Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai 24 Hoan du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.24 KB, 9 trang )

Ngày soạn: 09/03/2018
Ngày dạy: 12/03/2018
Bài 24

tiết 101

HOÁN DỤ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm hốn dụ.
- Bước đầu biết phân tích tác dụng của hốn dụ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ hoán dụ
trong giao tiếp tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra một số hốn dụ trong nói và viết.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng phép tu từ hốn dụ trong nói và viết, tạo
sự tự tin khi giao tiếp
- Thơng qua một số ví dụ để lồng ghép giáo dục các tình cảm tốt đẹp cho học
sinh: ý nghĩa của học tập, yêu kính Bác Hồ, ý nghĩa của lao động…
B. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, phân tích, nêu ví
dụ, đối chiếu, thảo luận nhóm…
- Kĩ thuật: phân tích tình huống mẫu, thực hành có hướng dẫn, động não…
C. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: soạn bài: giáo án điện tử, bài giảng điện tử.
- Học sinh: học bài cũ (Ẩn dụ), chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số học sinh


2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
?Ẩn dụ là gì?
?Xác định phép ẩn dụ trong câu ca dao sau và cho biết nét tương đồng giữa các
sự vật?
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. (ca dao)
Đáp án:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương
đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.


-

Ẩn dụ:
+ thuyền – người con trai (thuyền là vật di chuyển, thường neo đậu ở bến
sông; người con trai ngày xưa có chí lớn thường đi đây đi đó)
+ bến – người con gái (bến là vật đứng yên, là nơi để thuyền bè neo đậu;
người con gái thường là người chờ đợi…)
 Tác dụng: nói lên tình u, lòng chung thủy đợi chờ của người con gái với
người con trai…
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 1. Khởi động (1’)
Trong chương trình Ngữ văn 6 các em đã học những phép tu
từ nào?
- Nhân hóa, so sánh, ẩn dụ
Tiết trước, các bạn đã làm quen với phép ẩn dụ, tức là gọi tên
sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng;
hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu phép tu từ hốn dụ. Vây
hốn dụ là gì, tác dụng của hốn dụ là gì, cơ trị chúng ta cùng

đi vào bài học hơm nay.
Hoạt động 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài (23’)
I.Hốn dụ là gì?
1. Tìm hiểu ví dụ: (SGK/Trang 82)
- GV trình chiếu ví dụ:
“Áo nâu liền với áo xanh
Nơng thơn cùng với thị thành đứng lên.”
(Tố Hữu)
-GV hỏi: Hãy cho biết những từ “áo nâu”, “áo xanh” trong
câu thơ trên chỉ ai?
-> “áo nâu” chỉ người nông dân, “áo xanh” chỉ người
cơng nhân.
-GV trình chiếu 2 bức tranh.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC
SINH
-HS nghe

-HS quan sát ví dụ
-HS trả lời

-HS quan sát tranh


-HS trình bày hiểu biết

-HS trao đổi, nêu ý kiến
-GV hỏi: Tại sao “áo nâu” lại gợi cho em liên tưởng đến
người nơng dân, cịn “áo xanh” lại gợi liên tưởng đến người
công nhân?

->- Ngày xưa, người nông dân thường mặc áo nâu sồng, vì
màu gần với màu đất, khi làm việc bị vấy bẩn khó nhìn thấy,
dễ giặt…
- Thường các cơng nhân ở các nhà máy, xí nghiệp mặc áo
bảo hộ màu xanh, ta còn gọi là mau xanh công nhân.
-GV hỏi: Giữa “áo nâu” và người nông dân, “áo xanh” và
người cơng nhân có quan hệ như thế nào?
-> quan hệ gần gũi giữa người và áo (áo nâu là dấu hiệu của
tầng lớp nông dân, áo xanh là dấu hiệu của tầng lớp công
nhân)
- GV hỏi: Từ “nông thôn” và “thị thành” chỉ đối tượng
nào?
-> nông thôn: chỉ những người dân sống ở nông thôn
Thị thành: chỉ những người dân sống ở thị thành
-GV trình chiếu 2 hình ảnh tiếp theo và giới thiệu cho HS.

-HS phát hiện

-HS quan sát tranh


-HS xác định quan hệ

-HS trao đổi, phát hiện và
nêu ý kiến cá nhân

-GV hỏi: giữa “nông thôn” và người dân sống ở nông thôn,
giữa “thị thành” và người dân sống ở thị thành có quan hệ
như thế nào với nhau?
-> quan hệ gần gũi với nhau giữa người và nơi sống (quan hệ

giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng)
- GV: việc gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện
tượng khác có quan hệ gần gũi như trên gọi là hoán dụ. Vậy
hoán dụ có tác dụng như thế nào, ta cùng so sánh 2 cách diễn
đạt sau:
Cách 1: có hốn dụ
“Áo nâu liền với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”
Cách 2: khơng có hốn dụ
Nơng dân cùng với cơng nhân
Những người ở nông thôn cùng với những người ở thành thị
cùng đứng lên.
->Cách 1: hay hơn, vì câu thơ nói lên sự đồn kết, thống nhất,
đồng lịng đứng lên giành độc lập cho dân tộc của mọi tầng

Nghe

-HS trả lời.
-Đọc ghi nhớ.
-HS quan sát tranh, phát
biểu cá nhân


lớp nhân dân từ nông thôn tới thành thị của đất nước ta
=>câu thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, gợi ra được hình
ảnh, cảm xúc.
Cách 2: là cách diễn đạt thơng thường, chỉ thơng báo sự kiện,
khơng có tính biểu cảm.
-GV: phép hoán dụ đem lại tác dụng gợi hình gợi cảm cho
câu văn, câu thơ.

