Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự thay đổi về thái độ của sinh viên trong quá trình học tập môn học Giáo dục thể chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.82 KB, 7 trang )

SỰ THAY ĐỔI VỀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRONG
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP MƠN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT
Đặng Đức Hồn
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
TĨM TẮT
Hiện nay Giáo dục thể chất (GDTC) được coi là một bộ phận không thể thiếu trong
chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục Đại học, GDTC đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển thể lực và phát triển tầm vóc thanh thiếu niên Việt Nam, tuy nhiên nhận thức của
sinh viên về vai trị của mơn học này chưa thật đúng đắn. Đề tài đã điều tra phỏng vấn 278
sinh viên năm thứ nhất của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu nhằm nghiên cứu thái
độ của sinh viên đối với học phần GDTC, các tiêu chí động lực học tập tác động đến những
thay đổi thái độ học tập trong năm học. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 23% sinh viên thay đổi
thái độ từ tiêu cực và trung tính sang tích cực, 10% sinh viên trở nên tiêu cực hơn, nhưng 12%
sinh viên có thái độ tiêu cực và trung lập đã không thay đổi thái độ trong suốt quá trình học
tập. Thái độ của sinh viên đối với học phần GDTC bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các động lực
như: “cải thiện trạng thái cảm xúc” (r = 0,452) và “tăng cường sức khỏe” (r = 0,402).
Từ khóa: thái độ, giáo dục thể chất, bắt buộc, quá trình học tập, sinh viên.

1.

MỞ ĐẦU

Giáo dục thể chất (GDTC) trong trường đại học là một mặt giáo dục quan trọng
không thể thiếu được trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện mục
tiêu: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” cho đất nước. GDTC
không những nâng cao sức khỏe mà cịn tác động tích cực đến các mặt giáo dục khác,
ví dụ như sẽ giúp hình thành cho con người những phẩm chất đạo đức cần thiết (ý chí,
tính kiên nhẫn, lòng dũng cảm... ) và đem lại một sức khỏe cường tráng, sự tự tin vào
bản thân.
Mặc dù vậy, đối với sinh viên việc nhận thức tầm quan trọng của GDTC vẫn
còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay với sự


gia tăng lối sống tĩnh, cường độ thể dục thể thao suy giảm đã ảnh hưởng tiêu cực đến
thể chất, sức khỏe của sinh viên Việt Nam. Thêm vào nữa, theo tâm lý của các sinh
viên phần lớn chỉ tập trung vào các môn học chuyên ngành mà thờ ơ, coi nhẹ việc học
môn GDTC, trong suy nghĩ của các em chỉ coi môn học GDTC là môn phụ, cho dù
đây là mơn học bắt buộc trong nhà trường. Chính vì vậy, đa số các sinh viên có thái
độ tiêu cực, thái độ học chống chế với môn học GDTC bắt buộc.
Theo quan điểm của tâm lý học xã hội, thái độ là những niềm tin và cảm giác
định trước cho chúng ta phản ứng đối với đồ vật, con người và sự kiện (Myers, 2009).
Đó là niềm tin của một người, là kết quả của những cảm xúc mà họ trải qua và tích
lũy, từ đó dẫn đến những hành động nhất định trong những tình huống xã hội nhất
định (Jones & Colman, 1996). Thực tế cho thấy, thái độ của sinh viên đối với hoạt
động thể chất và yếu tố lợi ích từ hoạt động thể chất sẽ ảnh hưởng đến mức độ tham
gia hoạt động thể chất, cụ thể: những người được hưởng lợi ích từ việc tham gia hoạt
động thể chất sẽ có thái độ tích cực đối với thể thao và khi đa số sinh viên có thái độ

550


tích cực đối với hoạt động thể chất thì các hoạt động này sẽ được chấp nhận nhiều
hơn; ngược lại những thái độ tiêu cực sẽ tạo ra rào cản đối với hoạt động này và làm
giảm tác động tích cực của chúng (SalehNia et al., 2012).
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1

Khung lý thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu về mối quan hệ thái độ của sinh viên khi tham gia các học phần của

môn học GDTC và các động lực được chứng minh bằng lý thuyết về kỳ vọng của
Vroom (1964) với sự thể hiện về nhận thức trong tâm lý học. Theo lý thuyết này, xu
hướng hành động của mọi người để mang lại kết quả mong muốn có thể được biểu
diễn dưới dạng sơ đồ như hình 1.

