Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích tư tưởng hồ chí minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.38 KB, 11 trang )

Trường Đại học Giáo dục
Đại học Quốc gia Hà Nội
----------

Bài Tiểu Luận Giữa Kì
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hà Nội, tháng 3 năm 2021

1


2


Câu 1(5 điểm): Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam của
chúng ta. Vì vậy, những tư tưởng của Bác cũng giữ một vị trí rất quan trọng cho toàn thể
người dân đất nước học tập và lưu giữ như một di sản tinh thần quý giá. Đảng Cộng sản Việt
Nam đã tổng kết, hệ thống hóa những tư tưởng quý báu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
cách mạng của Người. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về những vấn đề cơ
bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa, vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Đối với dân tộc Việt Nam nói riêng và nhân loại nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh là
một di sản văn hóa vơ giá, là những tinh hoa về đạo đức lối sống cho các thế hệ sau tiếp nối
và giữ gìn.
Trong quá trình tiếp thu những tư tưởng, lý luận sắc bén của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ
Chí Minh đã có những bước chuyển biến trong tư tưởng của mình. Mục tiêu hàng đầu của
Người về cách mạng giải phóng dân tộc chính là việc tập hợp tất cả các lực lượng quần
chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân và nông dân để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng giải
phóng dân tộc, đi theo con đường cách mạng vô sản.


Nội dung về Cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm
những luận điểm sau đây:
1. Cách mạng giải phóng dân tộc đi theo con đường cách mạng vơ sản:
Là một nhà lãnh đạo yêu nước, người con của dân tộc Việt Nam, người thanh niên
Nguyễn Ái Quốc mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua rất nhiều năm
bơn ba ở nước ngồi đã tìm ra con đường của mình. Người nhận ra, nếu như mâu
thuẫn chủ yếu ở các nước tư bản chủ nghĩa Phương Tây là mâu thuẫn giữa giai cấp
3


vơ sản và giai cấp tư sản, thì mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa Phương
Đông là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã góp phần khơng nhỏ vào q
trình lựa chọn và mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh. Đối với chủ tịch Hồ Chí
Minh „Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản“1. Người đã tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo các
học thuyết từ Luận cương của Lênin vào hoàn cảnh của cuộc cách mạng Việt Nam.
Trong tư duy chính trị của Hồ Chí Minh, giải phóng dân tộc đã bao hàm một phần
giải phóng giai cấp và giải phóng con người. “Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh
của mình, Nguyễn Ái Quốc đã phân biệt ba loại cách mạng: cách mạng tư sản, cách
mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc; đồng thời, Người nhấn mạnh tính
chất và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là Cách mạng giải phóng dân tộc“2.
Con đường cách mạng vơ sản Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng đầy sáng tạo học
thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cách mạng Việt
Nam, một con đường đúng đắn, đưa dân tộc ta tới con đường giải phóng và tồn vẹn
lãnh thổ.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam phải do Đảng cộng sản
lãnh đạo
Trong cách mạng giải phóng dân tộc có rất nhiều vấn đề được đặt ra bao gồm: Ai là
người lãnh đạo phong trào? Những giai cấp nào, những liên minh giai cấp nào là lực

lượng nòng cốt?
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì
vận động và tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vơ sản
giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái
có vững thuyền mới chạy” 3. Đối với Nguyễn Ái Quốc, trong điều kiện cách mạng

1

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 30
Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2018, tr. 27
3
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, t. 2, tr. 267-268, 268
2

4


Việt Nam muốn thành cơng phải có Đảng Cộng sản lãnh đạo, Đảng có vững cách
mạng mới thành cơng.
Với những kinh nghiệm và tư tưởng của mình, Người đã giúp Đảng Cộng sản đoàn
kết toàn dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam tới giải phóng. Muốn chống lại kẻ thù to lớn,
việc xây dựng một bộ tham mưu đầy đủ khả năng lãnh đạo, dẫn dắt với những
đường lối đúng đắn như Đảng là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết.
3. Cách mạng giải phóng dân tộc phải dựa trên lực lượng đại đồn kết dân tộc, lấy
liên minh cơng – nơng làm nền tảng
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, “cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ
không phải việc một hai người”4. Muốn cách mạng giải phóng dân tộc thành cơng
thì một trong những cơng việc quan trọng nhất là đoàn kết toàn dân tộc. Dân tộc có
đồng lịng thì lực lượng mới vững mạnh để đấu tranh giành độc lập.
Quan điểm “lấy dân làm gốc“ của Người là một trong những yếu tố đóng góp vai trị

