Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể lực học sinh lớp 10 trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.47 KB, 8 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ
THỂ LỰC HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT
THỰC HÀNH SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC CẦN THƠ
ThS. Tống Lê Minh, ThS. Phạm Như Hiếu, TS. Nguyễn Thanh Liêm
Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Trong những năm qua, công tác GDTC của trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học
Cần Thơ luôn được quan tâm, chú trọng và phát triển. Các giờ học GDTC được thực hiện theo
chương trình quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bao gồm các giờ học bắt buộc, các
giờ học tự chọn và những hoạt động TDTT ngồi giờ của học sinh. Tuy nhiên nhìn chung thực
trạng thể lực của học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ còn rất nhiều
hạn chế. Đây là một vấn đề băn khoăn, cấp bách mà Nhà Trường và Giáo viên cùng nghiên cứu
thực trạng trong cơng tác GDTC tại trường để tìm ra hướng để giải quyết nhiệm vụ này.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thường qui tiến hành nghiên cứu nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói riêng và góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
Đề tài được tiến hành từ tháng 09/2019 đến tháng 06/2020 trên đối tượng là 200 học
sinh trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ.
Từ khóa: Thực trạng, cơng tác giáo dục thể chất, thể lực yếu, học sinh, Thực hành Sư phạm,
Đại học Cần Thơ.

1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giáo dục thể chất là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân được Đảng
và nhà nước quan tâm. Để giáo dục con người toàn diện mỗi học sinh, sinh viên trước
hết phải có sức khoẻ. Sức khoẻ là cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật, sau khi ra trường
họ sẽ góp phần phục vụ cho cơng cuộc xây dựng Đất Nước. Cơ sở của sức khoẻ là
việc phát triển các tố chất thể lực. Nhiệm vụ của GDTC trong các nhà trường, một
mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng kỹ xảo vận động, song mặt quan


trọng hơn là phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết.
Trong những năm qua, công tác GDTC của trường THPT Thực hành Sư phạm
- Đại học Cần Thơ luôn được quan tâm, chú trọng và phát triển. Các giờ học GDTC
được thực hiện theo chương trình quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bao
gồm các giờ học bắt buộc, các giờ học tự chọn và những hoạt động TDTT ngoài giờ
của học sinh. Tuy nhiên nhìn chung thực trạng thể lực của học sinh trường THPT
Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ còn rất nhiều hạn chế. Qua quan sát các giờ
học chính khố mơn học giáo dục thể chất, thơng qua kết quả kiểm tra nội dung thể
lực trong các giờ học ngay từ thời gian đầu các khối lớp cho thấy: nhiều học sinh
không đạt được yêu cầu đề ra ở các test kiểm tra, có nhóm yếu vế sức nhanh, nhóm
yếu về sức mạnh, nhóm lại yếu về sức bền... Điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến
chất lượng GDTC nói chung và các mơn văn hóa nói riêng ở Trường. Với thực trạng
công tác giảng dạy môn Thể dục tại trường hiện nay, nhóm tác giả đặc biệt quan tâm
đến thể lực của đối tượng học sinh khối 10 của nhà trường. Vì vậy, muốn nâng cao
875


chất lượng GDTC tại trường địi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này
nhằm làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy cụ thể cho từng
đối tượng khác nhau. Đây là một vấn đề băn khoăn, cấp bách mà Nhà Trường và Giáo
viên cùng nghiên cứu để tìm ra hướng để giải quyết nhiệm vụ này.
Trước thực trạng đó, với mục đích nâng cao tố chất thể lực cho học sinh, tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác giáo dục thể chất và thể lực học sinh
lớp 10 trường thpt thực hành sư phạm - đại học cần thơ”.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu<4>
sau: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phỏng vấn, kiểm tra sư phạm, toán
học thống kê. Đề tài được tiến hành từ tháng 09/2019 đến tháng 06/2020.
2.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN


2.1

Thực trạng công tác giáo dục thể chất trường THPT Thực hành Sư phạm Đại học Cần Thơ

Bảng 1: Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên GDTC về công tác giáo dục thể chất
trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ<2>

Rất quan tâm
Có quan tâm
Ít quan tâm
Khơng quan tâm
Rất mạnh
Mạnh
Bình thường
Yếu
Rất cần thiết
Cần thiết

SỐ LƯỢNG
(n=10)
4
5
1
0
0
4
5
1
7

3

TỈ LỆ
(%)
40%
50%
10%
0%
0%
40%
50%
10%
70%
30%

Khơng cần thiết

0

0%

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu

Tập luyện vịng trịn
Tập thơng thường
Trị chơi
Thi đấu

1
1
3
5
0
2
1
7
0
5
3
2
1

0%
10%
30%
50%
0%
20%
10%
70%
0
50%
30%

20%
10%

TT

NỘI DUNG CÂU HỎI

TRẢ LỜI

1

Thầy (cơ) cho biết mức độ quan tâm
của BGH nhà trường về tình hình
GDTC hiện nay ở trường như thế
nào?

