Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bài giảng Quy hoạch cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc: Phần 1 - Nguyễn Mạnh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 91 trang )

Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

PHẦN MỞ ðẦU:
NHỮNG VẤN ðỀ CHUNG VỀ QUY HOẠCH
CẤP ðIỆN VÀ QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Vai trị của hệ thống cung cấp điện và thơng tin liên lạc:
Hệ thống cấp điện và hệ thống thông tin liên lạc là những thành phần thiết yếu của hệ thống
hạ tầng kỹ thuật. Trong quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCVN07:2010/BXD quy ñịnh hệ thống
cấp ñiện và thông tin liên lạc là những hệ thống hạ tầng kỹ thuật đơ thị độc lập, có vị trí và vai
trò như các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như giao thơng, cấp nước, thốt nước,...
Các đơ thị là các trung tâm kinh tế - xã hội, nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp và có
mật độ dân cư cao thì vai trị của điện và thơng tin vơ cùng quan trọng.
ðiện khơng có thì sản xuất sẽ ñình trệ, kinh tế chậm phát triển, ñời sống tinh thần khơng thể
nâng cao,... Có thể khẳng định là tất cả các nhà máy, xí nghiệp, dân cư đều phải dùng đến điện
năng. Một khu dân cư, một khu đơ thị ñã xây dựng ñầy ñủ các hạng mục giao thơng, cấp nước,
thốt nước,... nhưng khơng có điện và thơng tin thì người dân cũng khơng bao giờ đến ở và nếu
khu đơ thị này được đầu tư để kinh doanh thì giá trị chuyển nhượng bất động sản cũng giảm
theo,...
Cịn với hệ thống thơng tin ta nhận thấy: Thơng tin cũng được coi là nguồn tài ngun.
Thơng tin đến cành nhanh, càng chính xác thì giá trị thơng tin càng lớn và ngược lại và như vậy
thơng tin đã tạo giá trị một cách gián tiếp nhưng có khi rất lớn.
Ngày nay hầu như mọi người ñều phải dùng ñến ñiện và ñiện thoại hàng ngày và ai cũng
biết vai trị của chúng nhưng việc đầu tư các hệ thống này rất tốn tiền, không phải một sớm một
chiều là có ngay mà phải có sự chuẩn bị, sự nghiên cứu kỹ lưỡng,... tức là địi hỏi phải có quy
hoạch.
Với tính chất quan trọng như vậy của hệ thống cấp điện và thơng tin nên trong bất kỳ đồ án
quy hoạch xây dựng nào cũng phải ñề cập ñến việc quy hoạch chúng.
2. Quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành
2.1. Khái niệm quy hoạch
Quy hoạch là bố trí sắp xếp kế hoạch trong dài hạn, tức là quy hoạch có tính định hướng
liên quan tới kế hoạch, thời gian thực hiện và nguồn lực ñể thực hiện.


Quy hoạch là bước cụ thể hóa chiến lược phát triển KTXH của một quốc gia, một ñịa
phương, một ngành,... và mục tiêu nó nhắm đến là đáp ứng địi hỏi của xã hội trong tương lai
chứ không phải ở hiện tại. Mục tiêu này rất ít đồ án quy hoạch thực hiện ñược.
Quy hoạch là bước ñi ñầu tiên làm cơ sở cho các hoạt ñộng tiếp theo như thiết kế, xây
dựng,... và là cơ sở ñể các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

1


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Quy hoạch gồm có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết; quy hoạch dài hạn, quy hoạch
ngắn hạn; quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành,... Mỗi loại quy hoạch lại có một
phương pháp nghiên cứu riêng.
Vấn ñề quan trọng nhất trong tất cả các loại quy hoạch là dự báo số liệu tương lai (số dân
cư, số th bao di động, số cơng suất điện,...). ðây là vấn đề gai góc nhất của các đồ án quy
hoạch vì dự báo sai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lâu dài ñến sự phát triển kinh tếxã hội, trong khi lý thuyết về dự báo chưa được hồn thiện. Lấy ví dụ hệ thống giao thông : quy
hoạch giao thông sai do dự báo sai về quy mơn giao thơng nên dẫn đến tình trạng kẹt xe liên
miên hiện nay.
Quy hoạch là bản phác thảo cuộc sống trong tương lai địi hỏi suy nghĩ của người làm quy
hoạch phải mềm dẻo, biết áp dụng các phương pháp dự báo, tránh mang tư duy của cuộc sống
hiện tại vào tương lai vì nó sẽ khơng cịn phù hợp ở thời ñiểm tương lai.
2.2. Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch xây dựng: là việc tổ chức hoặc ñịnh hướng tổ chức khơng gian vùng, khơng gian
đơ thị và điểm dân cư, hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập mơi
trường sống thích hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ đó, đảm bảo kết hợp hài hịa
giữa lợi ích quốc gia và lợi ích cộng đồng, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch xây dựng ñược phân làm 3 loại:
+ Quy hoạch xây dựng vùng
+ Quy hoạch xây dựng đơ thị
+ Quy hoạch xây dựng khu dân cư nơng thơn
Như vậy trong định nghĩa trên cho thấy quy hoạch cấp điện và thơng tin là một bộ phận của
quy hoạch xây dựng, do đó ta cũng phải xem xét quy hoạch các hệ thống này cho một vùng, khu
vực đơ thị, khu vực nơng thơn.
Quy hoạch xây dựng chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đơ thị phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội
của đơ thị, bảo đảm quốc phịng, an ninh và phát triển bền vững.
Quy hoạch xây dựng chi tiết là việc phân chia và xác ñịnh chỉ tiêu sử dụng ñất quy hoạch
ñô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lơ đất; bố trí cơng trình hạ tầng kỹ thuật,
cơng trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch
chung.
Quy hoạch xây dựng là cơ sở ñể quản lý các hoạt ñộng xây dựng diễn ra trên một lãnh thổ
(xã, huyện, tỉnh, vùng,....) và nó thường gắn trách nhiệm với chính quyền địa phương.
Trong quy hoạch xây dựng có những nội dung liên quan đến các lĩnh vực chun ngành, do
đó nó cũng phải chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước chuyên ngành. Ví dụ bất kỳ ñồ án
quy hoạch xây dựng nào, phần hệ thống cấp ñiện cũng phải tuân theo các tiêu chuẩn và ñịnh
mức do Bộ quản lý chuyên ngành (ở ñây là Bộ Công thương) ban hành.
2.3. Quy hoạch phát triển ngành

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

2


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Ở Việt Nam cơ cấu kinh tế ñược quản lý theo ngành dọc và tồn tại các quy hoạch riêng của

từng ngành gọi là quy hoạch phát triển ngành. Ví dụ: quy hoạch phát triển điện lực, quy hoạch
phát triển bưu chính - viễn thơng, quy hoạch mỏ khống sản,...
Quy hoạch ngành thường gắn với một loại hình sản phẩm hoặc dịch vụ, làm cơ sở ñể các
ngành quản lý q trình đầu tư, phát triển của ngành. Trách nhiệm chính trong việc tổ chức
quản lý quy hoạch ngành là các cơ quan quản lý chuyên ngành ñược tổ chức theo ngành dọc.
Tuy nhiên quy hoạch ngành vẫn phải chịu sự quản lý theo lãnh thổ của các cơ quan ở địa
phương, ví dụ chịu sự quản lý về hoạt ñộng xây dựng khi ñường dây tải ñiện ñi quan ñịa bàn.
- Với ngành ñiện quy hoạch ngành ñược quy ñịnh bới Luật ñiện lực và gồm có:
+ Quy hoạch phát triển ñiện lực quốc gia
+ Quy hoạch phát triển ñiện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Quy hoạch phát triển ñiện lực các quận, huyện.
+ Quy hoạch nguồn thủy ñiện, nhiệt ñiện,....
Cơ quan quản lý quy hoạch: cao nhất là Bộ Công Thương, cấp dưới gồm có các sở cơng
thương tỉnh, Tập đồn điện lực và cơng ty điện lực các tỉnh.
- Với ngành bưu chính - viễn thơng quy hoạch ngành được quy định bởi Luật bưu chính
viễn thơng gồm:
+ Quy hoạch phát triển bưu chính - viễn thơng quốc gia
+ Quy hoạch phát triển bưu chính - viễn thơng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Cơ quan quản lý quy hoạch: cao nhất là Bộ Thông tin và truyền thông, cấp dưới gồm có các
Sở thơng tin và truyền thơng tỉnh, Tập đồn bưu chính viễn thơng và Cơ quan Viễn thông các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.4. Mối quan hệ giữa quy hoạch xây dựng và quy hoạch phát triển ngành
Từ các khái niệm về các loại quy hoạch ở trên ta thấy giữa quy hoạch xây dựng và quy
hoạch phát triển ngành có mối liên hệ khăng khít với nhau.
Về mặt quản lý nhà nước, nội dung chuyên ngành (cấp điện, thơng tin) trong quy hoạch
xây dựng phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành của ñịa phương và trung ương.
Về mặt nội dung quy hoạch: các số liệu tính tốn, dự báo trong quy hoạch phát triển ngành
(số máy ñiện thoại/100 dân, số kW ñiện /m2,....) ñược sử dụng làm số liệu ñầu vào cho cho quy
hoạch xây dựng và ngược lại số liệu dự báo trong quy hoạch xây dựng (diện tích, dân số, giao
thơng, quy mơ sản xuất,...) được sử dụng làm số liệu ñầu vào cho việc lập quy hoạch ngành.

