Tải bản đầy đủ (.doc) (162 trang)

Giáo án Khoa học - Lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.46 KB, 162 trang )

MÔN:KHOA HỌC
BÀI 1
CON NGƯỜI CẦN GÌ ĐỂ SỐNG
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Nêu được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì sự
sống của mình.
-Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ có con người mói cần trong
cuộc sống.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình 4, 5 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP:
Những yếu tố cần thiết cho sự sống Con
người
Động vật Thực vật
1.Không khí X X X
2.Nước X X X
3.Ánh sáng X X X
4.Nhiệt độ (thích hợp với từng đối
tượng)
X X X
5.Thức ăn(phù hợp với từng đối
tượng)
X X X
6.Nhà ở X
7.Tình cảm gia đình X
8.Phương tiện giao thông X
9.Tình cảm bạn bè X
10.Quần áo X
11.Trường học X


12.Sách báo X
13.Đồ chơi X
(những thứ khác hs kể thêm) X
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Con người cần gì để sống”
Phát triển:
Hoạt động 1:Động não (nhằm giúp hs liệt
kê tất cả những gì hs cho là cần có cho cuộc
sống của mình)
-Hãy kể ra những thứ các em cần dùng hàng
ngày để duy trì sự sống?
-Ghi những ý kiến của hs lên bảng.
-Vậy tóm lại con người cần những điều kiện gì
để sống và phát triển?
-Rút ra kết luận:Những điều kiện cần để con
người sống và phát triển là:
+Điều kiện vật chất như: thức ăn, nước uống,
quần áo, nhà ở, các đồ dùng trong gia đình, các
phương tiện đi lại..
+Điều kiện tinh thần, văn hoá, xã hội: tình cảm
gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện
học tập, vui chơi, giải trí…
Hoạt động 2:Làm việc với phiếu học tập và
SGK (nhằm giúp hs phân biệt những yếu tố
mà chỉ có con người mới cần với những yếu

tố con người và vật khác cũng cần)
-Phát phiếu học tập(Kèm theo) cho hs, hướng
dẫn hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
-Hướng dẫn hs chữa bài tập.
-Nhận xét đưa ra kết quả đúng.
-Cho hs thảo luận cả lớp:
+Như mọi sinh vật khác hs cần gì để duy trì sự
sộng của mình?
+Hơn hẳn những sinh vật khác cuộc sống con
người cần những gì?

-Kể ra……(nhiều hs)
-Tổng hợp những ý kiến đã nêu…
-Bổ sung những gì còn thiếu và
nhắc lại kết luận.
-Họp nhóm và làm việc theo nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày trước lớp
kết quả làm việc với phiếu học tập,
hs bổ sung sửa chữa.
-Thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Con người cũng như các sinh vật
khác đều cần thức ăn, nước, không
khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp để
duy trì sự sống của mình.
-Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc
sống con người còn cần nhà ở, quần
áo, phương tiện đi lại và những tiện
nghi khác. Ngoài nững yêu cầu về
vật chất, con người còn cần những
Củng cố:

Trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác”
-Chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát mỗi nhóm 20 phiếu thể hiện những điều kiện
cần có để duy trì sự sống và những điều kiện các em muốn có.
-Yêu cầu hs chọn ra 10 thứ mà các em thấy cần mang theo khi đến hành tinh khác.
-Hãy chọn ra 6 thứ cần hơn cả trong 10 thứ mang theo (còn lại nộp lại cho giáo viên)
-Nhận xét trò chơi.
Dặn dò:
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 2
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể ra những gì mà cơ thể người hàng ngày lấy vào và thải ra trong quá trình sống.
-Nêu được thế nào là quá trình trao đổi chất.
-Viết hoặc vẽ sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 6, 7 SGK.
-Vở bài tập (hoặc giấy vẽ), bút vẽ.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
-Nếu đi đến hành tinh khác em sẽ mang theo những gì? (Đưa ra các tấm bìa ghi
những điều kiện cần và có thể không cần để duy trì sự sống)
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Trao đổi chất ở người”.
Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở
người (nhằm giúp hs nắm được những gì cơ