2

3

Theo thầy (cơ) hiệu quả các bài tập
thể chất đang sử dụng ở trường ta hiện
nay?
Theo thầy (cơ) đối tượng học sinh có
thể lực yếu có cần thiết tăng cường
thêm các bài tâp thể chất trong buổi
tập luyện TDTT chính khóa khơng?

4


Thầy (cơ) cho biết về trình độ thể lực
của học sinh trường THPT Thực hành
Sư phạm - Đại học Cần Thơ ở mức
nào.

5

Về chất lượng giảng dạy môn học
Giáo dục thể chất cho học sinh trường
THPT Thực hành Sư phạm - Đại học
Cần Thơ.

6

Về việc lựa chọn phương pháp tập
luyện hợp lý nhất để nâng cao trình độ
thể lực cho học sinh có thể lực yếu.

876


Qua bảng 1, kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý và giáo viên GDTC trường
THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ thu được kết quả như sau:
- Về mức độ quan tâm của BGH nhà trường về tình hình GDTC hiện nay ở trường
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi cho thấy: trong 10 cán bộ quản lý
và giáo viên GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ thì mức độ
quan tâm của BGH nhà trường về tình hình ở mức rất quan tâm chiếm tỉ lệ 40%, ở mức
có quan tâm chiếm tỉ lệ 50%, ở mức ít quan tâm chiếm tỉ lệ 10% và không quan tâm là
0%. Như vậy có thể thấy sự quan tâm của BGH nhà trường về việc sử dụng bài tập thể
chất vào hoạt động TDTT chính khóa là khá cao. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 1:

Series1, Ít quan
tâm, 1, 10%

Series1, Không quan
tâm, 0, 0%

Series1, Rất quan
tâm, 4, 40%

Rất quan tâm
Có quan tâm
Ít quan tâm
Series1, Có quan
tâm, 5, 50%

Không quan tâm

Biểu đồ 1: Kết quả phỏng vấn mức độ quan tâm của BGH nhà trường
về việc sử dụng bài tập thể chất vào hoạt động TDTT chính khóa

- Về hiệu quả các bài tập thể chất hiện tại ở trường
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi cán bộ quản lý và giáo viên
giảng dạy GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ thì hiệu quả
các bài tập thể chất hiện tại của trường cho thấy: ở mức rất mạnh có tỉ lệ là 0%, ở mức
mạnh có tỉ lệ là 40%, ở mức bình thường có tỉ lệ là 50%, ở mức yếu có tỉ lệ là 10%.
Như vậy có thể nhận thấy BGH nhà trường ngày càng quan tâm hơn đến các hoạt
động TDTT của trường. Các hoạt động TDTT ngày càng được nâng cao về chất lượng
và nội dung: cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được đầu tư nhiều hơn, số lượng
học sinh tham gia tập luyện và đạt huy chương ngày một nhiều. Kết quả được thể hiện
qua biểu đồ 2:

Series1, Yếu, 1,
10%

Series1, Rất
mạnh, 0, 0%

Series1, Mạnh,
4, 40%
Rất mạnh
Mạnh
Bình thường

Series1, Bình
thường, 5, 50%

Yếu

Biểu đồ 2: kết quả phỏng vấn về hiệu quả các bài tập thể chất hiện tại ở trường
877


- Về sự cần thiết tăng cường các bài tập thể chất trong buổi tập luyện TDTT
chính khóa cho đối tượng học sinh yếu.
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi các cán bộ quản lý và giáo viên
giảng dạy GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ cho thấy: mức độ
rất cần thiết chiếm tỉ lệ 70%, mức độ cần thiết chiếm tỉ lệ 30%, mức độ không cần thiết
chiếm tỉ lệ 0%. Như vậy cho thấy đối tượng học sinh có thể lực yếu rất cần tăng cường
các bài tập thể chất trong buổi tập luyện TDTT. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 3:
Series1, Không
cần thiết, 0, 0%


Series1, Cần
thiết, 3, 30%

Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần
thiết
Series1, Rất cần
thiết, 7, 70%

Biểu đồ 3: Kết quả phỏng vấn về sự cần thiết tăng cường bài tập thể chất
trong buổi tập luyện TDTT

- Về trình độ thể lực của học sinh trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại
học Cần Thơ
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi các cán bộ quản lý và giáo
viên giảng dạy GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ đa số
đánh giá mức giỏi chiếm tỉ lệ 10%, mức khá 10%, mức trung bình 30%, mức yếu 50%
và ở mức kém 0%. Như vậy thể lực của học sinh trường ở mức yếu chiếm tỉ lệ rất cao.
Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 4:
Series1, Kém, 0, 0%

