Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

giao duc tieu hoc cd dh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.03 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN

Giảng viên:Trần Dương Quốc Hòa
Tên: Trương Ngọc Phương Thảo
Lớp: Đại Học Tiểu Học B – Khóa 6
MSSV: 1161070084
Năm Học: 2018 - 2019


BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
Sau bốn tuần kiến tập ở Trường tiểu học Thạnh Phú em đã học hỏi được rất
nhiều kinh nghiệm, được tiếp xúc thực tế, trau dồi bản thân về những kĩ năng
cần thiết của một nhà giáo, được làm quen với cách giảng dạy trên lớp. Khơng
những vậy, tơi cịn nắm được phương pháp giảng dạy trong trường Tiểu Học
nhằm củng cố nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp, học hỏi thêm những
kinh nghiệm quý báu ở thầy cô ở trường. Qua những tiết dự giờ, tiết sinh hoạt
chủ nhiệm, những đợt rút kinh nghiệm tiết dạy, tôi nhận ra rằng Tiếng Việt là
một mơn rất quan trọng, hồn tồn đảm bảo được việc thực hiện các nguyên tắc
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Xem xét đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường Tiểu
học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến
tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH).
Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học:
Trong thời gian 4 tuần kiến tập tại trường tiểu học Thạnh Phú, em nhận thấy
mặc dù mỗi giáo viên có những phương pháp dạy khác nhau. Tuy nhiên, trong
các tiết dạy Tiếng Việt, họ đều thực hiện đầy đủ 3 nguyên tắc dạy học. Cụ thể
như sau:


I. Về nguyên tắc phát triển tư duy
Các tiết dạy Tiếng Việt đều tuân thủ nguyên tắc phát triển tư duy. GV ln đặt
HS vào tình huống lúc nào cũng phải tư duy. GV không bày sẵn nội dung bài
học, HS không thụ động mà ln phải học tập tích cực, từng bước tư duy, tự sản
sinh ra kiến thức mới. Cụ thể như:
1. Ở phân mơn học vần: Ví dụ như khi dạy bài vần “ÔN – ƠN”, ở tiết 1, trong
q trình dạy, GV ln u cầu HS phải tự phân tích vần “ơn”, “ơn”, tự cài vần
vào bảng cài, tự suy nghĩ và tìm ra cách ghép để được tiếng “chồn” và “sơn” ,tự
phân tích và so sánh hai vần mới với nhau,... Sau đó, GV mới chốt lại kiến thức
sau mỗi lần hỏi.
=> HS được rèn luyện khả năng tư duy nhanh, chính xác, ln trong trạng thái
phải tư duy liên tục nên bớt nhàm chán và khắc sâu kiến thức hơn. HS thông
hiểu từng đơn vị ngôn ngữ.
2. Ở phân môn tập đọc: Khi dạy bài “Cây xồi của ơng em”, đầu tiên, GV cho
HS xem tranh và hỏi bức tranh vẽ gì? HS suy nghĩ, và trả lời. Sau đó, GV yêu
cầu HS đọc thầm và tự gạch chân dưới những từ mình khơng hiểu. GV cịn u
cầu HS nghe cơ đọc và tự tìm ra cách ngắt, nghỉ câu. Suốt q trình dạy, GV
ln hỏi và giao các nhiệm vụ cho HS thảo luận, suy nghĩ để trả lời những câu


hỏi trong sách và câu hỏi mở rộng liên hệ thực tế, giáo dục kĩ năng sống. Từ đó,
HS rút ra được nội dung, ý nghĩa của bài và tự nêu lên bài học cho bản thân.
Cuối tiết, GV còn cho HS xem clip. Trước khi xem, GV yêu cầu HS sau khi
xem phải trả lời đoạn clip nói về loại trái cây nổi tiếng nào của Đồng Nai.
=> HS bị cuốn hút với đoạn clip nhưng luôn phải tập trung quan sát, suy
nghĩ, rút ra nội dung cần tìm hiểu để trả lời. Qua tất cả hoạt động mà GV tổ
chức và xây dựng, HS học tập một cách tích cực, rèn luyện được khả năng tư
duy, phán đốn.
II. Về nguyên tắc giao tiếp
Trong các tiết dạy Tiếng Việt, GV luôn hỏi, HS trả lời, một số HS nhận xét câu

