Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TNST tiet 32 Hoa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.29 KB, 2 trang )

Tiết 34:

Báo cáo chủ đề Thiết kế phương án phòng và thốt hiểm ngộ
độc khí Cacbon Oxit khi đốt than

I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được tính chất vật lý, hóa học của CO.
- Biết cách phịng và thốt hiểm ngộ độc khí Cacbon Oxit
- Nhằm nâng cao một số kiến thức hố học về lí thuyết và thực tiễn
- Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe con người và ý thức bảo vệ mơi trường
- Phát huy tính tích cực, tự giác, tìm tịi kiến thức, thiết kế các hoạt động mở, phát huy tối
đa năng lực toàn diện cho học sinh
-Tạo cho các em niềm u thích mơn hoá học
II. CHUẨN BỊ:
*GV: Chuẩn bị máy chiếu, nam châm, viết …
*HS: Chuẩn bị kiến thức liên quan
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tính chất vật lý của cacbon oxit: CO là chất khí khơng màu, khơng mùi, ít tan trong
nước, hơi nhẹ hơn khơng khí (dCO/kk = 28/29), rất độc.
2. Tính chất hóa học của cacbon oxit:
a) CO là oxit trung tính:
Ở điều kiện thường CO khơng phản ứng với nước, axit, bazơ.
b) CO là chất khử:
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại
CO + CuO → CO2 + Cu
2CO + Fe3O4 → 3Fe + 2CO2
2CO + O2 → 2CO2
Nồng độ cacbon monoxit bị biến đổi trong không gian cũng như là tồn tại rất ngắn hạn
trong khí quyển.
5CO + O3 → 4CO2 + C
3. Cơ chế gây độc của cacbon oxit (mức độ độc tính đối với con người):


+ Nồng độ CO là 10 ppm có 2% HbO2 --> COHb: Làm giảm khả năng phán đoán và giác
quan.
+ Nồng độ CO là 100 ppm có 15% HbO2 --> COHb: Đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi.
+ Nồng độ CO là 250 ppm có 32% HbO2 --> COHb: Bất tỉnh.
+ Nồng độ CO là 750 ppm có 60% HbO2 --> COHb: Chết sau vài giờ.
+ Nồng độ CO là 1000 ppm có 66% HbO2 --> COHb: Chết rất nhanh.
- CO có ái lực với Hb mạnh hơn > 200 lần so với O2
- CO khi vào máu kết hợp với Hemoglobin (Hb) tạo thành một phức chất bền vững là
Cacbonxyhemoglobin (HbCO)
HbO2 + CO
---->
HbCO + O2
- Có độc tính cao:
- Có tính bền vững cao.
– Ngộ độc nhẹ: phân biệt với cảm cúm.


– Ngộ độc vừa và nặng: phân biệt với đau thắt ngực không ổn định, hôn mê, co giật do
các nguyên nhân khác.
- Thiếu máu, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen, viêm phế quản, khí thũng, giảm chức năng
hơ hấp
- Di chứng thần kinh-tâm thần nặng nề khi xuất viện chiếm tới 4-40%. Thai nhi, người
cao tuổi, người có bệnh lí mạch vành, mạch máu não nguy cơ bị ngộ độc nặng hơn
4. Nguồn phát khí cacbon oxit (do tự phát, hoạt động của con người trong đời sống và sản
xuất):
- là sản phẩm cháy khơng hồn tồn của các chất có chứa carbon. (than, cùi, xăng, dầu)
- Trong khi thắp sáng: 5-12%.
- Khí thải của động cơ: 10%
- Khí lị cao: 20-25%
- Trong khí nổ của TNT là: 57%, Nitroxenlulose: 47%, axit picric: 60%.

5. Cách giải độc khí cacbon oxit:
Có 2 bước chủ yếu:
- Đưa ngay bệnh nhân ra khỏi nơi tai nạn;
- Điều trị.
6. Phịng và thốt hiểm khí cacbon oxit:
Biện pháp kỹ thuật
- Giám sát thường xuyên nồng độ CO trong khơng khí mơi trường lao động đối với các
ngành nghề có nguy cơ nhiễm độc CO.
- Cung cấp oxy đầy đủ khi đốt các vật liệu có cacbon sẽ giảm sự phát sinh CO. Thơng gió
đối với lị, cac nguồn phát sinh CO phải thích hợp, bảo đảm nồng độ CO không tăng tới
mức nguy hiểm. Nơi xảy ra hoả hoạn, phải có trang bị phịng hộ, có dụng cụ thở.
- Trang bị mặt nạ cho công nhân làm việc ở những vùng ô nhiễm CO cao, đặc biệt có
bình ơxy kèm theo.
Biện pháp y tế
- Khám tuyển: lựa chọn người lao động vào các vị trí phù hợp với tình trạng sức khoẻ
theo tiêu chuẩn quy định.
- Khám bệnh nghề nghiệp, giám sát sinh học định kỳ hàng năm theo quy định của Thông
tư 12 Bộ Y tế.
Biện pháp cá nhân:
- Tuân thủ việc mắc các trang bị bảo hộ lao động đúng quy định
- Chấp hành nội quy an toàn lao động và Vệ sinh lao động khi làm việc
- Định lượng CO trong máu định kỳ hành năm đối với công nhân lao động tại các khu
vực có ơ nhiễm CO và các trường hợp nghi ngờ nhiễm độc.
- Công nhân thiếu máu, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, hen, viêm phế quản, khí thũng, giảm
chức năng hô hấp do các nguyên nhân khác, không được tiếp xúc với CO.
*Hoạt động:
- Hướng dẫn HS về nhà chép vào vở những thơng tin chính. (7ph)
- Học bài cũ, xem bài mới.
* Rút kinh nghiệm:
.....................................................................................................................................................




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×