BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC –MẦM NON
---------- ----------
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: PPDH Tiêng việt 1
GVGD: Th.s: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Hồ Thị Tú Anh
Lớp: Đại học sư phạm THAK6
Năm học 2018 - 2019
Trong quá trình thực tập ở trưởng tiểu học Tân Tiến trong 4 tuần, bản thân em
nhận được giúp đỡ nhiệt tình từ giáo viên hướng dẫn cũng như ban giám hiệu
nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho tôi được thực tập sư phạm để
mở rộng thêm kiến thức và thực hành chuyên môn. Qua chuyến thực tập này em
rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu cho hành trang vào nghề. Em được phân
công phụ trách lớp 1- là lứa tuổi có đặc điểm tâm lí đặc biệt nên đây vừa là cơ
hội vừa là thách thức đối với tôi. Thông qua các tiết dự giờ môn tiếng việt em
nhận thấy giáo viên luôn đảm bảo 3 nguyên tắc dạy học tiếng việt ở trường tiểu
học được thực hiện.
1.Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học tiếng việt ở
trường tiểu học( Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giáo tiếp,
Nguyên tắc chú ý đến đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của
HSTH)
3 ngun tắc dạy học tiếng việt ở trường tiểu học luôn được giáo viên đảm bảo
thực hiện trong tiết dạy:
Nguyên tắc phát triển tư duy:
Trong các tiết dạy học vần giáo viên ln đảm bảo yếu tố hình thành và
phát triển tư duy cho học sinh thông qua:
-Kiểm tra bài cũ: Giáo viên yêu cầu học sinh viết một từ có tiếng mang
vần đã học ở tiết trước => Học sinh tư duy nhanh tìm ra từ có vần đó.
- Học vần: + Giáo viên đưa ra vần mới và học sinh tự đánh vần, đọc trơn,
ghép tiếng (Vd: có vần ong ghép cho cô tiếng võng)
+ Giáo viên thường cho học sinh phân tích; so sánh vần đang
học với các vần đã học trước hoặc hai vần mới đang học với nhau.
Nguyên tắc giáo tiếp:
Thông qua các tiết học vần, nguyên tắc giáo tiếp được giáo viên đảm bảo
thực hiện trong quá trình dạy;
- Giữa giáo viên với học sinh: Xun suốt q trình dạy giáo viên ln đặt
ra các câu hỏi và học sinh trả lời, hoc sinh đặt những câu hỏi thắc mắc về
bài học giáo viên giải đáp.
- Giữa học sinh với học sinh: Thông qua việc học sinh này trả lời câu hỏi,
học sinh khác nhận xét; hay việc giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm
đơi tìm ra từ ứng dụng (thảo luận nhóm giúp học sinh phát triển kĩ năng
làm việc nhóm).
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của học sinh
- Giáo viên phát câu lệnh hay giải thích từ khóa , từ ứng dụng ngắn gọn,
đơn giản, dễ hiểu để học sinh dễ nghe, nhớ, hiểu được tồn bộ lời nói của
mình.
- Giáo viên cho học sinh đọc bài theo hình thức cá nhân – đồng thanh để
học sinh có thể nhớ, đọc được đồng thời giáo viên cũng chỉnh sữa phát âm
cho học sinh.
-Khi nhận xét học sinh đọc hay viết giáo viên thường nhận xét theo hướng
tích cực, khen ngợi, động viên, không chê trách học sinh; điều này làm
cho học sinh tự tin, có thêm động lực học tốt hơn.
- Học sinh lớp 1 rất hiếu động, sự tập trung, chú ý kém nên giáo viên
thường xen kẽ khoảng thời gian giải lao vài 3 phút giữa tiết (hát, trò chơi
học tập,…) đảm bảo yêu cầu học mà chơi, chơi mà học.
- Đối với học sinh giỏi giáo viên u cầu học sinh có thể tìm được từ,tiếng
ngồi bài, còn học sinh yếu kém giáo viên giúp các em đọc được các vần,
tiếng, từ khóa.
- Đối với các học sinh nhút nhát, rụt rè giáo viên khuyến khích, động viên,
khen ngợi giúp các em tự tin hơn tham gia vào tiết học còn đối với học
sinh hiếu động, không tập trung giáo viên thường xuyên cho học sinh này
phát biểu, nhận xét để các học sinh này chú ý đến bài giảng, tập trung
hơn.
*Hiện nay các tiết dạy ở trường tiểu học đều là những tiết học theo tiêu chí
của một tiết dạy tích cực:
- Lấy học sinh là trung tâm (mọi học sinh đều được tham gia vào các hoạt động)
+Giáo viên khuyến khích và hỗ trợ học sinh hoạt động
+Học sinh tham gia hoạt động nhóm,giao tiếp và trao đổi với bạn bè để giải
quyết yêu cầu của giáo viên.
+Học sinh trình bày ý kiến của mình.
+Học sinh nhận xét
- Sử dụng giao tiếp là phương pháp chủ đạo ở tiểu học (Giáo viên hỏi – học sinh
trả lời, học sinh thắc mắc- giáo viên giải đáp, học sinh trao đổi với bạn)
- Học sinh tự sản sinh ra kiến thức:
+Giáo viên liên tục khuyến khích, gợi mở cho học sinh
+Học sinh thảo luận nhóm để giải quyết yêu cầu của giáo viên đưa ra, từ đó học
sinh tự rút ra được kiến thức bài học, giáo viên chốt lại.
- Khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái:
+Giáo viên sử dụng các hình ảnh, vật thật, video để minh họa cho nội dung bài
học, làm cho học sinh thêm hứng thú.
+Tổ chức nhiều trò chơi sinh động để tất cả học sinh đều được tham gia.
2. Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học tiếng việt ở trường tiểu học:
Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy từ các thầy cô qua các tiết
dạy ở trường tiểu học cá nhân tơi vẫn có những thắc mắc khi lần đầu được tiếp
cận với thực tế, thấy có một vài điều học ở trường đại học khác biệt với thực tế:
-Soạn giáo án: Giáo án ở trường tiểu học soạn chi tiết hơn so với trường đại học
( Giáo án ở tiểu học soạn phần mục tiêu phải có thêm yêu cầu đối với đối tượng
hoc: học sinh giỏi, học sinh yếu, học sinh khuyết tật ; có thêm phần kĩ năng đánh
giá trong khi ở trường đại học vẫn chưa được hoc, các câu lệnh, câu chuyển, lời
nói của giáo viên phải được ghi chi tiết vào giáo án).
-Ở phần Kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu lệnh: “ viết cho cơ 1 từ có tiếng
mang vần đã học ở tiết trước” có phải câu lệnh này hơi khó đối với học sinh?
-Giáo viên thường tổ chức hoạt động trò chơi thường lặp đi, lặp lại gây nên sự
nhàm chán, khơng tích cực đối với học sinh
-Tại sao quy trình tiết dạy học vần trên lớp với tiết dự giờ lại khác nhau?
-Tại sao giáo viên thường lấy bài của học sinh làm đúng để nhận xét mà ít hoặc
khơng lấy bài của những học sinh làm chưa đúng để sửa sai?
Bên cạnh những thắc mắc trên bản thân tơi cịn đưa ra một số giải pháp
của mình để giải quyết các bất cập:
-Phần kiểm tra bài cũ giáo viên đưa câu lệnh “ viết cho cơ 1 từ có tiếng mang
vần đã học ở tiết trước”, câu lệnh này rất khó đối với học khi phải tư duy nhanh.
Vì vậy, giáo viên nên đưa ra một câu lệnh cụ thể hơn: “viết một từ có tiếng
mang vần ….”, lúc này học sinh sẽ xác định được rõ hơn yêu cầu của giáo viên
và sẽ dễ dàng thực hiện được.
-Quy trình dạy học vần trên lớp và dự giờ khác nhau:
+Ở các tiết dự giờ học vần, giáo viên ln đi đúng quy trình làm cho học sinh dễ
tiếp thu hơn, tuy nhiên thời gian dành việc đọc, viết của học sinh không nhiều,
học sinh giỏi đọc được, viết được thì tốt nhưng những học sinh yếu kém thì sẽ
khơng dễ dàng đọc được viết được tốt => khơng đảm bảo hồn thành mục tiêu
dạy học.
-Ở trên lớp giáo viên ít hoặc khơng đi theo quy trình dạy học, tuy nhiên giáo
viên sẽ dành nhiều thời gian hơn cho học sinh đọc , viết; điều này sẽ cải thiện
được việc đọc, viết yếu của học sinh kém, nâng cao việc luyện đọc, rèn viết cho
học sinh giỏi.
-Giáo viên thường tổ chức hoạt động trò chơi lặp đi lặp lai: vì để chuẩn bị một
trị chơi thường tốn công sức, tốn thời gian,không chịu đầu tư, đặc biệt trình độ
thơng tin của một vài giáo viên cịn hạn chế => dẫn đến tiết học trở nên nhàm
chán, học sinh khơng tích cực. Chính vì vậy giáo viên cần trau dồi thêm cho bản
thân về công nghệ thông tin, chịu khó dầu tư, suy nghĩ ra các trị chơi mới lạ
lồng ghép vào tiết học để học sinh cảm thấy hứng thú hơn với bài học.
-Giáo viên lấy bài làm của học sinh làm đúng để nhận xét để tiết kiệm được thời
gian, đồng thời tất cả học sinh có thể lấy kết quả đúng đó so sánh với kết quả
của mình; tuy nhiên giáo viên cũng nên lấy bài của học sinh làm chưa đúng, và
nói cho học sinh biết mình làm sai chỗ nào để học sinh có thể nhận thấy lỗi sai
của mình mà sửa chửa, và các học sinh khác cũng sẽ thấy được lỗi sai đó tránh
bị mắc phải.
Trên đây là phần trình bày xem xét- đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc
dạy học ở trường tiểu học cũng như những băn khoăn, bấp cập của bản
thân khi tiếp xúc với các tiết dạy tiếng việt ở thực tế đồng thời nêu ra một
số lí giải và giải pháp khắc phục bất cập có thể cịn nhiều thiếu sót hoặc
chưa đúng. Kính mong thầy cho bản thân em những nhận xét góp ý để em
rút ra được kinh nghiệm cho mình