Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
LỜI CẢM ƠN
o0o
Trước tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Sư
Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi
học môn Hệ thống cỡ số trang phục. Chúng tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến quý
thầy cô khoa Công nghệ may-Thời trang đã tận tình giảng dạy chúng tôi trong thời
gian qua, để chúng tôi có được nhiều kiến thức bổ ích làm đề tài tiểu luận.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phùng Thị Bích Dung người đã
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn sinh viên khoa Xây dựng trường Đại
học Sư Phạm Kỹ Thuật đã giành thời gian quý báu của mình để giúp đỡ chúng tôi
trong quá trình đo nhân trắc, giúp chúng tôi hoàn thành tiểu luận này.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng tôi còn có nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể
các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
-1-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
-2-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Danh mục các bảng biểu:
1, Bảng tần suất chiều cao
2, Bảng tần suất vòng ngực
3, Bảng tần suất vòng mông
4, Bảng tổng hợp size đề xuất
5, Bảng tổng hợp size tối ưu
6, Bảng phân size
-3-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
LỜI NÓI ĐẦU
o0o
Con người sống không thể thiếu những nhu cầu cơ bản như nhu cầu ăn, mặc, ở.
Ngày nay, khi đã “đủ ăn”, “đủ ở” thì “đủ mặc” trở thành nhu cầu cần thiết.Trang
phục giúp con người hòa hợp với thiên nhiên, tô đẹp cho cuộc sống, thể hiện “cái
tôi”, đề cao vị trí của mình trong xã hội. Đây là nền tảng cho nền công nghiệp thời
trang phát triển.
Bên cạnh đó Việt Nam ngày nay đã và đang mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết
các nước trên thế giới, trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO. Công
nghiệp dệt may đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, giải
quyết công ăn việc làm cho người dân lao động góp phần ổn định xã hội & đóng
góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Hiện nay hàng may mặc xuất khẩu chủ yếu là gia công cho các nước phát triển,vì
vậy muốn phát triển mạnh mẽ chúng ta cần phải chiến thắng trên sân nhà trước
nhất. Đó là tạo ra các sản phẩm thời tuyệt vời, với mong muốn hoàn thiện và phát
triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, đồng thời đưa ngành Dệt
may Việt Nam trở thành ngành xuất khẩu lớn. Riêng ngành may dệt may đã có cơ
sở vật chất hiện đại với các trang thiết bị tiên tiến, các máy tối ưu hóa công việc…
phục vụ cho sản xuất.
Nhưng trang phục mà ngành dệt may nước ta sản xuất còn chưa đáp ứng được hết
nhu cầu của người Việt, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên từ 18-21 tuổi. Muốn vậy
trước hết cần nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ thể người để từ đó góp phần điều
chỉnh hệ công thức thiết kế quần áo phục vụ may công nghiệp.
Nhằm đóng góp phần nào yêu cầu thực tế của ngành, trong đề tài chúng tôi tiến
hành nghiên cứu:
-Nghiên cứu về phương pháp đo nhân trắc và các đặc điểm hình thái cơ thể người
-Tiến hành xây dựng hệ cỡ số áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường Đại
học Sư phạm kỹ thuật tp.HCM
-4-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
MỤC LỤC
o0o
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………… 1
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN………….……………………….2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU……………….………… 3
LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………………….4
MỤC LỤC………………………… ……………………………………………….5
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC ……………………………6
I. Khái niệm nhân trắc học………………………………………………….7
II. Sơ lược về lịch sử phát triển nhân trắc trên thế giới…………………… 7
III. Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam……………………… 8
IV. Ứng dụng nghiên cứu nhân trắc vào ngành may Việt Nam…………….10
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI…………………………… 11
I. Khái quát về cơ thể người……………………………………………… 11
II. Đặc điểm hình thái cơ thể người…………………………………………14
III. Các chủng tộc người trên thế giới………………………………………18
IV. Phân loại hình dáng cơ thể người……………………………………….19
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ CỠ SỐ ÁO SƠ MI NAM SINH VIÊN KHOA
XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TUỔI TỪ 18-21 ….
…………………………………………………………………………………… 24
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu…………………… ……………24
II. Đám đông và mẫu……………………………………………………… 25
III. Xác định phương pháp đo………………………………………………25
IV. Xây dựng phương pháp đo trực tiếp………………………………… 25
V. Ứng dụng thống kê toán học để xây dựng hệ cỡ số…………………… 31
-5-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
CHƯƠNG 4:ỨNG DỤNG HỆ THỐNG CỠ SỐ TRONG MAY CÔNG
NGHIỆP…………………………………………………………………………… 37
I. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cỡ số……………………………… 37
II. Các cách ký hiệu cỡ số………………………………………………… 38
III. Giới thiệu một số hệ thống cỡ số……………………………………… 39
IV. Hệ thống cỡ số mở rộng……………………………………………… 40
V. Bảng chuyển đổi size cỡ giữa các nước…………………………………41
VI. Các vấn đề quan tâm khi sử dụng HTCS……………………………….42
-6-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ NHÂN TRẮC HỌC
I. Khái niệm nhân trắc học:
Nhân trắc học (Antropometrie) là khoa học về phương pháp đo trên cơ thể người
và sử dụng toán học để phân tích kết quả đo được nhằm tìm hiểu các quy luật về
sự phát triển hình thái người đồng thời vận dụng các quy luật đó vào việc giải
quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học, kỹ thuật, sản xuất và đời sống.
II. Sơ lược về lịch sử phát triển nhân trắc trên thế giới:
Nhân trắc học là ngành khoa học có từ rất lâu, ngay từ khi con người biết vạch dấu
chiều cao của mình trên đá, dấu hiệu đầu tiên về nhân trắc đã được ghi nhận. Tuy
nhiên, nó chỉ thực sự phát triển từ đầu thế kỷ 20 khi Fisher sáng lập môn duy
truyền học quần thể, xây dựng được môn thống kê toán học ứng dụng vào y học thì
nhân trắc học mới trở thành môn khoa học với đầy đủ ý nghĩa của nó.