Hình 1: Sơ đồ thay đổi thái độ hành vi con người theo thuyết kỳ vọng

Hành vi được xác định bởi niềm tin vào một kỳ vọng có thể thực hiện được, có
liên quan đến các kết quả đạt được và sự hài lòng của cá nhân với những kết quả này.
2.2

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp điều tra phỏng vấn: phỏng vấn 278 sinh viên năm thứ nhất tại
VNUA trong đó có 119 nữ sinh và 159 nam sinh, được thể hiện trong hình 2.
Aerobic

Bóng chuyền
Điền kinh
20%

Bóng đá

Bơi lội

Điền kinh

Aerobic
13%
Bóng chuyền

10%

GDTC đại
cương
39%
Cầu lơng
18%

Hình 2: Số lượng sinh viên được khảo sát theo các môn học GDTC
551


Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các nội dung: giới tính,
độ tuổi, học phần GDTC mà sinh viên lựa chọn, sự thay đổi trong thái độ của học sinh
đối với việc bắt buộc học các học phần GDTC, đánh giá về các tiêu chí động lực học
tập. Trong đó các tiêu chí liên quan đến sự thay đổi về thái độ học tập học phần GDTC
bắt buộc của sinh viên được đánh giá dựa theo thang điểm Likert 5 (Bảng 1).
Bảng 1: Thang điểm đánh giá các tiêu chí liên quan đến sự thay đổi thái độ học tập đối với
mơn GDTC
Tiêu chí đánh giá
Thái độ của SV
Động lực
Hoạt động chuyên
môn của GV

Thang điểm đánh giá (Likert 5)
1
2
3
4

5
Tiêu cực
Khá tiêu cực Trung tính Khá tích cực Tích cực
Hồn tồn
Khơng đồng Khơng ý
Đồng ý
Rất đồng ý
khơng đồng ý
ý
kiến
Rất kém

Kém

Trung bình

Tốt

Rất tốt

- Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:
Giá trị trung bình được tính cho mỗi tiêu chí. Các phương pháp thống kê tốn
học mơ tả và suy luận đã được sử dụng để xử lý số liệu: trung bình cộng, độ lệch
chuẩn, sai số trung bình cộng, hệ số Student, hệ số tương quan bằng Microsoft Office
Excel.
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1


Thực trạng thái độ của sinh viên đối với các hoạt động thể chất ở Học viện
Nông nghiệp Việt Nam

Thực tế cho thấy, thái độ đối với môn học GDTC ảnh hưởng trực tiếp đến mong
muốn tham gia các lớp học thể chất của sinh viên khi bắt đầu học tại các trường đại
học. Nhiều kết quả điều tra xã hội học về thói quen thể thao của thanh niên và sinh
viên Việt Nam đã đề cập đến những lý do dẫn đến hành vi lười vận động của giới trẻ:
nội dung môn học quá khó (16%), nhiệt huyết của giảng viên (2,2%), sợ mệt mỏi ảnh
hưởng đến môn học khác (17,8%), và tố chất cơ thể khơng tốt (16,7%) (Đặng Đức
Hồn, 2020). Cụ thể, sinh viên cũng nhấn mạnh việc thiếu trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm của giảng viên là nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút hứng thú trong
môn học GDTC (Ánh & Xuân, 2016).
Thêm vào nữa, những rào cản đối với sinh viên đã được xác định là do ý thức
thành tích, phát triển kỹ năng, cải thiện sức khỏe và cảm xúc, thiếu sự hỗ trợ của
giảng viên. Một thái độ tích cực là yếu tố cần thiết thúc đẩy một hành động được
duy trì lâu dài (Burton & Raedeke, 2008). Do đó, các giảng viên dạy mơn học GDTC
với hình ảnh năng động và có chun môn nghiệp vụ tốt sẽ là tấm gương và tạo cảm
hứng thúc đẩy các hoạt động thể chất của sinh viên (Conlin, 2014). Như vậy, điều
quan trọng đối với sinh viên là các lớp học GDTC phải diễn ra với sự có mặt của
giảng viên GDTC với nghiệp vụ chuyên mơn tốt, cũng như kỹ năng và hình thể đẹp.
Tóm lại, các yếu tố thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động thể chất là: cơ sở vật chất
đầy đủ và ln sẵn sàng; vai trị dẫn dắt, năng lực của giảng viên; sự phát triển kỹ
năng và ý thức thành tích; các khuyến nghị để cải thiện sức khỏe; tăng cường sức
khỏe và niềm vui (cảm xúc tích cực). Nhìn chung, thói quen tham gia các hoạt động
552


GDTC của sinh viên có mối quan hệ với sức khoẻ, cũng như thái độ đối với các hoạt
động thể dục thể thao.

