Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.47 KB, 6 trang )

Giới thiệu về các điểm du lịch ven bờ Bắc Trung Bộ
Sinh viên: Cao Hạnh Chi
Nguyễn Trần Ngọc Hoa
Lớp D2017A- Giáo dục Tiểu học
1. Giới thiệu chung
- Vị trí địa lý:
Diện tích: 51.555,6km²
Dân số (năm 2015): 10.472,9 nghìn người
Dân tộc: Việt (Kinh), Khơ Mú, Ơ Đu, Sán Dìu, H’Mơng, Chứt, Bru –
Vân Kiều, Lào, Pa Cơ, Tà Ơi, Nùng, Xtiêng, Xơ Đăng…
Các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên – Huế.
2. Các điểm du lịch ( trên slide chỉ chiếu các hình ảnh và chú thích của từng
địa điểm)
- Giới thiệu khái quát các điểm du lịch ven bờ BTB:
+ là vùng có nhiều bãi biển đẹp như: Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lị
(Nghệ An), Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Thuận An,
Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế)…; nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc sắc
như: sông Hương, phá Tam Giang, cầu Hai (Thừa Thiên – Huế), núi
Thiên Cầm, hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh)…
+ các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia: Bến En (Thanh Hóa),
Pù Huống, Pù Mát (Nghệ An), Vũ Quang, Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), Phong
Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế)…;
+ những di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị: Kinh thành
Huế, đường mịn Hồ Chí Minh hay địa đạo Vịnh Mốc, nghĩa trang
Trường Sơn, căn cứ Cồn Tiên, Thành cổ Quảng Trị
+ Nơi đây còn là quê hương của nhiều lễ hội độc đáo như: lễ hội Lam
Kinh (Thanh Hóa), lễ hội đền Cng (Nghệ An), lễ hội điện Hịn Chén
(Thừa Thiên – Huế); đặc biệt Festival Huế được tổ chức định kỳ 2
năm một lần đã trở thành một sự kiện văn hóa mang tầm quốc tế được
nhiều du khách trong và ngồi nước quan tâm.


- Khu vực này cịn là nơi tập trung 4 di sản thế giới được UNESCO
cơng nhận là Thành nhà Hồ, Quần thể di tích cố đơ Huế và Nhã nhạc –
Âm nhạc cung đình Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.
3. Sau đây xin mời cô và các bạn chúng ta sẽ cùng tới thăm một số địa điểm
du lịch nổi tiếng ở Bắc Trung Bộ


a) Bãi biển Cửa Lò: (chạy cùng slide)
- Bãi biển Cửa Lò là một trong những bãi biển đẹp ở Bắc Trung Bộ
Việt Nam.Cách thành phố Vinh 16km về phía Đơng, Thủ đơ Hà Nội
gần 300km về phía Bắc. Với bờ biển dài 10.2km và các điểm du
lịch sinh thái, du lịch tâm linh, Cửa Lò đang trở thành điểm đến của
những du khách trong và ngoài nước.
- Bãi biển nơi đây đón chào du khách khơng chỉ bằng dải cát dài phẳng
lặng, hay những rặng phi lao rì rào trong gió, hay tiếng sóng vỗ bờ
khơng nghỉ ngày đêm, mà còn bằng vẻ đẹp tráng lệ của thời khắc ban
mai, khi bình minh lên và mặt trời ló dạng. Bên cạnh những áng mây
rực sắc đỏ huy hoàng, một ngày mới bắt đầu cùng hình ảnh lam lũ của
người dân là ấn tượng khó phai mờ trong ký ức của những ai đã một
lần từng chứng kiến.
- Khu du lịch Cửa Lò với bãi biển Cửa Lò nổi tiếng nằm bên bờ biển
Đông, được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lị phía bắc, Cửa Hội phía
nam. Nơi đây có hai con sơng đổ ra biển:đó là sơng Cấm ở phía Bắc
và sơng Lam ở phía Nam.
- Đảo Lan Châu nằm ngay sát biển Cửa Lò, chia bãi tắm Cửa Lò thành
hai khu vực riêng biệt. Những lúc triều dâng, toàn đảo dầm chân trong
nước biển. Dưới chân núi, về phía đơng nam có nhiều tảng đá lớn,
hình thù kỳ lạ với nhiều tên gọi khác nhau. Trên đảo, năm 1936, vua
Bảo Đại đã cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng. Từ đây, du khách có thể
chiêm ngưỡng tồn cảnh thị xã Cửa Lị và được phóng tầm mắt nhìn