Những năm 20 cuối thế kỷ này, Rudolf Martin (người Đức) đã đề xuất một hệ
thống các phương pháp và dụng cụ để đo kích thước con người.
• Năm 1919, ông cho ra đời cuốn “Giáo trìnhvề nhân trắc học”.
• Năm 1942, ông xuất bản cuốn “Chỉ nam đo đạc cơ thể và xử lý thống
kê”.
Rudolf Martin xứng đáng được giới chuyên môn và những nhà nghiên cứu khoa
học trên thế giới tôn vinh là người đặt nền móng cho nhân trắc học hiên đại.
Từ đó nhân trắc học đã trở thành môn khoa học độc lập và ngày càng được sử
dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác như: xác định đặc trưng hình thái chủng tộc
của các cộng đồng người (trong nhân chủng học), xác định những biến đổi hình
thái bệnh lý (trong y học)…
Năm 1949 trong bộ sách giáo khoa “Giải phẫu đại cương – giải phẩu đầu mặt cổ”
hai tác giả người pháp là A.Lararjet và L.Testut đã tập hợp các nghiên cứu và đặc
điểm hình thái và kích thước nhân trắc khuôn mặt của người Pháp và công bố như
một tài liệu tham khảo giảng dạy.
Năm 1952, Buniak với công trình nghiên cứu “Ảnh chân dung như là tư liệu xác
định cấu tạo đầu và mặt” đã mô tả và minh họa bằng hình ảnh các dạng cấu tạo
đầu và mặt người đồng thời nêu lên các ứng dụng vào nghiên cứu nhân chủng học.
Năm 1956 Tejeev trong cuốn “Nhận dạng người qua đặc điểm bên ngoài” đã mô
tả những nghiên cứu đặc điểm nhân trắc đầu mặt và ứng dụng vào công tác nhận
dạng hình sự và sự giám định pháp y.
Tuy nhiên hầu hết những nghiên cứu nêu trên đều chú trọng vào đặc điểm mô tả
-7-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
còn đặc điểm đo đạc chưa được đề cập nhiều. Mãi tới năm 1960, Georgé Olivier
(Pháp) trong cuốn “Thực hành nhân trắc” mới đưa ra các kích thước vùng đầu
mặt, cũng như cách xác định các mốc và kỹ thuật đo các kích thước nhân trắc vùng
đầu mặt. Lúc này các nghiên cứu nhân trắc học của vùng đầu mặt mới được phát
triển một cách hệ thống và toàn diện.
1961, có 2 công trình lớn về đề tài nghiên cứu:
Ả nh hưởng của địa lý đến sự tăng trưởng chiều cao cơ thể và chứng
minh rõ những yếu tố ảnh hưởng đó là thậc (Nold & Volsuski).
Thu thập số liệu và chứng minh tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật ảnh
hưởng rõ rệt đến sự gia tăng của các kích thước cơ thể, đặc biệt chiều
cao và cân nặng (Greaf & Cone).
1962, “Học thuyết về sự phát triển thể lực con người” của Baskirop bàn
luận về các quy luật phát triển cơ thể người dưới ảnh hưởng của những điều
kiện sống.
1964, nhà nghiên cứu nhân trắc học Ba Lan đã nhận định khi đi sâu nghiên
cứu sự liên hệ giữa hình thể cơ thể và chức năng cơ thể tỉ lệ thuận với nhau,
quá trình hình thành cơ thể chịu ảnh hưởng của lao động. Đó chính là giá trị
cơ bản hình thành quan điểm ngành may khi nghiên cứu các hình dạng cơ
thể người: các kích thước cơ bản, các kích thước phụ thuộc và các hình thái
cơ thể.
Cũng trong năm đó, F.Vandervael (thầy thuốc Bỉ) viết cuốn giáo khoa về
nhân trắc học đưa những nhận xét toàn diện về các quy luật phát triển thể
lực theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp và xây dựng các thang phân loại thể
lực theo các chỉ số đánh giá thể lực với các đặc trưng thống kê trung bình
cộng (tb) và độ lệch chuẩn (σ).
Gần đây, M.Sempe, G.Peldron và M.P.Rog-Pernot (Pháp) xuất bản cuốn
sách “Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp” đề cập đến các phương
pháp nghiên cứu về sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể, đặc biệt là
nghiên cứu thể lực của trẻ em.
III. Sơ lược lịch sử phát triển nhân trắc ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, nhân trắc học được bắt đầu vào những năm 1930 của thế kỷ 20 bằng
một số công trình nghiên cứu lẻ tẻ về đo đạc một số kích thước về chiều cao, cân
nặng và vòng ngực của học sinh Hà Nội.
-Năm 1942 P.Huard và Đỗ Xuân Hợp trong cuốn sách “Hình thái học và Giải
phẫu Mỹ thuật” đã công bố những nghiên cứu của mình về các đặc điểm mô tả,
đặc điểm đo đạc và phân loại vùng đầu mặt của một số dân tộc đông dương và các
-8-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
vùng lân cận.Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu lúc bấy giờ cho kết quả còn hạn
chế do chưa hệ thống các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu còn đơn sơ, xử lý
thống kê toán học còn chưa triệt để và chính xác.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc (1945-1954),
giáo sư Đỗ Xuân Hợp đã cùng một số bác sĩ và sinh viên tiến hành những công
trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên để phục vụ cho việc tuyển quân và
may quân trang, giầy, mũ cho bộ đội.
Sau khi đất nước được giải phóng cho đến nay các bộ môn nhân trắc học dần dần
được thành lập ở một số viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học để làm
nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy.
