Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở việt nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 liên hệ vai trò của sinh viên trong bối cảnh này

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.6 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI:

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng
cơng nghiệp 4.0. Liên hệ vai trị của sinh viên trong bối cảnh này.

Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Nguyệt
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Lan

Lớp

: K22NHB


Mã sinh viên

Hà nội, ngày 26 tháng 05 năm 2020

: 22A4011104



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT



Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CNH

Công Nghiệp Hóa

2

HĐH

Hiện Đại Hóa

3

KT – XH

Kinh Tế Xã Hội

4

CNXH

Chủ Nghĩa Xã Hội

5


KH – CN

Khoa Học Công Nghệ

6

CMCN

Cách Mạng Công Nghiệp


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4 năm 2006), Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ đường lối tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước mà chúng ta cần phấn đấu thực hiện trong 5 năm tới
2006 – 2010 là “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền
tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng
hiện đại hóa”. Có thể khẳng định rằng, chủ trương đẩy mạnh CNH – HĐH mà
Đảng ta đưa ra tại Đại hội lần thứ X không chỉ là sự tiếp nối đường lối và
chiến lược CNH – HĐH đất nước mà còn là bước phát triển mới trong nhận
thức của Đảng ta về đường lối tiến hành CNH – HĐH đất nước theo hướng
CNXH trong bối cảnh cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay. Trong bối cảnh
đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào một giai đoạn phát triển mới
là CNH – HĐH đất nước trong sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc CMCN 4.0
hiện nay.
Như vậy, vấn đề phát triển và từng bước hoàn thiện nền kinh tế đất
nước hiện nay có tính chiến lược quan trọng trong quá trình thực hiện các
mục tiêu phát triển KT - XH 2020 – 2021, nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát

triển của nền chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam và là nhiệm vụ cấp thiết
trong cơng cuộc đổi mới tồn diện nền kinh tế đất nước trong thời đại ngày
nay. Chính vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam trong bối cảnh CMCN 4.0. Liên hệ vai trò của sinh viên trong bối cảnh
này” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn,
góp phần vào quá trình nghiên cứu nền kinh tế Việt Nam thời kì 4.0 ngày
càng phát triển và hồn thiện hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của nghiên cứu này là khái quát và phân tích rõ một số vấn đề
về cơ sở lý luận và thực tiễn CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh CMCN
4.0. Và từ đó, tìm ra một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển CNH
– HĐH đất nước trong điều kiện ngày nay.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát những kiến thức, lí luận cơ bản về CNH – HĐH đất nước
trong bối cảnh CMCN 4.0 ngày nay.
Phân tích và đánh giá thực trạng q trình CNH – HĐH đất nước ta
trong bối cảnh đó.
Từ đó, vận dụng những lí luận đó vào vấn đề thực tiễn là: Đảng ta đưa
ra những giải pháp cụ thể và phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển CNH – HĐH
trong thời đại 4.0 ngày nay. Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong vấn đề
này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối
cảnh CMCN lần thứ 4.
Phạm vi nghiên cứu bao quát cả không gian và thời gian: quá trình
CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh CMCN 4.0 diễn ra trên khắp phạm vị cả
nước và được tính từ năm 2000 tới nay.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lí luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và
chủ nghĩa khoa học nói riêng về vấn đề CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối
cảnh CMCN 4.0.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng
duy vật cùng với các phương pháp khác như: thống nhất logic và lịch sử, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thống hóa nhằm nghiên cứu và phân tích


những lí luận cơ bản về CNH – HĐH cũng như CMCN 4.0 để làm rõ những
quan điểm về CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0.
5. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn đề tài
Ý nghĩa lí luận là: đề tài giải quyết được các vấn đề liên quan đến sự
hình thành, bản chất và ý nghĩa của CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh
CMCN lần thứ 4.
Ý nghĩa thực tiễn: đề tài có ý nghĩa quan trọng về mặt thức tiễn, ảnh
hưởng tích cực trực tiếp tới nhận thức của mỗi cá nhân về vấn đề mang tính
thời sự này. Từ đó, đề xuất ra các biện pháp thúc đẩy phát triển CNH – HĐH
đất nước và liên hệ tới bản thân về trách nhiệm của mình trong việc góp phần
hồn thiện và phát triển toàn diện nền kinh tế Việt Nam trong thời đại 4.0 hiện
nay.

