Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THCK6NGUYEN TAN LUCKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.81 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC-MẦM NON

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Sinh viên: Vũ Thị Thảo Uyên
Sinh viên: Nguyễn Tấn Lực
Lớp: ĐH Tiểu học C- khóa 6
Giáo viên: Trần Dương Quốc Hòa
Năm học: 2018-2019


Qua quá trình rèn luyện, học tập trong kì thực tập vừa qua tại trường tiểu học
Nguyễn Du, em đã thầy được :

Yêu cầu 1:
- Về nguyên tắc phát triển tư duy:
+ Việc rèn luyện, phát triển tư duy cho học sinh được giáo viên thực hiện rất
nhiều trong các tiết học. Trong mỗi tiết học sẽ có rất nhiều vấn đề cần giải
quyết, giáo viên hướng dẫn học sinh nhìn thấy được các vấn đề cần giải quyết
đó. Từ đây học sinh vận dụng vốn kiến thức, vốn sống của mình từng có để
giải quyết vấn đề kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên. Học sinh chủ động
trong việc học của mình hơn rất nhiều, vừa lắng nghe hướng dẫn của giáo viên
thông qua các câu hỏi, các bức tranh minh họa, lời nói, đoạn phim ngắn,… vừa
tự tìm hiểu nội dung bài học, các vấn đề còn thắc mắc, trao đổi giải quyết các
vần đề với các bạn trong nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau. Sau khi thảo
luận ở dưới lớp, các em sẽ trình bày trước lớp. Qua đây, các em sẽ phát triển
được tư duy của bản thân.
+ Trong 1 tiết Luyện từ và câu lớp 3 em được dự giờ, giáo viên cho học sinh
làm bài tập trong phiếu bài tập theo nhóm. Giáo viên cho học sinh các gợi ý


qua các bức tranh, xem đoạn phim, …. Để học sinh có thể dễ dàng hình dung
ra các sự vật hiện tượng trong bài và tự tìm đáp án cho bản thân.
- Về nguyên tắc giao tiếp:
+ Giáo viên luôn chú trọng vào nguyên tắc giao tiếp đối với học sinh. Giáo
viên luôn hướng học sinh vào bài học, đặt các câu hỏi cho các em để các em tư
duy, thảo luận nhóm và trình bày câu trả lời trước lớp. Sau khi nghe bạn trình
bày, học sinh đứng lên nhận xét và phát biểu ý kiến của bản thân mình. Sau đó
giáo viên mới nhận xét và chốt câu trả lời. Ngồi ra giáo viên cịn cho học sinh
thực hiện rất nhiều các hoạt động khác như đổi phiếu bài tập nhận xét lẫn
nhau, học sinh làm chủ quản trò chơi,…


+ Qua tiết kể chuyện, các em có thể hình thành kĩ năng nghe, nói một cách tích
cực với các bạn trong lớp. Các em được hóa thân vào các nhân vật có trong
truyện, nhập vai một cách tích cực để từ đó hình thành kĩ năng nghe nói.
+ Qua tiết chính tả, sau khi nghe giáo viên đọc qua một lần các em cũng sẽ tự
đọc và tự tìm cho bản thân những từ lạ, dễ viết nhầm và phát biểu trước lớp để
cả lớp cùng tránh viết sai, nghe giáo viên đọc chính tả và viết. Từ đó hình
thành kĩ năng nghe nói đọc viết cho học sinh
- Về nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có của học
sinh:
+ Giáo viên ln cập nhật, nắm bắt về tình hình học tập của các em trong lớp.
Từ đó khi dạy ln lựa chọn hình thức giảng bài, lời nói, ngơn ngữ dễ hiểu
nhất khi giảng bài cho học sinh. Khi học sinh phát biểu xây dựng bài, giáo viên
luôn hướng học sinh trả đủ câu, đủ ý khơng trả lời cộc lốc.
+ Ví dụ: Khi bắt đầu vào 1 tiết tập đọc ở tiểu học, sau khi giáo viên đọc mẫu
cho học sinh, thì các em sẽ tự luyện đọc và tìm các từ chưa hiểu nghĩa. Sau đó
các em đọc trước lớp và học sinh sẽ sửa các từ phát âm sai và giải nghĩa từ cho
bạn. Khi học sinh không giải thích được thì giáo viên mới hướng dẫn giải thích
cho các em. Khi trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài phía dưới học sinh các nhóm

thảo luận giúp đỡ nhau trả lời các câu hỏi hoàn chỉnh đủ câu, đủ ý sau đó mới
lên trình bày trước lớp.
+ Về việc chú ý đến tâm lý của học sinh: giáo viên nắm bắt tâm lý các em rất
tốt, trong quá trình dạy học ln lồng ghép các trị chơi vào tiết học giúp các
tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn, tránh nhàm chán và trong mỗi trị chơi
ln có những phần thưởng rất hấp dẫn thu hút các em rất nhiều.
* Đánh giá 1 tiết dạy theo tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực:
Các tiết dạy của giáo viên em được dự giờ đều đạt các tiêu chí của một tiết dạy
tích cực.