Có thể nói các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này khá phong phú. Tuy
nhiên, những nghiên cứu tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu của việc nghiên cứu mà
mỗi nghiên cứu sẽ đi sâu về một vấn đề, đề tài khác nhau. Có thể tạm khái quát các
kết quả nhân trắc theo các hướng sau đây:
1.Các kết quả đi theo hướng tìm hiểu các đặc trưng hình thái, chủng tộc của các
cộng đồng người Việt Nam. Trong hướng nghiên cứu này, năm 1974, Nguyễn
Quang Quyền đã cho ra cuốn “Nhân trắc học và sự ứng dụng trong nghiên cứu
trên người Việt Nam” . Đây là tài liệu quan trọng giới thiệu các bước tiến hành
nghiên cứu, các mốc đo thông dụng trên người, trên xương, các dụng cụ đo đạc và
một số nét thống kê ứng dụng trong nghiên cứu nhân trắc; được xem là tài liệu
quan trọng hướng dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu trẻ sau này đi vào lĩnh vực nhân
trắc học Việt Nam.
2.Các nghiên cứu nhằm khảo sát đánh giá thể lực, sự tăng trưởng, phát triển về
hình thái cơ thể người. Các nhà nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự tăng trưởng và phát
triển của trẻ em, thiếu niên, thanh niên mà đại diện là Lê Thị hợp, Đinh Kỷ,
Nguyễn Công Khanh, Lê Nam Trà, Hàn Nguyệt Kim Chi, Đào Huy Khuê….
Năm 1991, đề tài nghiên cứu đặc điểm hình thái và kích thước, sự tăng trưởng và
phát triển cơ thể trẻ em của Đào Huy Khuê đã khảo sát tới 50 chỉ tiêu nhân trắc
trên 1478 em học sinh từ 7-18 tuổi . Đây là công trình khá công phu, tỉ mỉ để đánh
giá sức lớn của trẻ em Việt Nam cả về mặt sinh lý và hình thái.
Năm 1992, đề tài “Đặc điểm hình thái và thể lực học sinh một trường phổ thông
cơ sở ở Hà Nội” của Thẩm Thị Hoàng Điệp đã mang lại lĩnh vực nghiên cứu nhân
trắc học ở Việt Nam một bước phá mới khi lựa chọn phương pháp theo dõi dọc để
tiến hành theo dõi một nhóm học sinh trong 10 năm liên tục và đưa ra các quy luật
phát triển của trẻ em như: quy luật phát triển về chiều cao, quy luật phát triển về
cân nặng , quy luật phát triển của các kích thước vòng… Từ đó cho đến nay
phương pháp này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và áp dụng.
-9-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
3.Các công trình nghiên cứu ứng dụng cho ergonomics (nghiên cứu về lao
động). Đây là một hướng nghiên cứu mới trong nhân trắc. Nhân trắc ergonomics
đã được ứng dụng ở Việt Nam trong các công trình nghiên cứu, đánh giá mức độ
phù hợp của các loại máy móc, thiết bị với người lao động Việt Nam.
Để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu ergonomics, nhiệm vụ đề ra trước tiên là phải
xây dựng các dẫn liệu nhân trắc ergonomics theo quy định thống nhất trên một số
đối tượng đủ lớn đại diện cho các lớp người lao động, các lứa tuổi và các vùng dân
cư khác nhau. Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động dưới sự chỉ đạo
của PGS.TS. Nguyễn An Lương và các cán bộ khoa học của nhiều trường đại học,
nhiều cơ quan khoa học đã nghiên cứu xây dựng ba tập Atlas nhân trắc học người
Việt Nam trong lứa tuổi lao động.
Năm 1986, tập “Atlas nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” ra
đời.
Trong giai đoạn 1986-1990, ra đời tập Atlas thứ 2 mang tên “Atlas nhân trắc học
người Việt Nam trong lứa tuổi lao động-Dấu hiệu nhân trắc động về hoạt động
của tay”
Năm 1997 tiếp tục ra đời tập Atlas thứ 3 với tên “Atlas nhân trắc học người Việt
Nam trong lứa tuổi lao động-Dấu hiệu nhân trắc động khớp và giới hạn thị giác”
IV. Ứng dụng nghiên cứu nhân trắc vào ngành may Việt Nam:
1945-1954 GS. Đỗ Xuân Hợp đã cùng với một số bác sĩ và một số sinh viên tiến
hành những công trình nghiên cứu nhân trắc học trên thanh niên đẻ phục vụ cho
việc tuyển quân và may quân trang cho bộ độị. Tuy nhiên kết quả còn hạn chế và
độ chính xác chưa cao.
1994, Tiêu chuẩn Việt Nam-5781 về “Phương pháp đo cơ thể người”, Tiêu chuẩn
Việt Nam-5782 về “Hệ thống cỡ số tiêu chuẩn quần áo” đã được ban hành.
2001, đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cỡ số quân trang theo phương pháp
nhân trắc học” TS. Nguyễn Thị Hà Châu và cộng sự đã tiến hành và ứng dụng vào
may quân trang cho cả nước. Đề tài này cho kết quả triệt để và độ chính xác cao do
áp dụng các hệ thống kỹ thuật, nghiên cứu hiện đại xử lý thống kê toán học bằng
phần mềm chuyên dụng.
2001 KS. Trần Thị Hường và PGS.TS. Nguyễn Văn Lân, với đề tài cấp cơ sở
“Thống kê cỡ số và thiết kế cơ bản trang phục nữ niệt Nam” và đã được kiểm
nghiệm trong thực tiễn Thời trang Hạnh.
-10-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
I. Khái quát về cơ thể người
1. Cấu tạo hệ xương
Hệ xương bao gồm: xương, sụn và gân. Hệ xương có 206 xương trong đó có 170 là
xương cặp và 36 xương là xương lẻ.
