Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thực trạng thể lực chung của đội tuyển cầu lông trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.17 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG THỂ LỰC CHUNG CỦA ĐỘI TUYỂN
CẦU LÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CN. Hàng Long Nhựt1, TS. Phan Ngọc Huy2, ThS. Trần Anh Đức2
1
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
2
Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh
TĨM TẮT
Nhằm lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho đội tuyển
cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, giảng dạy thể chất trong Nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo,
giảng dạy thể chất trong Nhà trường. Qua kết quả kiểm tra ở 9 test đánh giá mà tác giả đã xin
ý kiến từ các chuyên gia (phỏng vấn) cho thấy: Thực trạng thể lực chung của đội tuyển cầu
lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cịn rất khiêm tốn, tỷ lệ VĐV
nằm ở mức yếu, kém còn nhiều, sự chênh lệch về trình độ thể lực giữa các VĐVcịn cao thể
hiện sự khơng đồng đều.
Từ khóa: Thực trạng thể lực chung, sức mạnh, sức bền, sức nhanh, mềm dẻo-khéo léo, đội
tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá xã hội. Chỉ thị 36CT/TW của Ban bí thư trung ương Đảng ngày 24/3/1994 đã khẳng định “Mục tiêu cơ
bản và lâu dài của cơng tác Thể dục thể thao là hình thành nền thể dục thể thao phát
triển và tiến bộ, góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực, đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh
thần của nhân dân và phấn đấu đạt được vị trí xứng đáng trong các hoạt động thể
thao quốc tế, trước hết là ở khu vực Đông Nam Á…”[1]
Cùng với xu thế phát triển của thời đại, thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận
của nền văn hóa xã hội, là sự tổng hợp của thành tựu xã hội trong sự nghiệp đổi mới


Công Nghiệp Hóa - Hiện Đại Hóa đất nước. TDTT cịn là hoạt động thi đấu, giáo dục
và giải trí được hình thành trong các bài tập thể chất và hướng tới đạt thành tích cao.
Vì vậy, TDTT có ý nghĩa và mang tính chất xã hội là phương tiện giáo dục thể chất
có hiệu quả cao nhất, TDTT là một bộ phận tất yếu trong cơ cấu kinh tế và văn hóa
của mỗi dân tộc cũng như nền văn hóa của nhân loại. TDTT cịn là phương tiện chính
để giao lưu văn hóa, mở rộng mối quan hệ nhằm thắt chặt tình đồn kết, hữu nghị hợp
tác giữa các nước để cùng nhau phát triển. Trong đó cầu lơng là mơn thể thao có từ
lâu đời, nhiều năm qua mơn cầu lông đã dần dần trở thành môn thể thao được nhiều
người quan tâm và u thích trong và ngồi nước. Nếu chưa muốn nói là mơn thể thao
hấp dẫn và có giá trị quy mơ phát triển trên thế giới. Cầu lơng có được điều đó trước
tiên bởi tính đa dạng, phong phú, đòi hỏi cao về kỹ thuật, chiến thuật và tâm lý của
nó. Ngồi ra cầu lơng cịn là chiếc cầu nối giữa các châu lục, quốc gia nhằm tạo sự
đoàn kết hữu nghị học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực. Vì vậy cầu lơng ngày
càng thu hút thêm nhiều người xem và chơi hơn nữa.

607


Qua quan sát phong trào cầu lông của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nhận thấy các em thường xuyên tham gia tập luyện thi
đấu mơn cầu lơng trong giờ học chính khóa cũng như hoạt động ngoại khóa. Nhưng vấn
đề thể lực của các em còn bị hạn chế, được thể hiện qua hoạt động di chuyển trên sân,
những động tác đánh cầu của các em giảm sút dẫn đến không thể duy trì được nhịp độ
của trận đấu.
Cầu lơng là mơn thể thao được du nhập vào Việt Nam từ đầu thập kỷ 60. Tuy
nó xuất hiện muộn hơn so với một số mơn thể thao khác nhưng nó nhanh chóng phát
triển rộng khắp các tỉnh, thành, ngành trên toàn quốc. Sự phát triển của môn cầu lông
phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta hiện nay vì cơ sở vật chất của môn thể thao này
rất đơn giản lại dễ chơi. Trong những cuộc thi đấu quốc tế, các VĐV cầu lông Việt
Nam tham dự mới ở mức độ cọ sát, học hỏi kinh nghiệm. Nhưng hiện nay ngôi bá chủ

