Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHBK6LE THI MINH TAMKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.84 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Minh Tâm.
Giảng viên: Th.S Trần Dương Quốc Hòa.
Lớp: Tiểu học BK6.

Năm học: 2018 - 2019


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý
đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
Theo cách hiểu của riêng em:
*Nguyên tắc phát triển tư duy
- Đối với nguyên tắc này ở trường tiểu học người GV thực hiện tốt, biểu hiện rõ qua
các tiêu chí sau:
+ HS có khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng vào tình huống khác nhau:
Trong quá trình học tập, HS đều phải giải quyết những vấn đề đòi hỏi cần sự liên
tưởng đến những kiến thức đã học ở trước đó. Qua quan sát, tôi thấy HS đã biết cách
sử dụng các kiến thức cũ vào tình huống mới, vào việc giải bài tập điều này chứng tỏ
đã có biểu hiện của tư duy phát triển.
VD: Trong bài “Đại từ xưng hô” phân môn: Luyện từ và câu, TV lớp 5 em được dự
giờ của một giáo viên thi GV dạy giỏi cấp trường, qua quan sát tôi thấy HS biết cách
vận dụng kiến thức đã học của bài trước: Đại từ là gì? Đại từ được sử dụng để làm gì?
Để vận dụng vào bài mới giải quyết câu hỏi của GV: Tìm các từ được in đậm, những
từ nào chỉ người nói, người nghe, người hay vật được nhắc tới?
Trong đoạn truyện ngắn trong SGK Cô Hơ Bia và cơm gạo.
HS tự rút ra câu trả lời là:
- Những từ chỉ người nói: Ta, chúng tôi.
- Những từ chỉ người nghe: Mày, chúng mày


- Từ chỉ người hay nhân vật được nhắc tới: Chúng.
-> Các từ trên là đại từ xưng hô.
GV yêu cầu HS đọc theo giọng đọc của từng nhân vật, thái độ của từng nhân vật ra
sao? Trong giao tiếp cần chú ý dùng đại từ xưng hô như thế nào? -> HS đọc theo giọng
nhân vật cô Hơ Bia thì kiêu ngạo, coi thường người khác. Giọng thóc gạo thì lịch sự.
Như vậy HS đã tự rút ra ý: Trong giao tiếp cần sử dụng đại từ xưng hô với thái độ lịch
sự để giao tiếp thể hiện sự tôn trọng người khác. Ở mảng kiến thức bài trước HS đã
vận dụng, móc nối tốt vào bài mới để giải quyết những yêu cầu của GV đưa ra.
+ HS tái hiện nhanh chóng các kiến thức, các mối quan hệ cần thiết để giải quyết
một bài tập cụ thể nào đó. Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa
các sự vật, hiện tượng đã có trước đó.
VD: Trong bài “Luyện tập làm đơn”, phân môn: Tập làm văn, TV lớp 5 em được dự
giờ của GV trong hội thi GV dạy giỏi cấp trường, qua quan sát em thấy HS đã có năng
lực vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Đây có thể coi là kết quả phát triển
tổng hợp của sự phát triển tư duy. Trong phần KTBC: Em hãy nêu qui trình bắt buộc
của một mẫu đơn? -> HS trả lời, sau đó GV cho HS xem một đoạn clip và cho HS một
tình huống: Khu phố em có một số người bán hàng rong ở vỉa hè làm cản trở việc đi
lại của người dân. Em hãy giúp bác tổ trưởng khu phố làm đơn gửi UBND phường
hoặc Công an phường đề nghị không cho những người bán hàng rong trên vỉa hè để
thuận tiện cho việc đi lại, tránh gây tai nạn đáng tiếc.
GV hỏi HS một số câu hỏi gợi ý :
1. Nội dung đoạn clip vừa xem là gì? ->HS trả lời: Tình trạng bán hàng rong trên vỉa
hè, làm cản trở giao thông của người dân.
2. Tình huống trên thuộc thể loại gì? -> HS trả lời: Thể loại văn làm đơn.