Chức năng:
-Làm điểm tựa cho cử động của cơ thể.
-Bảo vệ các bộ phận bên trong cơ thể khỏi các ảnh hưởng cơ học.
Phân loại hình dáng xương gồm:
-Xương ống:phần lớn là xương tay, xương chân
-Xương rộng (xương dẹp): gồm xương bả vai, xương sọ, xương sườn…
-Xương ngắn (xương mềm): xương bàn tay, xương bàn chân, xương ngón tay,
xương ngón chân
-Xương hỗn hợp: đốt sống, xương chân.
Khung xương được tạo thành từ các thành phần cơ bản như xương sọ, xương sống,
xương lồng ngực và xương tay, xương chân. Bộ khung này ảnh hưởng rất nhiều
đến việc thiết kế trang phục.
a. Hình dạng cột sống
Cột sống gồm từ 33 đến 34 đốt sống, là thành phần chủ yếu xác định hình dạng và
kích thước nửa phần trên của cơ thể.
Cột sống gồm:
-7 đốt sống cổ chịu cử động nhiều nhất.
-12 đốt sống xương lồng ngực chịu cử động ít nhất.
-5 đốt xương hông.
-9 đến 10 đốt xương cùng.
-Hệ xương này nối liền nhau tạo thành một khối vững chắc trên cơ thể.
-11-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Độ cong của khúc xương sống vùng hông hình thành khi trẻ
em bắt đầu biết đi vì xương lúc đó còn yếu. Khi ngồi thì độ cong
này sẽ giảm. Ở nữ,độ cong này thường lớn hơn nam.
Độ cong của khúc xương sống ở vùng ngực càng lớn khi tuổi
càng về già. Vì vậy người già thường bị gù và thấp lại.
Nhờ có độ cong cột sống mà trọng tâm cơ thể sẽ nằm trên một
đường thẳng đi qua giữa hai bàn chân.
Độ dài của cột sống gần bằng 1/3 toàn bộ chiều dài cơ thể,
nhưng tỷ lệ này khác nhau tùy theo lứa tuổi, giới tính và chiều
cao cơ thể. Ở những người thấp và trẻ em tỷ lệ này thường lớn
hơn so với những người cao.
b. Hình dạng khung xương
ngực
Khung xương ngực có ảnh hưởng
lớn đến hình dạng cơ thể.
Phần trên của nó hơi nghiêng về
phía sau làm tăng độ lồi của phần
ngực.
Độ nghiêng α của xương ngực
được tạo thành giữa xương ngực và đường thẳng
đứng. Nó phụ thuộc tư thế và những đặc điểm khác
nhau của cơ thể.Trung bình góc α dao động từ 15
đến 20
0
.
Ở nữ giới, góc α thường lớn hơn nam giới.
c. Hình dạng khung xương tay
Hình dạng khung xương tay tùy thuộc vào giá trị góc α
và góc β
-12-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Giá trị α trung bình:
Ở nam giới Ở nữ giới
Khi tay có dạng thẳng α > 169+ 3
0
α > 164+3
0
Khi tay có dạng cong α < 169 – 3
0
α <164 - 3
0
Giá trị β trung bình như sau: 90 ± 3
0
- Tư thế nghiêng về phía sau: β > 90 + 3
0
- Tư thế thẳng: β = 90 ± 3
0
- Tư thế nghiêng về phía trước: β < 90 - 3
0
Với người có chiều cao bình thường, khi tay ở vị trí hạ thoải mái thì đầu ngón tay
giữa sẽ gần như nằm ở khoảng giữa đùi, khi đưa hai bàn tay lên nằm ngang song
song với mặt đất thì khoảng cách giữa hai đầu ngón tay giữa gần bằng chiều cao cơ
thể.
d. Hình dạng khung xương chân
Có sự khác nhau về xương chân giữa nam giới và nữ giới. Xương chân nữ giới
thường rộng hơn theo chiều ngang và ngắn hơn theo chiều cao so với xương chân
nam giới. Điều này đã tạo nên sự khác nhau về hình thức bên ngoài của hai phái.
Xương đùi có dạng hơi cong, hơi lồi về phía trước. Xương đùi không ở tư thế
thẳng đứng mà hơi chéo. Ở nữ, xương đùi có độ chéo lớn hơn của nam. Sự phân
bố xương ống và xương đùi tạo thành hình dạng bên ngoài của đôi chân.
Dạng người được chia theo dặc điểm của đôi chân như sau:
- Người có dạng chân bình thường (thẳng).
- Người có dạng chân vòng kiềng (V).
- Người có dạng chân chữ bát (A).
Những đặc điểm trên có tầm quan trọng khi thiết kế quần áo. Những người có
khuyết điểm ở khung xương chân không nên mặc quần bó sát hoặc váy ngắn.
2. Cấu tạo hệ cơ
Cơ tạo nên hình khối cho từng phần trên cơ người.
Phân loại theo cấu trúc gồm:
-13-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
-Cơ trơn là các cơ nằm dọc vách ngăn các cơ quan bên trong và mạch máu.
-Cơ chằng gồm cơ ngang và cơ dọc.
-Cơ xương có khoảng 600 cơ.
Phân loại theo hình thức gồm:
-Cơ dài (cơ tứ chi)
-Cơ rộng (cơ thân)
-Cơ ngắn (ở giữa các phần của xương sống và xương sườn)
Cơ chia làm 3 phần:
Cơ đầu và cổ: hai nhóm này gộp lại thành một nhóm chính chia làm 3 phần:
• Cơ nét mặt
• Cơ nhai
• Cơ quay cổ
Cơ thân gồm: cơ ngực, cơ bụng, cơ lưng và cơ phía sau cổ.