Series1, Yếu, 5,
50%

Series1, Giỏi, 1,
10%

Series1, Khá, 1, 10%

Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Series1, Trung
bình, 3, 30%

Biểu đồ 4: Kết quả phỏng vấn về trình độ thể lực của học sinh trường

- Về chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục thể chất cho học sinh trong
trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ.
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi các cán bộ quản lý và giáo viên
giảng dạy GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ cho thấy mức
878


tốt chiếm tỉ lệ 20%, mức khá 10%, mức trung bình 70%, mức yếu 0%. Như vậy qua
kết quả trả lời chúng tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục thể chất
cho học sinh trong trường chỉ ớ mức trung bình với tỉ lệ 70%. Kết quả được thể hiện
qua biểu đồ 5:
Series1, Tốt, 1, 10%

Series1, Khá, 1, 10%

Series1, Yếu, 5,
50%

Tốt
Khá

Trung bình
Yếu
Series1, Trung
bình, 3, 30%

Biểu đồ 5: Kết quả phỏng vấn về chất lượng giảng dạy môn học Giáo dục thể chất
cho học sinh trường.

- Về việc lựa chọn phương pháp hơp lý nhất nâng cao trình độ thể lực cho
học sinh có thể lực yếu.
Kết quả thu được sau phỏng vấn bằng phiếu hỏi các cán bộ quản lý và giáo viên
giảng dạy GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ cho thấy: tập
luyện vịng trịn chiếm tỉ lệ 50%, tập thơng thường chiếm tỉ lệ 30%, trò chơi chiếm
20%, thi đấu chiếm tỉ lệ 10%. Như vậy nhà trường cần tập luyện vòng tròn cho học
sinh. Kết quả được thể hiện qua biểu đồ 6:
9%
18%

46%
Tập luyện vịng trịn
Tập thơng thường

27%

Trị chơi
Thi đấu

Biểu đồ 6: Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn phương pháp hơp lý nhất nâng cao
trình độ thể lực cho học sinh có thể lực yếu.


* Tóm lai, từ kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy môn
GDTC trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần Thơ cho thấy BGH càng
ngày càng có sự quan tâm hơn đến hoạt động TDTT của trường, các hoạt động đó
ngày càng được nâng cao về chất lượng, số lượng và nội dung, cơ sở vật chất, trang
thiết bị ngày càng được đầu tư nhiều hơn, nhà trường đã mạnh dạn đưa các bài tập thể
chất vào tập luyện cho một số bộ phận học sinh có thể lực yếu.

879


2.2

Thực trạng thể lực của học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại
học Cần Thơ

2.2.1 Thực trạng thể lực của học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm –
Đại học Cần Thơ
Sau khi kiểm tra đánh giá các chỉ số về hình thái và thể lực 200 học sinh (khối 10)
lứa tuổi 16 Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại học Cần Thơ, năm học 2019 – 2020,
kết quả có được trình bày qua bảng 2 như sau:
Bảng 2: Thực trạng thể lực ban đầu của học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại
học Cần Thơ lứa tuổi 16 (n = 200)
NHÓM NAM (n = 100)
NHÓM NỮ (n = 100)
GIÁ TRỊ CÁC NỘI DUNG

NỘI DUNG
Lực bóp tay thuận (kg)
Nằm ngửa gập thân
(lần/30giây)

Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất phát
cao (giây)
Chạy con thoi 4x10m
(giây)
Chạy 5 phút tùy sức (m)

X

±

Cv



X

±

Cv



33.84

5.78

17.08

0.03


22.87

3.79

16.57

0.03

13.81

1.97

14.27

0.03

11.13

2.20

19.77

0.04

197.66 13.85

7.01

0.01


150.96

10.95

7.25

0.01

5.99

0.48

8.01

0.02

6.88

0.60

8.72

0.02

12.73

0.55

4.32


0.01

13.38

1.30

9.72

0.02

858.83 106.00 12.34

0.02

711.32 103.90 14.61

0.03

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy, giá trị trung bình<3> giữa các nội dung
kiểm tra về thể lực của 200 học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại học
Cần Thơ lứa tuổi 16 năm học 2019 - 2020 so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh,
sinh viên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo<1> được thể hiện như sau:
Bảng 3: Tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh viên của Bộ GD&ĐT

NỘI DUNG
Lực bóp tay thuận
(kg)
Nằm ngửa gập thân
(lần/30giây)

Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m xuất
phát cao (giây)
Chạy con thoi
4x10m (giây)
Chạy 5 phút tùy
sức (m)