ngắm biển khơi bao la. Tại đây có lồi cúc biển đẹp lạ kỳ do chính vua
Bảo Đại đem giống cây từ Pháp về.
- Cách bờ biển 4km là đảo Song Ngư như hai con cá khổng lồ che chắn
bão to, gió lớn cho bãi biển Cửa Lị, Cửa Hội, đây là nơi sinh sống của
các hệ động thực vật rất phong phú như: khỉ, dê hoang dã, chim… Xa
xa, ngoài khơi chừng 20km là núi Quỳnh Nhai. Núi cao 218m, sâu
24m so với mặt biển. Quỳnh Nhai gồm Hòn Lớn và Hòn Con.
- Nguồn hải sản ở đây rất phong phú, khoảng trên 200 loại cá, nhiều
loại đặc sản như: tôm, mực, cua, rắn biển, cá mú… Đến với du lịch
Cửa Lị, du khách khơng thể bỏ qua việc thưởng thức các món ẩm
thực mang hương sắc vùng biển Miền Trung này. Đó là các món:nước
mắm hạ thổ, mọc cua bể, các món mực, cá giị 7 món, ghẹ hấp me,
cháo nghêu, cháo lươn…Các món ăn đặc sản này du khách đều có
thể thưởng thức ngay tại các nhà hàng và dân dã hơn nữa là ngay tại
bãi biển. Lý thú nhất là món ăn mực nhảy (một loại mực ống, nhỏ như
ngón tay, khi vớt lên bờ vì cịn tươi nên trên lưng có những đốm nháy
sáng màu tím), chưa có bãi biển du lịch nào có món ăn này thoảng sẽ


có một chiếc thúng vào và bạn có thể đến xem mua những giã mực
sim, hoặc tơm cá cịn tươi rói, nhảy búng lách tách. Sau đó đưa vào
những hàng quán hiếu khách và hấp lên là đã có thể đánh chén một
bữa hải sản đáng nhớ.
Các hoạt động hấp dẫn khác của du lịch biển Cửa Lò
- Hàng năm, cứ đến ngày 1 tháng 5, ngày Quốc tế Lao động cũng là
ngày mở lễ hội Sơng nước Cửa Lị để khai trương mùa du lịch biển.
Lễ hội có nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc như các trị chơi
truyền thống, thi bơi thuyền rất sơi động và tiết mục bắn pháo hoa.
Mùa du lịch kết thúc vào cuối tháng 9.
- Từ thị xã Cửa Lò, du khách cũng có thể tham gia vào một trong các

tour du lịch hấp dẫn khác ở trong và ngoài thị xã như: Kim Liên (Nam
Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (Thành phố Vinh), rừng nguyên
sinh Pù Mát (Con Cuông), Lạc Xao (Lào) và Thái Lan. Với những giá
trị vốn có và cảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng, Cửa Lị có thể phát
triển nhiều loại hình du lịch với sắc thái ý nghĩa riêng. Du lịch sinh
thái: Quý khách có thể đến thăm Đảo Ngư, Đảo Mắt, khu du lịch sinh
thái Cửa Hội, Hang Bua, nước khống Kim Sơn. Lộ trình du lịch này
đã được xây dựng, quý khách có thể đến thăm các điểm du lịch đem
lại cho du khách sự thoải mái khi hịa mình vào cảnh quan thiên
nhiên Cửa Lò.
b) Phong Nha Kẻ Bàng
+ Thuộc vùng núi đá vôi Kẻ Bàng, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới 50km về phía tây bắc, động
Phong Nha được coi là "Thiên Nam đệ nhất động" của Việt Nam, được
che chở bởi những cánh rừng nhiệt đới.
Từ sông Son, du khách đi hơn 30 phút để tới động Phong Nha. Đến
trước cửa động, cảnh núi non sông nước quyến rũ, thiên nhiên hùng vĩ
với vô vàn hình ảnh kỳ thú hiện ra như khêu gợi trí tưởng tượng của
con người.
+ Cửa động hình thang, rộng khoảng 20 - 25m, cao 10m, có nhũ đá lơ
nhơ. Bơi thuyền qua cửa hang, cảm giác oi nồng của mùa hè nơi miền
Trung gió Lào lập tức biến mất, càng vào sâu ánh sáng càng nhạt dần
rồi mất hẳn, một thế giới u linh, kỳ thú … hiện ra.
Theo các nhà khoa học, q trình phong hóa tạo thành
hang động ở Phong Nha là quá trình tự nhiên đã diễn ra từ cách đây
250 triệu năm. Dạng địa hình chính của Phong Nha-Kẻ Bàng là núi đá
vơi và núi đất, độ cao trung bình 600 mét, thành hẹp, vách đứng. Động
Phong Nha nằm ở phần đông nam khối núi đá vôi Kẻ Bàng trong một
vùng đá vôi bị phong hóa mạnh, diện tích khoảng 10.000 km2, kéo dài
200 km trên phía bắc dãy Trường Sơn, thơng cả sang Lào. Ở khối núi