Cơ chi gồm: cơ chi trên (cơ đai vai,cơ cánh tay,cơ bàn tay), và cơ chi dưới
( cơ hông, đùi, chân, cơ bàn chân)
Tóm lại, hình dáng bên ngoài và các kích thước cơ thể người phụ thuộc vào
cấu trúc xương, sự phát triển của bắp thịt cũng như các cơ chức năng trong cơ thể
và sự phân bố của mỡ. Tuy nhiên khi nghiên cứu sự phát triển hình thể người,
nhiều tác giả chỉ rõ: cơ thể người phát triển nhanh đặc biệt là xương.
II. Đặc điểm hình thái cơ thể người
Cơ thể thay đổi phụ thuộc vào lứa tuổi,giới tính.
1. Đặc điểm hình thái cơ thể người theo lứa tuổi
Hình thái cơ thể người thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của mỗi lứa tuổi.
A. Các thời kỳ phát triển
Chia làm 3 thời kỳ lớn: thời kỳ phôi thai, thời kỳ cơ thể tăng trưởng và thời kỳ phát
triển sau trưởng thành.
a. Thời kỳ phôi thai
Thời kỳ phôi thai bắt đầu từ trứng được thụ tinh cho tới khi em bé lọt lòng. Thời
kỳ phát triển qua 3 giai đoạn được gọi là 1 tam cá nguyệt tương ứng với 13 tuần
-Tam cá nguyệt đầu (3 tháng đầu):từ khi mang thai tới khi thai tròn 3 tháng.
Đây là thời kỳ hình thành và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi.
-14-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
-Tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa):là giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn
này não và tủy phát triển mạnh, nếu thai chậm phát triển xảy ra trong thời kỳ
này thì thường rất nặng.
-Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối): là giai đoạn tăng trọng, hệ cơ phát
triển mạnh.
b. Thời kỳ tăng trưởng sau khi sinh
Thời kỳ này bắt đầu từ lúc mới sinh tới lúc trưởng thành, nghĩa là lúc cơ thể hầu
như ổn định, ít thay đổi về hình thái cũng như sinh lý.
Thời kỳ này chia làm 5 giai đoạn:
Gđ 1. Giai đoạn thiếu nhi bé, bắt đầu từ mới sinh đến 2 tuổi rưỡi:
Ở giai đoạn này, em bé có thân hình tròn trĩnh, bụ bẫm, đầu to, chi ngắn,
thân dài đặc biệt chiều cao phát triển mạnh với tốc độ mà không giai đoạn
nào sánh kịp.
Sau một năm kể từ khi sinh,chiều cao trẻ tăng gấp rưỡi từ 40% đến 50%. Về
cân nặng trẻ tăng gấp 3 lần.
Vòng đầu trong suốt giai đoạn này xấp xỉ bằng vòng ngực.
Ngực tròn do đường kính trước sau xấp xỉ đường kính ngang ngực
Vòng bụng ở giai đoạn này có đặc điểm là lớn hơn vòng ngực, đặc biệt là
trong thời gian trong một năm đầu do chưa đi lại ở tư thế đứng thẳng nhiều,
nên độ cong của cột sống không rõ rang lắm như người lớn.
Gđ 2. Giai đoạn thiếu nhi trung bình, bắt đầu từ 2 tuổi rưỡi đến 7 tuổi:
Ở giai đoạn này tốc độ lớn chậm hơn so với giai đoạn trước, giai đoạn này
nằm trong thời gian chấm dứt thời kì mọc răng sữa đến lúc bắt đầu thời kì
mọc răng vĩnh viễn.
Các đặc điểm về tỉ lệ các phần thân thể cũng vẫn giống như ở giai đoạn thiếu
nhi bé, nhưng có gần về phía người lớn hơn: đầu vẫn còn to tương đối và
thân vẫn dài tương đối hơn chi
Ở giai đoạn này, đứa trẻ vẫn còn đáng bụ bẫm và tròn trĩnh, tuy không
được bằng ở giai đoạn thiếu nhi bé
Gđ 3.Giai đoạn thiếu nhi lớn
Bắt đầu từ 7 tuổi đến lúc xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì
(10-11 tuổi đối với nữ,11-13 tuổi đối với nam).
Đặc trưng của giai đoạn này là sự mất tính bụ bẫm và bắt đầu có dáng người
lớn
Đứa trẻ gầy đi nhiều vì ở thời kì này đứa trẻ lớn nhiều về chi dưới và ít về bề
ngang. Ngực không tròn mà bắt đầu bè ngang, bụng bé lại, vai nở ra. Kích
thước đầu hầu như không tăng lên nữa trong giai đoạn này. Trán không dô
-15-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
tròn như 2 giai đoạn trên mà bắt đầu hơi vát. Tầng mặt dưới và giữa bắt đầu
phát triển làm cho khuôn mặt có vẻ khôn ngoan và biết suy nghĩ hơn. Đây là
tuổi của “những câu hỏi tại sao” của đứa trẻ
Hình thái trẻ trong giai đoạn này là chuyển tiếp từ giai đoạn bụ bẫm ngây
thơ sang giai đoạn cứng cáp biết suy nghĩ của người lớn.
Giai đoạn này chia làm 2 kỳ:
• 6-7 tuổi: kỳ dậy thì bé, phát triển tương đối về chiều ngang.
• 7 tuổi trở lên phát triển mạnh về bề ngang và chậm bề cao.
Gđ 4.Giai đoạn thiếu niên
Từ lúc bắt đầu dậy thì đến lúc hết dậy thì (15-16 tuổi đối với nữ,17-18 tuổi
đối với nam)
Ở giai đoạn này chia làm 2 kỳ rõ rệt: kỳ tiền dậy thì và kỳ dậy thì chính thức
được đánh dấu bằng sự xuất hiện kinh nguyệt ở nữ.