Về nguyên tắc mọi loại quy hoạch phải phù hợp với nhau theo nguyên tắc: quy hoạch sau
phải phù hợp với quy hoạch trước, quy hoạch chi tiết phải phù hợp với quy hoạch tổng thể, quy
hoạch ngành cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch ngành cấp trên, quy hoạch ngành phải phù
hợp với quy hoạch lãnh thổ,...
Như vậy người làm quy hoạch xây dựng khơng chỉ có kiến thức về chun ngành của mình
mà phải ln ln cập nhật kiến thức cơ bản về các ngành khác, thu thập thông tin về các loại
quy hoạch ñể tạo ra những sản phẩm quy hoạch đáp ứng địi hỏi của tương lai.
3. Phạm vi nghiên cứu của môn học
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

3


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Quy hoạch ngành điện và hệ thống thơng tin liên lạc có một phạm vi rộng lớn với nhiều
kiến thức chuyên sâu, liên quan ñến nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì lý do này nếu đề cập đến tồn
bộ các nội dung của nó là rất khó ttrong phạm vi một bài giảng.
Với mục đích trang bị những kiến thức cơ bản nhất của hệt hống cấp ñiện và thông tin liên
lạc cho sinh viên ngành Quy hoạch xây dựng, bài giảng này giới hạn vấn ñề nghiên cứu là quy
hoạch hệ thống cấp ñiện và hệ thống thơng tin liên lạc trong các đồ án quy hoạch xây dựng.
ðây là lĩnh vực quy hoạch mà sinh viên ngành này sau khi ra trường hoạt ñộng chủ yếu.
Bài giảng Quy hoạch cấp điện và hệ thống thơng tin liên lạc khơng hướng đến việc lập một
đồ án quy hoạch ñộc lập mà hướng ñến với tư cách là một bộ phận của quy hoạch xây dựng.
Tùy theo mức ñộ quan trọng, quy mô của hệ thống cấp ñiện, hệ thống thơng tin mà phần quy
hoạch cấp điện được ñề cập như là một mục, một phần hay một chương trong quy hoạch xây
dựng. Tuy nó khơng phải là một ñồ án ñộc lập nhưng sản phẩm của quy hoạch cấp điện và
thơng tin liên lạc có những đặc thù riêng.
Ngun tắc lập quy hoạch địi hỏi người làm quy hoạch phải có kiến thức cơ bản về đối
tượng. Với mục đích đó, bài giảng sẽ cung cấp những kiến thức dưới góc độ kỹ thuật của các hệ

thống kỹ thuật trên để có thể xác định những chỉ tiêu cơ bản mà một ñồ án quy hoạch xây dựng
địi hỏi.
Về quy mơ lập quy hoạch: do tính chất phức tạp của hệ thống điện và thơng tin liên lạc, bài
giảng hướng nội dung chính vào quy hoạch ở phạm vi một khu đơ thị, một khu dân cư, thành
phố, thị xã hay các diểm dân cư.
Về phạm vi nghiên cứu: trong giáo trình chỉ tập trung vào phần cấp ñiện với ñiện áp ñến
110 kV (trọng tâm là hệ thống 35 kV trở xuống). Riêng phần thông tin do tốc độ phát triển cơng
nghệ và dịch vụ q nhanh, hơn nữa hệ thống này quá ña dạng, phong phú nên bài giảng chỉ
giới hạn quy hoạch trong nhóm ñiện thoại cố ñịnh, ñiện thoại di ñộng, internet vì ñây là những
dịch vụ phổ biến nhất hiện nay.
4. Công tác dự báo trong quy hoạch
Dự báo là ngành khoa học trẻ nên có nhiều lý luận chưa được trọn vẹn. ðối tượng nghiên
cứu của khoa học dự báo là các mơ hình dự báo, phương pháp đánh giá độ chính xác,... Ngày
nay dự báo là một khoa học độc lập, có lý luận và phương pháp riêng và đóng góp khá hiệu quả
trong phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia.
Do các hệ thống hạ tầng kỹ thuật chủ yếu ñể phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ
người dân nên trong quy hoạch các hệ thống hạ tầng kỹ thuật luôn luôn ñòi hỏi phải dự báo nhu
cầu sử dụng (nhu cầu ñiện, nhu cầu thông tin, nhu cầu ñiện thoại,...) và nhu cầu lưu lượng (lưu
lượng giao thông, lưu lượng thông tin, công suất truyền tải,...).
Dự báo tuy là ngành khoa học non trẻ, ra đời sau nhưng có một tóc độ phát triển cực kỳ
nhanh chóng do tính ứng dụng cao của nó và do thơng tin ngày nay đóng vai trò là nguồn tài
nguyên to lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam, trong công tác quy hoạch vẫn dùng các phương pháp
truyền thống sau:
- Phương pháp ngoại suy theo thời gian:
Nội dung của phương pháp là dựa vào một chuỗi số liệu thu thập ở quá khứ tại từng thời
ñiểm, xác định quy luật và mối quan hệ của nó với thời gian, sau đó lập hàm số mơ tả quan hệ
đó gọi là hàm hồi quy. Biết được phương trình hồi quy thì chỉ việc thay biến thời gian ở thời
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

4



Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

điểm xác định trong tương lai là tính ñược giá trị dự báo. Lưu ý chữ hồi quy nghĩa là trở về.
Các giá trị hồi quy là giá trị tính từ phương trình hồi quy và thường khơng trùng khít với số liệu
thực tế, do đó giá trị hồi quy coi như giá trị thực ñược quy ñổi về phương trình hồi quy.
Hàm hồi quy có các loại tuyến tính, parabol, hàm mũ, logistic,... tùy vào xu hướng ñể chọn
cho phù hợp nhất với quy luật phụ thuộc. ðể chọn được loại hàm hồi quy nào địi hỏi người làm
dự báo phải biết phân tích, phán đốn, mơ tả được xu hướng biến thiên tức là phải có kiến thức
nhất định về xác suất và thống kê tốn.
- Phương pháp hồi quy tương quan:
Phương pháp này dựa vào mối tương quan giữa giá trị cần dự báo (ñiện, thông tin) với các
giá trị khác (như GDP, sản lượng cơng nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế,...) và thơng thường là
dùng GDP. Xác ñịnh quy luật và mối quan hệ giữa giá trị cần dự báo với GDP, lập hàm mơ tả
quan hệ đó gọi là hàm hồi quy. Các phương trình hồi quy cũng có tuyến tính, parabol, hàm mũ,
logistic,...
Sau khi có quan hệ giữa giá trị cần dự báo với GDP ta cần tính giá trị dự báo ở tương lai
dựa vào giá trị GDP ở tương lai. Tuy nhiên GDP ở tương lai cũng chưa biết, nhưng rất may là
GDP ñã ñược dự báo rất tin cậy trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, tỉnh
hoặc cấp huyện,....
- Phương pháp hệ số đàn hồi: thường tính hệ số đàn hồi so với giá trị GDP. Phương pháp
này đem só sánh tốc ñộ tăng của giá trị dự báo so với tốc ñộ tăng của GDP xem hệ số chênh
lệch bao nhiêu, từ đó tính được gá trị dự báo. Phương pháp này hay ñược các chuyên gia sử
dụng ñể so sánh với các nước khác có cùng điều kiện như nước ta hoặc so sánh với các nước
quanh khu vực.
Quy hoạch có nhiệm vụ phác thảo kinh tế - xã hội tương lai, do đó dự báo là trái tim của
ngành quy hoạch. Thực trạng ở nước ta tình trạng quy hoạch treo là khá phổ biến mà lý do
chính là các đồ án quy hoạch khơng đáp ứng địi hỏi của người dân. Trên tạp chí Khoa học và
phát triển số 219-2009 có nhận định “Quy hoạch đơ thị ở nước ta vẫn chỉ là những bản vẽ vô

