Đề tài nghiên cứu khoa học
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngay từ thời xưa( Hy Lạp, La Mã, Cổ Đại) Thể Dục Thể thao( TDTT)
được xem là một bộ phận của nền văn hóa nhằm hoàn thiện con người, với
quan niệm vận động là sức khỏe, là sự sống…… Các nhà triết học thời cổ
như: Palton, Arixtos….đã đề cao cái đẹp trong sự phát triển hài hòa: “
Trong sạch về mặt đạo đức, phong phú về mặt tinh thần, hoàn thiện về mặt
thể chất ” do TDTT mang lại. Nhận thức được vai trò to lớn của TDTT Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đưa TDTT vào hàng quốc sách trong chiến lược phát
triển con người và coi đó là biện pháp: “ Bồi bổ sức khỏe hữu hiệu, ít tốn
kém…làm cho khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ và già trẻ trai gái ai
củng có thể làm được”. tuy nhiên, sự nghiệp TDTT của nước ta được xây
dựng và phát triển trongchế độ mới hơn nữa thế kỷ được Đảng và Nhà nước
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm, chăm sóc và đầu tư phát triển TDTT. Đó là
một bộ phận quan trọng của sự nghiệp cách mạng và ngày càng trở thành
phong trào quần chúng sâu rộng. Bỡi vậy, ngay từ đầu năm 1941 trong
chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh Đảng ta nêu rõ: “ Cần
khuyết khích giúp đỡ nền Thể dục Thể thao quân dân làm cho nòi giống
ngày càng thêm khỏe”
Sau Cách mạng tháng tám thành công trong lúc chính quyền non trẻ
đứng trược vô vàn khó khăn, đất nước vừa chống giặc đói, diệt giặc dốt, giặc
ngoại xâm Bác Hồ kêu gọi toàn dân tập thể dục: “ Giữ gìn dân chủ, xây
dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì có sức khỏe mới thành công” và
ký sắc lệnh thành lập Nha TDTT mới vì: “ Dân cường nước thịnh”.
Ngày nay trong sự nghiệp đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước thì ngành GD-ĐT có những bước tiến mạnh mẽ, điều đó được biểu
hiện cụ thể bằng sự tăng nhanh về chất lượng giáo dục trong đó TDTT có
vai trò quan trọng trong các trường học luôn được Đảng, Nhà nước và xã hội
quan tâm đầu tư phát triển nhằm đạo tạo cho đất nước những tài năng, những
con người hoàn thiện về Đức, Trí, Thể, Mỷ. Trong đó sức khoẻ con người là
vốn quí: “ Sức khỏe không chỉ là vô bệnh tật và sống lâu mà còn là một
trạng thái thoải mái nhất của con người về thể chất, tinh thần và xã
hội”(Tổ chức Y tế thế giới).
Thật vậy, qua thực tế chúng tôi nhận thấy tập luyện TDTT cũng không
bao giờ sớm hoặc muộn đối với mọi lứa tuổi, giới tính và trình độ….Tuy
mục đích sử dụng khác nhau nhưng chung qui điều cải thiện nâng cao thể
chất cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Trong quá trình công tác bản thân luôn nghiên cứu các giáo trình, tài
liệu
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 1
Đề tài nghiên cứu khoa học
liên quan nhằm thiết lập cho mình một kế hoạch dạy học và tập luyện thích
hợp nhất nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy luôn đươc cải thiện.
Với Bóng đá là một môn thể thao phát triển rộng khắp trên toàn thế giới
mà đã từ lâu được coi là môn thể thao “Vua”. Vì vậy, Bóng đá đã trở thành
niềm đam mê hứng thú cho hàng tỷ người trên mọi quốc gia. Đó là một môn
có tính xã hội rộng lớn, là ngôn ngữ chung cho các nước, các dân tộc không
phân biệt màu da, tôn giáo, sắc tộc, chính trị, mức sống của mỗi con người
và cho mọi lứa tuổi trong các trường học.
