ( khóm hoa, đại đóa, …) giáo viên đã viết toàn bộ nội dung bài chính tả lên
bảng để học sinh chép vào vở như thế khơng thể nào phát huy tính tích cực
của học sinh.
- Qua các tiết Tập đọc, khi cho học sinh đọc các câu dài hay cả bài giáo viên rất
ít khi mời các học sinh đọc chậm vì sợ mất thời gian, việc này càng khiến các
em học chậm tự ti vào bản thân, vậy làm cách nào để các em có thể giúp các
em thêm tự tin và cố gắng đọc tốt ạ?
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường không dạy theo quy định 35
phút mà thường dạy phân môn Tập đọc quá thời gian rồi lấy thời gian của
phân mơn khác thế vào (như Chính tả, Luyện từ và câu,..) Vậy điều này ảnh
hưởng thế nào đến học sinh? Liệu các em có hiểu được bài học so với thời
gian ngắn hơn quy định.

 Bên cạnh những thắc mắc trên thì bản thân em cịn đưa một số giải pháp
của mình để giải quyết vấn đề:
-Do phần lớn các em đều thích được khen và tuyên dương, điều này làm các
em càng thích tự phát huy khả năng học tập của bản thân nên trong tiết học
(ví dụ tiết Tập đọc) giáo viên nên tuyên dương một bạn học tốt trong lớp và

hỏi em :”Em đọc rất trơi chảy và diễn cảm, vậy em có bí quyết gì hãy nói các
bạn cùng nghe?” Từ đó các em học sinh sẽ học theo bạn mình cố gắng luyện
đọc ở nhà hơn.
- Khi thực hiện các hoạt động giáo viên cần kết hợp chọn bài làm đúng và cho
lời khen, cũng nên chọn bài làm sai và tế nhị sửa lỗi cho các em. Điều này giúp
các em cảm nhận được sự quan tâm và cố gắng hơn.
Phần trình bày đánh giá 3 nguyên tắc dạy học Tiếng việt và các băng khoăng thắc mắc
cũng như giải pháp để giải quyết của bản thân em khi tiếp cận thực tế với tiết dạy học
Tiếng việt ở trường Tiểu học cịn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy xem xét, giải đáp
các thắc mắc và chỉnh sửa những thiếu sót trong bài. Em xin chân thành cám ơn!

Đồng Nai, ngày 4 tháng 12 năm 2018
Sinh viên


Nguyễn Thị Thanh Hảo



×