hồn. Chưa nói đến một chất lượng sống tốt hơn, quy hoạch thậm chí cịn khơng có vai trị gì
trong việc giúp người dân tránh ñược những rủi ro hằng ngày vẫn xảy ra như cơm bữa : dây
điện thoại thành thịng lọng gây chết cho người ñi ñường, xe máy thụt hố ga, …”. Tạp chí này
cũng viết “Ai cũng gọi quy hoạch là một ngành khoa học dự báo, hoạch ñịnh phát triển trong
tương lai thế nhưng các trường quy hoạch chủ yếu dạy sinh viên làm các ñồ án thiết kế với đề
bài có sẵn. Trong khi đó, để thực sự dự báo, sinh viên cần học về toán thống kê, kinh tế học, dân
số học, tương lai học, xã hội học và một số lĩnh vực nóng như vấn ñề giá dầu mỏ (tài nguyên
này ñang cạn kiệt, 50 năm nữa liệu con người có cịn dùng động cơ ñốt trong). Hãy thử ngẫm
xem xã hội Việt Nam ñã thay ñổi cơ bản như thế nào trong 25 năm vừa qua ñể mà suy nghĩ xem
liệu 25 năm tới điều gì sẽ xảy ra. Những bản quy hoạch, buồn cười thay, hoàn toàn dựa trên
hiểu biết và khát vọng của chúng ta về ngày hôm nay”.
5. Các ký hiệu thường dùng trong quy hoạch cấp ñiện và hệ thống thông tin liên lạc
Công tác quy hoạch xây dựng nói chung có hệ thống các bản vẽ và ký hiệu riêng so với các
công tác khác. ðể thống nhất cách sử dụng các ký hiệu trong ñồ án xây dựng, Bộ Xây dựng ñã
ban hành Quyết ñịnh số 21/2005/Qð-BXD ngày 22/7/2005 quy ñịnh hệ thống ký hiệu bản vẽ
trong các ñồ án xây dựng. ðây là văn bản quy phạm pháp luật, có tính chất bắt buộc áp dụng
đối với tất cả các ñồ án xây dựng.
Phần hệ thống thơng tin liên lạc có các loại ký hiệu sau:
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

5


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Phần hệ thống cấp điện có các loại ký hiệu sau:

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

6



Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

PHẦN THỨ NHẤT:
QUY HOẠCH CẤP ðIỆN
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG ðIỆN VÀ QUY HOẠCH CẤP ðIỆN
1.1. Khái niệm hệ thống ñiện
a) Hệ thống ñiện
Hệ thống ñiện là tập hợp bao gồm các nguồn ñiện và các phụ tải điện được nối với nhau
thơng qua các trạm biến áp, ñường dây tải ñiện và các thiết bị ñiện khác. Các thành phần của hệ
thống ñiện gồm nguồn ñiện, mạng ñiện và phụ tải ñiện.
Trạm biến áp
21/500kV
Nguồn ñiện

Trạm biến áp
500/110kV

Trạm biến áp
110/22kV

Hộ tiêu thụ
Trạm biến áp
22/0,4kV

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

7



Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Nguồn ñiện là nơi phát ra ñiện năng, phụ tải là nơi tiêu thụ điện năng cịn mạng ñiện là môi
trường ñể truyền tải ñiện năng từ nguồn ñến phụ tải.
Hệ thống ñiện là một bộ phận của hệ thống năng lượng quốc gia và cũng là thành phần chủ
ñạo của nền kinh tế ñất nước. Trong giá thành của ña số sản phẩm của nền kinh tế quốc dân thì
điện năng ln ln chiếm một tỷ lệ đáng kể (ví dụ ngành sản xuất nhơm 50-60% giá thành
thuộc về điện năng).
Hệ thống điện có thể là xoay chiều hoặc một chiều. ðối với vấn ñề quy hoạch cấp ñiện ở
nước ta chỉ dùng ñiện xoay chiều, ký hiệu AC (alternative current). Do đó trong tập bài giảng
này chúng ta chỉ ñề cập vấn ñề quy hoạch cấp ñiện xoay chiều hình sin.
Hệ thống ñiện là một hệ vô cùng phức tạp không chỉ về mặt kỹ thuật mà cịn về tính chất
phát triển khơng ngừng theo thời gian. Các yếu tố tác ñộng ñến sự phát triển của hệ thống ñiện
rất ña dạng: kinh tế-xã hội, thời tiết, khí hậu, ảnh hưởng của kinh tế thế giới, thậm chí cịn ảnh
hưởng của các sự kiện thể thao,... Nói chung các yếu tố này thường có tính bất định cao, khó dự
báo.
Trước tình hình trên, việc lập qui hoạch cấp ñiện thỏa mãn nhu cầu dùng ñiện trong tương
lai là một việc làm phức tạp, địi hỏi phải có phương pháp và qui trình cụ thể.
b) Dịng điện xoay chiều hình sin:
- Dịng điện xoay chiều hình sin là loại dịng điện có trị số biến đổi theo quy luật hình sin
của thời gian
i (t ) = I m sin ( 2π ft ) = I 2 sin ( 2π ft )

- ðây là loại dịng điện dùng phổ biến trong nền kinh
tế - xã hội của nước ta do có nhiều ưu điểm như truyền tải
đi xa, tiết kiệm chi phí đầu tư,...
- Im là biên độ của dịng điện

i(t)


½ chu kỳ dương
Im
π



2πft

T=0,02s

- I là giá trị hiệu dụng, tức là giá trị tác dụng của dịng
điện và nó thường được ghi trên các thiết bị. Trong kỹ
thuật và đời sống khi nói đến giá trị Ampe của một thiết bị nào đó ta hiểu ngay đó là giá trị hiệu
dụng của nó.
- f là tần số của dịng điện tức là số lần đảo chiều của dịng điện trong thời gian 1 giây. Việt
Nam quy định f = 50Hz, một số quốc gia khác có tần số 60Hz. Các hệ thống điện có tần số khác
nhau khơng thể kết nối trực tiếp được với nhau mà phải kết nối thơng qua đường dây tải điện
một chiều.
c) Cấu trúc của ñường dây cung cấp ñiện xoay chiều:
Trong thực tế ñể cung cấp ñiện cũng như truyền tải ñiện ñi xa người ta không dùng mạng
ñiện 1 pha mà dùng hệ thống ñiện 3 pha. Lý do là mạng ñiện 3 pha kinh tế hơn mạng ñiện 1 pha
vì nếu cấp điện bằng mạng 1 pha ta phải dùng 6 dây, trong khi với mạng 3 pha ta chỉ cần dùng 3
hoặc 4 dây.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

8



Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Mạng ñiện từ 1kV trở lên người ta chỉ dùng 3 dây ñể truyền tải ñiện.
Mạng ñiện < 1kV người ta dùng 3 pha 4 dây, trong đó có dây trung tính để truyền tải điện
do các phụ tải của mạng điện này có cả loại 3 pha, có cả loại 1 pha, trong đó loại 1 pha phải sử
dụng dây trung tính.
Với mạng điện trong cơng trình xây dựng ngoài 3 dây pha và 1 dây trung tính cịn có dây
nối đất an tồn (gọi là dây PE = Protection Earth). Dây PE dùng ñể nối vỏ thiết bị nhằm đảm
bảo an tồn cho người sử dụng thiết bị.
Dây pha

A

Dây pha

B

Dây pha

C

Dây trung tính

N

Thiết bị
3 pha

Thiết bị
3 pha


Thiết bị
1 pha

Thiết bị
1 pha

Các dây dẫn ñiện dùng ñể tải dịng điện từ nguồn đến phụ tải người ta gọi là các dây pha
(ký hiệu A, B, C hoặc L1, L2, L3), dây nối giữa các điểm trung tính của nguồn và phụ tải gọi là
dây trung tính (ký hiệu N).
d) ðiện áp ñịnh mức của hệ thống ñiện:
ðiện áp ñịnh mức là giá trị dùng ñể ñịnh danh một mạng ñiện. Giá trị ñiện áp ñịnh mức của
một mạng ñiện do Nhà nước quy ñịnh thành văn bản luật. Giá trị này được dùng để tính tốn,
lựa chọn thiết bị, chuẩn hóa và chế tạo thiết bị.
Với mạng ñiện 3 pha thì ñiện áp ñịnh mức quy ñịnh là điện áp dây cịn mạng điện 1 pha thì
điện áp ñịnh mức là ñiện áp pha. Ký hiệu ñiện áp ñịnh mức là Uñm.
Các thiết ñiện ñược sản xuất sao cho ứng với giá trị ñiện áp ñịnh mức cung cấp thì nó làm
việc tốt nhất, tuổi thọ lâu nhất, hiệu suất cao nhất. Nếu thiết bị ñiện vận hành ở ñiện áp cao hơn
hay thấp hơn ñịnh mức ñều không tốt.
Giá trị ñiện áp thực tế luôn luôn biến đổi quanh giá trị định mức chứ khơng thể bằng giá trị
định mức mà ln ln biến đổi theo thời gian và theo chiều dài ñường dây cung cấp ñiện.
Thông thường, các phụ tải ñiện ở ñầu nguồn ñiện sẽ chịu ñiện áp cao hơn ñịnh mức 5%, ở cuối
nguồn chịu ñiện áp thấp hơn ñịnh mức 5%.
Hiện nay ở nước ta cịn tồn tại có các cấp điện áp ñịnh mức sau:
- Cấp ñiện áp siêu cao áp: 500kV
- Cấp ñiện áp cao: 220 kV, 110 kV, 66 kV
- Cấp trung áp: 35 kV, 22 kV, 15 kV, 6 kV.
- Cấp hạ áp: 0,4 kV/0,22kV
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng


