Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bai 32 Hidro sunfua Luu huynh dioxit

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.85 KB, 8 trang )

HIĐRO SUNFUA – LƯU HUỲNH ĐIOXIT –
LƯU HUỲNH TRIOXIT (Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức
a. Học sinh nêu được:
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí cơ bản của H2S.
- Tính chất hóa học của H2S
- Trạng thái tự nhiên, ứng dụng và phương pháp điều chế H2S.
b. Học sinh giải thích được:
- Vì sao H2S có tính khử mạnh và dung dịch H2S có tính axit yếu.
2. Kỹ năng
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hố học của H2S
-Viết phương trình phản ứng minh họa các tính chất của H2S.
- Giải các bài tập có liên quan
3. Thái độ
-Ý thức được sự độc hại và phòng tránh của H2S.
- Hứng thú học tập bộ mơn hóa học.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích
khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tư duy, suy luận logic.
- Năng lực nhận xét, đánh giá vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.


- Năng lực tính tốn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống.
II. Chuẩn bị bài học
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, SGK, powerpoint.


2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn tập về: Lưu huỳnh.
- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Tiến trình bài học
Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh
tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Ở Mêhicô, tháng 11/1950 một nhà máy ở Pozarica đã thải ra một lượng rất lớn khí độc.
Chỉ trong vịng 30 phút khí đó cùng với sương mù trắng của thành phố đã làm chết 22
người và khiến 320 người bị ngộ độc. đó chính là khí hidrosunfua, và để tìm hiểu thêm về
nó về tính chất, trạng thái tồn tại cũng như cách điều chế thì chúng ta cùng đi tìm hiểu bài
hôm nay.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: nêu được tính chất vật lý, tính chất hóa học ( gồm có tính axit yếu và tính khử
mạnh), biết được H2S tồn tại ra sao và cách điều chế như thế nào.
1) Tìm hiểu tính chất vật lý của H2S
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu tính chất vật lí của nó?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.


+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét, bổ sung nếu có.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:

A. HIĐRO SUNFUA
I. Tính chất vật lí
H S (hidro sunfua) là chất khí khơng màu, có mùi trứng thối, rất độc. Nặng hơn khơng
2
khí ( d H

2

S/ KK

=

34
≈ 1,17 ¿
29

Tan ít trong nước tạo dung dịch axit rất yếu tên là axit sunfuhidric.
2) Tìm hiểu tính chất hóa học chung của H2S
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Xác định số oxi hóa của S trong H2S và so sánh với các mức oxi hóa khác của S? Từ
mức oxi hóa của S, em có dự đốn gì về tính chất hóa học của H2S?
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét, bổ sung nếu có.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
- Số oxi hóa: S trong hợp chất H2S có số OXH là -2 .
- Trong H2S, S có số oxi hóa thấp nhất.
Khi tham gia phản ứng, S-2 có thể tăng số oxi hóa thành 0, +4, +6 thể hiện vai trò chất

khử hoặc giữ nguyên mức oxi hóa -2 khi H2S đóng vai trị axit.
3) Tìm hiểu tính axit của H2S
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Khí hiđrosunfua tan trong nước tạo thành gì? Tượng tự các khí trên, khí hiđro sunfua


khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit. Gọi tên axit?
- Viết phản ứng của NaOH với H2S? Em có nhận xét gì về khả năng tạo muối của H2S?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét, bổ sung nếu có.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
1. Tính axit yếu
- Khí H2S tan trong nước tạo ra dung dịch axit sunfuhiđric H2S có tính axit rất yếu.
- Axit H2S yếu hơn axit H2CO3 H2S làm hồng quỳ tím.
- H2S tác dụng với dung dịch kiềm có thể tạo muối hiđro sunfua (HS-) hoặc muối sunfua
(S2-) hoặc cả 2 muối:
NaOH + H2S  NaHS + H2O (1)
2NaOH + H2S  Na2S + 2H2O (2)
- Gọi T là tỉ lệ số mol giữa NaOH và H2S
T= NaOH /H2S
T<1
Xảy ra pt (1), tạo
muối axit và H2S dư

