Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tieu hoc b k6 nguyen ngoc thuy trang KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Giáo viên giảng dạy: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Thùy Trang
Lớp: Tiểu học B
Khóa: 6
Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non

N
À
M

Năm học: 2018 - 2019
Đồng Nai, ngày 3 tháng 12 năm 2018


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Môn: PPDH TIẾNG VIỆT 1
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thùy Trang
Lớp: Tiểu học B – K6
Khoa: Sư phạm Tiểu học – Mầm non
Giáo viên giảng dạy: Trần Dương Quốc Hòa
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở
trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; nguyên tắc giao tiếp; nguyên tắc
chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).

BÀI LÀM
Trong thời gian ngắn ngủi bốn tuần em kiến tập đợt 1 ở tại ngôi trường Tiểu học Tân


Phong B, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ phía thầy cơ trong
nhà trường và các em học sinh. Và em được phân vào kiến tập lớp 3/3 tại trường.
Trong suốt quá trình kiến tập ở lớp, em nhận thấy giáo viên đã sử dụng 3 nguyên tắc
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học đó là nguyên tắc phát triển tư duy, nguyên tắc giao
tiếp và ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh. Cụ thể
như sau:
 Về nguyên tắc phát triển tư duy:
 Trong các tiết dạy, giáo viên đã đảm bảo được yếu tố hình thành tư duy cho
học sinh bằng cách đưa ra các câu hỏi mở, các câu hỏi nâng cao ngoài sách
giáo khoa để nâng cao trình độ nhận thức, khả năng tư duy của học sinh.
VD: Bài tập đọc “Giọng quê hương” lớp 3. Giáo viên sẽ cho học sinh nghe 1
bài hát liên quan đến quê hương sau đó đặt ra câu hỏi “Trong bài hát vừa rồi,
em cảm nhận quê hương là những gì?” “Vậy khi xa quê hương thì em sẽ nhớ
về q hương thơng qua những gì?”. Khi đó, học sinh liệt kê lại quê hương là
những gì trong bài hát sau đó tự tư duy để nêu cảm nhân của riêng mình về
q hương thơng qua các hình ảnh trong bài hát (hình ảnh cây tre, con trâu
hoặc cánh đồng, ….).
 Ngồi ra, giáo viên cịn thông qua các câu hỏi các câu hỏi tự thắc mắc về
nghĩa của từ mới hoặc là tự đưa ra các bài học về kĩ năng sống học được
thông qua các bài tập đọc.


VD: Sau khi học xong bài tập đọc “Đất quý, đất yêu” lớp 3, giáo viên sẽ hỏi
“Nếu có khách du lịch đến Việt Nam hỏi đường thì em sẽ có thái độ như thế
nào?”.
 Về nguyên tắc giao tiếp:
 Trong các tiết học đã đảm bảo nguyên tắc được thực hiện trong quá trình
giảng dạy, đảm bảo được:
 Quá trình giao tiếp giữa giáo viên và học sinh: thơng qua việc giáo viên
hỏi, học sinh trả lời, giáo viên nhận xét chốt lại ý.

 Quá trình giao tiếp giữa học sinh với học sinh: thông qua việc cho học sinh
trả lời câu hỏi rồi học sinh khác sẽ nhận xét phần trình bày của bạn mình,
hoặc cho học sinh tiến hành làm việc thảo luận nhóm.
VD: Trong bài luyện từ và câu “So sánh. Dấu chấm” lớp 3, cho học sinh thảo
luận nhóm đơi trả lời phiếu bài tập gồm 3 câu hỏi sau đó cho học sinh thảo luận
với nhóm của bạn bàn phía sau (bàn trên thảo luận với bàn dưới), tiếp theo mời 3
nhóm trả lời câu (xong 1 câu trả lời thì 1 bạn nhận xét câu trả lời của nhóm 3).
VD: Trong bài chính tả “Quê hương ruột thịt” lớp 3, giáo viên yêu cầu học sinh
quan sát bài chính tả và trả lời câu hỏi của cơ “Đoạn văn có mấy câu? Đầu mỗi
câu viết như thế nào?”, học sinh sẽ trả lời và cô nhận xét.
 Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH:
 Giáo viên thường mở đầu các tiết học bằng một bài hát và cả lớp hát chung,
hoặc cho học sinh chơi một trị chơi nhỏ (thơng qua trị chơi có thể kết hợp
kiểm tra bài cũ) để tạo hứng thú học từ ban đầu cho học sinh.
 Đối với phân mơn chính tả và tập đọc: Học sinh thường hay viết sai lỗi
chính tả hoặc thường phát âm sai nhiều trong các tiết chính tả với tập đọc
thì giáo viên lưu ý cho học sinh viết lại hoặc đọc lại nhiều hơn.
 Trong các tiết học:
 Đối với học sinh nhút nhát: Giáo viên sẽ chú ý mời học sinh đó trả lời câu
hỏi hoặc nêu nhận xét các câu trả lời của bạn mình và giáo viên đứng cạnh
hướng dẫn học sinh đó trả lời.
 Đối với học sinh hiếu động, không tập trung hay gây mất trật tự trong lớp:
Giáo viên sẽ thường xuyên mời các học sinh này trả lời câu hỏi, nhận xét
phàn đọc và trả lời của các bạn học sinh khác với các lời khuyên nhủ của
giáo viên giúp học sinh tăng khả năng tập trung vào bài học.
 Đối với phần trả lời câu hỏi dài hoặc khó: Giáo viên sẽ khơng mời những
học sinh đọc chậm, tư duy chậm để đọc hay trả lời các câu hỏi dài vì sẽ