9


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Trong đó cấp 66kV chỉ cịn duy nhất một tuyến từ ða Nhim ñi Nha Trang. Cấp 6kV và
15kV cịn tồn tại từ trước năm 1975 đến nay và dần dần sẽ có kế hoạch cải tạo thành cấp 22 kV
hoặc 35 kV. Như vậy trong tương lai chúng ta chỉ cịn các cấp điện áp sau: 500, 220, 110, 35,
22 và 0,4 kV.
1.2. Phân loại hệ thống ñiện:
Nếu phân loại theo cấp ñiện áp thì mạng ñiện < 1 kV gọi là mạng hạ áp, từ 6kV ñến 35 kv
gọi là trung áp, 66kv ñến 220 kv gọi là cao áp và 500 kv gọi là siêu cao áp.
Nếu phân loại theo chức năng thì mạng điện từ 110 kV trở xuống gọi là mạng phân phối và
từ 220 kV trở lên gọi là mạng ñiện truyền tải.
Trong đơ thị người ta sử dụng phổ biến cấp ñiện áp 22 kV ñể cung cấp ñiện cho các phụ tải
thay vì dùng cấp 35 kV. Lý do là khu vực đơ thị có mật độ dân cư rất dày ñặc, quỹ ñất rất hạn
chế, nếu dùng 35 kv sẽ tốn đất dành cho hành lang an tồn điện.
Khu vực nông thôn người ta lại sử dụng cấp 35 kV vì quỹ đất nơng thơn nhiều nên có thể
dành cho hành lang lưới ñiện và ñổi lại giảm ñược tổn thất điện áp cũng như cơng suất.
Nếu phân mạng điện theo số dây dẫn thì có mạng 3 pha 3 dây, 1 pha 2 dây, 1 pha 1 dây.
Nếu phân mạng điện theo cấu trúc thì có mạch điện kín (cấp điện từ 2 nguồn trở lên) và
mạch điện hở(chỉ ñược cấp ñiện từ 1 nguồn).
Nếu phân mạng ñiện theo kết cấu có mạng điện đi nổi, mạng điện ngầm.
Nếu phân loại theo tính chất của dịng điện ta có dịng điện 1 chiều, dịng điện xoay chiều.
1.3 Các thành phần cơ bản của hệ thống ñiện
1.3.1. Phụ tải ñiện và hộ tiêu thụ
Theo ñịnh nghĩa chặt chẽ của kỹ thuật điện thì phụ tải điện là các thiết bị tiêu thụ ñiện năng
ñể biến ñổi thành các dạng năng lượng khác như: nồi cơm ñiện, máy ñun nước, bóng đèn, lị
nung chảy thép, động cơ bơm nước, tủ lạnh,....
Với lĩnh vực quy hoạch ñiện, khái niệm phụ tải ñiện phải ñược mở rộng hơn. Phụ tải ñiện

có thể là các thiết bị tiêu thụ điện (lị luyện thép, máy nâng chuyển, băng chuyền,...) hoặc có thể
là tập hợp của một khu vực sử dụng điện (nhà máy, xí nghiệp, huyện, tỉnh,...)
Trong quy hoạch cấp ñiện khái niệm phụ tải là một tập hợp khu vực sử dụng ñiện thường
ñược sử dụng.
Khi ta xét phụ tải ñiện dưới dạng tập hợp khu vực sử dụng điện thì các phụ tải này ñược gọi
là hộ tiêu thụ. Dựa vào yêu cầu cung cấp điện và tính chất quan trọng của hộ tiêu thụ người ta
chia hộ tiêu thụ ñiện thành 3 loại:
+ Hộ loại I là những phụ tải quan trọng; ngừng cung cấp ñiện sẽ gây tai nạn nguy hiểm cho
con người; làm tổn thất lớn ñến nền kinh tế quốc dân làm hỏng hàng loạt sản phẩm, thiết bị; làm
rối loạn q trình sản xuất phức tạp (ví dụ như cấp điện cho phịng mổ, máy chủ web, lị luyện
thép, Văn phịng chính phủ,…).

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

10


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Hộ loại I phải ñược cung cấp ñiện liên tục bằng 2 ñường dây ñộc lập. Việc cung cấp điện
chỉ được gián đoạn trong thời gian đóng điện dự phịng của thiết bị tự động.
+ Hộ loại II là phụ tải khi ngừng cung cấp ñiện sẽ làm sản xuất bị đình trệ; hàng loạt sản
phẩm bị phế bỏ; vi phạm hoạt động bình thường của nhân dân thành phố (ví dụ nhà máy cơng
cụ, dây chuyền sản xuất tự động, cơng trình thuỷ nơng lớn, hệ thống ñiện,...)
Hộ loại II ñược phép gián ñoạn trong thời gian cần thiết để đóng điện bằng tay chuyển sang
nguồn dự phòng.
+ Hộ loại III bao gồm tất cả các thụ ñiện còn lại. Hộ loại III cho phép ngừng cung cấp ñiện
trong thời gian sửa chữa, khắc phục những hư hỏng xảy ra nhưng phải khẩn trương, nhanh
chóng.
Lưu ý rằng việc phân loại hộ nói trên chỉ là tương đối, mạng tính chất tham khảo phục vụ

cho việc lập quy hoạch. Theo quy ñịnh của Luật ðiện lực, mọi hộ tiêu thụ đều bình đẳng, có vai
trị như nhau trong việc sử dụng điện. Việc đóng cắt điện đều phải thơng báo trước và có kế
hoạch rõ ràng. Ngồi ra thực tế có nhiều đơn vị tự bỏ tiền ra xây dựng đường dây nối đến thì họ
có quyền địi hỏi ñược cấp ñiện tin cậy nhất.

Một số hộ tiêu thụ điện
1.3.2. Nguồn điện
Nguồn điện hiểu theo nghĩa thơng thường là nơi phát ra điện năng. Nguồn điện có nhiệm vụ
biến các dạng năng lượng khác thành ñiện năng và nhờ vậy năng lượng mới ñược chuyển ñi xa
một cách dễ dàng và kinh tế.
Nguồn điện hiện nay có rất nhiều loại: Nhiệt điện (than, khí, ngun tử,...), thủy điện (sử
dụng nước), phong điện (sử dụng sức gió), pin mặt trời, thủy triều, tích năng, ...
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

11


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

ðiện mặt trời, phong ñiện, thủy triều,... là những nguồn năng lượng tái tạo (có khả năng tái
sinh), có trữ lượng gần như vơ hạn và siêu sạch nhưng chi phí đầu tư rất đắt, địi hỏi cơng nghệ
cao. Một số nước tiên tiến khuyến khích đầu tư các nguồn năng lượng này, trong đó chính phủ
sẽ trợ giá bán điện cho nhà máy (điển hình như ðan Mạch, ðức, Thụy ðiển). Ở Việt Nam chưa
có cơ chế hỗ trợ giá bán ñiện cho năng lượng sạch nên loại hình khai thác năng lượng này khó
phát triển ở quy mơ lớn.
ðiện gió Bình Thuận

ðiện mặt trời
400MW-


Thủy điện cũng là nguồn năng lượng tái tạo có giá thành bán ñiện rẻ nhất do không tốn
nhiên liệu mà suất ñầu tư lại thấp. Thời gian gần ñây người ta ñã nhận ra những tác động xấu
đến mơi trường do thủy ñiện gây ra. Nhược ñiểm của nó là phụ thuộc vào thời tiết nên nếu nó
chiếm tỉ trọng lớn trong lưới điện quốc gia thì vào mùa hạn hán sẽ khơng đủ điện để cung cấp
cho nền kinh tế dẫn ñến sản xuất ñình trệ. Ở Việt nam trong giai ñoạn từ 2000 ñến nay chúng ta
thấy năm nào cũng thiếu ñiện về mùa hè do tập trung ñầu tư quá nhiều thủy ñiện.

Lắp Roto thủy ñiện Sơn La 20/8/2010
400MW-1000tấn, R=15,8m, H=3,2m

Tồn cảnh đập ngăn thủy điện Sơn La
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

Toàn cảnh thủy ñiện Nậm Mức 44MW
12


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Các dạng năng lượng còn lại tồn tại dưới dạng hóa thạch (dầu, than, điện ngun tử,...) là
dạng năng lượng khơng tái tạo lại được, sử dụng 1 lần là hết. Ưu ñiểm của năng lượng này là ôn
ñịnh, không phụ thuộc vào thời tiết, chủ ñộng nguồn cung cấp ñiện. Hiện nay con người ñang
khai thác rất mạnh năng lượng này và ñang ñứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường do các loại vật liệu này gây ra.