Ngoài ra, việc tập luyện và thi đấu, Bóng đá không những nâng cao sức
khỏe, làm cho cơ thể cường tráng mà thông qua tập luyện giáo dục tính dũng
cảm, ngoan cường, tính đồng đội, tình thương yêu, đoàn kết thống nhất,
hứng thú tập luyện và tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn
mà môn thể thao này đòi hỏi.
Ngày nay, Bóng đá thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng
hoàn thiện ở một trình độ cao hơn đối với một số quốc gia như: Braxin, Ý,
Tây Ban Nha, Pháp, Anh……có thể nói đó là sự hoàn mỹ về Bóng đá. Có
được như thế vì họ sớm chuyên nghiệp hóa nền Bóng đá trên đất nước của
họ. Với Việt Nam mặc dù muộn hơn nhưng Bóng đá nhanh chóng chiếm
được tình cảm tất cả mọi lứa tuổi và được người dân hưởng ứng rộng rãi
trong cả nước. Đặc biệt, hình thành một số Trung tâm đào tạo Bóng đá
chuyên nghiệp như: Sông Lam Nghệ An, Câu lạc bộ Quân đội….
Môn Bóng đá là môn thể thao phát triển cho con người về cả sức mạnh,
sức nhanh, sức bền, lòng quyêt tâm và sự hứng thú trong tập luyện. Vì vậy
những năm gần đây nền Bóng đá nước nhà được Đảng và Nhà nước quan
tâm, dành nhiều sự ưu ái. Hàng năm tổ chức nhiều giải thi đấu cho các lứa
tuổi trong toàn quốc: U14, U16, U18, U20 và các giải hạng nhất, hạng nhì và
quốc gia. Từ đó lựa chọn các cầu thủ trẻ như H.S phổ thông cơ sở để làm
nòng cốt và lực lượng kế cận cho tương lai trong sự nghiệp phát triển Bong
đá nước nhà.
Đối với công tác giáo dục thể chất trường T.H.C.S Lao Bảo nói riêng và
các trường phổ thông nói chung phải tuân thủ các qui luật và nguyên tác sư
phạm của hệ thống giáo dục, giáo dưỡng. Vì thế nó không chỉ là hoạt động
vui chơi giải trí đơn thuần....mà đây là một hình thức rèn luyện thân thể,
nâng cao năng lực hoạt động, đảm bảo sự phát triển cân đối và toàn diện của
cơ thể H.S, là nền tảng cho học tập và lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
sau này. Công việc đó không chỉ có tiết học TDTT, của người giáo viên dạy
môn giáo dục thể chất mà còn là trách nhiệm của mọi thành viên trong nhà
trường và các tổ chức xã hội.
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 2
Đề tài nghiên cứu khoa học
Xuất phát từ những thực tiễn đó, vì vậy bản thân mạnh dạn nghiên cức
đề tài
“TÌM HIỂU CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT, ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY VÀ HỌC MÔN
THỂ THAO TỰ CHỌN “BÓNG ĐÁ” Ở TRƯỜNG T.H.C.S LAO BẢO”
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
II.1 Mục đích nghiên cứu:
Bằng cơ sở lý luận thực tiển của công tác học tập và tập luyện của H.S
trường T.H.C.S Lao Bảo chúng tôi tìm hiểu công tác giảng dạy và học môn
thể thao tự chọn “Bóng đá”. Để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học môn thể thao tự chọn ở trường.
II.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích nghiên cứu đề tài đặt ra, chúng tôi tiến hành giải
quyết các nhiệm vụ sau:
II.2.1 Nhiệm vụ 1:
Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất, giảng dạy và học môn
tự chọn “ Bóng đá” ở trường T.H.C.S Lao bảo.
II.2.3 Nhiệm vụ 2:
Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công giảng dạy và
học môn thể thao tự chọn “ Bóng đá” Trường T.H.C.S Lao Bảo.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã
sử dụng các phương pháp sau:
III.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và tham khảo các tài liệu
có liên quan đến đề tài bao gồm:
- Các văn kiện đại hội Đảng
- Sách tâm lý học, tâm lý lứa tuổi và tâm lý sư phạm.