to lớn cho sự thành cơng của cách mạng Việt Nam. Chính vì niềm tin của Người đã
tiếp thêm sức mạnh, động lực cho quần chúng và giúp cho nhân dân phát huy được
năng lực sáng tạo của mình trong cơng cuộc kháng chiến cứu nước. Bởi đây chính là
lực lượng đông nhất cũng đồng nghĩa với sức mạnh to lớn nhất. Khi phát động cuộc
kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, Người đã kêu gọi toàn dân đánh giặc
bằng mọi vũ khí có trong tay. Bất kể già trẻ gái trai, không chia tôn giáo, đảng phái,
dân tộc, hễ là người VN thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc hội tụ mọi tầng lớp tham gia cách mạng đã tạo ra
sức mạnh to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do chống lại đế quốc và tay
sai.
4. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
Dựa trên cơ sở Luận cương của Lenin và quan điểm của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí
Minh đã đi đến một luận điểm vô cùng sáng tạo. Người sớm nhận thấy sự thiếu xót
4

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.2, tr.283

5


trong quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào thắng lợi của
cách mạng vô sản ở chính quốc và khẳng định „cơng cuộc giải phóng nhân dân
thuộc địa chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực tự giải phóng“5.
Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự phân biệt về nhiệm
vụ của cách mạng và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ cách mạng
đó tuy có khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc một dân tộc tự nỗ lực chống lại đế quốc được
đánh giá rất cao. Từ những nghiên cứu của mình, Người đã sớm cho rằng cách mạng
thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính quốc mà có

thể giành thắng lợi trước. Cách mạng Việt Nam thắng lợi là một minh chứng lịch sử
rõ ràng cho quan điểm đầy sáng tạo này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đóng góp một
phần quan trọng vào kho tàng lý luận Mác-Lênin.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc được thực hiện bằng phương pháp cách mạng bạo
lực, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
Tư tưởng yêu thương con người và u chuộng hịa bình ln là một trong những tư
tưởng hàng đầu của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên khi đánh giá đúng bản chất cực kỳ
phản động của bọn đế quốc tay sai, Người cũng cho rằng, “Trong cuộc đấu tranh
gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng
chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền”6.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người nói: "Địch muốn tốc chiến, tốc
thắng. Ta lấy trường kỳ kháng chiến trị nó, thì địch nhất định thua, ta nhất định
thắng"7. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin, Người đã quyết định bạo lực
cách mạng là bạo lực của quần chúng, tuy nhiên phải “tùy tình hình cụ thể mà quyết
định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp

5

Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2018, tr. 33
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2000, t. 12, tr. 304
7
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, t. 4, tr. 485
6

6


các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách
mạng”8.
Một quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là dân tộc ta phải độc lập

tự chủ, tự cường trong kháng chiến, tuy nhiên cần kết hợp tranh thủ sự giúp đỡ từ
các nước bạn để kháng chiến có hiệu quả cả về vật chất và tinh thần, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để kháng chiến thắng lợi.
Sự sáng tạo của Người còn thể hiện qua sự thống nhất biện chứng giữa quan điểm
bạo lực cách mạng với quan điểm hịa bình và nhân đạo. Người ln chủ trương
bằng mọi cách có thể, cố gắng giữ hịa bình và hạn chế đổ máu nhất có thể. Tư
tưởng này một lần nữa cho chúng ta thấy lòng nhân ái, yêu nước thương dân sâu sắc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc đem lại giá trị lý luận và thực
tiễn vô cùng quý báu cho dân tộc Việt Nam. Thông qua thực tiễn áp dụng vào kháng chiến và
lãnh đạo toàn dân, những cống hiến của Người đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào kho
tàng lý luận Mác-Lenin cũng như kho tàng lý luận thế giới.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cũng như thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam là những minh
chứng cho giá trị khoa học và thực tiễn của những lý luận và đường lối Người đặt ra. Chúng
ta hồn tồn có thể áp dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới hiện nay để khơi
dậy chủ nghĩa yêu nước và đồng lòng bảo vệ, dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng vững
mạnh, giàu đẹp.