Kết quả điều tra 278 sinh viên cho thấy:
- Sinh viên có cơ hội lựa chọn loại hoạt động thể chất và có được các kỹ năng
mới hoặc cải thiện các kỹ năng đã đạt được trước đó (phát triển kỹ năng, cải thiện
thành tích thể thao);
- Sinh viên có vấn đề về sức khỏe có cơ hội tăng cường sức khỏe bằng cách
tham gia vào các môn thể thao phù hợp với năng lực cơ thể (nâng cao sức khỏe).
Đánh giá kết quả về sự thay đổi thái độ của sinh viên đối với hoạt động
thể chất

3.2

Khi nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với việc bắt buộc học GDTC, sự tích
cực trong thái độ của sinh viên có tăng lên rõ rệt từ 48% đến 60% (rất tích cực) và
13% đến 15% sinh viên có thái độ tích cực. Tương tự, lượng sinh viên có thái độ rất
tiêu cực và tiêu cực đều giảm xuống một số lượng như nhau là 2% (Hình 3).
ĐVT: %
70

60

60
50

48

40
30
20
10


13

10

8

15

21 11

8

6

0
Rất tiêu cực

Tiêu cực

Trung lập

Đầu năm học

Tích cực

Rất tích cực

Cuối năm học

Hình 3: Thay đổi trong thái độ của sinh viên VNUA


Như vậy, sự thay đổi về thái độ học tập của sinh viên đối với sự bắt buộc học
GDTC có thể chia thành 3 nhóm: nhóm 1 - nhóm các sinh viên có thay đổi thái độ
tích cực trong năm học (bao gồm các sinh viên thay đổi thái độ từ tiêu cực, trung lập
sang tích cực); nhóm 2 – nhóm các sinh viên có thay đổi thái độ tiêu cực trong năm
học (bao gồm các sinh viên chuyển biến từ thái độ rất tích cực, tích cực và trung lập
sang tiêu cực và rất tiêu cực); nhóm 3 – những sinh viên giữ nguyên thái độ tiêu cực
và trung lập trong suốt năm học. Những chuyển biến trong thái độ của sinh viên trong
năm học được thể hiện ở hình 4.

553


Hình 4: Những thay đổi về thái độ của sinh viên trong năm học

Những sinh viên có thái độ rất tiêu cực, tiêu cực và trung lập trong đầu năm
học đã có thay đổi sang tích cực và rất tích cực vào cuối năm với tỷ lệ 23%; trong đó
thái độ tiêu cực, rất tiêu cực được thay đổi từ những sinh viên có thái độ trung lập,
tích cực và rất tích cực chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (10%). Và cũng cịn tồn tại 12% sinh viên
có thái độ tiêu cực và trung lập đã không thay đổi trong suốt q trình học tập.
Mối quan hệ giữa các tiêu chí động lực và thái độ của sinh viên đối với GDTC
được thể hiện qua hệ số tương quan Pearson với mức ý nghĩa α = 0,05 (Bảng 2).
Bảng 2: Mối quan hệ giữa các tiêu chí động lực và thái độ của sinh viên
Tiêu chí động
lực
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.
10.
11.
Độ tin cậy (%)

Tồn bộ sinh
viên điều tra
(n=278)
0,377
0,402
0,387
0,452
0,364
0,311
0,375
0,204
0,244
0,232
0,322
0,124

Nhóm 1
(n=65)

Nhóm 2
(n=29)


Nhóm 3
(n=33)