thế giới lại thuộc về các nước Đông Nam Á như: Malaysia, Inđơnêsia, Thái Lan ngồi
ra Trung Quốc, Hàn Quốc xa hơn nữa là Thụy Điển, Đan Mạch là những nước cường
quốc về cầu lơng và nó được phát triển rộng rãi hầu hết ở các nước trên thế giới cũng
như ở Việt Nam. [2]
Xu hướng phát triển cầu lơng hiện đại ngồi kỹ thuật, cịn phải có thể lực xung
mãn, khả năng tư duy chiến thuật cao, tâm lý vững vàng. Trong đó thể lực là một trong
những yếu tố quyết định rất nhiều đến hiệu quả trong thi đấu, bởi lẽ cầu lơng là mơn
có tính đối kháng và số lượng vận động viên trên sân ít, vì vậy nó địi hỏi cầu thủ phải
có một trình độ thể lực tốt để có thể hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian khá
dài. Việc chuẩn bị thể lực trong cầu lơng rất quan trọng, vì nếu như có kỹ thuật tốt
nhưng khơng có thể lực thì cũng không đáp ứng đủ yêu cầu của trận đấu.[2]
Cầu lơng đỉnh cao địi hỏi VĐV phải hội tụ đầy đủ các tố chất nhanh, mạnh,
bền, khéo léo. Qua các giải thi đấu quốc gia và quốc tế ta càng thấy rõ những hạn chế
trong công tác đào tạo VĐV cầu lông đỉnh cao, đặc biệt là về sức bền. Trong đó sức
bền đóng vai trị rất quan trọng, một VĐV có kỹ thuật khá ổn định mà sức bền khơng
tốt thì chưa chắc đã giành thắng lợi trong một trận đấu. Do đó muốn nghiên cứu đúng
trình độ của một VĐV cầu lông là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với
việc đào tạo cầu lông hiện nay để đem lại một lực lượng hùng hậu tranh giành thứ
hạng cao trong khu vực và thế giới.[2]
Trong thời kỳ đổi mới, phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh mẽ và có
những chuyển biến cả về lượng và chất. Đặc biệt, Đảng và Nhà nước đã quan tâm
nhiều đến thể thao thành tích cao, một bộ phận cấu thành của nền TDTT Việt Nam.
Với những tấm huy chương đạt được trong các cuộc thi đấu quốc tế ở khu vực, châu
lục và thế giới, thể thao thành tích cao đã góp phần xứng đáng thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của ngành trong giao lưu quốc tế và nhanh chóng hồ nhập với trình độ thể
thao khu vực. Tuy vậy, những thành tích mà thể thao thành tích cao đạt được vẫn cịn
rất hạn chế. Vì vậy, ngành TDTT nước ta đã xác định thể thao thành tích cao là một
trong những nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt của ngành mà trước tiên phải từng bước
hoàn chỉnh hệ thống đào tạo tài năng thể thao quốc gia xuất phát từ việc đào tạo VĐV
trẻ.[3]

Kết quả kiểm tra, đánh giá thực trạng của 15 VĐV đội tuyển cầu lông Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm lựa chọn một số bài tập
phát triển thể lực chung cho đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
608


Thành phố Hồ Chí Minh góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, giảng dạy thể chất
trong Nhà trường. [4]
2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng hợp
và phân tích tài liệu, phương pháp toán thống kê, phương pháp thực nghiệm sư phạm,
phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp toán thống kê [3], [8].
3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1

Lựa chọn các test để đánh giá thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu
lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

Để có được các test đánh giá thể lực chung cho đội tuyển cầu lông nam
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi thực hiện
các bước sau:
Bước 1: Thu thập và tổng hợp các test đã được sử dụng trong và ngồi nước để
đánh giá thể lực chung trong cầu lơng.
Bước 2: Lược bỏ những test trùng lấp và khơng thích hợp.

Bước 3: Phỏng vấn các HLV và các giáo viên. Sau bước này sẽ loại bớt các test
không đạt yêu cầu.
Bước 4: Xác định độ tin cậy của hai lần phỏng vấn. Sau bước này đề tài đã chọn
được các test để đánh giá sức mạnh.
Đề tài đã lựa chọn được 30 test và đưa vào phỏng vấn 25 HLV, các giáo viên
và để lại các test chiếm tỷ lệ 75% trở lên được lựa chọn, sau đó xác định độ tin cậy
của hai lần phỏng vấn. Kết quả chúng tôi đã chọn ra được 9 test để đáng giá thực trạng
thể lực chung của đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
Hồ Chí Minh. Các test được chia làm các nhóm:
+ Sức mạnh:
- Lực bóp tay thuận (kg)
- Lực lưng (Kg)
- Bật cao có đà (cm)
+ Sức nhanh:
- Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
- Chạy 30m XPC (giây)
+ Sức bền:
- Chạy 5 phút tùy sức (m)
- Chạy 1.500 m (phút)
+ Mềm dẻo và linh hoạt:
- Ngồi gập thân (cm)
- Nhảy dây đơn 1 phút (lần)
609


