Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số câu hỏi ôn tập Tâm Lý Y Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 12 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ Y ĐỨC
Câu 1: 12 ĐIỀU Y ĐỨC- TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA
NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
1.

Chǎm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng
trong hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm
và trách nhiệm cao, hết lịng u nghề, ln rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức
của thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng cao
trình độ chun mơn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khǎn gian khổ vì sự nghiệp chǎm
sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

2.

Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán,
điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của
người bệnh.

3.

Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tơn trọng những
bí mật riêng tư của người bệnh; khi thǎm khám, chǎm sóc cần bảo đảm kín đáo và
lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Khơng
được phân biệt đối xử với người bệnh. Khơng được có thái độ ban ơn, lạm dụng
nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh tốn các chi
phí khám bệnh, chữa bệnh.



4.

Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, ln có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình
hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến
cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp
bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lịng cứu chữa và chǎm sóc đến cùng,
đồng thời thơng báo cho gia đình người bệnh biết.

5.

Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đốn, xử trí kịp thời không được đùn đẩy
người bệnh.

6.

Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý an
tồn; khơng vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc
không đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.

7.

Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các
diễn biến của người bệnh.

8.

Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chǎm sóc và giữ gìn sức khỏe.


9.

Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúp đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.

10.

Thật thà, đồn kết tơn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.

11.

Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình khơng đổ lỗi
cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.


12.

Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch
bệnh, cứu chữa người bị nạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp sống
vệ sinh, giữ gìn mơi trường trong sạch.

Câu 2: Những phẩm chất đạo đức của người điều dưỡng
- Ý thức trách nhiệm cao: Đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người.
Công việc của người điều dưỡng liên quan chặt chẽ tới cuộc sống, tính mạng và
hạnh phúc của bệnh nhân. Mọi sự cẩu thả, sơ xuất đều có thể dẫn đến hậu quả
nghiêm trọng. Người điều dưỡng phải thấu hiểu sâu sắc và phải rèn luyện thường
xuyên để nâng cao ý thức trách nhiệm của mình.
- Đức tính trung thực: Trung thực tuyệt đối là một trong những nét cơ bản

trong tính cách của người điều dưỡng. Thực hiện các chức năng điều dưỡng: chủ
động và phối hợp. Người điều dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ với bệnh nhân, với
đồng nghiệp dựa trên cơ sở lòng tin.
- Sự ân cần và cảm thông sâu sắc: Người điều dưỡng phải thấu hiểu, cảm thụ
được nỗi đau đớn của bệnh nhân như nỗi đau của chính mình. Trong cơng việc phải
tận tuỵ, ân cần chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên khơng được để tình cảm gây trở ngại
đến cơng việc.
- Tính mềm mỏng và nguyên tắc: Điều dưỡng phải biết xem xét, đánh giá đặc
điểm, tính cách cá nhân của từng bệnh nhân trong mọi giai đoạn của bệnh. Phải là
nhà tâm lý học, có tính dễ gần, chan hồ, đồng thời phải biết địi hỏi u cầu cao, có
ngun tắc. Tính tình cau có, khơ khan, thiếu cởi mở hoặc đùa cợt không đúng chỗ,
tiếp xúc xuồng xã sẽ làm cho người điều dưỡng mất uy tín trước bệnh nhân, đồng
nghiệp.


- Tác phong khẩn trương và tự tin: Tính khẩn trương là một yêu cầu và phẩm
chất của cán bộ y tế. Nhiệm vụ của cán bộ y tế là đấu tranh cho sự sống của con
người. Chậm trễ, thiếu tự tin sẽ làm mất cơ hội cứu sống bệnh nhân. Vì vậy, người
điều dưỡng phải khẩn trương, bình tĩnh, tự tin trong công việc. Không được vội
vàng, hấp tấp dễ gây hậu quả xấu cho bệnh nhân.
- Lòng yêu nghề: Người điều dưỡng say mê nghề nghiệp sẽ không ngừng học
tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức hiện đại, khắc phục được khó khăn để
hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Câu 3: Đặc điểm của xúc cảm và tình cảm
- Với góc độ nghiên cứu và định nghĩa như vậy, không thể phủ nhận rằng xúc
cảm và tình cảm có những đặc điểm tương đồng với nhau, cụ thể:
- Xúc cảm- tình cảm đều do hiện thực khách quan tác động vào mà có, biểu thị
thái độ cả cá nhân đối với môi trường xung quanh.
- Nội dung và hình thức của xúc cảm- tình cảm đều mang màu sắc chủ quan.