0,124
0,197
0,315
0,231
0,449
0,146
0,162
0,033
0,087
0,069
0,155
0,253

0,311
0,281
0,627
0,497
0,389
0,429
0,346
0,267
0,392
0,114
0,408
0,367

0,362

0,350
0,493
0,494
0,317
0,335
0,452
0,140
0,206
-0,002
0,113
0,361

Những thay đổi tích cực trong thái độ của sinh viên đối với việc bắt buộc học
GDTC ở nhóm 1 có liên quan đến lợi ích của việc tham gia hoạt động thể chất đó là
giúp họ tăng cường sức chịu đựng trước áp lực học tập quá nặng (r = 0,449). Đánh giá
của tiêu chí này cao hơn so với những sinh viên ở nhóm 2 và nhóm 3. Đồng thời, có
mối tương quan giữa tiêu chí đối với việc tăng sức chịu đựng áp lực trong học tập
(tiêu chí 5).

554


3.3

Thảo luận

Trong nghiên cứu này, vào đầu năm học có 48% sinh viên có đánh giá rất tích
cực đối với việc bắt buộc học GDTC trong nhà trường và 13% sinh viên đánh giá tích
cực. Thái độ của học sinh khi tham gia vào các hoạt động thể chất bị chi phối bởi các
động lực như: tăng cường sức khỏe, nâng cao thành tích thể thao, ý thức về thành tích

như sự phát triển kỹ năng mới và cải thiện các kỹ năng đã có trước đó, cải thiện trạng
thái cảm xúc tích cực (Hoseinzadeh & Shoghi, 2013). Nghiên cứu này xác định các
đánh giá của sinh viên về động lực học tập và mối tương quan với các tiêu chí trong
việc bắt buộc học GDTC. Sự thay đổi thái độ của sinh viên chịu sự ảnh hưởng từ kết
quả của việc nâng cao thành tích thể thao, tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng hàng
ngày, cải thiện trạng thái cảm xúc, tăng sức chịu áp lực trong học tập, phát triển và
nâng cao các kỹ năng và hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Cải thiện trạng
thái cảm xúc và tăng cường sức khỏe có thể được coi là các tiêu chí quan trọng trong
sự thay đổi thái độ của các nhóm sinh viên trong q trình học.
Vấn đề về trạng thái cảm xúc trong các hoạt động thể chất đã được chỉ ra vai
trò chủ đạo trong nghiên cứu này, vì nó có mối tương quan cao nhất với thái độ của
sinh viên đối với việc bắt buộc học GDTC (r = 0,452). Đối với sinh viên VNUA, sự
cải thiện trạng thái cảm xúc khi theo học GDTC tương quan với việc giảm căng thẳng
hàng ngày (r = 0,665) và tăng sức chịu đựng các áp lực học tập (r = 0,607), lần lượt là
đối với sinh viên có thái độ thay đổi tiêu cực (nhóm 2), tương ứng với việc giảm căng
thẳng hàng ngày và tăng sức chịu đựng các áp lực học tập với số tương quan lần lượt
là r = 0,673; 0,672 và những sinh viên có sự thay đổi tích cực trong thái độ (nhóm 1)
tương quan với tiêu chí về giảm căng thẳng hàng ngày (r = 0,0,584) và tăng sức chịu
đựng các áp lực học tập (r = 0,582). Vai trị quan trọng của giảng viên trong việc
khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động thể chất cũng được ghi nhận trong
nhiều nghiên cứu (Conlin, 2014). Điều này cũng được nhận định tương tự trong nghiên
cứu, năng lực chuyên môn của giảng viên đã ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên đối
với việc học GDTC, vì nó tương quan với cả thái độ và động lực học tập của sinh viên
như tiếp thu các kỹ năng mới (r = 0,390) và sự cải thiện các kỹ năng đã có trước đó (r
= 0,273). Những thay đổi tiêu cực trong thái độ của sinh viên VNUA đối với việc bắt
buộc học môn GDTC bị ảnh hưởng mạnh từ tiêu chí năng lực chun mơn của giảng
viên, vì những sinh viên này đánh giá tiêu chí này khá thấp so với các nhóm sinh viên
khác. Tiếp theo, mối tương quan giữa thái độ của sinh viên và sự sẵn có của các dụng
cụ thể thao, vị trí phịng tập là không đáng kể, với giá trị tương quan lần lượt là r =
0,244 và 0,232. Vì vậy, tiêu chí này không quá quan trọng trong bối cảnh bắt buộc

