Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

KHTN 9 Bai 12 Su dung an toan va tiet kiem dien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.81 KB, 5 trang )

Ngày soạn
Ngày giảng
Bài 12: SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG
( 1 tiết)
I- Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng các quy tắc an toàn và sử dụng tiết kiệm điện vào trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái đô: Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học và có tác phong của nhà khoa học
4. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS
- Năng lực tự học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực tính tốn, trình bày trao đởi thơng tin
- Năng lực thực hành thí nghiệm
II- Chuẩn bi
1. Giáo viên: video về các tai nạn điện.
2. HS: Tài liệu HDH, vở ghi, giấy nháp.
III- Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung: PP thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài
Sử dụng pp dạy học nêu và giải quyết vấn đề. ĐVĐ bằng cách cho HS gợi nhớ lại các quy
tắc an toàn điện đã học trong chương trình CN 8 kì II-Phần II sau đó đưa ra các định hướng về
việc sử dụng điện hiệu quả thông qua việc thay thế bóng đèn trịn bằng bóng đèn compac.
Trên cơ sở đó GV và HS cùng thống nhất các biện pháp sử dụng điện an toàn và biện
pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng.
Sau khi hệ thống hoá kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, tình huống
trong thực tiễn, đưa ra nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tịi khám phá ngoài lớp học.
Chuỗi các hoạt động học


STT Nội dung
Hoạt
Tên hoạt động
Thời lượng
động
1
Khởi động
HĐ 1
Nhắc lại các quy tắc an toàn điện
5
2
Hình thành HĐ 2
1. Sử dụng an toàn điện
15
kiến thức
HĐ 3
2. Sử dụng tiết kiệm điện
15
3
Hoạt
động HĐ 4
3. Luyện tập
10
luyện tập
4
Vận dụng
HĐ 5
Về nhà
5
Tìm tòi mở HĐ 6

Về nhà
rộng


2- HƯỚNG DẪN CỤ THỂ TỪNG HOẠT ĐỢNG
A- Khởi đợng
HĐ 1: Nhắc lại các quy tắc an toàn điện.
a. Mục tiêu: - HS nhớ lại môt số quy tắc an toàn điện cơ bản đã học trong phần công nghệ 8.
b. Gợi ý tổ chức hoạt động
GV yêu cầu HS cá nhân hoạt động: Quan sát hình 12.1 và trả lời câu hỏi. Sau đó thống nhất kết quả
theo cặp nhóm và báo cao.
H12.1: Cách thay bóng đèn như vậy có đảm bảo an toàn không? Vì sao? Bạn nên làm ntn để đảm
bảo an toàn?
Thay bóng đèn bị cháy trong hình 12.1 bằng bóng đèn Compac điều này có lợi gì?
- HS: Ôn tập lại phần các quy tắc an toàn khi sử dụng điện trong chương trình công nghệ lớp 8 để tự
cá nhân trả lời. Sau đó trao đổi ghi ý kiến của bạn theo nhóm cặp và báo cáo lại kết quả hoạt động.
c. Sản phẩm hoạt động: Cá nhân HS báo cáo, Các HS khác có thể ghi nhanh vào vở nháp
- Cách làm như vậy không an toàn, vì bóng điện chưa bị ngắt điện, tay bị ướt và tay không đi
găng tay cao su.
- Nên ngắt nguồn điện trước khi tiếp xúc với bóng đèn, khi tiếp xúc với bóng đèn cần phải lau
tay cho khô và đi găng tay
- Bóng đèn compac có lợi hơn vì tuổi thọ của bóng đèn cao, hiệu năng phát sáng cao nên tiết
kiệm điện hơn so với bóng đèn tròn.
d. Dự kiến tình huống xảy ra, giải pháp thực hiện ntn?
- HS sẽ không để ý tới tình huống ngắt nguồn điện bởi công tắc trong hình không thể hiện rõ.
B- Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 2: 1. Sử dụng an toàn điện
a. Mục tiêu: - Nêu và thực hiện được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
- Giải thích được cơ sở vật lí của các quy tắc an toàn khi sử dụng điện.
b. Gợi ý phương thức t.chức

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và cá nhân trả lời các câu hỏi. Sau khi cá nhân trả lời
câu hỏi yêu cầu các nhóm hoạt động nhóm báo cáo về phần hoàn thiện các câu hỏi của GV.
? Dòng điện có chạy được qua cơ thể người hay không
? Điện trở của cơ thể thể người phụ thuộc vào những yếu tố nào
? Dòng điện ở mức nào chạy qua có thể có thể gây ảnh hướng tới tính mạng của cơ thể
- GV sẽ giới thiệu video tai nạn điện, yêu cầu HS xem và trả lời câu hỏi: Nếu tiếp xúc trực tiếp với
nguồn điện 220V thì điều gì sẽ xảy ra với cơ thể con người và động vật?
- HS: Tiến hành đọc thông tin trong SHD trang 67 để trả lời câu hỏi của GV. Cùng các bạn trong
nhóm thống nhất chung về các câu hỏi để báo cáo.
+ HS xem video tai nạn điện để biết được ảnh hưởng khi trực tiếp tiếp xúc với nguồn điện.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các quy tắc an toàn khi tiếp xúc với mạng điện dân dụng và mạng điện
trong các phòng thí nghiệm
+ HS nhắc lại các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- GV yêu cầu HS nghiên cứu nguyên tắc nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện. Trong các
thiết bị sử dụng điện trong gia đình và giải thích nguyên lí cho dây nối đất
+ HS đọc thông tin SHD trang 68 để báo cáo
c. Sản phẩm hoạt động: Báo các được các quy tắc sử dụng an toàn điện