mất thời gian và khơng có hiệu quả. Và để những học sinh đọc chậm, tư

duy chậm đó đọc được hay trả lời được thì giáo viên lựa chọn đoạn văn
ngắn hoặc những câu hỏi dễ, đơn giản để học sinh trình bày trước lớp.
Yêu cầu 2: Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các
tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Giải pháp của mình để giải quyết
những thắc mắc đó.
BÀI LÀM
 Bên cạnh việc học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các cô thông qua
các tiết dạy ở các lớp khối 3 tại trường tiểu học, bản thân em vẫn có những
thắc mắc khi lần đầu được tiếp cận thực tế, cảm thấy những điều được học
ở trường đại học có vài điểm khơng trùng với thực tế trường tiểu học. Cụ
thể như sau:
 Khi cho học sinh làm bài tập trong các phân môn ở Tiếng Việt, giáo
viên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa, chưa đổi mới được
các dạng bài tập.
VD: Trong phân mơn chính tả và luyện từ và câu, giáo viên vẫn giữ
nguyên các bài tập trong sách giáo khoa cho học sinh đọc và làm bài tập
nhưng lại không vận dụng thêm các bài tập ngồi … có giúp học sinh
phát triển tư duy một cách tích cực hay khơng?
 Trong q trình giảng dạy, giáo viên thường khơng trình bày nội
dung bài giảng trên bảng …. điều này nên hay không?
 Khi làm bảng con, giáo viên chỉ chọn những bảng làm đúng để trình
bày trước lớp, ít khi chọn những bảng làm sai và chỉ cần sửa những
bảng làm đúng, các bảng làm sai thì học sinh nhìn bảng làm đúng rồi
tự sửa lại cho đúng … Cách này làm đúng hay sai?
 Khi dạy bài Tập đọc thì giáo viên thường tách riêng phần sửa lỗi sai
với phần luyện đọc chữa lỗi của học sinh … Như vậy có cần thiết
hay không?
VD: Khi dạy bài Tập đọc “Đất quý, đất yêu”, giáo viên cho học sinh
luyện đọc theo từng câu rồi trong quá trình đọc giáo viên sữa lại lỗi đọc
sai cho học sinh, sau khi đọc xong hỏi “các con thấy có từ nào các con

hay đọc sai hay khơng?” sau đó học sinh liệt kê ra giáo viên lại sửa lại 1
lần nữa những từ học sinh hay đọc sai.


 Bên cạnh những thắc mắc trên bản thân em cịn đưa ra những giải pháp
của mình để giải quyết những thắc mắc đó. Cụ thể như sau:
 Sẽ chú trọng nhiều vào việc chọn và sửa lại bảng của học sinh làm
bài sai.
VD: Khi cho học sinh viết lại các từ khó, nếu bảng học sinh đó viết sai
thì chọn và hỏi học sinh đó là “Từ con viết ở bảng con so với từ của cô
sai ở chỗ nào?”. Học sinh chỉ chỗ sai, tự sửa lại và sẽ khơng mắc lại lỗi
đó nữa khi viết vào vở.
 Khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp với viết bảng với lời nói của
mình.
VD: Trong mơn Tốn, đối với dạng bài tốn giải có lời văn, thì tóm tắt
nên ghi lên bảng cho học sinh dễ hình dung ra để có thể làm bài giải
một cách dễ dàng.
 Khi giảng dạy trong phân mơn Tiếng Việt, giáo viên có thể vận dụng
một số bài tập ngoài vào nhưng phải phù hợp với yêu cầu và mục
tiêu của bài tập đó.
 Khi dạy Tập đọc, giáo viên cần kết hợp đọc rồi sửa lại cách đọc từ
của học sinh.
VD: Trong khi đọc bài thì giáo viên sửa lại từ sai cho học sinh rồi ghi
những từ sai đó lên bảng, các bạn học sinh đọc bài xong thì cho cả lớp
đọc lại các từ sai trên bảng là được.






×