học GDTC. Thực tế, hầu hết khoảng cách từ các giảng đường, ký túc xá đến nơi tập
luyện là đạt yêu cầu, và dụng cụ tập luyện được đầu tư đầy đủ điều này được chứng
minh qua đánh giá của sinh viên trên thang điểm 5. Thậm chí cịn có một mối tương
quan có giá trị nhỏ hơn được tìm thấy giữa thái độ của sinh viên và tiết kiệm tiền (r =
0,204) với đánh giá sinh viên là trên thang điểm 5, do các hoạt động thể chất được tổ
chức miễn phí cho sinh viên năm thứ nhất.
4.

KẾT LUẬN

Những động lực học tập có tác động tích cực tới thái độ của sinh viên đối với
việc bắt buộc học GDTC cho thấy rằng việc tổ chức học GDTC trong một năm học
tại một trường đại học có thể cải thiện thái độ của sinh viên đối với môn học này và
555


có tác động đến việc nâng cao sức khỏe về lâu dài. Kết quả của q trình dạy học có
23% sinh viên đã thay đổi thái độ từ tiêu cực và trung lập sang tích cực, yếu tố quan
trọng là tăng khả năng chịu áp lực trong học tập; 10% sinh viên không đạt được kết
quả như mong đợi đã thay đổi thái độ theo hướng tiêu cực và quá trình này liên quan
đến hoạt động giảng dạy, năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên, như vậy cần
thiết phải nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên; cuối cùng là 12% sinh
viên có thái độ tiêu cực và trung lập đã không thay đổi trong suốt quá trình học, tuy
nhiên các lý do cho xu hướng này chưa được phân tích sâu trong nghiên cứu này.
Tóm lại, thái độ của sinh viên đối với bắt buộc học GDTC trong trường đại học
bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tiêu chí như “cải thiện trạng thái cảm xúc” (r = 0,452)
và “tăng cường sức khỏe” (r = 0,402). Sự sẵn có của cơ sở vật chất, vị trí và tiết kiệm
tiền khơng phải là tiêu chí tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi thái độ của sinh viên.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tương quan giữa năng lực giảng dạy của
giảng viên với thái độ của sinh viên trong học tập, do đó sự đổi mới trong phương

pháp giảng dạy và nâng cao năng lực chuyên môn của giảng viên GDTC tại các trường
khơng chun sẽ thúc đẩy sự tham gia tích cực hơn của sinh viên đối với môn học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ánh, H. Q., & Xuân, Đ. (2016). Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục
thể chất trong trường đại học Đồng Nai. Tạp Chí Khoa Học - Đại học Đồng Nai, ISSN
2354-1482, 03, 114–121.

2.

Burton, D., & Raedeke, T. D. (2008). Sport psychology for coaches. Human Kinetics.

3.

Conlin, G. (2014). Student responses to physically literate adult role models. Science &
Sports, 29, S17.

4.

Đặng Đức Hoàn & Đặng Thị Vân (2020). Một số yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập
môn học GDTC tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và xã hội, 152,
152-154.

5.

Jones, E. E., & Colman, A. M. (1996). Social psychology.

6.


Lê Đức Luận (2007). Những yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục đại học. Trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. Truy cập tại trang web: .

7.

Myers, D. G. (2009). Exploring psychology. Macmillan.

8.

Reeve, J. (2014). Understanding motivation and emotion. John Wiley & Sons.

9.

SalehNia, B., Mizany, M., Sajadi, S. N., & Rahimizadeh, M. (2012). A comparison
between attitudes of active and inactive students toward sport and physical activities.
Procedia-Social and Behavioral Sciences, 31, 61–65.

10. Tiến, H. Q., & Lệ Hằng, P. T. (2017). Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thể dục thể
thao ngoại khóa cho sinh viên khơng chun thể dục thể thao trường Đại học sư phạmĐại học Thái Nguyên. Tạp Chí Khoa Học, 14(10), 141–152.
11. Vroom, V. H. (1964). Work and motivation.
12. Yan, Z., & Cardinal, B. J. (2013). Increasing Asian International College Students’
Physical Activity Behavior: A Review of the Youth Physical Activity Promotion Model.
Health Educator, 45(1), 35–45.

556



×