I. Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất hàng chục năm bôn ba để tìm đường
cứu nước và đã phải bỏ ra khoảng mười năm để tìm hiểu các cuộc cách
mạng lớn trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị
áp bức ở nhiều nước thuộc địa. Qua cả một quá trình tích lũy bằng vốn
sống và học tập không mệt mỏi đó, cùng với một trí tuệ sắc sảo, Hồ Chí
Minh đã hình thành nên một hệ thống luận điểm về cách mạng giải phóng
dân tộc ở thuộc địa mà có thể nói, đó là cả một sự đóng góp to lớn, góp
phần bổ sung và hoàn thiện thêm hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin.
Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc có thể tóm tắt
thành một hệ thống luận điểm sau đây:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo
con đường của cách mạng vô sản.Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX,
Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc
thì phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là một
trong những cái cánh của cách mạng vô sản, và cách mạng giải phóng
dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng
của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định:
muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh",
"đảng có vững cách mệnh mới thành công" "Đảng muốn vững thì phải có
chủ nghĩa làm cốt", đó là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn
dân trên cơ sở liên minh công nông.
Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CM vô sản ở chính
quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của HCM. Do nhận thức
được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do
đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc,
ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không
những không phụ thuộc vào CM vô sản ở chính quốc mà có thể giành
thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận
Mác-Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là
hoàn toàn đúng đắn.
Năm là, CM giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con
đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng
vũ trang của nhân dân.
Tóm lại, HCM đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của
Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống quan điểm mới mẻ,
sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp
tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
II. Quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc.
Hệ thống tư tưởng của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân
tộc được cho là có giá trị góp phần phát triển, hoàn thiện thêm hệ thống lý
luận chủ nghĩa Mác-Lênin, bổ sung đáng kể cho lý luận chủ nghĩa Mác-
lênin về cách mạng giải phóng dân tộc. Người cho rằng: cách mạng giải
phóng dân tộc ở thuộc địa cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có
khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là
một luận điểm mới mẻ và sáng tạo của Hồ Chí Minh.
1. Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc của Hồ Chí Minh
Từ năm 1919 đến năm 1928, Quốc tế cộng sản vẫn cho rằng cách
mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa chỉ thành công sau khi giai
cấp vô sản ở các nước chính quốc giành được thắng lợi. Quan điểm này
vô hình chung đã làm giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào
cách mạng ở thuộc địa. Tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản năm
1919 có đoạn viết: “Công nhân và nông dân không những ở An Nam,
Angiêri, Bengan mà cả Ba Tư hay Acmenica chỉ có thể dành được độc
lập khi mà công nhân các nước Anh và pháp lật đổ được Looiit Gioocgiơ
và Clêmăngxô giành chính quyền nhà nước vào tay mình”. Những luận
cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa và nữa thuộc
địa được thông qua tại đại hội VI Quốc tế Cộng sản, ngày 1-9-1928 viết:
“Chỉ có thể thực hiện được công cuộc giải phóng hoàn toàn các thuộc địa
khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến”.
Tháng 6 năm 1924, phát biểu tại đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ
Chí Minh đã khẳng định vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc
địa: “…vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của
giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh
của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”, “…nọc độc và sức sống của con
rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn các nước
chính quốc” và nếu xem thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốn
đánh chết rắn đằng đuôi”. Như vậy, Hồ Chí Minh đã có một cách nhìn
nhận, đánh giá rất mới về vị trí và vai trò của cách mạng ở các nước
thuộc địa, vị trí, vai trò đó được đánh giá cao, không thể coi thường trong
quan điểm của Người. Theo Hồ Chí Minh khối liên minh các dân tộc
thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng vô sản, nhân dân
các dân tộc thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn. Người cũng khẳng
định, giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản
ở chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Đó là mối
quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ lệ thuộc, hoặc quan hệ
chính - phụ. Để thể hiện cho quan điểm này, Người đã ví với một hình
ảnh quen thuộc, dễ hiểu và cũng đầy sáng tạo trong tư tưởng đó là “con
đỉa hai vòi”. Năm 1925, Hồ Chí Minh viết: “chủ nghĩa tư bản là một con
đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi
khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết chết con vật ấy,
người ta phải đồng thời cắt bỏ hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi,
thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật
vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”.
Từ việc nhận thức được rằng, thuộc địa là khâu yếu nhất trong hệ
thống của chủ nghĩa đế quốc, còn chủ nghĩa yêu nước chân chính ở thời
hiện đại đã trở thành động lực của cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
minh đã khẳng định quan điểm của Người rằng: “Cách mạng thuộc địa
không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có
thể giành thắng lợi trước”, Người viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân
dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của
một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng
khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ
nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em
mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”. Trong tác
phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh có sự phân biệt về nhiệm vụ của
cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc và cho rằng: hai thứ
cách mạng đó tuy có khác nhau, nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Người nêu ví dụ: “An Nam dân tộc cách mệnh thì tư bản Pháp yếu, tư
bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm cách mệnh cũng dễ. Và nếu công
nông Pháp làm cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự
do”.
Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to
lớn, một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mac-Lênin, đã
được thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên toàn thế
giới trong gần một thế kỷ qua chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
2. Thế nào là tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc một cách
chủ động và sáng tạo
Trên cơ sở việc nhận thức một cách đúng đắn, sáng tạo khi khẳng
đinh cách mạng vô sản ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước
cách mạng vô sản ở chính quốc, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh sự cần thiết
của hai yếu tố chủ động và sáng tạo đối với việc tiến hành cách mạng ở
các nước thuộc địa. Vậy, chủ động và sáng tạo mà Người muốn nói ở đây
là gì?
Vận dụng công thức của C.Mác: “sự giải phóng của giai cấp công
nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Người đưa ra
luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có
thể thực hiện được bằng sự nổ lực của bản thân anh em”. Có nghĩa là phải
phát huy tính chủ động của bản thân mỗi dân tộc thuộc địa để đấu tranh
tự giải phóng.
Vào sinh thời của Mác – Ăngghen, các cuộc đấu tranh giành độc
lập chưa phát triển mạnh, trung tâm cách mạng thế giới vẫn ở châu Âu,
vận mệnh loài người vẫn được coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách
mạng vô sản ở các nước chủ nghĩa tư bản phát triển. Do đó, tương lai của
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa cũng được nhìn nhận trong sự
phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở chính quốc. Trái lại, vấn
đề đặt ra trước mắt cho các thuộc địa phương Đông không phải làm ngay
một cuộc cách mạng vô sản, mà trước hết là phải đấu tranh giành độc lập
cho dân tộc, có độc lập dân tộc rồi mới có địa bàn để tiến lên làm cách
mạng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc không cho phép ỷ lại, ngồi chờ thắng lợi của
cách mạng vô sản ở châu Âu để được trả lại nền độc lập cho các dân tộc
thuộc địa. Từ thực tiễn đó, Nguyễn Ái Quốc đã tiến hành đấu tranh, phê