thể lấy vào và thải ra trong quá trình sống;
nêu được quá trình trao đổi chất)
-Chia nhóm cho hs thảo luận:
-Em hãy kể tên những gì trong hình 1/SGK6.
-Trong các thứ đó thứ nào đóng vai trò quan
trọng?
-Còn thứ gì không có trong hình vẽ nhưng
không thể thiếu?
-Vậy cơ thể người cần lấy những gì từ môi
trường và thải ra môi trường những gì?
-Cho đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo
luận. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
-Yêu cầu hs đọc nục “Bạn cần biết”và trả lời:
+Trao đổi chất là gì?
+Nêu vai trò của quá trình trao đổi chất đối với
con người, thực vật và động vật.
*Kết luận:
-Hằng ngày, cơ thể người phải lấy từ môi
trường thức ăn, nước uống, khí ô-xi và thải ra
phân, nước tiểu, khí các-bô-níc để tồn tại.
-Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy thức ăn,
nước, không khí, từ môi trường và thải ra môi
trường những chất thừa,cặn bã.
-Con người, thực vật và động vật có trao đổi
chất với môi trường thì mới sống được.
Hoạt động 2:Thực hành viết hoặc vẽ sơ đồ
sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
(Giúp hs trình bày những kiến thức đã học)
-Em hãy viết hoặc vẽ sơ đồ trao đổi chất giữa
cơ thể người với môi trường theo trí tưởng

tượng của mình.(không nhất thiết theo hình
2/SGK7.
-Cho các nhóm trình bày kết quả vẽ được.

-Xem sách và kể ra.
-Chọn ra những thứ quan trọng.
-Không khí.
-Kể ra.Bổ sung cho nhau.
-Trình bày kết quả thảo luận:
+Lấy vào thức ăn, nước uống,
không khí..
+Thải ra cacbônic,phân và nước
tiểu..
-Nhắc lại.
-Nhận giấy bút từ giáo viên.
-Viết hoặc vẽ theo trí tưởng tượng.
-Trình bày kết quả vẽ được, các
nhóm nhận xét và bổ sung.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 3
TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo)
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan thực
hiện quá trình đó.
-Nêu được vai trò của cơ quan tuần hoàn trong quá trình trao đổi chất xảy ra ở bên
trong cơ thể.
-Trình bày được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tiêu hoá,hô hấp, tuần hoàn,
bài tiết, trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở bên trong cơ thể và giữa cơ thể với
môi trường.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 8,9 SGK.
-Phiếu học tập nhóm.
PHIẾU HỌC TẬP
1.Kể tên những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất và những cơ quan
thực hiện quá trính đó?
2.Hoàn thành bảng sau:
Lấy vào Tên cơ quan trực tiếp
thực hiện quá trình trao
đổi chất giữa cơ thể với
môi trường bên ngoài
Thải ra
Thức ăn
Nước
Tiêu hoá Phân
Khí Ô-xi Hô hấp Khí Các-bô-níc
Bài tiết nước tiểu Nước tiểu
Da Mồ hôi
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
Bài “Trao đổi chất ở người”
-Hằng ngày con người lấy gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? Quá trình
đó gọi là gì?
Baøi môùi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài”Trao đổi chất ở người “(tiếp theo)
Phát triển:
Hoạt động 1:Xác đònh những cơ quan trực

tiếp tham gia quá trính trao đổi chất
-Chia nhóm, giao cho các nhóm phiếu học tập
(kèm theo)
-Cho các nhóm trình bày kết quảvà bổ sung
sửa chữa cho nhau.
-Dựa vào kết quả làm phiếu, em hãy cho biết
những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao
đổi chất giữa cơ thể với môi trường?
-Các cơ quan nào thực hiện quá trình đó?
-Cơ quan tuần hoàn có vai trò như thế nào?
*Kết luận:
-Những biểu hiện của quá trình trao đồi chất
và các cơ quan thực hiện quá trình đó là:
+Trao đổi khí:Do cơ quan hô hấp:lấy khí ô-
xi;thải ra khí các-bô-níc.
+Trao đổi thức ăn:Do cơ quan tiêu hoá thực
hiện: lấy nước và thức ăn có chứa các chất
dinh dưỡng cần cho cơ thể; thải ra cặn
bã(phân)
+Bài tiết: Do cơ quan bài tiết :Thải ra nước
tiểu và mồ hôi.
-Cơ quan tuần hoàn đem máu chứa các chất
dinh dưỡng và ô-xi tới tất cả các cơ quan của
cơ thể và đem các chất thải, chất độc từ các cơ
quan của cơ thể đến cơ quan bài tiết để thải ra
ngoài và đem khí các-bô-níc đến phổi để thải
ra ngoài.
Hoạt động 2:Tìm hiểu mối quan hệ giữa các
cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất
ở người