- Xúc cảm- tình cảm đều là nét nổi bật trên bộ mặt tâm lý của cá nhân, biểu thị
thái độ tích cực của con người trước tác động của hoàn cảnh xung quanh.
- Xúc cảm- tình cảm đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng
truyền cảm. Tuy nhiên, vì đây là hai hiện tượng riêng biệt nên chúng vẫn có những
điểm khác biệt, nổi bật nhất là sự khác biệt trên ba khía cạnh : tính ổn định, tính xã
hội và cơ chế sinh lý- thần kinh.
- Nói một cách khái quát, khoa học tâm lý đã chỉ ra rằng: xúc cảm là một q
trình tâm lý, cịn tình cảm là một thuộc tính tâm lý; xúc cảm có tính chất nhất thời,
phụ thuộc vào tình huống đa dạng, trong khi tình cảm có tính chất ổn định xác định;


xúc cảm luôn tồn tại ở trạng thái hiện thực, ngược lại, tình cảm lại tồn tại ở dạng
tiềm tàng.
- Có một điểm vơ cùng đặc biệt, đó là xúc cảm giúp thực hiện chức năng sinh
vật, nó gắn liền với phản xạ không điều kiện (bản năng), không chỉ tồn tại ở con
người mà có cả ở các lồi vật; trái lại, tình cảm giúp thực hiện chức năng xã hội, nó
gắn liền với phản xạ có điều kiện với hệ thống tín hiệu thứ hai, và tình cảm chỉ có ở
con người.
- Xúc cảm giống như những gì ngun thủy nhất, nó xuất hiện trước, cịn tình
cảm xuất hiện sau, là kết quả của thời gian dài tồn tại những xúc cảm kia. Có thể
thấy, xúc cảm giống như những bản năng khác của con người, nó tồn tại để giúp cơ
thể định hướng và thích ứng với tư cách một cá thể đơn lẻ, nhưng tình cảm lại cho
ta phương hướng và giúp thích nghi với xã hội, với tư cách là một nhân cách.

Câu 4: Một số quy định về y đức
1- Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lịng u nghề, ln rèn luyện
nângcao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực
nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độchun mơn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó
khăn gian khổ vì sự nghiệp chăm sóc vàbảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không

được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩnđoán,
điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấpnhận của
người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tơn trọng những
bímật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và


lịch sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội.Khơng
được phân biệt đối xử người bệnh. Khơng được có thái độ ban ơn, lạmdụng nghề
nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh tốncác chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, ln có thái độ niềm nở, tận
tình;trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải
thíchtình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị;
phổbiến cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh;
độngviên an ủi, khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục.
Trongtrường hợp bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và
chămsóc đến cùng, đồng thời thơng báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đốn, xử trí kịp thời khơng được đun
đẩyngười bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an
tồn;khơng vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất,
thuốckhông đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời
các diễn biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị,
tựchăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn,
giúpđỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.



10- Thật thà, đồn kết, tơn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn
sàngtruyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ
lỗicho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia cơng tác tun truyền giáo dục sức khoẻ, phịng chống
dịchbệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện
nếpsống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch

Câu 5: Nhận thức đúng đắn và bình thường của người
bệnh
- Loại này có q trình hưng phấn cân bằng với ức chế. Số bệnh nhân này chịu
ảnh hưởng rất tốt đối với thầy thuốc của mình, phân biệt được cái đúng cái sai.
- Bệnh nhân này rất dễ tín nhiệm thầy thuốc, do nhận thức đúng đắn nên bệnh
nhân biết được bệnh của mình, bệnh sẽ tiến triển ra sao? Kết quả như thế nào? Bản
thân mình phải phấn đấu ra sao để góp phần cùng thầy thuốc khỏi bệnh? Trong loại
này cịn có một số khá lớn có kiểu thần kinh cân bằng nhưng chậm. Họ suy nghĩ cân
nhắc, có chiều sâu, phải qua thực tế mới nhận thức đúng đắn đối với bệnh tật
- Đối với bệnh nhân này thầy thuốc không nên hứa xuống mà phải kiên trì, thận
trọng, nói sao làm vậy; phải chứng minh bằng thực tế, tinh thần thái độ, phong cách,
tài năng của mình, nói ít làm nhiều, phải tác động đến tam lý bệnh nhân. Khi đã gieo
cho họ niềm tin thì rất vững chắc nhưng nếu đánh mất niềm tin thì khó bù đắp được
thậm chí họ còn định kiến và xa lánh thầy thuốc.