3.2

Kết quả kiểm tra và đánh giá thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu
lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh


Kết quả kiểm tra thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trong bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Thành Phố Hồ Chí Minh (n=15)
Thực trạng thể lực chung
Sức mạnh

Sức nhanh
Sức bền
Mềm dẻo,
khéo léo

Lực bóp tay thuận (kg)
Lực lưng (Kg)
Bật cao có đà (cm)
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy 1500 m (phút)
Ngồi gập thân (cm)
Nhảy dây đơn 1 phút (lần)

TB
29.5
47.5
40
26.4
5.042
1166.9
6.46

20.713
149.3

CV%
6.209
9.18
6.57
2.9
0.25
35.39
0.84
6.00
9.36

21.07
19.31
16.42
11
4.99
3.03
13
28.97
6.27

Qua bảng 3.1 cho thấy:
- Thực trạng thể lực của VĐV đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật Thành phố Hồ Chí Minh là tương đối, các giá trị trung bình ở các test cho thấy
với thể lực như thế các VĐV đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
Thành phố Hồ Chí Minh có thể tham gia tập luyện hoặc tranh tài ở các giải phong trào
không đòi hỏi quá nhiều về thể lực. Tuy nhiên để tham gia các giải lớn với quy mơ

tồn quốc hay chuyên nghiệp cần phải cải thiện nhiều hơn để có thể có thành tích tốt.
- Có 3/9 test chỉ số Cv% < 10% tương đối đồng đều là: Chạy 30m XPC
(giây), Chạy 5 phút tùy sức (m), Nhảy dây đơn 1 phút (lần).
- Có 6/9 test cịn lại chỉ số Cv% > 10% cho thấy trình độ thể lực giữa các VĐV
đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cịn
chênh lệch, chưa đồng đều (chênh lệch cao nhất là 28,97 %).
3.3

Kết quả phân loại thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông trường
Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh

Kết quả phân loại thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện trong bảng 3.2 và 3.3
như sau:
Để phân loại thực trạng thể lực cho đội tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chúng tơi xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thực trạng
thông qua 6 mức độ theo công thức:
1. Rất tốt: X ± 2σ

2. Tốt: X ± σ đến X ± 2σ
610

3. Trung bình khá: X ± 0,5σ đến X ± σ


4. Trung bình: X ∓ 0,5σ đến X ± 0,5σ

5. Trung bình kém: X ∓ σ đến X ∓ 0,5σ
6. Kém: X ∓ 2σ đến X ∓ σ


Bảng 3.2: Tiêu chuẩn phân loại thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (n=15)
1

2

3

4

Rất tốt

>41.88

>65.9

>53.1

>32

5

Tốt
Trung bình khá

35.68 - 41.8
31.57-35.67

56.7-65.9 46.6-53.1 30-32 4.79-4.54 1202.4-1237.6
52.1-56.6 43.3-46.5 28-29 4.92-4.78 1184.6-1202.3


5.62-4.78 23.94-25.91
6.04-5.61 22.96-23.93

159-168
154-158

Trung bình

26.36-32.56

42.9-52

6.88-6.03 21-22.95

145-153

Trung bình kém

23.26-26.35

38.4-42.8 33.4-36.6 24-25 5.29-5.16 1131.5-1149.1

7.30-6.87 20.02-20.92

140-144

Kém

<23.26


<38.4

>7.30

<140

<4.54

6

7

8

9

>1237.6

<4.78

>25.91

>168

36.7-43.2 26-27 5.17-4.91 1149.2-1184.5
<33.4

<24


>5.29

<1131.5

<20.02

Bảng 3.3: Kết quả phân loại thực trạng thể lực chung cho đội tuyển cầu lông Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (n=15)
TEST
5
6
7
8
9
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
Rất tốt
1 6.7 0
0
0
0
1 6.7 0
0
0
0
0
0
0
0
0
0