Nhiệt điện khí Phú Mỹ

Nhiệt điện than Phả Lại

Việc xác ñịnh cơ cấu tỷ lệ của các nguồn ñiện trong lưới ñiện quốc gia là cả một bài toán

tổng hợp kinh tế-xã hội ở tầm quốc gia, khơng đơn thuần là nguồn điện nào rẻ thì ñầu tư nhiều.
Trong lĩnh vực quy hoạch cấp ñiện ñiện thì nguồn
điện cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn ngồi khái niệm
nguồn ñiện ở trên. Nguồn ñiện trong quy hoạch cấp điện
cịn bao gồm các trạm biến áp cấp điện.
Trạm biến áp là trạm điện có chức năng biến đổi
điện áp và phân phối điện năng. Trạm biến áp có lắp các
máy biến áp, các thiết bị phân phối ñiện, thiết bị ño
lường ñiều khiển và thiết bị bảo vệ.

Thủy ñiện
36%

Than
10,5%

ðiện khác
29,1%

Khí
18,5%

Dầu
5,9%

Cơ cấu nguồn ñiện Việt Nam 2009

Trạm biến áp phân phối là trạm biến ñổi ñiện trung áp 22 kV thành ñiện hạ áp 380/220V ñể
cung cấp ñiện năng cho phụ tải đơ thị.


Trạm 35 kV

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

Trạm 110 kV

13


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

1.3.3. Mạng điện
Mạng điện có chức năng dẫn truyền ñiện năng ñi xa. Trong quy hoạch cấp ñiện ta nghiên
cứu mạng ñiện là tập hợp các ñường dây truyền tải ñiện như: dây ñiện trần, cáp ñiện bọc, cáp
ñiện ngầm,...

ðường dây tải ñiện cao áp

ðường dây tải ñiện trong đơ thị hiện nay

Vật liệu làm dây dẫn điện thường bằng nhơm hoặc đồng và được cấu tạo từ rất nhiều sợi
đồng hoặc nhơm có tiết diện bé (khoảng 2-5mm2) bện với nhau để tạo thành dây dẫn có tiết diện
lớn.
1.4. Kết cấu của ñường dây tải ñiện
ðường dây tải điện đi trên mặt đất khơng thẳng hàng và cũng khơng bằng phẳng. ðể đảm
bảo tính kinh tế hầu như các ñường dây tải ñiện phải chuyển hướng nhiều lần nhằm tránh cắt
qua nhà dân, giảm giá trị ñền bù, tránh các cơng trình quan trọng quốc gia,....
Mặt bằng tuyến của đường dây tải điện

VT94

VT95

Các vị trí cột chuyển hướng gọi là cột góc. Cột góc chịu lực kéo lớn do đó khi tính tốn
thiết kế thường to hơn, chắc chắn hơn và chi phí cũng cao hơn. Ví dụ ở hình trên các vị trí góc
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

14


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

chuyển hướng có G1, G2, G3, G4,... Khoảng cách từ cột góc này đến cột góc kế tiếp gọi là
khoảng néo. Việc xác định vị trí cột góc phải được thực hiện chính xác từ giai đoạn quy hoạch
bởi vì nếu quy hoạch khơng chính xác dẫn đến thay đổi cột góc thì tồn bộ hướng tuyến sẽ thay
ñổi, hậu quả là ñất ñai dành cho hành lang đường điện phải điều chỉnh, các cơng trình chuẩn bị
xây dựng cũng phải ñiều chỉnh ranh giới cấp ñất. Vị trí góc phải chọn đặt ở nơi có địa chất tốt,
khơng có nguy cơ xói lở, khơng có dịng chảy ngầm. Những nơi có địa hình hẹp hoặc trong đơ
thị thì cột góc nên dùng cột thép hoặc 2 cột bêtơng ly tâm, những nơi có địa hình rộng, đất đai
rẻ như nơng thơn thì dùng một cột bêtơng ly tâm và bổ sung thêm hệ thống dây néo cột sẽ rẻ
tiền hơn rất nhiều.
Khoảng cách giữa 2 cột góc thường lớn, có khi đến 2 km, trong khi đó dây dẫn điện ln
ln có độ võng. Do vậy giữa các cột góc thường phải đặt nhiều vị trí cột ñể ñỡ dây gọi là cột
ñỡ. Cột ñỡ không chịu lực kéo, chỉ chịu lực nén do trọng lượng dây dẫn và sứ nên có kết cấu
nhỏ. Ví dụ hình trên các cột đỡ có VT94, VT95. Khoảng cách giữ 2 cột liền kề gọi là khoảng
cột.
Những khoảng néo lớn (từ 1500m trở lên) thường phải ñặt ở ñoạn giữa một vị trí néo gọi là
cột néo thẳng. Cột néo thẳng được tính tốn như cột góc.
Dây dẫn điện thường cắt qua đường giao thơng, các đường dây điện khác, sơng ngịi, đồng
ruộng,.... mà ở dưới có hoạt động của phương tiện cơ giới và con người. ðể ñảm bảo an tồn,
trong Luật điện lực quy định rất cụ thể khoảng cách tối thiểu từ dây dẫn đến cơng trình bên dưới

như sau:

Khu vực dây ñiện cắt qua

Khoảng cách tối thiểu từ dây điện

ðơng dân cư

7,0m

Ít người qua lại

5,5m

Khu vực khó đến

4,5m.

Khu vực rất khó đến

2,5m

ðường ơ tơ

7,0m

ðường dây có ñiện áp thấp hơn

3,0m.


ðường dây thông tin tại ñiểm giao cắt

3,0m.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

15


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Khi thiết kế vạch tuyến ñường dây tải điện trên khơng phải tránh cắt ngang qua các cơng
trình có tầm quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hố, an ninh, quốc phịng, thơng tin liên lạc,
những nơi thường xun tập trung đơng người, các khu di tích lịch sử - văn hố, danh lam thắng
cảnh đã được Nhà nước xếp hạng. Nếu khơng thể tránh được mà bắt buộc phải đi qua thì đường
dây trên khơng phải được tính tốn ở chế độ an tồn cao hơn về cả xây dựng và về ñiện như
tăng hệ số an toàn, tăng số bát sứ, treo 2 chuỗi sứ cho 1 dây. Ngồi ra khoảng cách từ dây dẫn
đến các cơng trình này cũng phải lớn hơn bình thường (xem Nghị ñịnh 106/2005/Nð-CP).
1.5. Các vật tư chủ yếu trên ñường dây tải ñiện.
1.5.1. Dây dẫn ñiện
a) Dây dẫn ñiện trần :
Dây điện trần dùng làm đường dây trên khơng, phổ biến nhất là dây nhôm lõi thép và dây
nhôm. Dây đồng trần hiện nay ít được sử dụng do giá thành ñắt, khả năng chịu kéo kém. Khi
dùng dây dẫn điện trần thì hành lang an tồn phải rộng nên tốn đất đai, do đó nó chỉ sử dụng
cho vùng ngồi đơ thị, tuyệt đối khơng dùng trong đơ thị.
Các sợi
nhôm
ðồng trần
Các sợi
thép

Nhôm trần

Dây nhôm lõi thép (ký hiệu AC) dùng cho các khoảng cách cột rộng, chịu lực căng lớn như
vùng núi, vượt nhà ở,.... Loại dây này có 2 vật liệu: ở giữa là các sợi thép để chịu lực căng, bên
ngồi là các sợi nhơm dùng ñể dẫn ñiện. ðường dây từ 110 kV trở lên luôn luôn dùng dây nhôm
lõi thép.
Dây nhôm trần (ký hiệu A) chỉ dùng ñược cho các khoảng vượt nhỏ ở ngồi đơ thị với cấp
điện áp từ 35 kV trở xuống.
b) Dây bọc cách ñiện:
Cũng ñược dùng làm ñường dây trên khơng, nó có ưu điểm là an tồn, khoảng cách hành
lang an tồn lưới điện được giảm xuống do đó rất thuận lợi đối với khu vực trong đơ thị. Nhược
điểm của nó là đắt hơn so với dây trần.
Về cấu tạo, dây trần cũng có thể dùng ruột bằng nhơm hoặc bằng đồng gồm nhiều sợi nhỏ
ghép với nhau. Bên ngồi là một lớp bọc cách điện bằng PVC hoặc XLPE.