- Sách giải phẩu sinh lý học.
- Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT.
- Sách huấn luyện giảng dạy Bóng đá.
- Chương trình giảng dạy môn thể dục 6, 7, 8, của Bộ Giáo dục
Đào tạo.
III.2 Phương pháp quan sát sư phạm:
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 3
Đề tài nghiên cứu khoa học
Bằng công tác giảng dạy thực tế ở trường chúng tôi đã tìm hiểu và quan
sát về hứng thú, động cơ tự tập luyện của các em.
III.3 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
Phỏng vấn bằng phiếu hỏi 200 H.S trường T.H.C.S Lao Bảo từ lớp 6 –
lớp 8 và 30 cán bộ giáo viên bộ môn, giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể
chất của trường.
III.4 Phương pháp toán học thống kê
Để chỉnh lý và hoàn thiện số liệu thu được phục vụ cho nghiên cứu đề
tài, chúng tôi đã chỉnh lý số liệu với công thức tính phần trăm.
IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:
IV.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Gồm 200 H.S nam trường T.H.C.S Lao Bảo
- 30 thầy cô giáo trường T.H.C.S Lao Bảo
IV.2 Địa điểm nghiên cứu:
Trường T.H.C.S Lao Bảo
IV.3 Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 9-2007 đến tháng 5-2008, được chia làm 3 giai đoạn.
+ Giai đoạn 1: Từ thang 9-2007 đến tháng 11-2007 lựa chọn đề tài,
hoàn thành đề cương nghiên cứu khoa học.
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 12-2007 đến tháng 2-2008 : Giải quyết
nhiệm vụ 1
+ Giai đoạn 2: Từ tháng 3-2007 đến tháng 5-2008 : Giải quyết nhiệm
vụ 2 và hoàn thành đề tài.
V. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
V.1 Giải quyết nhiệm vụ 1:
Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất và học môn thể thao tự
chọn “ Bóng đá” ở trường T.H.C.S Lao Bảo.
V.1.1 Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi (12-14):
Quan điểm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khỏe là tài
sản quí báu nhất. Do đó, rèn luyện sức khỏe cho H.S là một vấn đề rất quan
trọng và cần thiết với mọi xã hội và mọi quốc gia. Việt Nam chúng ta cũng
không nằm ngoài xu thế ấy, nguồn nhân lực tương lai của đất nước có phát
triển đầy đủ các yếu tố: Đức, Trí, Thể , Mỹ dục hay không ? Chính là nhờ
một phần giáo duc thể chất.
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 4
Đề tài nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, cơ thể trẻ phát triển rất phức tạp nó chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố bên ngoài và bên trong. Vì vậy, chúng ta cần phải phân biệt
tính chất, cường độ, khối lượng vận động sao cho hợp lý gây sự hứng thú tập
luyện để cơ thể các em phát triển toàn diện, cân đối.
Để tìm hiểu tâm sinh lý lứa tuổi từ 12-14. Cơ sở của sự thay đổi này là
một quá trình phát triển phức tạp của hệ thần kinh trung ương và các cơ quan
trong cơ thể như:
+ Hệ thần kinh:
Trong giai đoạn này vẫn tiếp tục phát triển mạnh và đưa đến hoàn thiện
khả năng tư duy, nhất là khả năng phân tích tổng hợp, phát triển rất thuận lợi
cho
sự hình thành phản xạ có điều kiện làm cho tính hưng phấn của hệ thần
kinh chiếm ưu thế trong hoạt động TDTT. Có ý nghĩa là vùng chỉ đạo cho
các em H.S đã tương đương với người trưởng thành.