- Tiêu chí 1: Tất cả các em đều tham gia hoạt động
+ Khi thực hiện bất cứ một hoạt động nào thì giáo viên đều khơng bỏ rơi lớp,
ln hướng tất cả các em cùng thực hiện các hoạt động mà giáo viên yêu cầu.
+ Các em luôn hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau như cá nhân, nhóm
đơi, nhóm 3,…Trong mỗi hoạt động các em phải đều tham gia các hoạt động
dưới sự hướng dẫn của giáo viên, các em cùng nhau thảo luận nhóm, đổi phiếu
bài tập kiểm tra lẫn nhau, sửa lỗi giúp bạn cùng nhau giải quyết các vấn đề .
+ Ví dụ trong giờ tập đọc các em được giáo viên cho hoạt động nhóm 3 người
để cùng nhau luyện đọc, giải thích giúp bạn những từ khó mà bạn chưa hiểu,
sửa lỗi phát âm sai, đọc trơn tru toàn bài,…tất cả các em đều phải hoạt động vì
sau đó giáo viên sẽ gọi bất kì nhóm nào đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Đồng
thời, dưới lớp cũng phải lắng nghe nhóm bạn đọc để giáo viên mời nhận xét.
- Tiêu chí 2: Học sinh tự “sản sinh” ra tri thức
+ Trong q trình học tập, học sinh ln tự mình tham gia vào tất cả các hoạt
động. Các em cùng nhau tìm hiểu, chia sẻ cho nhau các kiến thức của bản thân
để tất cả các thành viên trong nhóm cùng hiểu, giải quyết các thắc mắc trong
nhóm. Khi nhóm có sự bất đồng về ý kiến mà không biết ai đúng ai sai thì lúc
đó giáo viên có vai trị hướng dẫn, gợi ý không cung cấp các kiến thức có sẵn
cho học sinh.

+ Ở phân mơn tập đọc, trong phần tìm hiểu bài các em phải tự tìm câu trả lời
cho các câu hỏi, cách ngắt nhịp cho câu dài để bản thân các em đọc đúng. Qua
phần tìm hiểu bài, các em có thể tự rút ra bài học cho bản thân thông qua bài
đọc: việc đúng sai; biết yêu thương, sẻ chia; yêu quê hương, đất nước.
- Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học sơi nổi, hào hứng
+ Giáo viên ln biết nắm bắt tâm lí các em, nhất là các giáo viên dạy nhiều
năm. Các giáo viên ln giữ bầu khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái, kích
thích trí tị mị của các em, hướng các em tham gia vào các hoạt động một cách
sôi nổi, hết mình, tạo cho các em niềm đam mê, hứng thú qua rất nhiều hình


thức đẹp, hay và rất thú vị. Từ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học đẹp, hấp dẫn,
mới lạ, cho đến cách truyền thụ kiến thức thông qua việc lồng ghép các câu
chuyện xuyên suốt tiết học, tranh ảnh minh họa rất hấp dẫn thu hút các em vào
bài học, thực hiện các hoạt động tích cực, hăng say phát biểu bài.
Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận với thực tế các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học
+ Đa số các tiết dạy hội giảng đều có sự chuẩn bị trước cho học sinh hay nói
cách khác là “gà bài” cho học sinh.
+ Các tiết dạy bình thường trên lớp khơng làm đúng theo quy trình trong giáo
án mà chỉ dạy tập trung vào các phần có khi thi, lướt qua các phần khơng trọng
tậm thậm chí là khơng dạy.
+ Phần tập làm văn chỉ đọc mẫu cho học sinh ghi, không hướng dẫn cách làm
bài.
- Lý giải
+ Theo em nghĩ là do áp lực về thành tích thi cử, sức học của các em trong lớp
không đồng đều, tập trung vào trọng tâm bài nhất là những phần có thi để có
thêm thời gian rèn luyện cho các em.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×