trả lời của bạn, GV nhận xét sau cùng và kết luận. Ngồi ra, HS ln được nêu
lên cảm nghĩ của mình về 1 bức tranh, 1 hiện tượng, hay trả lời những câu hỏi
của GV theo ý hiểu của mình. GV ln kích thích các em phát triển lời nói, hình
thành cho HS phát triển 4 kĩ năng: nghe – nói – đọc – viết. Cụ thể trong các tiết
tập đọc ở lớp 2 mà em được dự giờ:
- GV dành nhiều thời gian cho phần luyện đọc, tất cả HS trong lớp đều được
luyện đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn, luyện đọc cả bài. HS đọc cho nhau nghe và
nhận xét, sửa sai cho nhau. GV hỗ trợ các em trong việc phát âm sao cho đúng,
đọc ngắt nghỉ cho đúng.
- Bên cạnh đó, ở phần tìm hiểu bài, ngồi những câu hỏi trong sách, GV cịn hỏi
ở bên ngồi, ví dụ như: khi dạy bài “Sự tích cây vú sữa” GV hỏi: “Em cần phải
làm gì để khiến mẹ vui lịng?” HS cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến, nhận
xét đồng tình hay khơng đồng tình với bạn, và bổ sung, sửa cho bạn.
- Khi giới thiệu bài “ Bà cháu” GV chiếu một bức tranh và hỏi: “Em có suy nghĩ
gì khi xem bức tranh này?”, HS suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình trước lớp.
- Khi gặp các từ khó hiểu, HS được yêu cầu thử tự giải nghĩa rồi GV mới giải
nghĩa.
=> HS được rèn luyện khả năng sử dụng ngơn ngữ chính.
III. Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng việt vốn có của HSTH:
Với đặc điểm lứa tuổi ở HSTH đặc biệt là HS lớp 1 do còn nhỏ khả năng tập
trung còn yếu, thích chơi hơn học. Hiểu được tâm lí đó GV đã tổ chức nhiều trò
chơi liên quan đến bài học để giúp các em có thể vừa học vừa chơi khơng gây áp
lực, sử dụng đồ dùng dạy học, hình ảnh sinh động, màu sắc rực rỡ.
Ví dụ: Trong tiết học vần bài AU – ÂU: GV tổ chức trò chơichuyền thư, ơ số bí
mật, để giúp HS rút ra được từ ứng dụng. Qua đó thu hút sự chú ý của HS hơn.
Khi đứng lớp giảng bài GV luôn chú ý đến trình độ Tiếng Việt của trẻ mà sử
dụng từ ngữ dễ hiểu để diễn đạt với HS, dùng hành động, vật mẫu để minh họa


cho lời nói giúp các em có thể hiểu được hết ý mà GV muốn nói.

Yêu cầu 2:
- Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với
các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
- Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp
khắc phục (nếu thấy bất cập).
Sau bốn tuần được cọ xát với thực tế tại trường tiểu học thì em có một số thắc
mắc sau:
-Thứ nhất: Tại sao việc cập nhật phương pháp dạy học mới chưa đồng đều ở
các trường trong cùng một tỉnh. Chỉ một số trường cập nhật và đưa vào áp dụng
trong khi các trường còn lại thì khơng việc cập nhật phương pháp mới này sẽ rất
tốt cho các tiết dạy học Tiếng Việt đặt biệt là TLV và LTVC.
- Thứ hai: Khi ở trường Đại Học phân môn tập đọc được đọc rất nhiều trong
các giờ tập đọc cịn khi đi thực tế thì ít em được đọc.
- Thứ ba: Khi có một em phát âm sai tại sao chỉ sửa cách phát âm trước lớp một
lần cịn nếu khơng thì kêu lát ra chơi gặp cô chỉ lại cách phát âm mà không sủa
ngay ở lớp nhiều lần đặt biệt ở lớp 1 để các em cịn lại có đọc sai thì biết cách
sửa đọc đúng hơn hay nếu khơng chỉ em đó mà rất nhiều em khác cũng phát âm
sai nhưng đến tìm cơ nhờ cách sửa phát âm thì làm sao mà cơ có thể biết được?
Sau đây em xin đưa ra các đề xuất hoặc lí giải theo cách nghĩ của em như sau:
Ở vấn đề thứ ba em nghĩ các cô giáo lớp 1 nên sửa trực tiếp cách phát âm
trong tiết học cho dù tốn nhiều thời gian nhưng đảm bảo các em sẽ được sửa
nhiều lần và cô sẽ biết được bạn nào phát âm không đúng đối với những âm- vần
khó.
Trên đây là một số thắc mắc của em trong 4 tuần đi kiến tập vừa qua nếu có chỗ
nào sai sót mong thầy góp ý giúp để em có thể hồn thiện được kiến thức của
mình hơn ạ. Em cám ơn thầy ạ.

Biên Hòa, ngày 07 tháng 12 năm 2018




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×