1. Sử dụng an toàn điện
a. Điện trở cơ thể người và vấn đề an toàn điện
- Cơ thể người là môt vật dẫn điện nên cơ thể người có thể coi như là môt điện trở khi tiếp xúc với
mạch điện
- Điện trở của cơ thể phụ thuôc vào tình trạng sức khỏe( khi da ẩm, ướt, có mồ hơi tay... sẽ làm cho
điện trở người giảm xuống)
- Dịng điện với cường đô trên 70mA đi qua có thể tương ứng với 40V có thể làm cho tim ngừng đập
và tử vong
b. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện dưới 40V
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện

- Mạch điện dân dụng có HĐT 220V. Không được tự mình chạm vào mạch điện dân dụng và các
thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng
- Khi có người bị tai nạn điện không được chạm vào người đó mà cần tìm cách ngắt ngay công tắc
điện và gọi người cấp cứu.
c. Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện là môt trong các biện p háp an toàn điện
- Vì khi đó dòng điện từ vỏ kim loại sẽ đi trực tiếp xuống đất, hạn chế dòng điện chạy qua cơ thể
người.
d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- HS không nắm rõ được dây nối đất ở các dụng cụ điện. Do các dụng cụ điện ở việt nam không sử
dụng chuẩn dây thứ 3
- GV có thể giới thiệu thêm ở một số nước có HĐT sử dụng là 110V khi đó sẽ giảm bớt nguy hiểm
của việc sử dụng điện
HĐ 3: 2. Sử dụng tiết kiệm kiện.
a. Mục tiêu: - Nêu và thực hiện được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
b. Gợi ý phương thức t.chức
- GV: Yêu cầu HS thông báo kết quả tìm hiểu các công suất của dụng cụ điện trong gia đình. Sau đó
giả sử các thiết bị này đồng thời hoạt động thì tổng cường độ dòng điện trong đường dây tải điện của
gia đình là bao nhiêu? Và yêu cầu HS tính điện năng tiêu thụ trong 1 giờ của gia đình mình
+ HS: Báo cáo lại số bóng điện của phòng ở, lớp học. Từ đó tính lượng điện năng sử dụng trong 1h
của phòng ở hoặc lớp học.
- GV: Yêu cầu HS nêu các biện pháp để tiết kiệm điện năng và lí do tại sao ta phải tiết kiệm điện
+ HS: Các nhân nêu các biện pháp tiết kiệm điện, sau đó cùng thỏa luận và thống nhất theo nhóm
trình bày trên bảng và bảo vệ ý kiến của nhóm
c. Sản phẩm hoạt động:
2. Sử dụng tiết kiệm điện
- Cần lựa chọn các dụng cụ điện có coogn suất phù hợp và sử dụng chúng trong thời gian
cần thiết
- Tiết kiệm điện có thể giúp: Giảm chi tiêu cho gia đình, tăng tuổi thọ của các dụng cụ điện,
giảm bớt sự cố đường dây đặc biệt trong giờ cao điểm và dành phần điện năng tiết kiệm cho sản
xuất.

d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra


- HS có một số dụng cụ không rõ công suất. GV có thể thông báo: Quạt trần 40W-60W; Tivi 60W;
Nồi cơm điện: 1000W...
C- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HĐ 4: 3.Luyện tập
a. Mục tiêu: - HS vận dụng kiến thức vào giải các bài tập thực tế.
b. Gợi ý phương thức t.chức
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành câu hỏi C1, cá nhân HS làm câu hỏi C2,3,4,5,6
+ HS: Cá nhân HS tiến hành làm các bài tập theo yêu cầu của GV. Với các bài tập tính toán, HS tiến
hành tóm tắt, xác định kiến thức liên quan viết công thức và giải
c. Sản phẩm hoạt động:
3. Luyện tập
1. Việc không nên làm: a, b, c, d, f, g,
2. Cường đơ dịng điện qua cơ thể khi tay khơ là:
I=

U
12
=
=0,00012 ( A )
R 100000

Cường đơ dịng điện qua cơ thể khi tay bị ướt là
I '=

U
12
=

=0,012 ( A )
R ' 1000

3. Dây dẫn điện chạm nước, dây dẫn có thể hở điện và gây ra chập hoặc điện giật.
Sử lí: Ngắt nguồn điện dẫn vào tủ lạnh, dùng khăn lau khô phần nước bị ướt
4. Tìm cách ngắn nguồn điện ra khỏi người bị tai nạn: Ngắt át to mát, cầu dao. Sau đo gọi
điện báo cho bệnh viện, cơ quan điện... các cơ quan chức năng
5. C
6. a Điện năng mà bóng sử dụng trong 8000h là
A=P .8000=0,075.8000=600 kWh
'

'

A =P .8000=0,015.8000=120 kWh

b. Chi phi khi dùng bóng đèn tròn
* Số bóng phải mua để dùng 8000h: là 8 bóng. Nên số tiền mua bóng là
8.7500=60000 đ

- Số tiền điện phải trả cho việc sử dụng bóng trong 8000h là
M =600. 1500=900000 đ

Tổng số tiền phải chi trả là: 60.000+900.000=960.000 đ
* Nếu dử dụng bóng đèn compa số tiền phải trả cho việc sử dụng bóng trong 8000h là
'

M =120.1500=180.000 đ

Tổng số tiền phải chi trả là: 60.000+180.000=240.000 đ

c. Sử dụng bóng đèn compac có lợi hơn. Vì sẽ tốn ít tiền điện hơn.
d. Dự kiến tính huống có thể xảy ra
- Thí nghiệm khơng đạt được yêu cầu: Cần chú ý tới nguồn điện. Có thể mắc nối tiếp nguồn với thiết
bị báo sáng như đèn.
D- VẬN DỤNG
E- Hoạt đợng tìm tịi mởi rợng


Nhận xét sau bài dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………



×