Tốt
1 6.7 3 20 3 20 1 6.7 2 13.3 2 13.3 3 20 2 13.3 3 20
Trung bình khá 2 13.3 4 26.7 3 20 3 20 3 20 5 33.3 2 13.3 3 20 3 20
Trung bình
7 46.7 1 6.7 7 46.7 4 26.7 7 46.7 2 13.3 4 26.7 7 46.7 3 20
Trung bình kém 2 13.3 6 40 1 6.7 4 26.7 0
0
4 26.7 4 26.7 0
0
4 26.7
Kém
0
0
1 6.7 1 6.7 2 13.3 3 20 2 13.3 2 13.3 3 20 2 13.3
PHÂN LOẠI

1

2

3

4

Ghi chú:
Tố chất thể lực
Sức mạnh
Sức nhanh
Sức bền
Mềm dẻo, khéo léo


Test
Lực bóp tay thuận (kg)
Lực lưng (kg)
Bật cao có đà (cm)
Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)
Chạy 30m XPC (giây)
Chạy 5 phút tùy sức (m)
Chạy 1500 m (phút)
Ngồi gập thân (cm)
Nhảy dây đơn 1 phút (lần)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Qua bảng 3.3 cho thấy:
- Có 7/9 test khơng có VĐV nào xếp loại Rất tốt, chỉ có 2/9 test là có VĐV xếp
loại Rất tốt (mỗi test có 1 VĐV chiếm tỷ lệ 6.7%).
- Có 9/9 test có VĐV xếp loại tốt nhưng số lượng rất kiêm tốn (giao động từ 1
đến 3 VĐV, Tỷ lệ từ 6.7% đến 20%).
- Có 9/9 test có VĐV xếp loại Trung bình khá, số lượng VĐV giao động từ 3
đến 5 VĐV, tỷ lệ từ 13.3% đến 33.3%.


611


- Có 9/9 test có VĐV xếp loại trung bình, trong đó: 4 test có 7 VĐV, chiếm tỷ
lệ 46.7%; 2 test có 4 VĐV, chiếm 13.3%; 1 test có 3 VĐV, 1 test có 2 VĐV, 1 test có
1VĐV, tỷ lệ lần lượt là 20%, 13.3% và 6.7%.
- Có 7/9 test có VĐV xếp loại Trung bình kém, trong đó: 1 test có 6 VĐV,
chiếm tỷ lệ 40%; 4 test có 4 VĐV, tỷ lệ 26.7%; 1 test có 2 VĐV, 1 test có 1 VĐV, tỷ
lệ lần lượt là 13.3% và 6.7%.
- Chỉ có 1/9 test là khơng có VĐV xếp loại Kém. Có 8/9 test có VĐV xếp loại
Kém, số lượng VĐV giao động từ 1 đến 3 VĐV, tỷ lệ từ 6.7% đến 13.3%.
4.

KẾT LUẬN

Qua các kết quả kiểm tra đánh giá, cho thấy thực trạng thể lực chung của đội
tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là tương
đối và chưa đồng đều. Có thể nói đối với thực trạng thể lực như hiện tại thì VĐV đội
tuyển cầu lông Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có thể
tham gia với các giải phong trào, để có thể tham gia các giải địi hỏi trình độ cao hơn
và vươn tới cầu lơng chuyên nghiệp thì cần phải cải thiện nhiều hơn.
Kết quả kiểm tra cho thấy: Tuy ở một số test vẫn có VĐV xếp loại Tốt và Rất
tốt nhưng tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ VĐV xếp loại TB trở xuống ở hầu hết các test cịn cao.
Điều này nói lên rằng trình độ thể lực của VĐV đội tuyển cầu lông Trường Đại học
Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh là chưa đồng đều, cần thể hiện để rút ngắn
khoảng cách giữa các VĐV và cải thiện thể lực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Bộ giáo dục và Đào tạo, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, chỉ thị số 36-CT/TW
ngày 29/03/1994, Ban bí thư trung ương Đảng về cơng tác TDTT trong giai đoạn mới.

2.

Cầu lông, (2011), Trường Đại Học TDTT Đà Nẵng.

3.

Dương Nghiệp Chí (1991), Đo lường thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.

4.

Nghị quyết 08-NQ/TW (2011): Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.

5.

Nguyễn Toán – Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT.

6.

Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (ngày 18 tháng 9 năm
2008), Hà Nội.

7.

Nghị quyết 08-NQ/TW (2011): Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển
mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020.


8.

Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.

9.

Hoàng Long Nhựt, (2020), “Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực
chung cho đội tuyển cầu lông trường đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí
Minh sau 1 năm tập luyện”

612



×