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

16


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Vì nhiều lý do, trong đó có lý do về kinh tế, người ta chỉ dùng dây bọc cho cấp ñiện áp từ
35 kV trở xuống.
Cáp bọc cách ñiện không thể chôn ñược trong ñất như dây cáp điện ngầm do cách điện của
nó chưa hồn hảo, chưa có lớp bảo vệ cơ học khi có sự dịch chuyển của ñất do chấn ñộng.
Ruột dẫn

Ruột dẫn


Cách ñiện
Vỏ bảo vệ

Lớp ñộn

c) Cáp ñiện ngầm :
Là loại dây dẫn ñiện đi ngầm dưới mặt đất, rất thích hợp với khơng gian chật hẹp của đơ thị
và những khu vực cần ñảm bảo mỹ quan.
Ưu ñiểm là ñảm bảo mỹ quan, an tồn trong vận hành. Nhược điểm là giá thành rất đắt (cả
vật liệu lẫn chi phí thi cơng), khi sự cố khó sửa chữa.
Về cấu tạo gồm các lớp từ trong ra ngoài như sau: trong cùng là ruột dẫn bằng nhơm (hoặc
đồng); kế tiếp là cách điện bằng XLPE hoặc PVC rất dày (dày hơn loại dây bọc cách ñiện); Lớp
bảo vệ tác ñộng cơ học bằng thép (hoặc bằng ñồng) dưới dạng các sợi (hoặc dưới dạng tấm
thép) mỏng; Ngoài cùng là lớp bảo vệ chống ẩm, chống trầy xước. Nếu là cáp ba pha thì giữa
các pha cịn có lớp độn để tránh các pha xê dịch khi có tác động cơ học.

Ruột dẫn

Cách điện

Vỏ bảo vệ

Cách ñiện

Ruột dẫn

Vỏ bảo vệ cơ học bằng thép

Cáp ngầm khác với dây bọc ở chỗ nó có lớp bảo vệ cơ học và mức cách ñiện của cáp ngầm
cao hơn dây bọc. Do cáp nằm dưới mặt đất, phía trên có các tải trọng cơ học như xe ơ tơ, các

vật nặng như bê tơng,... và do điều kiện thời tiết các lớp đất có thể biến dạng trượt gây ứng suất
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

17


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

trên vỏ cáp, nếu chỉ có lớp nhựa bọc thì ứng suất này gây nứt vỏ bọc và nước ngầm chảy vào
ruột dẫn ñiện gây chập mạch. Với cáp ngầm do có lớp thép bọc ngồi nên ứng suất trượt của các
lớp ñất ñặt lên lớp bọc thép thì khơng có vấn đề gì. ðây là lý do khơng được phép sử dụng dây
bọc làm dây cáp ngầm.
Cáp ngầm hiện nay ñã chế tạo ñược ở cấp ñiện áp 500 kV. Việt Nam cũng ñã lắp ñặt tuyến
cáp ngầm 220 kV ñầu tiên cung cấp ñiện cho Trạm biến áp 220kV Tao ðàn nằm ở trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh. Cáp ngầm từ 110 kV trở lên là loại vật tư đắt tiền, địi hỏi cơng nghệ
cao, quy trình lắp đặt và vận hành rất phức tạp.
Việc lựa chọn loại dây dẫn ñiện phải dựa vào nhiều yếu tố, ñầu tiên phải dựa vào các quy
ñịnh của pháp luật, sau đó dự vào tính kinh tế - kỹ thuật, tính mỹ quan, yêu cầu của các cơ quan
quản lý nhà nước, u cầu của chủ đầu tư,....
Ví dụ theo quy ñịnh của phấp luật về quy hoạch thì trong đơ thị chỉ được lắp dây dẫn điện
bọc hoặc đi ngầm.
1.5.2. Sứ néo kẹp dây
Tại các cột góc hoặc cột néo thẳng phải dùng các loại sứ néo ñể kẹp dây. Sứ néo có 2 loại:
một loại gồm các bát thủy tinh ghép lại ñể thành chuỗi và một loại chế tạo sẵn thành chuỗi. Cả 2
loại sứ ñều có cách ñiện rất tốt và ñược chế tạo (hoặc lắp ghép) kiểu tán ñể tránh nước mưa
chảy tạo thành dịng gây chập điện.

Chuỗi polymer

Chuỗi sứ gồm

các bát ghép lại

Bát sứ thủy tinh
Sơ ñồ lắp sứ néo tại cột góc

Loại chuỗi néo dùng bát sứ thủy tinh tùy cấp ñiện áp mà ghép số bát cách ñiện khác nhau.
Cấp ñiện áp càng cao thì ghép nhiều bát hơn và ngược lại. Từ cấp trng áp cho ñến siêu cao áp
500kV cũng dùng một loại bát sứ, chỉ khác ở số bát cách ñiện.
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

18


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Loại chuỗi chế tạo sẵn thường làm bằng vật liệu polymer chịu lực và hiện ay ñã chế tạo
ñược ñến cấp 110 kV. Loại này dùng phổ biến ở cấp 22 và 35 kV do giá thành rất rẻ, chịu lực
cơ học tốt và ñộ cách ñiện cũng ñảm bảo. Với cấp 110 kV hiện nay chưa thấy dùng nhiều.
1.5.3. Sứ treo dây
Sứ treo dây dùng cho các cột ñỡ ñường dây từ 110 kV
trở lên. Sứ treo dây cũng giống sứ néo kẹp dây gồm 2 loại
là polymer và các bát ghép thành chuỗi. ðiểm khác với
chuỗi néo kẹp dây là ñộ chịu lực của sứ treo dây nhỏ hơn,
nếu dùng các bát cách ñiện ghép lại thì số bát cũng ít hơn
sứ néo.
Các đường dây 500 kV ở Việt Nam mỗi pha dùng 3
dây 3×330mm2 khá lớn nên 1 chuỗi đỡ khơng đủ lực nên
người ta phải dùng 2 chuỗi đỡ ghép song song (xem hình
vẽ bên).
1.5.4. Sứ ñứng ñỡ dây

Với ñường dây từ 35 kV trở xuống các cột ñỡ thường dùng sứ ñứng ñể ñỡ dây, ít khi dùng
sứ bát ñể treo dây. Sứ ñứng có ưu ñiểm rẻ tiền, chế tạo hàng loạt và có cấu trúc là một khối, dễ
lắp đặt.

1.5.5. Các loại thiết bị, vật tư khác:
Ngồi những vật tư chính nói trên, trong mạng điện cịn có hàng ngàn chủng loại vật tư
thiết bị khác nhau. Mỗi loại vật tư thiết bị đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của nó và được
tính tốn xác định ở giai đoạn thiết kế. Ví dụ: máy cắt điện làm nhiệm vụ cắt ñường dây ra khỏi
nguồn ñiện, dao cách ly dùng ñể tạo khoảng hở về ñiện cho người trèo lên sửa chữa, dao tiếp
đất để nối đất an tồn, tụ bù công suất phản kháng,....
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

19


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Trong giai đoạn quy hoạch khơng cần quan tâm đến việc tính tốn các thiết bị này.
1.6. Các thơng số đặc trưng cho chế độ làm việc của hệ thống điện:
1.6.1. Cơng suất tác dụng:
Cơng suất tác dụng là cơng suất tiêu tán trên điện trở R hoặc cơng suất hữu ích trên trục cơ
của các động cơ (ví dụ trục cơ của máy bơm nước, trục cơ của quạt ñiện,...)

P

U

U
R
Bếp ñiện Pnhiệt


R
ðộng cơ ñiện Pcơ

Với thiết bị tiêu thụ ñiện năng ñể biến thành nhiệt năng như lị điện trở, bếp điện, bóng đèn
sợi đốt,... thì cơng suất tác dụng P là công suất tiêu tán trên ñiện trở thực R của thiết bị.
Với các thiết bị ñiện là ñộng cơ, ví dụ trong tủ lạnh sử dụng động cơ để nén khí, máy giặt
sử dụng động cơ để vắt,...thì nó biến điện năng thành cơ năng. ðây là loại thiết bị tiêu dùng ñiện
phổ biến nhất trong lưới điện.
Ngồi ra cịn có các thiết bị điện biến ñổi ñiện năng thành các dạng năng lượng khác như
hóa năng (khi nạp điện cho xe đạp điện), năng lượng sóng viba (lị vi sóng),...
Tất cả các thiết bị ñiện có tiêu thụ năng lượng của lưới ñiện, dù biến đổi thành cơ năng,
nhiệt năng,.... đều được mơ hình hóa bằng một điện trở R tương đương như trên hình vẽ.
Với một hộ tiêu thụ điện (một xí nghiệp, một khu đơ thị, một thành phố, một tỉnh,...) thực
chất cũng là tập hợp của các thiết bị tiêu thụ ñiện (trong ñó chủ yếu là ñộng cơ ñiện). Theo định
luật bảo tồn năng lượng thì cơng suất tác dụng của hộ tiêu thụ bằng tổng công suất tác dụng
của tất cả thiết bị điện cộng với cơng suất tác dụng tổn hao trong mạng điện.
Ký hiệu cơng suất tác dụng là P.
Cơng suất P được bảo tồn, tức là với n thiết bị trong nhà máy thì cơng suất tổng của chúng
là P = P1 + P2 + ...+ Pn
Cơng suất tác dụng đo bằng W, kW, MW.
1.6.2. Cơng suất phản kháng