3. Tên đơn là gì? -> HS trả lời: Đơn đề nghị.
4. Người viết đơn là ai? -> HS trả lời: Bác tổ trưởng dân phố
5. Nơi nhận đơn là cơ quan nào? -> HS trả lời: UBND phường hoặc công an phường
6. Lí do viết đơn là gì? -> HS trả lời: Một số người bán hàng lấn chiếm lòng lề đường

làm cản trở việc đi lại của người dân, đề nghị ngăn chặn kịp thời.
GV tiến hành phát cho mỗi HS một phiếu bài tập yêu cầu HS viết mẫu đơn với đề bài
đã nêu. ->Mỗi HS đểu viết được một lá đơn với 3 phần và đúng qui trình.
Như vậy có thể thấy HS đã tái hiện nhanh chóng kiến thức, các mối liên hệ trong bài
trước để vận dụng vào bài mới viết một mẫu đơn với đề bài đã có.
*Nguyên tắc giao tiếp
- Thông qua việc phát triển tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, giao tiếp tốt
với thầy cô, bạn bè giúp trẻ dễ dàng hịa nhập với trường lớp, mơi trường học tập.
- Đối với việc thực hiện nguyên tắc này ở trường tiểu học, GV thực hiện tương đối.
VD: Trong bài “Quan hệ từ”,phân môn:Luyện từ và câu, TV lớp 5, em được dự của
GV hướng dẫn. GV tạo điều kiện cho HS phát triển lới nói, giao tiếp, trao đổi vốn từ
với bạn trong việc đưa ra các bài tập, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn.
GV chiếu một số câu trên bảng dạy học thông minh và hỏi HS: Các từ in đậm đỏ dùng
để làm gì,tác dụng của chúng là gì?
Câu a. Và ->HS trả lời: dùng để nối, biểu thị quan hệ song song.
Câu b. Của ->HS trả lời: dùng để nối, biểu thị quan hệ sở hữu.
Câu c. Như ->HS trả lời: dùng để nối, biểu thị quan hệ so sánh.
Câu d. Nhưng ->HS trả lời: dùng để nối, biểu thị quan hệ tương phản.
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm với bạn, trao đổi cách đặt câu có dùng quan hệ từ , sau
đó cá nhân HS làm vào phiếu học tập.
- Theo ý kiến của cá nhân : Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở trường tiểu học, việc duy
trì phát triển nguyên tắc này không chỉ trong phân mơn luyện từ và câu mà cịn phải áp
dụng ở nhiều phân môn khác, phải áp dụng thường xuyên, chứ không phải chỉ trong
lúc dự giờ mới áp dụng cho HS, vì mỗi phân môn có chức năng riêng nhưng luôn bổ
trợ lẫn nhau phát triển nguyên tắc giao tiếp. Thông qua hệ thống câu hỏi gợi ý của GV
đưa ra để HS tái tạo lại nội dung chứa trong các bài đọc, giải nghĩa ngôn từ và hiểu
được nội dung bài đọc. Vì các em HS tiểu học còn nhỏ, chưa có điều kiện được thể
nghiệm c̣c sống, trị chuyện với các nhân vật và với nhà văn. Các em cũng chưa có
điều kiện tự so sánh, chọn lựa, đánh giá, có cách hiểu khác, góc nhìn khác về bài tập
đọc. Trường tiểu học thông qua GV cần vận dụng tối đa nguyên tắc giao tiếp phù hợp

với lứa tuổi các em, thiết kế những hoạt động vừa học, vừa chơi, chứ khơng nên gị ép
các em chăm chú vào giải bài tập.
*Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH.
- HS khi mới bước đầu chuyển tiếp từ trường mẫu giáo sang trường tiểu học nên chưa
thích nghi ngay với môi trường của tiểu học, đặc biệt là đối với HS lớp 1. Ở trường
mầm non hoạt động chủ yếu của các em là chơi, còn lên tiểu học thì hoạt động chủ yếu
là học.
- Vốn tiếng Việt của HS được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với môi trường
sống và giao tiếp của các em. Vì vậy, nó vừa không đồng đều ở mọi đối tượng HS, có
HS thì vốn từ phong phú, có HS thì vốn từ vừa vừa, cũng có HS thì vốn từ rất hạn chế,
lại vừa phức tạp ngay trong tự thân.


- Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
+ Phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong giờ học bằng các hoạt động tìm ngữ
liệu, quan sát, phân tích, khái quát tổng hợp rút ra các định nghĩa về khái niệm ,qui
tắc.
+ Biết được khả năng, trình độ, vốn kinh nghiệm ngôn ngữ của HS ở từng độ tuổi, cấp
học, từng loại đối tượng để điều chỉnh nội dung, phương pháp.
+ Hệ thống hóa vốn kinh nghiệm tiếng Việt của từng đối tượng HS để có thể phát huy
những năng lực tích cực của HS, hạn chế, xóa bỏ những mặt tiêu cực về lới nói của các
em trong quá trình học tập.
- Đối với nguyên tắc này, ở trường Tiểu học cũng có áp dụng, nhưng rất hạn chế, GV
áp dụng chưa triệt để, GV không nên giải thích hết nghĩa của từ, kể cả những từ dễ, từ
dễ thì HS vẫn có thể giải thích nghĩa được theo hướng hiểu của HS.
VD: Trong tiết dự giờ phân môn tập đọc, bài: Chuyện một khu vườn nhỏ, TV lớp 5,
em nhận thấy GV chưa vận dụng hết nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng Việt
vốn có của HS tiểu học.
Trong hoạt động đọc hiểu, GV có yêu cầu HS tìm nghĩa của những từ: ban công, líu
ríu, rủ rỉ, ngọ nguậy. Nhưng GV lại sử dụng máy chiếu và giải hết nghĩa của những từ

này ra. HS lớp 5 khả năng tư duy của các em lúc này đã phát triển rất nhiều so với các
lớp khác ở bậc tiểu học, GV nên để HS tự thảo luận nhóm với bạn để tìm ra nghĩa của
những từ đó.
Ngoài ra GV chưa giao cụ thể nhiệm vụ để định hướng mục đích đọc hiểu cho HS, yêu
cầu HS đọc thầm bằng mắt nhưng có một vài HS không đọc thầm, làm việc riêng.
GV thường cắt khúc các hoạt động luyện đọc và tìm hiểu bài thành 2 hoạt động riêng,
như vậy rất lãng phí thời gian.
- Theo ý kiến cá nhân: Trong hoạt động đọc hiểu GV chia đoạn, giao nhiệm vụ đọc
hiểu tùy theo trình độ, khả năng của HS từng khối lớp, tùy vào độ dài của văn bản
Nhiệm vụ giao cho HS có thể bằng vài ba câu hỏi gợi mở hoặc phiếu học tập để các
em vừa đọc, vừa tập trung vào các câu, từ, nhân vật, hình ảnh. Các câu hỏi, nhiệm vụ
cần theo 3 mức độ: tái hiện- hiểu- vận dụng ( thang bloom) tùy thuộc vào vốn từ mà
HS có được. GV cần chú ý vận dụng ngun tắc này vào những phân mơn cịn lại để
bở trợ, làm tăng vốn từ của HS. GV cần chú trong dạy phong cách viết tập làm văn, đặt
câu, chú ý sửa các từ phát âm sai, phát âm theo địa phương.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng và giải pháp (nếu thấy bất
cập).
* Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học:
- Thứ nhất, việc dạy các tiết học Tiếng Việt ở trường tiểu học khác so với lúc chưa tiếp
cận thực tế với HS. Trên lớp trước khi xuống trường tiểu học, thầy có giao nhiệm vụ
cho từng nhóm soạn giáo án lên tiết dạy, các bạn trong nhóm đóng vai với nhau là HS
không thể diễn tự nhiên như HS tiểu học được, đọc cũng nhanh, giải bài tập cũng
nhanh, biết giữ trật tự trong giờ học, vì nó dễ và ai cũng đã học qua nên đóng vai, quay
clip với nhau không bị mất nhiều thời gian, không bị “cháy” giáo án, không gặp những
tình huống khó khăn.



