Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Ve bien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.62 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Vẽ về biển (Đề tài)
Chủ điểm: Quê hương – Đất nước – Bác Hồ
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi)
Số lượng: 25 trẻ
Thời gian: 30- 35 phút
Giáo viên: Nguyễn Thị Huế
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Cung cấp cho trẻ nét mới: Nét lượn sóng: Vẽ những nét lượn sóng liền mạch, vẽ
từ phải sang trái, cong lên rồi lại cong xuống, tay thật mềm mại.
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ cơ bản để tạo ra bức tranh vẽ cảnh biển.
- Trẻ biết phối hợp nhiều nguyên vật liệu khác nhau để tạo thành sản phẩm của
mình.
- Biết đặt tên cho tác phẩm.
- Cung cấp từ mới: Nét lượn sóng.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có một số kỹ năng vẽ các nét: Nét lượn sóng, nét gấp khúc, nét ngang, nét
cong, nét xiên phải xiên trái,…
- Trẻ biết phối hợp các đường nét, bố cục tranh hợp lí
- Rèn luyện cho trẻ có kỹ năng ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo, có khả năng diễn
đạt ý tưởng mạch lạc trong các hoạt động.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động theo nhóm: Phối hợp cùng bạn hồn thành sản phẩm
- Có một số kỹ năng tự phục vụ. (cụ thể: Lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định, ..)
3. Thái độ:
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của biển, biết u q biển và bảo vệ mơi trường biển.
- Trẻ biết u q, có ý thức giữ gìn sản phẩm của mình và bạn.
- Có thái độ hợp tác, phối hợp với các bạn trong q trình hoạt động nhóm tạo ra
sản phẩm.
- Trẻ hào hứng tham gia hoạt động.


- Biết giữ gìn vệ sinh chung và tự phục vụ những công việc vừa sức.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cơ:
- Màn chiếu, khung rối bóng.
- Các dụng cụ cần thiết cho màn chiếu rối bóng: Cây dừa, các bạn học sinh, ngọn
hải đăng, chú hải quân.
- Phòng triển lãm tranh, những bức tranh về biển.


- Tranh gợi ý sáng tạo ý tưởng:
+ Tranh 1: Bình minh trên biển (Màu sáp)
+ Tranh 2: Đùa vui trên sóng (Bằng màu nước)
+ Tranh 3: Trong lịng đại dương ( Màu nước)
+ Tranh 4: Biển đảo quê hương ( Sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau)
- Giá để các sản phẩm.
- Sa bàn hải đảo
- Nhạc tiếng sóng biển.
- Bài hát: “Bé yêu biển lắm”, “ Chú bộ đội đảo xa”, “Nơi đảo xa”, “Gần lắm trường
xa”, “Cháu hát về đảo xa”
2. Đồ dùng của trẻ
- Mút xốp, lõi ngơ, san hơ, nhũ, hình người và cá làm sẵn từ sỏi, khuôn in ,...
- Giấy A2, A3, A4
- Hồ, khăn lau tay, màu nước, màu sáp...
- Mỗi trẻ 1 khung cài tranh, ký hiệu cá nhân.
- 1 khung tranh tập thể.
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
- Cô bật nhạc bài hát “ Cháu hát về đảo xa” và làm rối bóng
với các cảnh :

+ Cảnh biển bình minh.
+ Cảnh những đoàn thuyền ra khơi.
+ Cảnh chú bộ đội hải quân đang canh gác ngoài đảo xa.
+ Cảnh các bạn học sinh đang nhìn về phía đảo xa.
+ Cảnh những cánh chim đang bay trên biển.
- Các con thấy biển của chúng ta như thế nào?
- Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ biển?
2. Hoạt động 2: Gợi ý trẻ vẽ tranh về biển
* Hướng dẫn tập thể.
- Cô cho trẻ quan sát tranh gợi ý và đàm thoại :
+ Các con thấy những bức tranh này thế nào?
+ Những bức tranh này vẽ về đề tài gì đây?
+ Cảm nhận của các con về biển như thế nào?
- Tranh 1: Bình minh trên biển:
+ Màu sắc của bức tranh này như thể nào?
+ Cô đã sử dụng những nét gì để tạo nên bức tranh?
+ Bức tranh này gợi cho ta cảm giác gì?
- Cơ giới thiệu nét mới: Nét lượn sóng. Cơ làm mẫu cho trẻ

HĐ của trẻ
- Trẻ chú ý xem cơ
biểu diễn rối bóng.

- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời

- Đẹp quá ạ
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Nhẹ nhàng, êm

ái, thoải mái,…
- Trẻ chú ý lắng


xem.
+ Cho trẻ vẽ nét lượn sóng trên khơng.
Giới thiệu một vài chi tiết được sử dụng nét lượn sóng trong
các bức tranh.
- Tranh 2: Đùa vui trên sóng.
+ Vì sao chiếc thuyền kia lại bé như vậy?
+ Những bạn đang trơi trên cát như thế nào so với các bạn
đang bơi ở xa kia?
+ Hoạt động của con người thì như thế nào nhỉ?
- Tranh 3: Trong lịng đại dương.
+ Ai thấy điều gì đặc biệt trong bức tranh này?
+ Cịn ai phát hiện ra gì nữa nào?
- Tranh 4: Biển đảo quê hương.
+ Bức tranh này thì sao, nói về điều gì ?
+ Biển của nước ta giàu đẹp như vậy nên các chú bộ đội hải
quân luôn luôn phải giữ vững tay súng để bảo vệ biên cương
đấy các con ạ.
=> Chốt lại: Biển của chúng ta giàu đẹp như vậy. khi chúng
mình đang được học tập, vui chơi ở đây thì các chú bộ đội
hải quân đang phải vật lộn với giơng bão ngồi biển khơi,
canh giữ tấc đất biên cương – bảo vệ chủ quyền của đất
nước mình. Vì vậy cơ và các con cùng cố gắng học giỏi,
chăm ngoan, vâng lời ông bà bố mẹ để trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước nhé.
=> Bật nhạc bài “Nơi đảo xa”
* Hướng dẫn cá nhân.

- Cơ bật 1 đoạn nhạc có tiếng sóng biển cho trẻ cảm nhận và
đưa ra được ý tưởng của mình.
- Các con đã nghĩ về cảnh biển như thế nào?
+ Con sẽ thể hiện cảnh biển như thế nào?
+ Có rất nhiều ý tưởng khác nhau, có bạn thì sẽ vẽ cảnh biển
ở xa có những cánh hải âu đang bay, có bạn thì lại thích
cảnh bình minh của bãi biển,…
- Cô giới thiệu nguyên vật liệu mở mà cô đã chuẩn bị.
- Bây giờ các con đã sẵn sàng chưa?
- Cho trẻ về bàn thực hiện ý tưởng của mình.
- Cơ quan sát, hướng dẫn trẻ thực hiện. Nếu trẻ nào yếu thì
cơ hướng dẫn thêm cho trẻ. Gợi ý trẻ đặt tên cho bức tranh
của mình.
* Nhận xét sản phẩm:

nghe.
- Trẻ làm trên
không cùng cô.

- Trẻ trả lời.
- Sơi động, nhộn
nhịp,…
- Có nhũ, sỏi,…
- Những con cá.
- Có chú hải qn,
ngọn hải đăng.
- Trẻ tập chung
nghe cơ nói và
cảm nhận.


- Trẻ nhắm mắt
nghe tiếng sóng vỗ
và cảm nhận cảnh
biển
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng
nghe
- Rồi ạ.
- Trẻ nhẹ nhàng về
chỗ và thực hiện ý
tưởng của mình.


- Goi trẻ lên giới thiệu bức tranh về biển của mình
+ Con vẽ như thế nào?
+ Con dùng chất liệu gì?
+ Con đặt tên bức tranh của mình là gì?
- Con thích bức tranh nào nhất? Vì sao?
+ Ai ở nhóm cùng với bạn....? Con đã làm gì? Cịn con đã
làm gì?
- Động viên, khen ngợi trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ hát và vận động bài: “Chú bộ đội đảo xa”.
- Cô nhận xét giờ học và cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ trình bày ý
tưởng của mình và
đặt tên cho tác
phẩm đó.


- Trẻ hát và vận
động cùng cô theo
nhạc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×