T=1
Pư vừa đủ
tạo NaHS


1Xảy ra pt (1) và pt
(2), tạo 2 muối

T=2
Pư vừa đủ
tạo Na2S

T>2
Xảy ra pt (2), tạo
muối trung hịa
và NaOH dư

4) Tìm hiểu tính khử mạnh của H2S
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Khi đốt cháy H2S trong oxi thì sẽ tạo ra các sản phẩm như thế nào? yêu cầu HS viết
phản ứng.
H2S có tính khử mạnh thì sẽ tác dụng với những chất có tính chất gì?
Viết phản ứng : H2S + dung dịch ( Br2, Cl2), H2S + Cl2, Xác định số oxi hóa của S


trong các phản ứng?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
2. Tính khử mạnh

a. Tác dụng với oxi
2H2S + O2 → 2H2O + 2S
0
t
2H2S + 3O2 → 2H2O + 2SO2
b. Tác dụng với một số chất OXH
Tác dụng với dung dịch Br2 hoặc dung dịch Cl2
−2

0

+6

−2

0

+6

−1

H 2 S + 4 Br2 + 4 H 2 O → H 2 S O4 +8 H Br
−1

H 2 S + 4 Cl 2+ 4 H 2 O → H 2 S O4 +8 H Cl
−2

−1

0


¿ H 2 S + C l 2 → 2 H Cl + S ↓(vàng)

5) Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và điều chế
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Dựa vào SGK yêu cầu HS xác định các dạng tồn tại trong tự nhiên của H2S.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu phương pháp điều chế H2S? Nếu thay FeS bằng
CuS thì có được hay khơng? Vì sao?
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Cá nhân thực hiện.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác nghe, đánh giá, nhận xét, bổ sung nếu có.


+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV chuẩn xác kiến thức:
III. Trạng thái tự nhiên và điều chế
1. Trạng thái tự nhiên
- Nước của một số suối.
- Khí núi lửa.
- Xác của động vật bị thối rữa.
2. Điều chế
- Không sản xuất trong công nghiệp.
- Trong phịng thí nghiệm
FeS + 2HCl  FeCl2 + H2S
- khơng thay FeS bằng CuS được vì CuS khơng tan trong dung dịch HCl.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu: rèn cho học sinh khả năng xử lý các bài tập định lượng 1 cách nhanh chóng.
Phát triển tư duy suy luận cho học sinh.
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Ra bài tập theo mức độ từ biết đến vận dụng.
Dạng bài tập nhận biết:
Tính chất nào sau đây khơng phải là của khí hidrosunfua?
A.
B.
C.
D.

Khí hidrosunfua có mùi trứng thối, rất độc.
Khí hidrosunfua tan rất ít trong nước.
Khí hidrosunfua nặng hơn khơng khí.
Khí hidrosunfua khi tan trong nước tạo ra dung dịch axit mạng làm quỳ tím hóa
đỏ.
Dạng bài tập thơng hiểu:
Cho phương trình phản ứng sau: H2S + 2NaOH  Na2S + 2H2O. H2S thể hiện tính:
A. Tính khử.
B. Tính axit
C. Tính oxi hóa


D. A và B đúng
Dạng bài tập vận dụng thấp:
Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch mất màu vàng, có hiện tượng vẩn đục
B. Dung dịch trong suốt
C. Kết tủa trắng
D. Khí màu vàng thoát ra
Dạng bài tập vận dụng cao:
Bạc tiếp xúc với khơng khí có H2S thì bị hóa đen. Phát biểu nào sau đây về tính chất của
các chất phản ứng là đúng:

A. Ag là chất OXH, H2S là chất khử
B. H2S là chất khử, O2 là chất OXH
C. Ag là chất khử, O2 là chất OXH
D. H2S là chất OXH, Ag là chất khử
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
+ Chuẩn bị lên bảng trình bày
+ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:
Học sinh xung phong trình bày kết quả.
Học sinh khác quan sát, nhận xét, và bổ sung nếu có
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thơng qua mức độ hồn thành
u cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý
kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính tốn hóa học
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


Cho 150 ml dd NaOH 1M tác dụng với 100 ml dd H2S 1M.
Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính khối lượng các muối thu được.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm bài độc lập.
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập:
- HS xung phong chữa bài.
- HS còn lại đánh giá, bổ sung.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành
yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý

kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng
- Mục tiêu:
+ Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
+ Phát triển năng lực giải quyết vấn đề
+ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV : Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu câu hỏi :
- Các nguồn sinh ra H2S trong tự nhiên và các biện pháp xử lý?
- Làm gì để giảm thải H2S trong tự nhiên.
+ Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: Ở nhà
+ Bước 3: Báo cáo kết quả học tập: Tự lưu thành tài liệu học tập.
+ Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
GV kiểm tra sản phẩm học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà.



×