đá vơi này có hiện tượng nước chảy ngầm. Dịng chảy trên mặt có thể


nhìn thấy là các con sơng Son, Trc, Chày, Rào Thương bắt nguồn từ
các con suối nhỏ, đến hang Én thì suối lớn chảy ngầm vào lịng núi đá
vơi để tạo thành các hang động.
+ Với chiều dài 7.729m, sâu 83m, cao 50m với rất nhiều nhánh hang
phụ lớn nhỏ bao gồm cả hang Bi Kí, hang Tiên và hang Cung Đình.
Đây là loại hình động nước chảy ngầm trong lòng núi với nhiều thạch
nhũ đặc trưng. Tương truyền rằng, chính những măng đá rũ xuống ở
cửa hang đã góp phần tạo nên cái tên đầy thi vị "Phong Nha", tức là
"Gió luồn qua kẽ răng".
Phong Nha nổi tiếng với những khối đá độc đáo được đặt tên theo
các hình dạng tự nhiên như "Sư tử", "Kỳ lân", "Vô chầu", "Cung đình"
hay "Tượng Phật". Sau khoảng 19km chảy ngầm dưới dãy Trường
Sơn, dịng sơng hiện ra ở cửa hang mang một màu nước xanh biếc vào
mùa khô và sắc đỏ vào mùa mưa. Du khách cũng có thể khám phá sự
kiến tạo các măng đá, thạch nhũ tại một vài trong số 14 phòng bên
trong hang động. Bên trong khoảng 1km là hang Bi Kí, một nhánh
phụ nằm sâu trong động Phong Nha cách cửa động khoảng 600m.
+ Phong Nha là hang động tiêu biểu nhất về giá trị thẩm mỹ và sự độc
đáo tại Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng, được Hiệp hội Hồng gia Anh
bình chọn là một trong những hang động đẹp nhất thế giới với 7 tiêu
chí: Hang động có cửa hang cao và rộng; có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp
nhất; có sơng ngầm đẹp nhất; có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ
nhất; có các hang khơ cao và rộng; có Hồ nước ngầm sâu và đẹp; có
nước dài nhất.
+ Sau hàng chục cuộc thám sát khoa học của người Việt, người Pháp,
người Anh... động Phong Nha vẫn cịn đó với những điều bí ẩn.
+ Phong Nha Kẻ Bàng là…