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CNH – HĐH Ở VIỆT
NAM VÀ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0
1.1. Một số lí luận về Cách mạng công nghiệp 4.0
1.1.1. Định nghĩa về Cách mạng công nghiệp 4.0
Khái niệm cách mạng công nghiệp
Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình

độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và
công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn
bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao
động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong
kỹ thuật – cơng nghệ đó vào đời sống xã hội.


+ Theo nghĩa hẹp: CMCN là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất,
tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc trưng là chuyển từ
lao động thủ công quy mô nhỏ lên lao động sử dụng máy móc, quy mơ lớn.
+ Theo nghĩa rộng: Tất cả các cuộc CMCN diễn ra trên thế giới, với
đặc trưng là sự thay đổi về chất của sản suất được tạo ra bởi các tiến bộ đột
phá của KH – CN
Định nghĩa về Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo Gartner, CMCN 4.0 xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong
một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” là kết nối các hệ
thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa
Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy mô bên trong.
Theo GS. Klaus Schwab, người Đức, người sáng lập và là Chủ tịch
Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos mang đến cái nhìn đơn giản hơn về khái
niệm Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được đưa ra trên diễn đàn Kinh
tế lớn nhất thế giới, CMCN lần thứ 4 (4.0) được đề cập đầu tiên tại Hội chợ
triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ
Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012:
“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi
nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CMCN 2.0 diễn ra nhờ ứng dụng điện
năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc CMCN 3.0 sử dụng điện tử và cơng nghệ
thơng tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc CMCN 4.0 đang hình thành
và phát triển dựa trên cuộc CMCN 3.0, nó kết hợp các cơng nghệ lại với nhau,
làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thật số và sinh học”.


CMCN 4.0 được hình thành và diễn ra trên cuộc cách mạng số và diễn
ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Cơng nghệ sinh học, Kỹ thuật và vật lý.


Lĩnh vực Kỹ thuật số có các yếu tố cốt lõi là: Trí tuệ nhân tạo (AI), vạn
vật kết nối – Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data),…
Lĩnh vực Công nghệ sinh học tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những
bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, năng
lượng tại tạo,...
Lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, công nghệ
Nano, các vật liệu mới,…
1.1.2. Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến CNH – HĐH ở
Việt Nam
a. Cơ hội đối với Việt Nam
Cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 có một tác động rất lớn và đa diện tới
nền kinh tế Việt Nam, khiến cho nền kinh tế đất nước phát triển tốt theo
hướng CNH - HĐH mà Đảng ta và Nhà nước đã xác định rõ được tầm quan
trọng của cuộc CMCN 4.0 trong chiến luợc đẩy mạnh nền kinh tế đất nước.
Những tác động mang tính tích cực của cuộc CMCN lần thứ 4 hiện nay đã đặt
ra cho Việt Nam nhiều cơ hội mới nhằm phát triển và hội nhập với thế giới, cơ
hội đó là:
Chính vì Việt Nam là nước đang phát triển và nhờ những thành tựu KH
– CN của cuộc CMCN lần thứ 4 đem lại mà có thể tạo ra những lợi thế, bước
ngoặt lớn cho các nước đi sau như Việt Nam chúng ta. Do không bị hạn chế,
thu hẹp bởi những quy mô cồng kềnh, những giai đoạn rờm rà, quán tính lớn,
mà có thể đốt cháy những giai đoạn khơng cần thiết, sàng lọc được những
kiến thức tinh khôi nhất, mới mẻ nhất và áp dụng hiệu quả nhất.
Cuộc CMCN 4.0 sẽ buộc phải cơ cấu lại và thay đổi từ phương thức tổ
chức sản xuất đến quy trình và các cơng đoạn trong tồn bộ q trình sản xuất

của các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp nặng, thúc đẩy năng
lực sáng tạo trong sản xuất công nghiệp mới nhờ những phương pháp tiên tiến