Câu 6: Tấm gương tiêu biểu của ngành y tế
4 tấm gương tiêu biểu:


- Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã có cơng rất lớn trong việc vạch ra phương hướng
của nền y tế nhân dân, xây dựng đội ngũ y tế cách mạng, góp phần đặc biệt vào cuộc

kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nổi bật là cơng tác chữa và phịng bệnh lao. Từ
1954 ông nhận nhiệm vụ Trưởng ban Y tế của Đảng, rồi sau đó giữ chức Bộ trưởng
Bộ Y tế. Ông mất tại chiến trường miền Nam ngày 7 - 11 - 1968.
- Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã có nhiều cống hiến lớn chẳng những riêng cho nền y
học Việt Nam mà cả cho nền y học chung của thế giới. Ông phát hiện được những
loại muỗi mới như Anopheles tonkinensis, xác định được chu kỳ ngược chiều của
giun lươn, phân lập được loại Penicillium có tác dụng kháng sinh cao.
- Giáo sư Tôn Thất Tùng với các nghiên cứu khoa học đã đưa đến phương pháp
phẫu thuật cắt gan mà nhiều nhà phẫu thuật trên thế giới thừa nhận và áp dụng.
Ngoài ra giáo sư cũng đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất độc hóa học Dioxin đến
sức khỏe con người và tác hại đến thế hệ sau.
- Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đại diện cho những con người có tinh thần cách mạng,
tinh thần kháng chiến chống Mỹ, vượt qua mọi khó khăn để làm trịn nhiệm vụ. Chị
làm công việc của người phụ nữ trong chiến tranh là phụ trách một bệnh viện
huyện.
2 đại danh y:
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một nhà y học có học vấn uyên bác, nhà
dược học nổi tiếng. Về học thuật ông viết cuốn Y tông tâm tĩnh gồm 28 tập, 66
quyển. Tập sách nói về đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh, về chẩn đoán và dược
học; các loại bệnh án nội, ngoại, sản, nhi. Ơng ln chú ý đến mối quan hệ giữa cơ
thể với mơi trường bên ngồi. Về đạo đức ơng luôn thể hiện là một người thầy
thuốc mẫu mực, tận tuỵ và nhiệt tình với mọi người.


- Đại danh y-Thiền sư Tuệ Tĩnh đã xây dựng nền móng cho y học nước nhà với
truyền thống chữa bệnh bằng thuốc Nam, theo phương châm “thuốc Nam Việt chữa
người Nam Việt.” Ông đã gây dựng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn đền,
chùa và thu trữ theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời cùng một mạng
lưới khám chữa bệnh miễn phí tại 24 chùa. Đại danh y cũng đã thu thập những bài
thuốc dân gian, các vị thuốc Nam, viết sách (Nam dược thần liệu, Hồng nghĩa giác tư

y thư) và truyền bá y học.

Câu 7: Quy tắc ứng xử của nhân viên y tế
Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, ln có thái độ niềm nở, tận tình;
trang phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình
hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến
cho họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp
bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lịng cứu chữa và chăm sóc đến cùng,
đồng thời thơng báo cho gia đình người bệnh biết.
1. Thực hiện nghiêm túc 12 Điều y đức ban hành kèm theo Quyết định số
2088/QĐ-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Những việc phải làm đối với người đến khám bệnh:
a) Niềm nở đón tiếp, tận tình hướng dẫn các thủ tục cần thiết;
b) Sơ bộ phân loại người bệnh, sắp xếp khám bệnh theo thứ tự và đối tượng
ưu tiên theo quy định;


c) Bảo đảm kín đáo, tơn trọng người bệnh khi khám bệnh; thơng báo và giải
thích tình hình sức khỏe hay tình trạng bệnh cho người bệnh hoặc người đại diện
hợp pháp của người bệnh biết;
d) Khám bệnh, chỉ định xét nghiệm, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh và khả
năng chi trả của người bệnh;
đ) Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn
khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú;
e) Hỗ trợ người bệnh nhanh chóng hồn thiện các thủ tục nhập viện khi có chỉ
định.
3. Những việc phải làm đối với người bệnh điều trị nội trú:
a) Khẩn trương tiếp đón, bố trí giường cho người bệnh, hướng dẫn và giải thích