Thời kỳ tiền dậy thì kéo dài khoảng 2 năm. Đặc điểm thời kỳ này là sức lớn
về chiều cao vọt lên trong khi cân nặng thì không tăng lên nhiều. Chiều cao
tăng chủ yếu do chi dưới dài ra rất nhanh trong khi đó thân như ngắn lại làm
cho trẻ có dáng gầy mảnh khảnh,trông lêu đêu, vụng về
Đây là tuổi mà các bậc cha mẹ thường đánh giá con mình là “đoảng”. Về
sinh lí do phát triển quá nhanh về bề dọc mà ít về bề ngang, nên ngực hẹp.
Trong khi đó tim to ra nhanh chóng Chính thời kỳ này, trẻ em dễ thổn
thức,cảm động. Đồng thời cũng là giai đoạn dễ phát sinh ra các tật của cột
sống như gù,vẹo…
Tiếp theo là thời kỳ tiền dậy thì. Thời kỳ này được đặc trưng bởi sự xuất
hiện kinh nguyệt đầu tiên với nữ, sự xuất tinh đầu tiên với nam do sự trưởng
thành các cơ quan sinh dục. Trong đó chủ yếu là buồng trứng và tinh hoàn…
Ngoài ra việc phát hiện tuổi dậy thì còn có thể dựa vào sự xuất hiện các dấu
hiệu sinh dục phụ như sự phát triển lông mu, mọc râu, vỡ giọng và sự tăng
vọt về chiều cao trước tuổi dậy thì…
Tuổi dậy thì chịu nhiều yếu tố khách quan bên ngoài như khí hậu, thời tiết,
địa lí Đối với người Việt Nam, tuổi dậy thì đối với nữ trung bình là 13 tuổi
rưỡi và nông thôn là 16 tuổi 3 tháng điều kiện sinh hoạt có ảnh hưởng tuổi
dậy thì.
Gđ 5 Giai đoạn thanh niên
Tiếp theo giai đoạn sau dậy thì cho đến khi cơ thể bước vào tuổi trưởng
thành (khoảng 20-22 tuổi đối với nữ, 23-25 tuổi đối với nam), tốc độ phát
triển chiều cao chậm lại (tăng không quá 1,2cm/1 năm) trong khi đó trọng
lượng tăng bình thường. Cơ tăng nhiều hơn là xương so với những thời kỳ
trước (xương tăng nhiều hơn cơ).
-16-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Sau thời kỳ này, cơ thể hầu như không cao lên được nữa và chuyển sang một thời
kỳ thứ 3, thời kỳ phát triển sau trưởng thành.
c. Thời kỳ phát triển sau trưởng thành
Sau thời kỳ cơ thể tăng nhanh về mặt kích thước hình thái cũng như về các chức
năng sinh lý, cơ thể bước vào một thời kỳ phát triển mới sau trưởng thành, kéo dài
từ sau tuổi thanh niên cho đến khi già chết.
Trong thời kì này cơ thể rất ít thay đổi về mặt hình thái cấu trúc, cũng như ít biến
động lớn về mặt chuyển hóa và chức năng, chia thời kì này làm 3 giai đoạn:
Gđ1. Giai đoạn tráng niên:
Có thể gọi là giai đoạn trưởng thành kéo dài khoảng 20 năm (từ 25 đến 45 tuổi đối
với nam và 20 đến 40 tuổi đối với nữ), kể từ khi cơ thể không cao thêm tới khi
xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của sự già
Gđ 2. Giai đoạn đứng tuổi:
Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 năm đến 15 năm (40-55 tuổi đối với nam & 45-
60 tuổi đối với nữ). Giai đoạn này tiếp nối giai đoạn tráng niên cho tới lúc có dấu
hiệu rõ ràng của tuổi già (răng rụng,tóc hoa râm)
Gđ3 .Giai đoạn tuổi già:
Tiếp theo giai đoạn đứng tuổi cho đến chết, cơ thể thoái hóa toàn bộ từ hình dáng
bên ngoài cho đến cấu trúc bên trong
B. Quy luật phát triển
Cơ thể phát triển không đều đặn về tỷ lệ các đoạn thân thể & những thời kì khác
nhau. Sự phát triển không đều đặn trong không gian cũng như thời gian và tuân
theo những quy luật gọi là các quy luật phát triển so le của cơ thể.
1. Quy luật phát triển so le từng đoạn xương dài:
Trong thời gian nhất định, xương chi dài ra thì xương khác lại dày lên và thời
gian tiếp theo theo thì ngược lại
2. Quy luật phát triển không đều của tỷ lệ các đoạn thân thể:
Trong thời kì tăng trưởng của cơ thể, sau mỗi tuổi lớn, có sự tăng nhanh của chi
nhiều hơn so với thân.
3. Quy luật phát triển toàn bộ cơ thể không đều trong từng thời kỳ:
-17-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Nhịpđộ tăng trưởng của cơ thể càng nhanh nếu cơ thể ấy càng trẻ
2. Đặc điểm hình thái cơ thể người theo giới tính
a.Các đặc điểm quan sát:
-Tầm vóc nữ bé nhỏ hơn nam
-Đường cong cơ thể nữ nhiều hơn nam nên cơ thể nữ tròn trĩnh, mềm mại hơn
nam
-Lớp mỡ dưới của nữ phát triển hơn nam đặc biệt là ở vú, hông và phần trên đùi
-Cơ và lông của nữ kém phát triển hơn nam
-Đặc điểm trên làn da của nữ trắng trẻo, mịn màng hơn nam
b.Về kích thước và tỷ lệ phát triển các đoạn thân thể.
