Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Toan hoc 2 Met

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.84 KB, 5 trang )

THIẾT KẾ BÀI DẠY
TOÁN
BÀI : MÉT
Ngày soạn : 14/09/2018
Ngày dạy : 17/09/2018

Người dạy : Nguyễn Thị Thu Hà

Lớp : 2

A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài mét.
- Làm quen với thước mét.
- Hiểu được mối quan hệ giữa m với dm, cm.
2. Kĩ năng
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ, với đơn vị đo độ dài làm mét.
- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị mét.
3. Thái độ
- Giáo dục HS u mơn học, có ý thức tự giác trong học tập.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, thước kẻ
- HS : SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
I/ Ổn
đinh
- Kiểm tra sĩ số
II/ Kiểm
tra bài



III/ Dạy
bài mới 1. Giới thiệu bài
- GV nêu:

Hoạt động của Học sinh
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số

- HS lắng nghe và trả lời:


+ Chúng ta đã học những đơn vị đo độ dài
nào?
+ Trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ
được tìm hiểu về đơn vị đo độ dài lớn hơn
dm, cm. Đó là mét.
- GV ghi tên bài lên bảng.
2. HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét
* Mục tiêu: Nắm được tên gọi, kí hiệu, và
độ lớn của đơn vị mét.
* Cách tiến hành :
- GV hướng dẫn quan sát thước dài 100cm:
+ Trên tay cô là chiếc thước, mỗi vạch trên
thước ứng với 1cm.
+ Như vậy một đoạn này dài bao nhiêu cm?
+ Mỗi đoạn dài 10cm mà có 10 đoạn dài như
vậy. Vậy hãy cho cơ biết chiếc thước dài bao
nhiêu cm?
+ GV giới thiệu : 100cm cũng chính là 1m.
- GV ghi bảng :

+ Mét là đơn vị đo độ dài.
+ Mét viết tắt là m.
3. HĐ2: Nêu mối quan hệ m với dm và cm
* Mục tiêu : Hiểu được mối quan hệ giữa m
với dm, cm. Từ đó, biết cách đổi từ m sang
dm, cm và ngược lại.
* Cách tiến hành :
- GV đưa ra câu hỏi gợi ý:
+ Như chúng ta vừa tìm hiểu thì 1m bằng
bao nhiêu cm?
+ GV ghi bảng 1m = 100cm và gọi HS đọc
theo dãy.
+ Chúng ta đã biết 10cm = 1dm. Hãy cho cô
biết bao nhiêu dm bằng 100cm?
+ 100cm thì bằng bằng 1m. Vậy 1m bằng
bao nhiêu dm?
+ GV ghi bảng 1m = 10dm và yêu cầu HS
nhắc lại theo dãy.

+ Các đơn vị đo độ dài đã học
là : dm, cm

- HS nhắc lại tên đề bài

- HS quan sát và trả lời :
+ Một đoạn dài 10cm
+ Chiếc thước dài 100cm

- HS theo dõi và đọc lại theo
dãy.


- HS trả lời :
+ 1m = 100cm
+ HS đọc lại theo dãy
+ 10 dm = 100cm
+ 1m = 10 dm
+ HS đọc lại theo dãy


- GV kết luận:
+ Đây cũng chính là nội dung bài học được
đóng khung trong SGK.
+ Yêu cầu HS đọc nội dung bài học.
4. HĐ3 : Thực hành
* Mục tiêu :
+ Biết cách đổi đơn vị đo độ dài m sang dm,
cm và ngược lại (BT1)
+ Biết thực hiện phép tính cộng trừ với số đo
đơn vị mét. (BT2)
+ Biết ứng dụng đơn vị đo m vào trong cuộc
sống thực tiễn. (BT4)
* Cách tiến hành
* Bài 1: Số ?
- GV chiếu slide nội dung bài tập.
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài vào SGK.
- GV gọi HS đọc bài làm của mình.
- GV nhận xét
- GV chốt : Bài tập 1 đã củng cố kiến thức về
mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài.

* Bài 2: Tính
- GV chiếu slide nội dung bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập :
+ Các phép tính trong bài có gì đặc biệt?
+ Khi thực hiện các phép tính với các đơn vị
đo độ dài, ta thực hiên như thế nào?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào
SGK
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
- GV chốt : bài tập 2 chúng ta đã được củng
cố về cách tính với các số có đơn vị đo độ
dài là mét.
* Bài 3: Bài toán

- 2 -3 HS đọc nội dung bài học

- HS quan sát
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập
- Cả lớp làm bài vào SGK
- HS nối tiếp nhau đọc bài.
- HS theo dõi
- HS lắng nghe

- HS quan sát
- HS trả lời :
+ Đây là các phép tính với đơn
vị đo độ dài là mét
+ Thực hiện như với số tự
nhiên, sau đó ghi đơn vị vào

sau kết quả
- 2 HS lên bảng, cả lớp làm
vào SGK
- HS nhận xét
- HS theo dõi
- HS lắng nghe


- GV chiếu slde nội dung bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài :
+ Bài tập cho biết gì?
+ Bài tập hỏi gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm ra
nháp
- GV nhận xét
- GV chốt : Bài tập 3 củng cố kiến thức thực
hiện phép tính trên các số có đơn vị đo độ
dài mét
* Bài 4: Viết m hoặc cm vào chỗ chấm
thích hợp
- GV giới thiệu :
+ Để biết ước lượng độ dài trong một số
trường hợp đơn giản thì cơ và các em sẽ
cùng sang bài tập 4
- GV chiếu slide nội dung bài tập 4
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4 là gì?
- GV hướng dẫn HS làm bài :
+ Muốn điền đúng các em cần ước lượng độ
dài mỗi vật được nhắc đến trong bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào SGK

- GV chữa bài :
+ Câu a: Hãy hình dung cột cờ trong sân
trường và so sánh độ dài cột cờ với 10m và
10cm. Cột cờ cao khoảng bao nhiêu? Vậy
chỗ chấm phần a ta cần điền gì?
+ Câu b: GV gọi bất kì và hỏi tại sao em
không điền là m?
+ Câu c : GV gọi bất kì
+ Câu d : GV gọi bất kì
- GV chốt : Bài tập 4 đã giúp chúng ta biết
ước lượng độ dài trong một số trường hợp
đơn giản.

- HS quan sát
- HS trả lời:
+ Bài cho biết cây dừa cao 8m,
cây thông cao hơn cây dừa 5m
+ Hỏi cây thông cao bao nhiêu
mét
- 1 HS lên bảng, cả lớp làm ra
nháp
- HS theo dõi
- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS quan sát
- Bài yêu cầu: Viết m hoặc cm
vào chỗ chấm thích hợp
- HS lắng nghe

- Cả lớp làm bài SGK
- HS theo dõi
+ Câu a: Cột cờ trong sân
trường cao khoảng 10m. Chỗ
chấm cần điền m
+ Vì ước lượng trong thựuc tế
ta thấy bút chì dài khoảng
19cm
+ 6m
+ 165cm
- HS lắng nghe


IV/
Củng cố - GV hỏi :
- Dặn dị + Hơm nay, chúng ta đã học bài gì?
+ Vậy 1m = …. cm
1m = …. dm
- GV nhận xét
- GV nhận xét tiết học

- HS trả lời
+ Hôm nay chúng ta học bài
mét
+ 1m = 100cm
+ 1m = 10dm
- HS lắng nghe




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×