+ Hệ xương:
Sự phát triển khả năng vận động các tố chất thể lực có liên quan chặt
chẽ với sự phát triển của cơ thể nói chung và từng phần cơ quan chức năng
nói riêng. Trong quá trình phát triển cơ thể xảy ra sự cốt hóa bộ xương tức là
thay thế các tổ chức sụn bằng các mô xương. Sự cốt hóa bộ xương xảy ra ở
các xương khác nhau vào thời điểm khác nhau, ở quá trình phát triển của
xương. Chúng không chỉ phát triển theo chiều dài mà còn cả bề dày nữa, khả
năng biến đổi cột sống không giảm mà trái lại tăng lên có xu hướng cong
vẹo
+ Hệ cơ:
Ở giai đoại này phát triển chậm hơn so với hệ xương, khối lượng cơ
tăng lên rất nhanh, đàn tinh cơ tăng nhưng sự tăng trưởng xảy ra không đồng
đều ở mỗi nhóm cơ cũng như mỗi cơ riêng lẻ, chủ yếu cơ nhỏ và dài. Vì sự
phát triển không cân đối nên khi tập luyện cần có sự điều chỉnh cơ bắp phù
hợp cho các em.
+ Hệ máu:
Ổ lúa tuổi H.S này, khối lượng máu tỷ lệ với trọng lượng cơ thể cao
hơn so với người lớn nhưng càng về sau chỉ số này càng giảm dần, trong
hoạt động
cơ bắp làm cho hệ máu có sự thay đổi nhất định sau các hoạt động kéo
dài hồng cầu giảm đi làm cho sự hồi phục chậm hơn so với người trưởng
thành.
+ Hệ tuần hoàn:
Ở giai đoạn này hệ tuần hoàn đang trên đà phát triển mạnh, để kịp thời
với sụ phát triển toàn thân còn thiếu cân đối gây nên sự mất thăng bằng tạm
thời của các bộ phận ( chẳng hạn giữa tim và hệ máu) làm cho hệ tuần hoàn
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 5
Đề tài nghiên cứu khoa học
tạm thời bị rối loạn, gây nên hiện tượng thiếu máu từng bộ phận trên cơ thể.
Đó là nguyên nhân làm cho huyết áp ở lứa tuổi này thường tăng cao đột
ngột, mạch máu không ổn định nên hoạt động chóng mệt mỏi. Do đó, giáo
viên hoặc huấn luận viên cần chú ý cho các em tập luyện từ khối lượng nhỏ
đến khối lương lớn, tránh tăng khối lượng đột ngột làm ảnh hưởng đến tập
luyện sau này. Mạch đập ở nam70-80 lần/ phút, nữ từ 75-80 lần/ phút, tim
cung cấp lượng máu gần tương đương với người trưởng thành.
+ Hệ hô hấp:
Trong quá trình trưởng thành của cơ thể có sự thay đổi về độ dài của
chu kỳ hô hấp và có đặc điểm thở nhanh không ổn định. Một trong những
chỉ số quan trọng nhất của cơ quan hô hấp là thông khí phổi tối đa , chỉ số
này càng tăng theo lứa tuổi, nhưng so với những em cùng lứa tuổi, không tập
luyện TDTT thì các em H.S hoạt động TDTT có dung tích sống cũng như
thông khí phổi tối đa cao hơn. Trong tập luyện thì khẳng này tăng lên chủ
yếu là do tần số hô hấp chứ không phải độ sâu hô hấp dẫn đến chóng mệt
mỏi.