Còn khi xuống trường tiểu học thì khác hoàn toàn, HS làm bài tập rất lâu, nhều HS mất
trật tự, nhiều HS thực hiện nhiệm vụ, đọc chậm, vì HS mới được tiếp cận với kiến thức
mới, lên tiết dạy cũng gặp nhiều bất cập, rất dễ bị “cháy” giáo án.
- Thứ hai, kiến thức Tiếng Việt ở lớp 5, phân mơn nào cũng khó địi hỏi GV phải biết
nhiều kiến thức mở rộng, HS hay thắc mắc những vấn đề ngoài bìa.
- Thứ ba, khi giảng bài xong, HS vẫn không hiểu phải giảng giải nhiều lần. Chẳng hạn
như trong tiết tập làm văn, bài Luyện tập làm đơn, GVHD giao cho em giảng bài. Sau
khi giảng xong cấu trúc của một lá đơn, gồm có 3 phần chính: phần đầu, phần chính,
phần cuối, cấu trúc của mỗi phần kết hợp trình chiếu, khi áp dụng với đề bài: Em hãy
giúp bác tổ trưởng viết một lá đơn gửi Uỷ ban nhân dân phường để giải quyết tình
trạng bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè gây nguy hiểm cho người dân. Em đã giảng cấu
trúc viết đơn và trình tự viết đơn, nhưng HS vẫn không biết cách viết, và em phải giảng
lại thêm 1 lần nữa, lúc này có nhiều HS đã hiểu cách viết và viết được, nhưng em đi
kiểm tra thì vẫn cịn mợt vài HS vẫn không hiểu, không viết được.
- Thứ tư, “giảng một đường HS làm bài một nẻo”, nhất là ở môn tập làm văn, khi yêu
cầu các em viết thành một bài văn hoàn chỉnh, các ý có liên kết, trật tự theo thứ tự mặc
dù đã giảng rất kĩ, các em lại thường liệt kê ý, gạch đầu dòng, viết ý rất lộn xộn.
- Thứ năm, HS thường mắc rất nhiều lỗi khi học tập làm văn chẳng hạn như các em
viết: “Sân trường to mênh mông thỏa thích cho chúng em chơi” hoặc: “Trong nhà em
có rất nhiều thứ như là có ba cái giường có hai cái tủ một cái bàn và một cái ti vi”
hoặc: “Bên cạnh nhà em. Có mợt dịng sơng trong vắt. Dịng sơng rất dài, dài ơi là
dài.”
Các ý tưởng, giải pháp:
- Đối với môn tập làm văn, đặc biệt đối với dạng bài tả cảnh, với các lỗi HS thường
mắc phải, em nghĩ nên làm như sau:
+ Tăng cường rèn kĩ năng quan sát cho HS.
+ Tích cực làm giàu vốn từ cho HS: Tích cực làm giàu vốn từ qua phân môn tập đọc,
số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài thơ, bài văn rất phong phú, sáng tạo nên khi dạy tập
đọc người GV cần chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách đặt câu, cách sử dụng biện pháp tu

từ trong những trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay của nhà văn khi sử dụng
chúng. Và cả trong phân môn: Luyện từ và câu cũng vậy, nó giúp HS mở rộng vốn từ
nhiều nhất, GV nên cho HS tìm từ và đạt câu nhiều.
+ Tăng cường kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu, sử dụng biện pháp trong văn miêu tả.
+ Cung cấp và hướng dẫn HS PP làm văn miêu tả,, tả cảnh.
+ Cung cấp cho HS các bước làm bài văn miêu tả.
- Đối với bản thân, em cần tìm hiểu nhiều kiến thức, phương pháp dạy học tích cực
hơn nữa để áp dụng cho đợt thực tập tiếp theo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×