ít rủi ro hơn, bớt tốn kém cả về thời gian lẫn chi phí nhờ có sự hỗ trợ của các
công nghệ mới,…nhằm tăng cao chỉ số GDP nền kinh tế cũng như mức thu
nhập bình quân để cải thiện chất lượng đời sống người dân ngày một cao hơn.
Bên cạnh đó, cuộc CMCN lần thứ 4 cịn có khả năng biến đổi và chuyển tiếp
các hệ thống – dây chuyền sản xuất, quản lý và quản trị của các doanh nghiệp
trong nước.
Ngoài ra, trong các lĩnh vực như quốc phòng – an ninh, giáo dục, xã
hội,… những thành tựu về KH – CN đã tác động mạnh mẽ và làm thay đổi
các chính sách, phương pháp thực hiện theo hướng tích cực nhằm đem lại
những thành cơng và kết quả tốt đẹp khi đất nước áp dụng hiệu quả những đổi
mới lớn, những cơ hội phát triển của cuộc CMCN lần thứ 4 đem lại.
b. Thách thức đối với Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội phát triển nền kinh tế đất nước mà cuộc CMCN
4.0 đem đến thì cịn khơng ít những thách thức lớn đối với Việt Nam như:
Là thách thức lớn trong việc tiếp nhận và nhận thức đầy đủ về những
kiến thức mới, kĩ năng cao về bản chất, tác động của cuộc CMCN 4.0 và khả
năng tư duy, quản lý điều phối hợp các yếu tố cơng nghệ, phi cơng nghệ,….
Do về mặt trình độ chun mơn dân trí nước ta cịn phân hóa chênh lệch, gây
khó khăn lớn cho Đảng và Nhà nước khi truyền tải thông tin đến người lao
động.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh
vực kinh tế mặc dù đã được chú trọng thúc đẩy nhưng chưa đáp ứng đảm bảo
được sự chuyên mơn và sáng tạo và đó là những thách thức từ những yếu kém
tội tại của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển đều
cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao cơng



nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu KH –CN từ cuộc CMCN 4.0
để giành lấy vị thế phát triển, gây khó khăn cho nước ta.
Đặt ra các vấn đề lớn khác như ô nhiễm môi trường, đối mặt với các vấn đề
xã hội như tỷ lệ thất nghiệp tăng, giải quyết việc làm cho người dân lao động,
những rủi ro cơng nghệ trong q trình sản xuất,….
1.2. Một số lí luận về CNH –HĐH ở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm CNH – HĐH đất nước
Cơng nghiệp hóa là q trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội dựa trên
lao động thủ cơng là chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động
bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu KH –
CN tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý
kinh tế xã hội.
Trong Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa VII đã ra
Nghị quyết về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng
CNH – HĐH đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới,
Đảng ta đã nêu ra quan niệm về CNH – HĐH đất nước cụ thể là:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn
diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý KT – XH, từ sử
dụng sức lao động thủ công sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghê, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển
của công nghệ và tiến bộ KH – CN, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội
cao.
1.2.2. Tính tất yếu khách quan của CNH – HĐH ở Việt Nam
Quan điểm của Đảng về CNH – HĐH ở Việt Nam
Đặc điểm của CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 là:



CNH – HĐH theo định hướng CNXH, thực hiện mục tiêu “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
CNH – HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa
CNH – HĐH trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang
tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Lý do khách quan Việt Nam phải thực hiện CNH – HĐH
Một là, lý luận và thực tiễn cho thấy, CNH là quy luật phổ biến của sự
phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù ở
các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau.
Cơ sở kỹ thuật của một xã hội là toàn bộ hệ thống các yếu tố vật chất
của lực lượng sản xuất phù hợp với trình độ ký thuật tương ứng. Vai trò của
cơ sở vật chất kỹ thuật là:
Là điều kiện trọng yếu nhất, quyết định nhất có liên quan đến sự phát
triển về chất lực lượng sản xuất và năng xuất lao động xã hội.
Là điều kiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các thành viên
trong xã hội.
Vậy nên, XHCN muốn tồn tại và phát triển phải có một nền kinh tế
tăng trưởng và phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế dộ
công hữu về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật của XHCN cần phải xây
dựng dựa trên những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của KH – CN tạo ra
một năng suất lao động cao hơn Chủ nghĩa tư bản, và đó là lý do tất yếu Việt
Nam – XHCN cần thực hiện CNH.
Hai là, đối với các nước đnag phát triển trong thời kì quá độ lên XHCN
như nước ta, việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho XNCH phải được


thực hiện từ đầu thông qua CNH – HĐH. Mỗi bước biến của quá trình CNH –
HĐH là bước tăng cường cơ sở vạt chất – kỹ thuật cho XHCN, phát triển

mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hồn thiện quan hệ sản xuất XHCN,
trên cơ sở đó từng bước nâng cao trình độ văn minh của xã hội.
Tác dụng của CNH – HĐH ở Việt Nam:
Tạo điều kiện biến đổi về chất lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao dần tính độc lập tự chủ của nền kinh tế
tham gia vào q trình phân cơng lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu
quả.
Tăng cường, củng cố khối liên minh cơng nơng trí thức, nâng cao vai
trị lãnh đạo của Đảng.
Tăng cường củng cố an ninh – quốc phòng đất nước.
1.2.3. Nội dung của CNH – HĐH ở Việt Nam
Căn cứ trên cơ sở khái niệm CNH – HĐH ở Việt Nam thì CNH – HĐH
ở Việt Nam bao gồm những nội dung chính sau:
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền
sản xuất – xã hội lạ hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
Để thực hiện chuyển đổi thành cơng, đổi trình độ phát triển địi hỏi phải
dựa trên những tiền đề trong nước. Nội dung quan trọng hàng đầu để thực
hiện thành công CNH – HĐH là phải thực hiện tạo lập các điều kiện cần thiết
trên các mặt của đời sống sản xuất xã hội.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc
hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ.
Đẩy mạnh những ứng dụng thành tựu KH – CN mới và hiện đại
Cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa từng bước chuẩn bị cơ sở vật
chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại để nâng cao năng suất lao động xã hội.


Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất TLSX. Quy luật ưu
tiên phát triển sản xuất TLSX để sản xuất TLSX của Lênin.
Ứng dụng những thành tựu KH – CN hiện đại vào sản xuất đảm bảo
phù hợp với khả năng trình độ và điều kiện thực tiễn.

Phát triển các ngành công nghiệp bao gồm: công nghiệp nặng, công
nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm,… theo hướng hiện đại, đẩy mạnh CNH –
HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nền nông nghiệp xanh sạch từng
bước nâng cao đời sống người nông dân gắn liền với xây dựng nông thôn
mới.
Quá trình CNH – HĐH và ứng dụng thành tự KH – CN tiên tiến phải
được tiến hành đồng bộ, cân đối ở tất cả các ngành các vùng và các lĩnh vực
khác nhau.
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý có hiệu quả.
Cơ cấu nền kinh tế là cấu tạo hay cấu trúc của nền kinh tế, là mối quan
hệ tỷ lệ giữa các ngành, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế. Trong đó cơ
cấu ngành là quan trọng nhất quyết định các hình thức cơ cấu kinh tế khác.
Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước thu
hút có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển KT –XH.
Cho phép ứng dụng những thành tựu KH – CN mới, hiện đại vào các
ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế.
Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và u cầu của
tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Từng bước hoàn thiện qun hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất


Mục tiêu của CNH – HĐH nền kinh tế đất nước ta là xây dựng XHCN
vì vậy phải củng cố tăng cường quan hệ sản xuất XHCN, tiến tới xác lập địa
vị thống trị của quan hệ sản xuất XHCN trên ba mặt – sở hữu, tổ chức quản
lý, phân phối trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển trên cơ sở thành tựu KH – CN
CHƯƠNG 2: CƠNG NGHIỆP HĨA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH CMCN LẦN THỨ 4

2.1. Quan điểm về CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
Thứ nhất, chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi
nguồn lực. Ngày nay, quá trình CNH – HĐH của các quốc gia đều có tác động
mạnh mẽ từ cuộc CMCN 4.0. Do đó, phải tích cực chủ động chuẩn bị các điều
kiện cần thiết để có thể thực hiện q trình CNH –HĐH thành cơng.
Thứ hai, các biện pháp thích ứng phải được thực hiện đồng bộ, phát
huy sức sáng tạo của tồn dân. Để thành cơng, những giải pháp này phải được
thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp của tất cả các chủ thể trong nền
kinh tế - xã hội, phát huy sức mạnh sáng tạo của toàn dân.
2.2. Thực trạng CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
2.2.1. Một số thành tựu của quá trình CNH – HĐH đất nước trong thời
gian qua
Trong nhiều thập niên qua, CNH – HĐH là xu hướng phát triển chung
của nhiều nước trên thế giới. Đối với Việt Nam, cùng với quá trình đổi mới,
việc thực hiện các chủ trương, đường lối về CNH – HĐH đã góp phần quan
trọng trong quá trình phát triển, đưa đất nước thoát nghèo và lạc hậu, nâng
cao mức sống của người dân. Việt Nam trong 30 năm qua từng bước xây
dựng và phát triển đã đạt được một số thành tựu nhất định trong quá trình tiến
hành CNH – HĐH đất nước trong bối cảnh CMCN lần thứ 4 bùng nổ.


Cơ cấu các ngành kinh tế đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP giảm
dần, từ 38,06% năm 1986 xuống còn 18,9% năm 2010 và ước ở mức 18,12%
năm 2014 (năm 2015 dự kiến ở mức 16,8%). Tỷ trọng ngành công nghiệp và
xây dựng trong GDP tăng từ mức 28,88% năm 1986 lên 38,5% năm 2014
(năm 2015 dự kiến là 39%). Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ
mức 33,1% những năm đầu đổi mới lên 42,88% năm 2010 và khoảng 43,38%
năm 2014 (năm 2015, dự kiến tăng lên khoảng 44%). Quá trình chuyển dịch
cơ cấu trong từng ngành cũng đã gắn nhiều hơn với các yêu cầu về CNH,

HĐH. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng giá trị sản xuất của công
nghiệp khai khoáng giảm dần, trong khi tỷ trọng của ngành công nghiệp chế
biến tăng.
Tiềm lực khoa học và công nghệ được tăng cường và phát triển trong
thời gian qua. Trong nhiều thập kỉ qua, đất nước đã đào tạo được trên 1,8 triêu
cán bộ có trình độ đại học và cao đẳng trwor lên với trên 30 nghienf người có
trình độ trên đại học (trên 14 nghìn tiến sĩ và 16 nghìn thạc sĩ) và khoảng 2
triệu cơng nhân kĩ thật, trong đó có khoảng 34 nghìn người đang làm việc trực
tiếp trong lĩnh vực KH – CN thuộc khu vực nhà nước. Đây là nguồn lực quan
trọng nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước. Qua đây ta thấy được, nhờ có sự
quan tâm, khuyến khích của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã có một đội ngũ
cán bộ gần như hồn hảo có khả năng tốt tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức
mới đặc biệt là tri thức công nghệ hiện đại trong một số ngành và lĩnh vực
kinh tế.
Ngoài ra, hệ thống quản lý nhà nước về KH – CN được tổ chức từ trung
ương đến địa phương đã đẩy mạnh phát triển nền kinh tế đất nước, góp phần
thực hiện tốt đường lối CNH – HĐH ở các ngành và địa phương.
Việt Nam đã tham gia và hội nhập trên tất cả các cấp độ, từng bước
tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị cung ứng, đưa hoạt động của


doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh toàn cầu. Xuất khẩu
tăng nhanh và là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
xuất khẩu bình quân thời kỳ 2001 - 2005 đạt 17,9%, thời kỳ 2006 - 2010 đạt
18,27% và thời kỳ 2011 - 2015 ước đạt 17,96%. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có
sự chuyển dịch theo hướng tăng sản phẩm chế biến, nguyên vật liệu, linh kiện
và phụ tùng cho sản xuất, giảm tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng thơ và tài
nguyên.
Đã xây dựng được một cơ cấu vùng hợp lý theo hướng phát huy lợi thế
từng vùng. Hiện nay cả nước có 6 vùng KT – XH và 4 kinh tế trọng điểm. 6

vùng KT – XH bao gồm: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và
Đông Bắc), vùng Đồng bằng song Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam
Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. 4 vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Bộ, vùng kinh tế trong điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,
vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long.
Những nỗ lực đổi mới trong 30 năm qua đã giúp môi trường đầu tư liên
tục được cải thiện, nhờ đó thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát
triển. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam bước đầu chuyển dịch theo hướng hiện
đại. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm khu vực nông nghiệp,
tăng khu vực dịch vụ và công nghiệp. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu có cải thiện
đáng kể.
Cùng với thúc đẩy tăng trưởng, Việt Nam cũng đã giải quyết có hiệu
quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện
tiến bộ và công bằng xã hội. Công tác giải quyết việc làm, xố đói giảm
nghèo vượt mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. Người dân cũng đã có điều
kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công cơ bản, trong đó
đáng kể là dịch vụ y tế, giáo dục.


2.2.2. Một số hạn chế của quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam trong thời
gian qua
Bên cạnh đó, nước ta còn tồn tại một số hạn chế làm cản trở quá trình
thực hiện CNH – HĐH đất nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế toàn diện:
Một là, chậm trễ trong việc chuyển kinh tế nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán
sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mơ lớn.
Về hợp tác xã, GS.TS Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Chính phủ, đã
chỉ rõ tình hình yếu kém của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở nước ta
hiện nay. Tính đến tháng 10/2014 cả nước có 19.800 HTX trong đó 10.339
HTX nơng nghiệp, nhưng có tới 9.363 là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp,

chiếm 92%. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia HTX nông nghiệp khoảng 45%. Song
phần lớn các HTX nông nghiệp mới chỉ cung cấp được một số dịch vụ đầu
vào cơ bản (97% HTX làm dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, 80% làm
dịch vụ thủy lợi, 53% cung cấp giống cây trồng, 30% cung cấp vật tư, phân
bón…, chỉ có 9% số HTX làm dịch vụ tiêu thụ đầu ra). Phần lớn các HTX có
quy mơ nhỏ, cơng nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, chất lượng, hiệu quả
hoạt động và lợi nhuận của HTX thấp.
Hai là, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu KH – CN vào nơng
nghiệp cịn rất hạn chế, nên chậm trễ ứng phó với biến bổi khí hậu khắc
nghiệt.
Gần đây, trong mùa khơ năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn ở đồng
bằng sơng Cửu Long dự báo ở mức độ sâu hơn và gay gắt hơn so với trung
bình nhiều năm. Ngồi ra, cịn một số trường hợp như vỡ đập thủy lợi Đầm
Thìn – Phú Thọ, đập bị vỡ bất ngờ nên gây thiệt hại rất lớn về người và tài
sản.