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

20


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc


Công suất phản kháng là công suất trao ñổi trên ñiện kháng X. Theo lý thuyết kỹ thuật ñiện,
công suất phản kháng do các cuộn dây và tụ ñiện tiêu thụ. Trong thực tế các thiết bị tiêu thụ
ñiện chủ yếu là các cuộn dây (dây quấn trong các động cơ điện), do đó khi nói đến cơng suất
phản kháng của phụ tải điện ta hiểu ngay đó là phần cơng suất trên các động cơ. Tụ điện chỉ
ñược xem xét trong thiết kế các hệ thống bù, trong bài giảng này khơng đề cập đến.
Ở phần trên ta đã biết L là phần tử nạp/phóng năng lượng liên tục theo sự đổi chiều của
dịng điện. Cường độ năng lượng nạp/phóng năng lượng trong cuộn dây gọi là công suất phản
kháng. ðây là lượng công suất không sinh ra cơng nên khơng tính tiền điện, tuy nhiên việc
nạp/phóng năng lượng vào cuộn dây dẫn đến có luồng cơng suất dẫn truyền trên ñường dây tải
ñiện và làm xấu ñi tình trạng làm việc của hệ thống ñiện.

XL

Từ trường do dây
quấn tạo ra
Pcơ

U
Phần ñứng yên
(stato)

Phần quay
(roto)

Sơ ñồ nguyên lý ñộng cơ ñiện

Dây quấn trong ñộng cơ ñiện

Với một hộ tiêu thụ điện, tương tự như cơng suất tác dụng, công suất phản kháng của hộ
tiêu thụ bằng tổng công suất phản kháng của tất cả thiết bị ñiện cộng với cơng suất phản kháng

tổn hao trong mạng điện.
Ký hiệu cơng suất phản kháng là Q.
Cơng suất Q được bảo toàn, tức là với n thiết bị trong nhà máy thì cơng suất tổng của chúng
là Q = Q1 + Q2 + ...+ Qn
Cơng suất tác dụng đo bằng VAr, kVAr (chữ R = Reaction nghĩa là phản kháng)
1.6.3. Công suất biểu kiến (cơng suất tồn phần)
Như vậy thiết bị ñiện trong hệ thống ñiện chủ yếu là ñộng cơ, trong đó có 2 thành phần cơ
bản được mơ hình hóa thành R và X. Phần tử R đặc trưng cho năng lượng sinh cơng của thiết bị
điện, cịn X ñặc trưng cho công suất phản kháng (vô công). Ở cùng một thời ñiểm thiết bị ñiện
tiêu thụ R ñồng thời nạp (hoặc phóng) năng lượng trên R. Như vậy phải có một đại lượng tổ hợp
của cả P, Q.
Theo lý thuyết kỹ thuật ñiện, tổ hợp này gọi là cơng suất biểu kiến, ký hiệu S và được tính
theo công thức S = P 2 + Q 2 .
Thiết bị điện
X
R
Vỏ thiết bị điện

U

Mơ hình hóa của các thiết bị tiêu thụ ñiện
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

21


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

S không giống P và Q ở chỗ nó khơng tn theo định luật bảo tồn năng lượng, tức là
khơng có biểu thức S = S1 + S2 + ... + Sn. Do đó muốn tính S ta chỉ có cơng thức S = P 2 + Q 2 .

ðơn vị công suất biểu kiến là VA hay kVA.
1.6.4. Hệ số cơng suất cosϕ
Hệ số cơng suất được xác định theo cơng thức: cosϕ =

P
S

Là hệ số (khơng có đơn vị) nói lên hiệu quả sử dụng điện của thiết bị. Thật vậy, P là cơng
suất hữu ích sinh cơng nên khơng thể thay đổi được, Q là cơng suất vơ cơng, do đó nếu cosϕ lớn
(tức là ϕ bé) thì Q sẽ giảm. Lượng Q giảm trong khi P giữ
ngun có nghĩa là thiết bị hoạt động hiệu quả.
S
Q

Giữa P, Q, S, cosϕ tạo thành một tam giác vng gọi là
tam giác cơng suất. Khi nói đến phụ tải điện là ta hình dung
ngay đến tam giác công suất. Chỉ cẩn biết 2 thông số của tam
giác cơng suất là ta có thể tính được các tham số khác.

ϕ

P

Ví dụ ta có: Q = P.tgϕ, S = P 2 + Q 2 , P = S.cosϕ, Q = S.sinϕ, ...

1.6.5. ðiện áp:
- ðiện áp là hiệu ñiện thế giữa 2 ñiểm bất kỳ của mạng ñiện. ðiện áp thực tế trên dây dẫn
điện đang vận hành khơng phải là hằng số mà là một giá trị dao ñộng quanh Uñm.
ðiện áp là chỉ tiêu quan trọng nhất ñể ñánh giá chất lượng cung cấp ñiện. ðiện áp cao hơn
hay thấp hơn m đều làm cho tình trạng của thiết bị ñiện xấu ñi. Ta xét một số ví dụ sau để

thấy rõ điều đó:
+ Một đèn sợi ñốt ở Uñm phát quang thông 100%, khi ñiện áp 95%m quang thơng giảm
mất 18%, cịn khi điện áp 90%m thì quang thơng giảm 30%. Ngược lại nếu điện áp 105%m
thì quang thơng tăng nhưng tuổi thọ giảm 1/2, khi điện áp 110%m thì tuổi thọ chỉ cịn 1/3.
+ ðộng cơ điện: Khi U = 90%m thì mơmen quay của ñộng cơ M=81%Mñm và có thể làm
ñộng cơ ngừng quay (khi đang làm việc) hoặc khơng khởi động được (khi bật máy). Mô men
quay giảm làm cho sản phẩm sản xuất ra bị hỏng hoặc kém chất lượng (ví dụ lực nén khn đúc
sản phẩm nhựa khơng đủ). Mặt khác khi điện áp trên động cơ giảm 10% nó sẽ phát nóng mạnh
hơn (do q tải) làm cách điện mau hỏng nên tuổi thọ giảm đi một nửa.
Việc duy trì ñiện áp Uñm dọc chiều dài ñường dây là ñiều khơng tưởng. Chính vì các lý do
trên mà Luật ðiện lực quy ñịnh ñộ dao ñộng ñiện áp tối ña chỉ là 5%, tức là ∆U% = ± 5%.
Nguồn ñiện
ðường dây tải ñiện

1,05Uñm
Uñm

Uñm

Uñm
0,95Uñm

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

22


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Trên đường dây tải điện, vị trí gần nguồn điện có điện áp cao hơn các vị trí cuối nguồn ñiện

là do tổn thất ñiện áp trên dây dẫn khi có dịng điện chạy qua (khi khơng có dịng điện thì khơng
có tổn thất điện áp). ðể đảm bảo dao động ∆U% = ± 5% thì tại nguồn điện người ta duy trì điện
áp bằng 1,05m cịn ở cuối nguồn phải đảm bảo 0,95m.
Ví dụ: hệ thống điện ba pha sinh hoạt có điện áp định mức 380/220V, tức là Udây=380V và
Up=220V. Các hộ ở xa nguồn ñiện nhất phải có điện áp 361/209V và tại vị trí trạm biến áp cấp
điện sẽ có điện áp 399/231V. Trong thực tế điện áp dây tại trạm biến áp ln ñược ngành ñiện
ñiều chỉnh ñảm bảo mức 400V.
ðơn vị của ñiện áp là V, kV.
- Trong hệ thống ñiện, ñiện áp ño giữa 2 dây pha gọi là ñiện áp dây, ký hiệu Ud. ðiện áp ño
giữa 1 dây pha với dây trung tính gọi là điện áp pha, ký hiệu Up.
Giữa Ud và Up có mối liên hệ nhau qua công thức: U d = 3U p
Dây pha

A
Ud

Ud

Dây pha

B
Up
C

Ud

Up

Dây pha


Up

Dây trung tính

N

- Trên một dây dẫn điện, điện áp ño ñược tại 2 ñiểm khác nhau ñược gọi là ñiện áp tổn thất.
Nguyên nhân gây ra tổn thất ñiện áp là do ñiện trở R và ñiện kháng X trên dây dẫn gây ra.
ðiện áp tổn thất ñược ký hiệu là ∆U.
Tổn thất điện áp có tác hại rất lớn ñối với hệ thống ñiện. Ở nhà máy ñiện cung cấp ñủ ñiện
áp Uñm những do tổn thất ñiện áp nên ñiện áp tại nơi tiêu thụ U2 < m và nếu tổn thất nhiều q
thì các thiết bị tại hộ tiêu thụ hoạt ñộng kém hiệu quả, thậm chí có thể ngừng hoạt động. Do đó
Luật điện lực quy ñịnh tổn thất ñiện áp tối ña ∆U% = 5%.
Khi lập quy hoạch cấp điện nhất thiết phải tính tốn kiểm tra mức tổn thất này.
∆U
m