8

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, 2002, t. 4, tr. 485

7


Câu 2(5 điểm): Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh: „Muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa“
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa và có tư tưởng
xã hội chủ nghĩa”. Đây là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói chuyện trước Đại hội Đảng

bộ thành phố Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 1960. Đây là luận điểm vô cùng quan trọng, cho
thấy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình lâu dài, cần được thực hiện triệt để trên
mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa đến xã hội. Điều này địi hỏi con người trong công
cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa không chỉ kế thừa những truyền thống tốt đẹp mà phải có đầy
đủ năng lực, phẩm chất cũng như đạo đức để đạt tới thành cơng. Trong q trình học tập và
phát triển bản thân của mỗi con người không thể thiếu đi đường lối, phương pháp đúng đắn để
noi theo và thực hiện một cách hiệu quả, và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đóng góp giá trị tinh
thần to lớn trong quá trình này.
Trước hết, chủ nghĩa Mác ra đời đã đặt nền móng cho cơ sở khoa học, quy luật khách
quan của chủ nghĩa xã hội. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc tiến lên và xây dựng chủ
nghĩa xã hội bằng con đường cách mạng không ngừng nghỉ là việc làm vô cùng thiết thực,
giúp thay đổi, mang lại một xã hội mới tốt đẹp, công bằng hơn cho người dân, một xã hội mà
nhân dân luôn hướng tới và mơ ước đạt được. Bản chất của chủ nghĩa xã hội là một xã hội
đầy tính nhân văn, nơi con người được hưởng hạnh phúc và công bằng, một xã hội do dân làm
chủ, đời sống xã hội và tinh thần của con người luôn được nâng cao. Người đã đề ra những
mục tiêu chủ nghĩa xã hội thực tế để đáp ứng những nguyện vọng của nhân dân, với nền tảng
là học thuyết Mác-Lenin nhằm giải phóng con người khỏi ách áp bức bóc lột, tiến tới tự do,
ấm no và hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định vị trí quan trọng của con người đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tiếp thu từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về
8


con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng
sâu sắc nhất, triệt để nhất, chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Tuy nhiên, “nói một cách đơn
giản và dễ hiểu là: chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”, để “ai cũng được làm việc, được ăn no mặc ấm,
được học hành, người già yếu được giúp đỡ, các cháu bé thì được chăm sóc”9.
Bởi, Đảng và Nhà nước có trách nhiệm lãnh đạo và đưa đất nước tiến tới chủ nghĩa xã
hội với nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển, cho nhân dân một cuộc sống ấm no, hạnh

phúc. Một trong những tư tưởng đặc sắc, quan trọng nhất trong hệ thống tư tưởng văn hóa Hồ
Chí Minh đó là “muốn xây dựng CNXH thì khơng có cách nào khác là phải dốc lực lượng của
mọi người ra để sản xuất... Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng xuất
lao động và muốn nâng cao năng suất lao động thì phải tổ chức lao động cho tốt”10.
Có thể nói rằng, sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng chủ nghĩa xã hội
là một cuộc cách mạng tồn diện vì con người và do con người với nền tảng là những tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong một cá thể con người lúc nào cũng tồn tại
hai mặt tốt và xấu, với những tính cách tốt và xấu ln đồng hành, song song với nhau. Thực
tế trong xã hội, ở mọi giai cấp và tầng lớp vẫn luôn tồn tại những thói xấu, quan liêu. Nhờ có
tư tưởng của Người làm ánh sáng soi đường, nhân dân ta đã không ngừng bền bỉ nỗ lực tôi
giũa bản thân, loại bỏ những mặt xấu, hạn chế còn tồn tại để trở thành những con người xã hội
chủ nghĩa có trí lực, có tư tưởng, có ý chí để xây dựng đất nước lớn mạnh. Ngồi tình thương
u to lớn dành cho nhân dân, Người cũng luôn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân
tộc mình, trở thành nguồn động viên to lớn cho toàn dân hướng tới sự phát triển toàn diện.
Trong thời kỳ quá độ lên xã hội hiện nay, việc có được những tư tưởng, đường lối
đúng đắn và tìm ra hướng đi thích hợp là nhiệm vụ của toàn dân tộc. Một xã hội dân giàu,
9

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2011, t.13, tr. 5
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, 2011, t.13, tr. 69

10

9


nước mạnh, công bằng không chỉ là mơ ước mà là điều chúng ta đang dần hướng tới. Thấu
hiểu những trăn trở, bức xúc của con người Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những
quan điểm vơ cùng sáng tạo trên cơ sở lý luận Mác-Lenin, điều chỉnh để phù hợp với con
đường cách mạng Việt Nam.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo Trình Tư Tưởng Hồ Chí Minh (2018), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự
thật
2. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2000, 2002)
3. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật (2011)
4. TS. Trần Thị Minh Tuyết, Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn
dân và chiến tranh nhân dân
/>5. ThS. Ngô Thị Thúy Mai, Sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng trong thời
kỳ 1930-1945
/>6. Ths. Nguyễn Kim Dự, Nhận thức đúng về đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện
nay

10


/>7. Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
/>8. Lê Xuân Ðức, Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
/>9. Phương Vinh (Bài đăng TCTG số 5/2019), Chủ nghĩa xã hội và con người xã
hội chủ nghĩa
/>
11



×