3) Quần thể di tích Cố đơ Huế
Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế kỷ
XIV, các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII), triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ
XVIII) và các vua Nguyễn (1802-1945) đã tiếp tục phát huy và gây dựng ở
vùng Huế một tài sản văn hố vơ giá. Tiêu biểu nhất là Quần thể di tích của Cố
đơ Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục Di sản Văn hoá Thế giới của
UNESCO.
Nằm giữa lòng thành phố Huế, bên bờ Bắc của sông Hương chảy xuyên qua từ
Tây sang Đông, ba tồ thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục
dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu
mực của sự kết hợp hài hoà nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây,
được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng


sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phần của Kinh
thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dịng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Hến…
Nhìn từ phía ngược lại, những cơng trình kiến trúc ở đây như hoà lẫn vào thiên
nhiên tạo nên những tiết tấu kỳ diệu khiến người ta quên mất bàn tay con người
đã tác động lên nó.
Được giới hạn bởi một vịng tường thành gần vng (mỗi chiều xấp xỉ 600m)
với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô:
Ngọ Mơn, chính là khu vực hành chính tối cao của nhà Nguyễn. Bên trong
Hồng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành - nơi ăn ở, sinh hoạt của
Hồng gia.
Xun suốt cả ba tồ thành, khi thì lát đá cụ thể, khi thì mang tính ước lệ, con
đường Thần Đạo chạy từ bờ sơng Hương mang trên mình những cơng trình kiến
trúc quan trọng nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu Văn Lâu,
Kỳ Đài, Ngọ Mơn, điện Thái Hồ, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung
Khơn Thái, lầu Kiến Trung… Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm cơng
trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn

khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con người một cảm giác
nhẹ nhàng.
Bên cạnh thành quách, cung điện, lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế cịn lưu giữ
trong lịng bao nhiêu cơng trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế của
hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng khơng gian đã tiến đến đỉnh cao
của sự hài hoà trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ bốn
mặt, Trấn Bình Thành án ngữ đường sơng, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt biển,
Hải Vân Quan phịng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành luỹ của
Kinh đô song khơng mấy ai để ý đến tính qn sự của nó vì nghệ thuật kiến trúc
đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh vật độc đáo ấy,
chúng ta cịn có đàn Nam Giao - nơi vua tế trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất,
thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất dành cho voi và hổ; Văn Miếu - nơi
thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu- nơi thờ
các danh tướng cổ đại và dựng bia khắc tên tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ
Thánh mẫu Thiên Y A Na… và qua nhiều những thắng tích liên quan đến triều
Nguyễn hồ điệu trong các thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương,
núi Ngự, Vọng Cảnh, Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận… thực sự là những
bức tranh non nước tuyệt mỹ.
Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư Quang,
Trường Ninh, Thiệu Phương… Chính phong cách kiến trúc vườn ở đây cũng
lan toả khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những nhân tố sẵn có, dần đần
định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ Huế. Đây là thành phố của
những khu nhà vườn với những ngơi nhà cổ thâm nghiêm ẩn hiện giữa xóm
phường bình n trong lịng Cố đơ. Mỗi một khu nhà vườn lại mang bóng dáng


của Kinh thành Huế thu nhỏ, cũng có bình phong thay núi Ngự, bể nước thế
dịng Hương, đơi tảng đá cụm thay cho cồn Dã Viên, Bộc Thanh… đủ các yếu
tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ… lại bốn mùa hố trái, ríu rít chim ca,
khơng gian ấy còn là thế giới của những thi nhân mặc khách đối ẩm ngâm vịnh,

là nơi diễn xướng những điệu ca Huế não nùng như Nam Bình, Nam Ai… trong
những đêm gió mát trăng thanh.
Vừa qua, điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là âm nhạc cung đình
Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản Văn
hoá Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại.
Ngày nay, Huế đang phấn đấu trở thành một thành phố Festival của Việt Nam.
Cứ hai năm một lần, nhân dân Thừa Thiên Huế lại đón chào ngày lễ hội này
trong niềm háo hức. Trong ý nghĩ của nhiều người, Huế trở thành thành phố
Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế cịn bảo lưu khá điển hình diện
mạo một kinh đơ của triều đại phong kiến mà các cơng trình kiến trúc lại hồ
điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc đáo với những lễ hội, âm nhạc,
ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú đa dạng.
Với một di sản văn hoá vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc tuý
của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hoá độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Với một công cuộc bảo tồn lớn lao theo nhưng tiểu chuẩn cao nhất của Di sản
thế giới, kho tàng văn hoá Huế sẽ cịn nở rộ những đố hoa nghệ thuật khác nữa.
Huế sẽ mãi mãi được giữ gìn - cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm
tự hào của chúng ta.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×