Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

THBK6NGUYEN THI THU THUYKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.3 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM
NON

KIỂM TRA GIỮA HỌC
PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

Trường: ĐH Đồng Nai
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy


Lớp: Tiểu học B - K6
Giảng viên: ThS. Trần Dương Quốc Hòa
Trường: ĐH Đồng Nai
Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp: Tiểu học B - K6
Giảng viên: ThS. Trần Dương Quốc Hịa

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MƠN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
I.u cầu 1: Xem xét - đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy;
Nguyên tắc giao tiếp; Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình
độ Tiếng việt vốn có của HSTH)
1.Nguyên tắc phát triển tư duy:
Trong các tiết học giáo viên chủ nhiệm luôn tổ chức các hoạt động
nhằm kích thích khả năng tư duy của các em. Giáo viên đưa ra các
câu hỏi gợi ý để học sinh tự suy nghĩ, phân tích để sản sinh ra kiến
thức mới. Cụ thể như:


- Phân môn luyện từ và câu bài “Tính từ”: ở hoạt động ơn bài cũ bài
Động từ, giáo viên cho lớp chơi trò chơi với yêu cầu học sinh phải tư
duy thật nhanh để đặt câu với động từ mà nhóm bạn vừa nêu. Ở
hoạt động tìm hiểu bài mới, học sinh phải tư duy để vận dụng những
ví dụ giáo viên đặt ra trong bài và tự đưa ra được khái niệm của tính
từ. Sau đó phải tự mình đặt câu với các tính từ vừa được học. Sau
phần bài mới giáo viên củng cố bài bằng trị chơi giải ơ chữ để tìm ra
từ khóa bài học với các tính từ phù hợp với câu hỏi của giáo viên.
- Phân môn tập đọc trong hoạt động tìm hiểu bài mới, học sinh phải
biết vận dụng khả năng tư duy để suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho
phần câu hỏi tìm hiểu bài hay để phân đoạn và tìm nội dung cho phù
hợp với từng đoạn vừa phân. Ví dụ ở bài “Có chí thì nên”: ở hoạt
động ơn bài cũ, giáo viên cho học sinh trình bày lại nội dung bài theo
cách hiểu của mình, trả lời câu hỏi cách ngắn gọn và đúng nhất.
Trong hoạt động tìm hiểu bài mới, ở phần giải nghĩa từ khó thì giáo


viên nên cho học sinh dựa vào sách để trả lời vì có những từ với vốn
hiểu biết của học sinh tiểu học thì khơng thể giải thích rõ ràng được.
Để phát triển khả năn tư duy của học sinh thì giáo viên cho học sinh
tự mình giải nghĩa các câu tục ngữ và sắp xếp thành nhóm nghĩa
cho phù hợp với các gợi ý có trong sách.
2.Nguyên tắc giao tiếp:
Hoạt động giao tiếp là hoạt động đặc trưng hướng dẫn các em hình
thành kĩ năng nghe, nói. Giáo viên tổ chức các hoạt động cho học
sinh có thể giao tiếp với nhau nhiều hơn. Cụ thể như:
- Ở phân mơn tập đọc bài “Có chí thì nên”: trong hoạt động kiểm tra
bài cũ giáo viên luyện cho học sinh khả năng nói, trình bày lại câu
trả lời trước cả lớp. Trong hoạt động đọc bài mới, học sinh đọc bài
theo hình thức cá nhân, bàn, dãy, đọc thầm; bên cạnh đó giáo viên

cịn cho học sinh đọc lại nhiều lần các từ dễ sai, luyện được khả
năng diễn đạt thơng qua hoạt động giải nghĩa từ khó. Trong hoạt
động tìm hiểu bài, nhờ tự giải nghĩa những câu tục ngữ theo nhóm,
học sinh có thể phát triển khả năng nói, diễn đạt, lắng nghe và bổ
sung cho nhau để có câu trả lời hợp lí nhất.
- Ở phân mơn chính tả bài “người chiến sĩ giàu nghị lực”: trước khi
cho học sinh viết bài, giáo viên cho học sinh đọc bài, sau đó cho học
sinh tìm những từ khó trong bài, giáo viên cho học sinh tự phân tích
từ khó trước lớp cho các bạn nhận xét và giáo viên chốt lại để khi
nghe - viết học sinh có thể nhớ, hiểu và viết tốt hơn.
- Trong tất cả các tiết học, giáo viên luôn cho học sinh nhận xét câu
trả lời, bài làm của các bạn, từ đó hình thành thói quen giao tiếp cho
học sinh. Giáo viên thường xuyên khen ngợi, động viên những học
sinh chưa làm được, quan tâm giúp đỡ những học sinh không theo
kịp bạn và hình thành cho học sinh sự can đảm trong giao tiếp để
nêu lên điều còn thắc mắc trong bài học. Giáo viên luôn quan sát lớp
học và nhận ra được học sinh nào cần đến sự giúp đỡ của mình.
3.Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt vốn có
của học sinh tiểu học:
- Trong dạy học Tiếng Việt, giáo viên luôn quan tâm, thực hiện tốt
nguyên tắc này, giáo viên luôn chú ý đến trình độ vốn có của học
sinh từng lớp, phát huy tính chủ động của học sinh, chú ý đến lời nói
của mình và trau dồi them vốn từ cho học sinh, tạo cho khơng khí
lớp học ln thoải mái, xây dựng tiết học sinh động.