Ba là, cơ cấu vùng kinh tế còn bất cập, phân bố khơng đồng đều, có sự
chênh lệch lớn giữa cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu ngành và cơ câu lao
động.
Bốn là, cơ sở hạ tầng và trình độ chun mơn KH – CN nước ta cịn có
nhiều hạn chế.
Do nước ta là nước đang phát triển, nên chi phí xây sựng cơ sở vật chất
kỹ thuật chưa được nâng cấp và trang bị đầy đủ những thiết bị cơng nghệ mới
gây khó khăn trong cơng tác nghiên cứu. Trong tổ chức và quản lý đội ngũ
cán bộ KH – CN cịn có sự lỏng lẻo chưa nghiêm khắc nên trình độ chun
mơn kỹ thuật khơng đồng đều.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH CNH –HĐH
TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0
3.1. Một số giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy phát triển mạnh mẽ

trong thời kì CNH – HĐH đất nước
Để thực hiện tốt quá trình CNH – HĐH đất nước trong thời đại CMCN
4.0 ngày nay, để hoàn thành sứ mệnh phát triển đất nước theo hướng CNH –
HĐH dựa trên những đường lối, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
trong các buổi Đại hội tồn quốc. Thì chúng ta phải có những giải pháp phù
hợp và chính xác nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển mạnh mẽ:
Thứ nhất, phải quán triệt những đường lối, chủ trương của Đảng trong
công tác xây dung và tổ chức thực hiện, có những biện pháp nghiêm khắc áp
dụng Bộ Luật và Hiến pháp để răn đe và làm gương cho mọi người thực thi
đúng quy định. Đồng thời, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu quả của
công tác theo dõi, đánh giá và tổng kết việc thực hiện để kịp thời có các điều
chỉnh phù hợp với hồn cảnh bấy giờ.
Thứ hai, đảm bảo gắn kết chặt chẽ việc ban hành cơ chế, chính sách với
các mục tiêu phát triển KT – XH của đất nước nói chung, mục tiêu đẩy mạnh


CNH – HĐH nói riêng. Đảm bảo sự phù hợp trong việc xác định các mục tiêu
với khả năng tiếp cận, khả năng huy động nguồn lực để thực hiện. Coi trọng
tính cân đối, hiệu quả trong tất cả cá khâu huy động, phân bổ, sử dụng các
nguồn lực nhằm phát huy hiệu quả và hiệu lực của các công cụ tài chính phát
triển ngành, lĩnh vực, phát triển vùng, miền.
Ba là, đẩy mạnh đầu tư phát triển khoa học công nghệ, gắn nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật với sản xuất kinh doanh, với nhu cầu của
thị trường. Chú trọng đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học công nghệ,
thành lập các Quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Bốn là, tăng cường ổn định bền vững kinh tế vĩ mô, nâng cao năng suất
lao động quốc gia và đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp trong mơ
hình tăng trưởng theo hướng thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và xây
dựng hệ thống đổi mới sáng tạo. Tăng cường kết nối khu vực và coi trọng các
giải pháp phát triển bền vững theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên Hợp

Quốc.
Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ CNH –HĐH.
Đẩy mạnh thực hiện đổi mới phương thức giáo dục và đào tạo, chú trọng đào
tạo kỹ năng, văn hóa và tác phong làm việc trong công nghiệp.
3.2. Liên hệ trách nhiệm sinh viên về vấn đề CNH –HDDH đất nước
Là công dân Việt Nam, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất phì nhiêu tươi
đẹp hình chữ S, chat trong mình dịng máu đỏ tươi với màu da vàng thì khơng
cịn xa lạ với câu nói như được khắc ghi trong tim mỗi người “Non sơng Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là
nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các em”. Và tôi cũng vậy, luôn cảm thấy
tự hào, hãnh diện khi nhắc tới “Việt Nam”, “Chủ tịch Hồ Chí Minh”, chính
câu nói trên là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trích trong “Thư gửi học sinh
nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày


15-9-1945. Qua lời nhắn nhủ của Bác, mỗi chúng ta có góc nhìn đúng đắn về
vấn đề cấp bách này và sẽ nhận thức được vai trò to lớn của mình đồng thời
nâng cao tinh thần trách nhiệm của tất cả mọi người dân Việt Nam nói chung
và thế hệ tre thanh niên Việt Nam nói riêng trong cơng cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong thời đại CMCN 4.0.
Khốc trên mình chiếc áo đồng phục Học viện Ngân Hàng, tơi cảm
thấy mình thật may mắn được học tập trong một môi trường tốt, nơi trang bị
cho tôi những kiến thức bổ ích về CNH – HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh
CMCN 4.0 thông qua bộ môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin, giúp tơi có cái
nhìn đúng đắn, có hành đọng tốt đẹp sau này trong việc hội nhập đất nước
theo hướng CNH – HĐH ngày nay. Và tơi sẽ nỗ lực học tập tốt, tích lũy đủ
những tri thức, kĩ năng, sẵn sàng cống hiến, góp sức mạnh khi Tổ quốc cần và
nâng cao nhận thức của mình về tầm quan trọng của CNH – HĐH ở Việt Nam
trong bối cảnh CMCN 4.0, nắm vững những kiến thức cơ bản về CNH, HĐH

trong thời đại 4.0 để không nhận thức sai, hành động ngược lại với mục đích
và chỉ tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra. Ngồi ra, bản thân tơi đã và đang
tham gia những hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ của trường và địa phương
nhằm nâng cao nâng cao trình độ học vấn chuyên môn nghiệp vụ theo hướng
hiện đại đáp ứng nguồn lao động có kĩ thuật cho sự nghiệp CNH – HĐH gắn
với phát triển kinh tế tri thức, biết phấn đấu cố gắng vươn lên, sống hòa thuận
chan hịa với bạn bè, có ý chí mục tiêu rõ ràng và hồn thành hết khả năng của
mình.
Những bạn trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam hãy chung
tay góp một phần nhỏ, một hành đọng đẹp vào công cuộc phát triển và hội
nhập đất nước trong xu hướng phát triển CNH – HĐH, mỗi chúng ta cần phải:
nỗ lực học tập tốt, tích lũy đủ tri thức, kỹ năng, gương mẫu thực hiện và tuyên
truyền, vận động mọi người thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng
trong công cuộc hội nhập kinh tế - xã hội 4.0 tồn cầu hóa.


KẾT LUẬN
Tóm lại, ta đã hiểu rõ tầm quan trọng vô cùng lớn của CNH – HĐH đối
với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, củng cố chủ trương chính trị trong
bối cảnh CMCN 4.0 tồn cầu hóa. Xu hướng CNH – HĐH đã và đang trở
thành một xu hướng phát triển toàn diện cho các quốc gia trên thế giới và Việt
Nam đã biết nắm bắt lấy thời cơ tốt này tạo đòn bẩy để nền kinh tế đất nước
sớm phát triển toàn diện và đạt được mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh”. Và bản thân mỗi chúng ta phải phát triển và nâng cao
bản thân mình hơn, ln ln tiếp thu những kiến thức về đường lối CNH –
HĐH ở Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0 để nước Việt Nam sớm hoàn
thành sứ mệnh phát triển đất nước của mình.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Tài liệu học tập Kinh tế Chính trị Mác – Lênin, NXB Khoa lý luận

Chính trị Học viện Ngân Hàng 2020.
2.

Viện CL&CSTC (2014), Báo cáo nghiên cứu Đẩy mạnh CNH, HĐH

đất nước phục vụ việc tổng kết lý luận, thực tiễn 30 năm đổi mới (1986 2016)
3.

/>
phat-trien-cong-nghiep-quoc-gia-95400.html
4.

file:///C:/Users/VIRUSSS/Downloads/Giáo-trình-Kinh-tế-CT-Mac

Lenin.pdf
5.

/>
40-co-hoi-va-thach-thuc-123927.html



×