+ Về mặt tâm lý:
Ổ lứa tuổi T.H.C.S đây là thời kỳ đang hoàn thành cơ bản của một quá
trình trưởng thành và phát triển cao về mặt tâm sinh lý cũng như tâm lý,
cộng với sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh và tác dụng của giáo dục
tâm lý của các em có sự thay đổi lớn, do ở thời kỳ này sự phát triển của hệ
thống thần kinh trong cơ thể của các em chưa được hoàn thiện làm cho các
em có hưng phấn trong tập luyện rất cao nhưng năng lực khống chế rất kém,
dễ xảy ra ức chế bên ngoài tình cảm không ổn định, việc đánh giá phán đoán
sự vật khách quan luôn xuất phát từ sự hưng phấn cá nhân . Khi đã bước vào
thời kỳ thuần thục, tâm lý dần dần đều bắt bầu hình thành thế giới khách
quan, các em nhận thức được tác dụng của các nhân tố môi trường thế giới
khách quan đến thời kỳ thiếu niên kết thúc, môi trường tâm lý lại sản sinh
một sự thây đổi rõ rệt, khuynh hướng sáng tao trong công việc, trong thi đấu
tập luyện và mong muốn lập nên các kỳ tích trở thành đặc trưng tâm lý chủ
yếu của các em. Tính cách cá nhân cũng được hình thành rõ rệt. Việc phê
bình trở thành tất yếu khách quan, động cơ hành vi cũng biến đổi về chất,
nhưng điều này có ảnh hưởng rất lớn đối việc huấn luyện kỷ thuật đối với
H.S phổ thông. Vì vậy việc lựa chọn nội dung tập luyện trong thời kỳ này
hết sức phù hợp. Các em thích học độn tác mới, độ khó lớn cần có tính tự
chủ và suy nghĩ độc lập tính sáng tạo đối với việc học tập động tác mới. Sự
hưng phấn dần dần bị phân hóa và có chọn lọc ở thời kỳ này là các em thích
cảm nhận sự vật bằng hình tượng cụ thể. Nhưng tiếp sau đó sự hứng thú của
các em và sự vật khiến cho các em phải động não suy nghĩ tích cực, vì vậy
việc tiến hành thị phạm động tác, giảng dạy kỷ thuật cho các em H.S tốt hơn.
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 6
Đề tài nghiên cứu khoa học
Do quá trình hưng phấn chiếm ưu thế hơn quá trình ức chế nên các em
nhạy bén học tập cũng như cuộc sống, tiếp thu cái mới tương đối nhanh
nhưng nhớ chung chung, ít cụ thể chóng quên, dễ chán nản, dễ bị môi trường
tác động, muốn tìm hiểu đào sâu giải quyết theo ý kiến riêng của mình….
Với đặc điểm tâm lý như vậy, người dạy môn giáo dục thể chất cũng
như huấn luận viên phải luôn luôn quan sát để giáo dục phù hợp trên cơ sở
tính tích cực phát huy tính sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức các hoạt động
cho các em một cách thích hợp nhất.
V.1.2 Sự hứng thú tập luyện của các em H.S trường T.H.C.S Lao Bảo
Muốn làm được bất cứ việc gì đặt hiệu quả cao thì trước hết cần phải có
sự hứng thú. Hứng thú biểu hiện xu hướng đặc điểm của cá nhân nhằm nhận
thức những hiện tượng nhất định của cuộc sống xung quanh, đồng thời biểu
hiện thiên hướng tương đối cố định của con người đối với các loạt hoạt động
cố định.
Hướng Hóa mặc dù là một huyện vùng cao nhưng càng ngày càng thay
da đổi thịt, với sự tăng trưởng về kinh tế, văn hóa , giáo dục, gắn liền là sự
phát triển nền TDTT. Phong trào tập luyện TDTT ngày càng một lớn mạnh
và sâu rộng, huyện có nhà thi đấu đa chức năng, cơ sở vật chất của các
trường T.H.C.S, T.H.P.T ngày càng được bổ sung và hoàn chỉnh, được thể
hiện qua các Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh, H.S Hướng Hóa đạt nhiều giải
khá cao. Đặc biệt là Hội khỏe năm học 2007-2008 được tổ chức rất nhiều
môn, trong đó môn Bóng đá thanh thiếu niên nhi đồng đã gây sự hứng thú
chú ý rất nhiều cho mọi lứa tuổi.
Để có số liệu về sự hứng thú tập luyện TDTT của các em H.S trường
T.H.C.S Lao Bảo chúng tôi tiến hành phỏng vấn các em. Kết quả được thống
kê bảng sau:
Bảng I: Kết quả phỏng vấn mức độ hứng thú tập luyện các môn thể
thao tự chọn của các em H.S nam trường T.H.C.S Lao Bảo ( n = 200)
Người thực hiện Phạm Minh Tuấn 7