Trò chơi “Ghép chữ vào chỗ …”trong sơ đồ
-Phát cho các nhóm sơ đồ hình 5 trang 9 và các
tấm phiếu rời gi những điều còn thiếu(chất
dinh dưỡng; ô-xi; khí các-bô-níc; ô-xi và các
chất dinh dưỡng; khí các-bô-níc và các chất
thải; các chất thải)
-Dựa trên sơ đồ đầy đủ, em hãy trình bày mối
quan hệ của các cơ quan trong cơ thể trong quá
trình thực hiện trao đổi chất giữa cơ thể với
-Nhận phiếu học tập và làm việc
theo nhóm với phiếu đó.
-Trình bày và bổ sung cho các
nhóm khác.
-Đưa ra ý kiến….
-Các nhóm thi nhau gắn phiếu.
-Trình bày kết quả từng nhóm và
nhận xét nhím bạn.
-Đọc phần Bạn cần biết.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 4
CÁC CHẤT DINH DƯỢNG CÓ TRONG THỨC ĂN,
VAI TRÒ CỦA CHẤT BỘT ĐƯỜNG
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Sắp xếp các thức ăn thường ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc
nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
-Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
-Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa chất đường bột. Nhận ra nguồn gốc của
những thức ăn có chứa chất đường bột.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình trang 10,11 SGK.
-Phiếu học tập.
Bảng phân loại thức ăn:
Tên thức ăn,đồ uống
Nguồn gốc
Thực vật Động vật
Rau cải
Đậu cô ve
Bí đao
Lạc
Thòt gà
Sữa
Nước cam

Cơm
Thòt lợn
Tôm
PHIẾU HỌC TẬP
1.Hoàn thành bảng thức ăn chứa bột đường:
Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều chất bột
đường
Từ loại cây nào
1 Gạo Cây lúa
2 Ngô Cây ngô
3 Bánh quy Cây lúa mì
4 Bánh mỳ Cây lúa mì
5 Mì sợi Cây lúa mì
6 Chuối Cây chuối
7 Bún Cây lúa
8 Khoai lang Cây khoai lang

9 Khoai tây Cây khoai tây
2.Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu? (Thực vật)
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
Bài “Trao đổi chất ở người “(TT)
Trình bày mối quan hệ của các cơ quan :tiêu hoá, hô hấp, tuần hoàn và bài tiết?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn-Vai
trò của chất bột đường “
Phát triển:
Hoạt động 1:Tập phân loại thức ăn
-Yêu cầu đọc và trả lời lần lược các câu hỏi
trong SGK.
-Cho hs học nhóm phân loại thức ăn theo bảng
sau (Kèm theo)
-Ngoài ra người ta còn phân loại thức ăn theo
cách nào khác?
*Kết luận:
Người ta có thể phân loại thức ăn theo các
cách sau:
-Phân loại theo nguồn gốc, đó là thức ăn thực
vật hay thức ăn động vật.
-Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng
được chứa nhiều ít trong thức ăn đó. Theo cách
này có thể chia thành 4 nhóm:
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.