nội quy, quy định của bệnh viện và của khoa;
b) Thăm khám, tìm hiểu, phát hiện những diễn biến bất thường và giải quyết
những nhu cầu cần thiết của người bệnh; giải thích kịp thời những đề nghị, thắc mắc
của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
c) Tư vấn giáo dục sức khoẻ và hướng dẫn người bệnh hoặc người đại diện hợp
pháp của người bệnh thực hiện chế độ điều trị và chăm sóc;
d) Giải quyết khẩn trương các u cầu chun mơn; có mặt kịp thời khi người
bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh yêu cầu;
đ) Đối với người bệnh có chỉ định phẫu thuật phải thơng báo, giải thích trước
cho người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh về tình trạng bệnh, phương


pháp phẫu thuật, khả năng rủi ro có thể xảy ra và thực hiện đầy đủ công tác chuẩn bị
theo quy định. Phải giải thích rõ lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp
của người bệnh khi phải hoãn hoặc tạm ngừng phẫu thuật.
4. Những việc phải làm đối với người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến:
a) Thơng báo và dặn dị người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người
bệnh những điều cần thực hiện sau khi ra viện. Trường hợp chuyển tuyến cần giải
thích lý do cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Công khai chi tiết từng khoản chi phí trong phiếu thanh tốn giá dịch vụ y tế
mà người bệnh phải thanh tốn; giải thích đầy đủ khi người bệnh hoặc người đại
diện hợp pháp của người bệnh có yêu cầu;
c) Khẩn trương thực hiện các thủ tục cho người bệnh ra viện hoặc chuyển
tuyến theo quy định;
d) Tiếp thu ý kiến góp ý của người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của
người bệnh khi người bệnh ra viện hoặc chuyển tuyến.
5. Những việc không được làm:
a) Không tuân thủ quy chế chuyên môn khi thi hành nhiệm vụ;
b) Lạm dụng nghề nghiệp để thu lợi trong q trình khám bệnh, chữa bệnh;
c) Gây khó khăn, thờ ơ đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người

bệnh.

Câu 8: Tâm lý nguời bệnh và các giai đoạn phát triển
bệnh.
1. Giai đoạn đầu của bệnh.


Nếu bệnh khởi phát đột ngột trên nguời bệnh, sẽ kéo theo những biến đổi dữ
dội các hoạt động tâm lý, làm thay đổi các chức năng điều tiết, phá vỡ định hình cũ,
thiết lập định hình mới. Đây là giai đoạn hình thành ổ hung phấn uu thế bệnh lý kèm
theo những thay đổi tâm lý. Các nhân tố xúc cảm stress rất dễ gây tác động mạnh
trên nguời bệnh.
2. Giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn này đuợc đặc trưng bởi sự hình thành căn nguyên tâm lý của bệnh,
sự xuất hiện khả năng thích nghi (do cân bằng xúc cảm đuợc lặp đi lặp lại) sự đấu
tranh gay gắt giữa niềm hy vọng, nỗi thất vọng và tình trạng ám thị ở nguời bệnh
tăng lên.
3. Giai đoạn cuối.
Nếu bệnh tiến triển tốt, thì xúc cảm duơng tính của nguời bệnh tăng cao, khí
sắc tuơi vui, phấn chấn, tri giác nhạy bén. Họ nhìn về tuơng lai với niềm lạc quan,
cảm thấy khỏe mạnh, sức sống dồi dào, mở rộng phạm vi hứng thú, tính tích cực
tăng và hay đánh giá quá mức khả năng của mình.
Nếu bệnh tiến triển xấu, thì sự biến đổi tâm lý trầm trọng sẽ xảy ra đồng thời
với những biến đổi thực thể.
Cường độ cảm xúc âm tính tăng, thế giới nội tâm khơ cạn, tính tích cực bị suy
sụp và có thể xuất hiện trạng thái bất mãn, thất vọng trên nguời bệnh.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc nguời bệnh bị tàn phế, mang
khuyết tật về thẩm mỹ, mất chức năng của cơ quan phân tích, mất khả năng lao
động nghề nghiệp thì cơ chế thích nghi, vai trị bù trừ của các căn nguyên tâm lý,
nhân cách có một ý nghĩa to lớn.




×