Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ban luan ve cau noi Suc manh cua van hoc dua tren nhung chuc nang cua no

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.43 KB, 3 trang )

Đề: Bàn luận về câu nói: “Sức mạnh của văn học dựa trên những chức
năng của nó"
.
Xantưkhơp Sêđrin đã từng nói: “Nghệ thuật nằm ngồi quy luật của sự băng
hoại. Chỉ mình nó khơng thừa nhận cái chết”.
Trải qua mọi khoảnh khắc của thời gian, ngóc ngách của khơng gian trong
suốt bề dày lịch sử dường như ta hiểu được mọi vật hiện hữu xung quanh ta đều
có một thời gian tồn tại nhất định. Bởi lẽ nó đã trở thành một quy luật bất biến
mà tạo hóa sắp đặt cho chính cuộc sống này. Nhưng nằm ngồi quy luật ấy, vẫn
có những giá trị bất biến trước tiếng tích tắc của thời gian và tồn tại trong bất cứ
vị trí gọi là khơng gian. Đó chính là Văn học. Để nói sâu hơn về sức sống của
văn học thì có ý kiến cho rằng:"sức mạnh của văn học dựa trên những chức
năng của nó".
Trước hết ta cần hiểu sức mạnh là khả năng tác động mạnh mẽ đến người
khác hay sự vật và gây ra những tác dụng ở mức độ cao. Còn chức năng lại là
một danh từ chỉ đến khả năng của một thứ hay nói rõ hơn là khả năng thực hiện
công việc của sự vật. Vậy thì nhìn lại nhận định trên, ta có thể dễ dàng hiểu việc
văn học có thể tác động mạnh mẽ về nhiều khía cạnh tới người đọc một phần là
nhờ những giá trị khả năng mà nó có được.
Điều này quả thật không sai khi chúng ta xét sức mạnh mà văn học có được
trên 3 chức năng chính của nó là: nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, nghệ thuật. Đầu
tiên và cũng là cơ bản nhất- chức năng nhận thức. Bởi theo Nguyễn Minh Châu
" cuộc đời là điểm khởi đầu và là điểm đi tới của văn chương" vì thế mà văn học
mang tới cho chũng ta những lát cắt sâu nhất rộng nhất từ hoa quả mang tên
cuộc sống. Nhờ đó ta có thêm nhiều nhận thức, kiến thức mới mẻ mà khơng hề
bị gị bó trong bất cứ không gian và thời gian nào. Không những thế văn học
còn giúp ta hiểu bản chất con người nói chung. Đồng thời từ những mảnh đời,
số phận trong văn học ta có thêm cái mới mẻ hơn để liên hệ đối chiếu bản thân
mình hồn thiện hơn với một tư cách cá nhân thật sự. Hay cao hơn nữa là văn
học giúp con người tự mình nhận thức thơng qua việc người đọc rìm thấy cái lạ
trong sự quen thuộc, cái cụ thể ẩn trong sự khái quát để rồi ta thấy được giá trị


cốt lõi thấm trên mình tính nhân văn.
Ngồi việc hướng tới con người đến những khát vọng chân lí cùng với những
vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng thì văn học cịn trữ tiếp ni dưỡng những điều
ấy qua chính chức năng giáo dục. Bằng những trải nghiệm sâu từ cuộc sống,
nhà văn luôn mang đến cho người đọc những tư tưởng quan điểm tiến bộ để từ


đó học có thái độ đúng đắn với cuộc sơng. Như việc đến với những tác phẩm
của Đại thi hào Nguyễn Du, ta gặp gỡ được một tình yêu tự do giữ Thúy Kiều
và Kim Trọng trong" Truyện Kiều" mà xã hội thời ấy cho là sai trái. Không
dừng lại ở mặt tư tưởng, văn học còn rèn dũa tâm hồn ta từ những rung động
thầm kín nhất để từ đó tạo nên một thế giới nội tâm đa dạng, màu sắc làm bước
nền cho việc hình thành có được một tâm hồn cao thượng hơn. Nếu về mặt tình
cảm chúng ta chỉ mới dừng lại ở khía cạnh phác họa thì việc giáo dục đạo đức
đã đưa đến cho văn học những gam màu hài hịa nhất tơ nên những nhân cách
đầy cao đẹp cho con người. Đó là khi ta biết phân biệt phải trái, đúng sai và có
mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Ngồi ra việc khám phá tìm tịi nội dung
của một tác phẩm cũng chính là ta đang học cách trở thành một người thưởng
thức văn học với một thị hiếu thẩm mĩ lành mạnh và tinh tế.
Nhưng văn học không khô khan bởi những lý thuyết nằm trên trang giấy mà
nó cịn được chính những nhà thơ thổi vào bên trong mình những vẻ đẹp rất lạ
rất riêng không hề trộn lẫn mang tên " thẩm mĩ". Chính chức năng này của văn
học đã đáp ứng được một nhu cầu thiết yếu mà mỗi con người đều cần phải có,
đó chính là cảm thụ và thưởng thức cái đẹp. Thế nhưng, cái đẹp mà văn học
hướng đến không chỉ đơn thuần là câu chữ, vần thơ, hình thức bên ngồi như
Nguyễn Cơng Trứ từng tâm sự: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”.. mà nó cịn là
nét đẹp nơi nội dung, thơng điệp mà tác giải tâm sự, gửi gắm bởi văn chương là
“nghề của bề sâu". Chính bởi sự lao động mệt nhọc không ngừng nghỉ của
người cầm bút trên "mảnh đất" cuộc sống mà người đọc được khơi dậy những
khoái cảm nghệ thuật và dần dần hình thành nên những thị hiếu thẩm mĩ lành

mạnh làm chiếc chìa khóa vàng mở ra một thế giới chưa đựng "bản chất nghệ
sĩ" và" cảm hứng nghệ sĩ" tiềm ẩn trong mỗi con người.
Nếu như nói giá trị thẩm mĩ mang trên mình "cái đẹp cứu chuộc thế
giới"( Doxtoepxki) thì có lẽ chức năng nghệ thuật sẽ là bổ sung hoàn hảo nhất
cho một chữ "đẹp" thật trọn vẹn của văn học. Xuất phát từ giá trị thẩm mĩ, chức
năng nghệ thuật được tạo nên từ sáng tạo của nhà văn trong việc sắp xếp các
chii tiết ý tưởng, tạo hình nhân vật,.... Tuy thường không được để ý thế nhưng
chức năng nghệ thuật lại chính là cơng cụ tạo nên những mầm mống sự sống
đầu tiên của mỗi tác phẩm văn học từ người cha đẻ của mình là các nghệ sĩ.




×