880

NHÓM NAM (n = 100)
Bộ
Xếp
PTTH
loại
GD&ĐT
Tốt
Đạt
X
Chưa
33.84 > 43.2 ≥ 36.9
đạt
Chưa
13.81 > 19
≥ 14
đạt
197.66 > 215 ≥ 195
Đạt
≤ 6.00


5.99

< 5.00

12.73

< 11.90 ≤ 12.70

858.83 > 1030 ≥ 920

Đạt

NHÓM NỮ (n = 100)
Bộ
Xếp
PTTH
loại
GD&ĐT
X
Tốt
Đạt
Chưa
22.87 > 29
≥ 26
đạt
Chưa
11.13 > 16
≥ 13
đạt
150.96 > 165 ≥ 148

Đạt
6.88

< 6.00

≤ 7.00

Đạt

Chưa
Chưa
13.38 < 12.30 ≤ 13.30
đạt
đạt
Chưa
Chưa
711.32 > 890 ≥ 810
đạt
đạt


Nội dung bật xa tại chỗ, chạy 30m xuất phát cao ở mức Đạt. Riêng các nội dung
lực bóp tay thuận, nằm ngữa gập bụng, chạy con thoi 4x10m, chạy tùy sức 5 phút ở
mức chưa đạt, thậm chí cịn rất yếu.
Giá trị nội dung kiểm tra như: bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC, chạy con thoi khá
đồng nhất, với Cv(%) < 10%<3>. Tuy nhiên giá trị các nội dung cịn lại có sự phân tán
và khơng đồng đều với Cv(%) > 10%.
2.2.2 Phân loại học sinh có thể lực yếu
Căn cứ quyết định số 53/2008/QĐ – BGD&ĐT, ngày 18/9/2008 về việc “Ban
hành Qui định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên” <1>. Số lượng và

tỉ lệ phần trăm học sinh trường có thể lực yếu được trình bày qua bảng 4 như sau:
Bảng 4: Tổng số và tỉ lệ phần trăm học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại học Cần
Thơ có thể lực yếu

Tuổi

16

Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại học Cần Thơ
Tổng số HS kiểm tra
(n = 200)
Số lượng
Xếp loại
16
Tốt
44
Đạt
140
Chưa Đạt

Tỉ lệ
%
8%
22%
70%

Kết quả phân loại thể lực của học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm –
Đại học Cần Thơ năm học 2019 - 2020 cho thấy, trong tổng số 200 học sinh (khối 10)
có 16 học sinh đạt loại tốt chiếm tỉ lệ 8%, mức đạt có 44 học sinh chiếm tỉ lệ 22%,
mức chưa đạt có 140 học sinh chiếm tỉ lệ 70%. Con số thực tế phản ảnh đúng thực

trạng về thể lực của học sinh Trường THPT Thực hành Sư phạm – Đại học Cần Thơ
là số học sinh ở mức chưa đạt (thể lực yếu) khá cao.
3.

KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên của đề tài cho phép rút ra kết luận sau:

- Công tác giáo dục thể chất trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần
Thơ là phù hợp, các bài tập đang áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 10 chưa phát
huy được hiệu quả.
- Thể lực của học sinh lớp 10 trường THPT Thực hành Sư phạm - Đại học Cần
Thơ, số lượng học sinh dưới mức đạt theo tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực của Bộ
GD&ĐT là khá cao. Giá trị các nội dung kiểm tra như bật xa tại chỗ, chạy 30m xuất
phát cao, chạy con thoi khá đồng nhất, với Cv < 10%. Tuy nhiên giá trị các nội dung
còn lại có sự phân tán và khơng đồng đều, với Cv > 10%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định về việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh
sinh viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/ 9 /2008).

2.

Huỳnh Trọng Khải - Đỗ Vĩnh (2010), “Giáo trình thống kê”, NXB TDTT.
881


3.

Nguyễn Thành Lâm - Lâm Quang Thành (2005), “Đo lường thể thao”, trường Đại học

TDTT TP. Hồ Chí Minh.

4.

Nguyễn Xuân Sinh, Lê Văn Lẫm, Lưu Quang Hiệp, Phạm Ngọc Viễn (1999), Giáo trình
phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao- NXB Thể dục thể thao.

5.

Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000) Lý luận và phương pháp thể dục thể thao- NXB
Thể dục thể thao, Hà Nội.

6.

Viện khoa học TDTT (2003), “Thực trạng thể chất người Việt Nam từ 16 đến 20 tuổi thời
điểm 2001”, NXB TDTT, Hà Nội.

7.

Bùi Tuyết My (2014), “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh khối 10 - 11 Trường
trung học phổ thông Chuyên Lý Tự Trọng Thành phố Cần Thơ”. Luận văn thạc sĩ.

882



×