-Chiều cao nữ thấp hơn nam
-Hông của nữ bề ngang tương đối, vai xuôi và bé hơn nam
-Chi của nữ tương đối ngắn, thân tương đối dài hơn nam
c .Về hình thái sọ
-Sọ nam to và thô hơn sọ nữ
-U trên ốc mũi và gờ trên ổ mắt của sọ nam to và thô hơn sọ nữ, trán vác hơn và
xương hàm dưới to hơn
d.Về hình thái khung xương chậu
-Khung xương chậu của nữ bè ngang và thấp bề cao hơn của nam.
-Góc dưới mu và góc của lỗ mẻ hông lớn của nữ to hơn của nam.
III. Các chủng tộc người trên thế giới
a. Các chủng tộc người trên thế giới:
-Đại chủng Ostaloit:dân da đen châu Úc, da rất thẫm, đen và nâu đen. Mắt màu
sẫm , tóc có dạng lượn sóng , mặt ngắn, hẹp, gò má thấp, mũi rộng, sống mũi gãy,
môi dày, hàm trên thường vẩu, đầu dài, cao trung bình.
-18-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
-Alegrot: da đen châu Phi, tóc đen xoăn tít, lông trên thân ít, trán thăng đứng, cánh
mũi rộng, sống mũi không gãy, mặt hẹp. Phần mông đẩy ra phía sau nhiều,tầm vóc
cao lớn, chân dài.
-Oropoit: người da trắng ở châu Âu:da trắng hoặc hơi nâu, tóc dạng lăn sóng, lông
phần ngực phát triển, mắt hai mí, màu sáng, mũi cao và hẹp, thân hình cao lớn, đặc
biệt người phía Bắc da trắng và nhỏ hơn người phía Nam.
-Đại chủng Mengoloit: da vàng, da sáng đến sẫm, tóc thẳng, mặt hơi bẹt, mũi
trung bình, càng ở phía nam dự án sậm, mặt bé, vóc bé, hàm trên hơi vấu, môi dày
trung bình, đầu tròn ngắn, mắt một đến hai mí.
b. Các chủng tộc người ở Việt Nam
Việt Nam có 54 dân tộc, chủ yếu là dân tộc kinh, chia nhiều nhóm:
-Dân tộc Việt sống ở đồng bằng.
-Ở trung du, vùng núi phía Bắc và Tây bắc chủ yếu Thái, Mường, Tày, Nùng
-Cao nguyên trung bộ: Thượng (chủ yếu), Gia Lai, Êđê, Chăm, Chàm
-Tây trung bộ:Vân kiều, Mài, Khùa
* Loại hình Mengoloit phương Nam: dân tộc ít người sống ở vùng núi phía
Bắc: Tày, Nùng, Thái. Đặc điểm da sáng, hơi vàng, tóc thẳng đen, đầu tròn
ngắn, mặt rộng và bẹt, mắt một mí nhiều, mũi rộng và tẹt, môi trung bình,
vóc người thấp.
* Loại hình ostraliot: dân tộc thượng,Vân kiều, da thường ngăm đen, tóc lăn
sóng và và quăn, đầu dài và rất dài. Môi thường dày và rất dày, hàm trên
hơi vẩu, mũi rộng, sống mũi gãy, người tầm thước.
* Loại hình trung gian chuyển tiếp: người kinh, vừa mang yếu tố của
Mengoloit và ostraloit, hình dáng cơ thể thấp bé, chiều cao trung bình , tóc
đen, da sáng, càng về khu vực phía nam da càng sẫm, mạt mũi rộng trung
bình, tỷ lệ người mắt một mí thấp.
IV. Phân loại hình dáng cơ thể người
1. Phân loại theo tỷ lệ cơ thể
* Theo tỷ lệ giữa chi và thân của cơ thể có 3 dạng cơ bản:
+Người dài: chi dài, thân ngắn
-19-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
+Người trung bình: chi và thân đều trung bình
+Người ngắn: chi ngắn, thân dài
*Xác định dạng người thông qua tỉ số thân:
+Chỉ số thân = (Chiều cao ngồi * 100) / chiều cao đứng
+Chỉ số thân dưới 50,9: người ngắn
+Chỉ số thân từ 51-52,9: người trung bình
+Chỉ số thân trên 53: người dài
*Xác định dạng người thông qua chỉ số Skerie:
+Chỉ số Skerie = (chiều dài chi dưới * 100) / chiều cao ngồi
1) Chân ngắn: < 84,9
Chân rất ngắn: <74,9
Chân ngắn: 75 – 79,9
Ngắn ít: 80 – 84,9
2) Chân vừa: 85- 89,9
3) Chân dài: > 90
Chân dài ít: 90,1 – 94,9
Chân dài: 95 – 99,9
Chân rất dài: > 100
2. Phân loại theo tư thế
Căn cứ vào độ cong cột sống, chia hình dáng cơ thể thành 3 dạng:
-Người ưỡn: có ngực, mông , vai rộng & tương đối phát triển. Điểm đầu ngực di
chuyển lên trên, kích thước sau ngắn hơn kích thước trước. Nữ giới cơ thể ưỡn hơn
so với nam giới.
-Người bình thường: cổ thẳng, chi trên bỏ thỏng thì dọc theo chân, không rơi ra
phía trước, đường viền trước ngực thì chếch ra phía trước; đường viền phía sau có
4 độ cong sinh lí bình thường; gáy hõm ra sau, lưng lồi ra sau, thắt lưng lõm ra
sau và mông lồi ra sau
-20-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
-Người gù: là những người có dáng cột sống cong gù về phía trước. Điểm đầu
ngực di chuyển xuống dưới, kích thước sau dài hơn kích thước phía trước.
.
Công thức: CT = CB - (HET- HES)
Trong đó: CT: dáng cơ thể; CB: số đo cân bằng (3cm)
-CT = 0 : người bình thường
-CT > 0: người gù.
-CT < 0: Người ưỡn.