2. Bài học:
-GV: Qua việc phân tích ví dụ trên, hãy cho biết thế nào là
hoán dụ và tác dụng của hoán dụ?
- GV chốt và yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK/trang 82.
* Bài tập nhanh:
- GV trình chiếu 2 bức tranh và yêu cầu:
? Dựa vào tranh gợi ý, hãy đăt câu có sử dụng hốn dụ?

- HS đặt câu
-Lắng nghe, tiếp thu vận
dụng

 Hình 1: chân sút cừ khơi đã đem lại chiến thắng cho

-HS thảo luận nhóm
Các nhóm trình bày, nhận
xét nhau.


đội bóng.
 Hình 2: Cả phịng (lớp học/ phịng học…) lắng nghe
cô giáo giảng bài.
? Hãy đặt thêm một số câu có sử dụng phép hốn dụ?
- GV lắng nghe, nhận xét và uốn nắn những câu chưa đúng
của HS.
- GV: Vậy, chúng ta thấy rằng việc sử dụng hoán dụ vào
trong nói và viết phù hợp hồn cảnh sẽ đem lại hiệu quả và
đạt được mục đích giao tiếp. Chương trình Ngữ văn 6 chúng
ta học văn miêu tả, kể chuyện, nếu vận dụng linh hoat và phù
hợp phép hốn dụ thì lời nói bài viết của chúng ta sẽ hay hơn.

* Thảo luận nhóm:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3’
? Xác định biện pháp hốn dụ trong đoạn thơ sau và nêu tác
dụng?
Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè. (Lượm – Tố Hữu)
-GV nhận xét, chốt:
Hoán dụ: “đổ máu”: biểu thị chiến tranh
Tác dụng: sự đau thương, mất mát, thương vong…mà chiến
tranh đem lại cho nhân dân xứ Huế.
*Bài tập củng cố:
?So sánh ẩn dụ và hoán dụ?
-GV nhận xét, chốt:
Biện pháp tu từ
Ẩn dụ
Hoán dụ
Giống nhau
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên
sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau
Dựa vào mối quan Dựa vào mối quan
hệ tương đồng
hệ gần gũi
*GV giới thiệu qua về các kiểu hoán dụ (mục II đã được giảm
tải, khơng dạy)
Có 4 kiểu hốn dụ cơ bản:
1. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể:
“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Hồng Trung
Thơng)

-HS phát hiện, trả lời

-Lắng nghe, tiếp thu

-HS thảo luận, trao đổi theo
bàn
Lấy tinh thần xung phong


2. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” (Ca dao)
3. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật:
“Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.” (Tố Hữu)
4. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng:
“Áo nâu cùng với áo xanh
Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.” (Tố Hữu)
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (10’)
II. Luyện tập:
Bài 1. SGK/trang 84
? Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ câu văn sau và nêu
tác dụng?
-GV yêu cầu HS thảo luận, trao đổi theo bàn, lấy tinh thần
xung phong của cá nhân.

a. “Làng xóm”: Chỉ những người dân sống trong làng
xóm
Tác dụng: nói đến những người sống trong cùng làng
xóm, cùng làm ăn, sướng khổ có nhau.
b. “Mười năm”: thời gian trước mắt
“Trăm năm”: thời gian lâu dài
Tác dụng: Trồng cây qua thời gian ngắn có thể thu
hoạch nhưng giáo dục, đào tạo con người phải trải qua
quá trình lâu dài -> nhấn mạnh tầm quan trọng của sự
nghiệp giáo dục.
c. “Áo chàm”: người dân Việt Bắc
Tác dụng: tình cảm lưu luyến, bịn rịn của người dân
Việt Bắc với các anh bộ đội.
Bài 2. Trò chơi Đuổi hình bắt thơ
-GV trình chiếu các bức tranh, yêu cầu HS nhìn tranh, đốn
câu thơ, và chỉ ra phép hốn dụ.

-HS quan sát tranh, đốn câu
thơ phù hợp với hình.
-chỉ ra hoán dụ và nêu tác
dụng


-HS quan sát, hệ thống và
ghi nhớ kiến thức

- Xác định phép hốn dụ? Tác dụng?
(“một”: số lượng ít (đơn lẻ), “ba”: số lượng nhiều (đoàn kết);
tác dụng: sức mạnh của sự đoàn kết.


-Trái đất: mọi người sống trên trái đất
Tác dụng: tình cảm, lịng kính trọng của nhân loại đối
với Bác.
Hoạt động 4. Củng cố (3’)
GV hệ thống lại nội dung tiết học qua sơ đồ tư duy đơn giản:


E. DẶN DÒ:(2’)
- Nắm nội dung bài học
- Làm BT3/SGK
- Tập đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng phép hốn dụ
- Soạn bài Tập làm thơ bốn chữ:
+ Tìm hiểu thể thơ bốn chữ
+ Chuẩn bị một bài thơ bốn chữ theo chủ đề tự chọn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×