Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐÔI CHÚT BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH ĐẠO ĐỨC CỦA HS HIỆN NAY VỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.35 KB, 2 trang )

ĐẠO ĐỨC HS
ĐÔI CHÚT BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH ĐẠO ĐỨC CỦA HS HIỆN NAY
Đạo đức học sinh xuống cấp, vì sao?
Chương trình giáo dục đạo đức trong nhà trường ở các cấp học còn quá
ôm đồm, nặng về lý thuyết, chưa hấp dẫn học sinh.
(LĐ) - Tình trạng có những học sinh xé bài trước mặt thầy cô vì bị điểm
thấp, quay cóp, nói tục; nói dối; tẩy xoá sửa điểm, thậm chí, cả những
bé đang ở lứa tuổi tiểu học cũng biết chửi thề... đang là thực tế diễn ra
hiện nay.
Vấn đề đặt ra ở đây là vì sao đạo đức học sinh lại xuống cấp như thế,
trong khi môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức vẫn được dạy liên
tục từ tiểu học đến các bậc học cao hơn?
Rõ ràng, trong thời kỳ bao cấp, khi cuộc sống vật chất còn khó khăn,
gian khổ, học sinh ngoan hơn bây giờ. Hồi đó, nói dối là một lỗi rất
nặng, hầu như bất kỳ em nhỏ nào cũng được dặn điều đó ngay từ bé,
chứ chưa nói đến những việc như sửa điểm, tẩy điểm, nhờ ông xíchlô,
bà đồng nát... giả làm cha mẹ đến gặp thầy cô giáo.
Báo chí đã phản ánh nhiều vụ học trò đánh thầy cô, học trò chia băng
phái "thanh toán" nhau ngay trước cổng trường, nghiện hút, vi phạm
pháp luật, rồi sinh viên sao chép luận văn, đồ án... Những vụ việc này
xảy ra ngày càng nhiều, mức độ ngày một nghiêm trọng. Không những
thế, thanh thiếu niên còn có nhiều biểu hiện sống hưởng thụ, coi nặng
giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, lười lao động, sống ích kỷ...
Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN, tỉ
lệ học sinh đi học muộn: Tiểu học 20%, THCS 21%, THPT 58%; tỉ lệ
quay cóp: Tiểu học 8%, THCS 55%, THPT 60%; tỉ lệ nói dối cha mẹ:
Tiểu học 22%, THCS 50%, THPT 64%; tỉ lệ không chấp hành ATGT:
Tiểu học 4%, THCS 35%, THPT 70%.
Những con số này cho thấy, càng lớn, ý thức, đạo đức của học sinh
càng đi xuống. Năm 2007, tại cuộc điều tra khảo sát tại 30 trường ĐH,
CĐ trong cả nước - do Vụ Văn hoá - Ban TTVHTƯ phối hợp với Vụ Công


tác học sinh - sinh viên (Bộ GDĐT) đã đưa ra con số rất đáng suy nghĩ:
51,4% sinh viên cho rằng "sống thử trước hôn nhân là hiện tượng khá
phổ biến" và được coi là "bình thường".
Tỉ lệ phạm tội của người trẻ cũng ngày một tăng cao. Theo thống kê của
Viện KSNDTC, nếu năm 1986 có 3.607 người chưa thành niên phạm tội
bị phát hiện thì đến năm 1996, con số này là 11.726 em. Trung bình
mỗi năm, trên cả nước có 4.746 người chưa thành niên phạm tội bị phát
hiện. Sự gia tăng đột biến của tệ nạn ma túy học đường ngày càng trở
thành vấn đề nhức nhối. Nếu như năm 2004, chỉ có 600 học sinh, sinh
viên nghiện ma túy, thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên 1.234
học sinh, sinh viên.
Vì sao có những kết quả như vậy? Liệu có phải xem xét lại công tác giáo
dục đạo đức trong nhà trường? Rõ ràng, chương trình giáo dục đạo đức
được xuyên suốt từ bé đến lớn. Bậc mầm non là giáo dục lễ giáo, bậc
tiểu học là môn đạo đức, bậc trung học là môn giáo dục công dân.
Nhưng chương trình SGK quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kỹ năng
sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh.
Chương trình học rất nhiều nhưng rất khó nhớ, khó nhập tâm. Trên lớp,
giáo viên chỉ lo truyền thụ kiến thức, quan hệ thầy trò nhợt nhạt. Về
nhà, cha mẹ bận lo công việc, trẻ không được trang bị những kỹ năng
tối thiểu cũng như cách ứng xử trong cuộc sống.
Tiếp theo xin dành cho những ai quan tâm viết …….

×