Hình dạng cơ thể người Việt Nam:
-Nữ giới:
Người bình thường: HET - HES = 3cm
-21-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
Người gù : HET – HES <3cm
Người ưỡn : HET – HES >3cm
-Nam giới:
Người bình thường: HET – HES = 2
Người gù : HET – HES =2,2
Người ưỡn: : HES – HET = 1,8
3. Phân loại theo thể chất:
Có 4 nhóm:
- Người ngực lép: lồng ngực phẳng, người hơi còng, ít mỡ, cơ bắp ít phát triển,
bụng lép.
-Người cơ bắp: hệ cơ phát triển, lồng ngực hình trụ, lưng thẳng hơi cong, mỡ vùa
phải.
-Người bụng phệ: lồng ngực nhỏ, bụng to, lớp mỡ chứa dày phần bụng, lưng hơi
gù, cơ bắp não.
-Người trung bình: là dạng trung gian giữa ba dạng người trên.
4. Phân loại hình dáng các phần trên cơ thể
*Theo độ dốc của vai khi nhìn chính diện 2 bờ vai:
+ Vai bình thường (lí tưởng): vai thoai thoải nhẹ từ cổ. Đối với nữ hạ vai 4,5cm;
độ dốc là 21
0
; hạ vai nam là 5,5cm và độ dốc là 24
0
+Vai xuôi: vai xuôi nhiều xuống từ cổ. Đối với nữ hạ vai 5,5cm; hạ vai nam
6,5cm
+Vai ngang: Vai nằm ngang với chân cổ. Đối với nữ hạ vai 3,5cm; hạ vai nam
4,5cm
-22-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
*Theo độ vươn về phía trước của vai nhìn từ trên xuống:
+Vai trung bình.
+Vai cánh cung: 2 vai đưa về phía trước nhiều hơn.
+Vai ngửa: kích thước ngang lớn, kích thước phía trước nhỏ, hai vai đưa về phía
sau.
*Căn cứ vào phần ngực từ khi nhìn từ trên: ngực lép (người gầy), ngực rộng
(người béo), ngực trung bình.
*Phần ngực khi nhìn từ chính diện: ovan, bán cầu, chóp.
*Theo hình dáng của mông khi nhìn chính diện: bán cầu, ovan (để phân biệt người
béo, gầy)
*Theo hình dáng của mông khi nhìn bên hông: cong, dẹp, trung bình.
*Căn cứ vào độ rộng ngang hông so với vai: hông rộng, hẹp, trung bình
*Căn cứ vị tri điểm nhô ra phía ngoài nhất của độ cao điểm đó: hông cao, hông
trung bình, hông thấp.
*Căn cứ vào tư thế của chân: Chân vòng kiềng, chân chữ bát.
-23-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
CHƯƠNG III: XÂY DỰNG HỆ CỠ SỐ ÁO SƠ MI NAM SINH VIÊN KHOA
XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TUỔI TỪ 18-21
I. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1.Đối tượng nghiên cứu:
-Chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn khuôn viên trường ĐH sư phạm kỹ thuật làm địa
điểm để tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu: Nhằm tránh ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn sinh
viên, việc nghiên cứu được tiến hành vào các khoảng thời gian nghỉ giải lao.
-Đối tượng nghiên cứu:
*Là nam sinh viên khoa xây dựng tuổi từ 18 đến 21 đang học tại trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật
*Có cơ thể tương đối bình thường.
*Tự nguyện đồng ý hợp tác nghiên cứu.
-Lý do chọn đối tượng:
*Đối tượng nghiên cứu thuần nhất:
-Cùng là dân tộc Kinh
-Cùng là sinh viên, cùng học tập trong trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
-Cùng độ tuổi
*Số lượng đối tượng nghiên cứu đủ tới mức tối thiểu để đạt được một khoảng tin
cậy nhất định trong tính toán thống kê.
2.Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu dọc: Là phương pháp nghiên cứu một nhóm đối tượng
qua từng giai đoạn phát triển của cơ thể trong nhiều năm. Đây là phương pháp có
độ tin cậy cao, tìm hiểu được quá trình phát triển của cơ thể nhưng tốn thời gian.
* Phương pháp nghiên cứu ngang: Là phương pháp nghiên cứu từng nhóm đối
tượng khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Đây là phương pháp cho độ tin
cậy cao và tốn ít thời gian nhưng không đánh giá được hết toàn bộ quá trình phát
triển.
Do vậy trong may mặc người ta quan tâm hơn đến phương pháp nghiên cứu ngang.
-24-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung
Đề tài: Xây dựng hệ cỡ số trang phục áo sơ mi nam sinh viên khoa Xây dựng trường ĐH SPKT
II. Đám đông và mẫu
-Đám đông = 900: Tổng số sinh viên nam khoa xây dựng
-Mẫu = 50: Tổng số sinh viên cần đo
III. Xác định phương pháp đo
-Phương pháp đo: Trực tiếp
-Dụng cụ đo: Thước dây
IV. Xây dựng phương pháp đo trực tiếp
1. Xác định số lượng các thông số kích thước cần đo
- Dựa vào đặc điểm hình dáng sản phẩm: áo sơ mi dài tay, không có túi, cổ cài kín
-Dựa vào yêu cầu của sản phẩm: cho sinh viên cảm giác thoải mái khi mặc, không
bị gò bó; linh hoạt và dễ chịu
-Dựa vào công thức thiết kế:
*Thân trước:
Dài áo = Số đo (dài áo) - 3cm (chồm vai)
Lai áo: 2cm
Hạ cổ = 1/6 vòng cổ - 1cm
Ngang vai = 1/2 rộng vai – 1cm
Hạ vai = 1/10 vai + 1cm
Hạ nách = 1/4 ngực + 4cm
Ngang ngực = 1/4 ngực + 4cm
Vào nách = 1.5cm
-25-
Nhóm E5789 GVHD: Phùng Thị Bích Dung