- Giáo viên thường bắt đầu tiết dạy bằng trò chơi, hình ảnh hoặc bài
hát có liên quan đến bài học mới, trong tiết học thì nhắc nhở những
học sinh khơng chú ý, cuối tiết học có thể tổ chức trò chơi để củng
cố bài học cho học sinh.

- Giáo viên thường xuyên yêu cầu học sinh nhắc lại bài đề bài tốn,
cách thực hiện phép tính, quy tắc để giải bài toán để học sinh nhớ lại
kiến thức đã học.
=> Giáo viên hướng dẫn của em đã thực hiện đúng cả 3 nguyên tắc
trên, tuy nhiên việc sử dụng các nguyện tắc đó cịn chưa được phân
chia đồng đều ở tất cả các phân môn hay tiết học nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất để truyền tải toàn bộ nội dung bài học cho học
sinh.
Đánh giá tiết dạy Tiếng Việt ở trường tiểu học với tiêu
chí của một tiết dạy tích cực:
- Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động: Đa số ở các
phân môn tất cả các học sinh đều được tham gia nếu làm việc theo
hình thức cá nhân, khi hoạt động nhóm thì cịn hạn chế vì dãy bàn
khá xa.
- Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh ra kiến thức: Tùy vào phân môn
mà học sinh mới đáp ứng được yêu cầu này. Ví dụ như ở phân mơn
luyện từ và câu học sinh luôn phải tư duy để đưa ra được kiến thức
mà học sinh cần nhớ sau khi học xong bài học. Tiêu chí này có thể
đơn giản hơn khi học sinh được làm việc nhóm, giúp học sinh phát
huy tính chủ động trong học tập.
- Tiêu chí 3: Khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái: Giáo viên thường
bắt đầu bài học bằng hình ảnh minh họa, bài hát hoặc trị chơi để
các em thoải mái, có hứng thú với nội dung bài mới, tạo được khơng
khí sinh động hơn sau các tiết học trước.
II. Yêu cầu 2: Liệt kê các băn khoăn , thắc mắc của bản thân
khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường
tiểu học và thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các
ý tưởng về giải pháp khắc phục (nếu thấy bất cập)
1. Giáo viên thường không dạy những phân môn như kể chuyện, tập
làm văn mà thay vào đó là kéo dài thời gian dạy các phân môn như

tập đọc, luyện từ và câu.
+ Lí giải: có thể là giáo viên chủ nhiệm biết phân môn nào cần thiết
hơn cho học sinh và biết học sinh của mình cần nhiều thời gian hơn
cho hoạt dộng nào.


+ Giải pháp: GV cần sắp xếp thời gian hợp lí giữa các phân mơn để
học sinh có thể tiếp cận đều với tất cả các phân môn.
2. Ở phân môn tập làm văn, giáo viên chỉ hướng dẫn cách thực hiện
ở trên lớp rồi cho học sinh về nhà làm vào giấy kiểm tra để nộp chứ
không cho học sinh nêu ý kiến làm bài trước lớp hay thắc mắc những
vấn đề cịn chưa hiểu.
+ Lí giải: có thể giáo viên cho rằng tiết tập làm văn khi làm trên lớp
với thời gian ngắn học sinh sẽ không phát huy được hết óc sáng tạo
của mình.
+ Giải pháp: Giáo viên nên cho học sinh nêu cách làm bài trước lớp,
nêu ý tưởng để giáo viên hướng dẫn cách viết bài hay mở rộng thêm
vốn từ về đề tài mà học sinh muốn viết. Sau đó có thể cho học về
nhà viết lại vào giấy để các em sáng tạo hơn trong các ý tưởng làm
bài.
3. Đối với các tiết dự giờ hay hội giảng thì có thể giáo viên không
cho hết cả lớp cùng tham gia mà thường chọn ra 10 học sinh yếu và
nghịch để ngồi riêng trong phịng khác.
+ Lí giải: có thể giáo viên muốn cho tiết dự giờ hay hội giảng trở nên
hiệu quả, đúng trình tự và đỡ tốn thời gian để giải thích nhiều lần
hay nhắc nhở học sinh hơn.
+ Giải pháp: Giáo viên nên công bằng với các học sinh chậm hay
tinh nghịch để các em đều được tham gia vào tất cả các tiết học vì
những kiến thức ở tiết dự giờ hay hội giảng đều sẽ khơng được dạy
lại hồn chỉnh như 1 tiết học bình thường mà đối với phân mơn luyện

từ và câu thì có rất nhiều kiến thức mới và quan trọng cho các em,
nếu như các em đã chậm mà các tiết dạy đó đều khơng được học
hồn chỉnh thì khả năng học sinh khơng làm được bài khi gặp lại
những kiến thức đó là rất cao.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×