U2

ðường dây
cấp điện

1.6.6. Dịng điện:
Dịng điện là dịng chuyển dịch có hướng của các ñiện tích. ðường dây truyền tải ñiện ñều
ñược làm từ kim loại màu như đồng, nhơm,.... ðây là những vật liệu chứa ñầy các ñiện tử
(electron) trong mạng tinh thể nguyên từ, chỉ cần một lực ñiện từ tác dụng rất bé thì các điện tử
ở lớp ngồi cùng đã tách khỏi sức hút của hạt nhân để trơi theo hướng lực tác dụng. Một ñoạn
dây kim loại chứa ñầy electron tương tự như một đoạn ống nước có chứa ñầy nước. Khi mở
nước thì nước chảy ra ngay lập tức và nhà máy cung cấp bù vào số nước vừa cháy ra. Tương tự
khi bật đèn thì electron trong kim loại chảy vào bóng đèn ngay lập tức và nhà máy ñiện cung

Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

23


Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

cấp bù electrong vào ñoạn dây dẫn. Tốc ñộ chuyển ñộng của electron trong dây dẫn rất bé, chỉ
khoảng vài milimet trong 1 giây nhưng tốc ñộ truyền của điện từ trường dọc theo dây điện thì
gần bằng tốc độ ánh sáng.
Xét về chiều thì dịng điện một chiều mới có chiều thực sự cịn dịng điện xoay chiều khơng
có chiều thực sự mà đảo chiều liên tục với chu kỳ T=0,02s.
Dịng điện trên dây pha cung cấp cho phụ tải có cơng suất ba pha S là:
I=

S
=
3.U d

P2 + Q2
3.U d

Trong công thức này P, Q, S đều lấy là cơng suất của cả 3 pha cịn Ud là ñiện áp dây. Lưu ý
là P = 3P1pha , Q = 3Q1pha nhưng S ≠ 3S1pha.
ðơn vị của dịng điện là A, kA.
- Dịng điện cho phép: Dịng ñiện chạy qua dây dẫn luôn gây ra hiện tượng phát nóng dây,
nhất là dây cáp có vỏ bọc nhựa bên ngồi thì nhiệt tỏa ra mơi trường rất khó. Nhiệt tỏa trong
dây dẫn nóng tới một mức nào đó sẽ làm dây dẫn mất đi tính chất dẫn điện của nó, nếu là cáp
bọc thì nhiệt độ cao làm lớp vỏ cách điện bị biến chất thậm chí có thể bị cháy (nhiệt ñộ trên
650C là chất XLPE hay PVC đã bị hỏng). Chính vì vậy mỗi loại dây dẫn điện có một giá trị

dịng điện giới hạn để nó có thể làm việc lâu dài mà khơng bị phát nóng q giới hạn cho phép
gọi là dịng điện cho phép, ký hiệu Icp.
- Icp là giá trị phụ thuộc vào điều kiện mơi trường xung quanh như: nhiệt ñộ, ñộ ẩm, môi
trường ñất hay nước, chế ñộ tỏa nhiệt, chế ñộ làm mát, số lượng cáp song song, số lớp cáp
chồng lên nhau,.... Do phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố như vậy nên ñể thống nhất cách xác ñịnh
giá trị Icp cho tất cả các nhà chế tạo, người ta quy ñịnh ñiều kiện tiêu chuẩn ñể xác định Icp như
sau:
+ Nhiệt độ mơi trường xung quanh cáp 300C
+ Dây điện được đặt trong mơi trường hở, chỉ có 1 sợi độc lập
+ Tăng dịng điện chạy qua dây dẫn cho đến khi ruột dây dẫn nóng ñến 650C thì dừng lại và
giá trị này là Icp ñược tất cả các nhà chế tạo ghi trong catologue.
- Icp ñược nhà chế tạo xác ñịnh ở ñiều kiện tiêu chuẩn, khi thiết kế phục vụ thi cơng phải
tính quy đổi giá trị này về điều kiện mơi trường thực tế lắp đặt (tham khảo thêm giáo trình ðiện
cơng trình của tác giả Trần Thị Mỹ Hạnh).
1.7. Chất lượng ñiện năng :
ðiện năng cũng là một loại hàng hóa do đó nó cũng phải có các chỉ tiêu đánh giá chất lượng
khi cung cấp cho người tiêu dùng (là các hộ tiêu thụ ñiện). ðiện năng là loại sản phẩm ñặc biệt
thể hiện ở chỗ ảnh hưởng rất rộng lớn đến nhiều đối tượng, là sản phẩm khó tích lũy mà phải
dùng ngay, là sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao.
Nếu xét theo góc độ kỹ thuật điện thì chất lượng điện được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu.
Tuy nhiên chỉ xét theo góc độ cung cấp và sử dụng điện thơng thường thì chất lượng điện ñược
ñánh giá qua 2 chỉ tiêu là ñộ lệch ñiện áp và độ lệch tần số.
Về phía đơn vị cung cấp điện (các cơng ty điện lực): theo quy định của Nhà nước, ñiện áp
tại bất kỳ ñiểm nào trên lưới ñiện mà nhà cung cấp ñiện bán cho hộ tiêu thụ luôn phải nằm trong
giới hạn ± 5% giá trị định mức cịn độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn 50± 0,2Hz.
Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

24



Bài giảng Quy hoạch cấp điện và Hệ thống thơng tin liên lạc

Về phía đơn vị sử dụng điện dân dụng và sinh hoạt khơng có ràng buộc gì về chất lượng
ñiện nhưng với các ñơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu mua điện với cơng suất từ 80kW
trở lên phải ñăng ký biểu ñồ phụ tải (ñăng ký mức cơng suất từng giờ trong ngày), phải đảm bảo
hệ số công suất cosϕ ≥ 0,85. Một số phụ tải điện đặc biệt như lị luyện thép, lị nung,... cần phải
có thỏa thuận thêm nhiều chỉ tiêu khác vì chúng là những thiết bị gây hại cho lưới ñiện (làm
nhiễu lưới ñiện, chập chờn cho các phụ tải ñiện xung quanh,...).
Trong quy hoạch cấp điện khơng cần tính tốn kiểm tra về tần số vì tần số do các cơng ty
phát điện và các trung tâm điều độ điều chỉnh. Tuy nhiên giai ñoạn quy hoạch bắt buộc phải
kiểm tra độ lệch điện áp ở điểm có phụ tải xa nguồn điện nhất xem có đảm bảo chất lượng hay
khơng.
1.8. Hành lang an tồn của các cơng trình điện
ðường dây tải ñiện và trạm biến áp là những nguồn nguy hiểm cao ñộ, nhất là khi ñi trong
các khu dân cư. Nguy cơ xảy ra phóng điện từ đường dây tải ñiện ñến người và thiết bị ở gần là
rất cao. ðể phịng tránh điều này xảy ra thì các cơng trình điện phải có một hành lang an tồn
nhất định, khi vi phạm hành lang này có thể gây nguy hiểm cho ñối tượng ñang xâm nhập vào
hành lang.
Hành lang cơng trình điện được quy định trong Luật ðiện lực và Nghị ñịnh số
106/2005/Nð-CP.
Việc dành ra hành lang an tồn cho cơng trình điện, nhất là hành lang tuyến ñường dây
ñồng nghĩa với việc phải dành quỹ ñất cho hành lang.
Khi lập quy hoạch hệ thống cấp ñiện phải thể hiện phạm vi hành lang trên bản vẽ, thống kê
diện tích và chiều dài hành lang, phạm vi ñược sử dụng hành lang của lưới ñiện. Muốn vậy
chúng ta phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về điện lực.
1.8.1. Hành lang bảo vệ an tồn đường dây dẫn điện trên khơng:
Hành lang bảo vệ an tồn của đường dây dẫn điện trên khơng là khoảng khơng gian dọc
theo ñường dây và ñược giới hạn như sau:
- Chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này
ñến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp.

- Chiều rộng hành lang ñược giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của ñường dây,
song song với ñường dây, có khoảng cách từ dây ngồi cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái
tĩnh theo quy ñịnh trong bảng sau:
ðiện áp
Loại dây
Khoảng cách (b)

ðến 22 kV
Dây bọc
1,0 m

35 kV

66-110 kV 220 kV 500 kV

Dây trần Dây bọc Dây trần
2,0 m

1,5 m

3,0 m

Dây trần
4,0 m

6,0 m

7,0 m

Bề rộng hành lang ñường dây = 2b + D


Nguyễn Mạnh Hà - Trường ðại học kiến trúc ðà Nẵng

25


×