+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất
khoáng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của chất bột
đường
-Nhìn vào hình 11 em hãy cho biết thức ăn nào
chứa nhiều đường bột.
-Chất đường bột có vai trò như thế nào?
-Những thức ăn em thường ăn hàng ngày có
chứa đường bột là gì?
-Trong đó những thứ nào em thích ăn?
-Nhận xét sau mỗi câu hs trả lời rồi rút ra kết
luận:
+Chất đường bột là nguồn cung cấp năng lượng
chủ yếu cho cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở
gạo, ngô, bột mì, một số loại củ như khoai, sắn,
củ đậu. Đường ăn cũng thuộc loại này.
• Hoạt động 3:Xác đònh nguồn gốc của
các thức ăn chứa nhiều chất bột đường
-Chia nhóm cho hs làm phiếu học tập (kèm
theo)
-Chữa bài làm phiếu của các nhóm.
-Đọc và trả lời câu hỏi.
-Làm bảng và trình bày.
-Trả lời dựa vào mục “Bạn cần
biết”
-Nhắc lại.
-Kể ra.
-Dựa vào mục “Bạn cần
biết”/11SGK

-Trả lời.Hoạt
-Làm việc nhóm các phiếu học tập.
-Trình bày kết quả làm việc và bổ
sung.
Củng cố:
Chất đường bột có vai tró như thế nào ?
Dặn dò: Chuẩn bò bài sau, nhận xét tiết học.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 5
VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Kể tên một số thức ăn có nhiều chất đạm và một số thức ăn có nhiều chất béo.
-Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.
-Xác đònh được nguồn gốc của một số thức ăn có chứa chất béo và một số thức ăn
có chứa chất đạm.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 12, 13 SGK.
-Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1. Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất đạm
Thứ tự Tên thức ăn chứa nhiều chất
đạm
Nguồn gốc thực
vật
Nguồn gốc động
vật
1 Đậu nành (Đậu tương) x
2 Thòt lợn x
3 Trứng x

4 Thòt vòt x
5 Cá x
6 Đậu phụ x
7 Tôm x
8 Thòt bò x
9 Đậu Hà Lan x
10 Cua, ốc x
2.Hoàn thành bảng thức ăn chứa chất béo
Thứ
tự
Tên thức ăn chứa nhiều
chất béo
Nguồn gốc thực
vật
Nguồn gốc động
vật
1 Mỡ lợn x
2 Lạc x
3 Dầu ăn x
4 Vừng (mè) x
5 Dừa x
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
Có mấy cách để phân loại thức ăn? Đó là những cách nào?Chất bột đường có vai trò
như thế nào?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Vai trò của chất đạm và chất béo”

Phát triển:
Hoạt động 1:Tìm hiểu vai trò của chất đạm
và chất béo
-Hãy nhìn vào hình ở trang 12,13 và xem có
những loại thức ăn nào và thức ăn nào chứa
nhiều chất đạm và chất béo.
-Ở hình trang 12 có những thức ăn nào giàu
chất đạm?
-Hằng ngày em ăn những thức ăn giàu chất
đạm nào?
-Tại sao hằng ngày chúng ta cần ăn những thức
ăn giàu chất đạm?
-Ở hình trang 13 có những thức ăn nào giàu
chất béo?
-Kể tên những thức ăn hằng ngày giàu chất
béo mà em thích ?
-Thức ăn giàu chất béo có vai trò như thế nào?
Kết luận:
-Chất đạm tham gia xay dựng và đổi mới cơ
thể :làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế
bào già bò huỷ hoại và tiêu mòn trong hoạt
động sống. Vì vậy, chất đạmrất cần cho sự
phát triển của trẻ em. Chất đạm có nhiều ở
thòt, ca,ù trứng, sữa, sữa chua,pho mát, đậu, lạc,
vừng….
-Chất béo rất giàu năng lượng và giúp cơ thể
hấp thụ các vi-ta-min:A, D, E, K.Thức ăn giàu
chất béo là dầu ăn, mỡ lợn, bơ, một số thòt cá
và một số hạt có nhiều dầu như vừng, lạc, đậu
nành….

Hoạt động 2:Xác đònh nguồn gốc thức ăn
chứa nhều chất đạm và chất béo
-Chia nhóm phát phiếu học tập (Kèm theo)
-Kể ra….
-…..
-….
-……
-….
-…..
-Đọc mục “Bạn cần biết “
-Họp nhóm hoàn thành phiếu học
tập.
-Đại diện các nhóm trình bày kết
quả làm phiếu, các nhóm khác bổ
sung.
Củng cố:
-Chất đạm có vaitrò thế nào?
-Chất béo có vai trò thế nào?
Dặn dò:

MÔN:KHOA HỌC
BÀI 6
VAI TRÒ CỦA VI-TA-MIN
CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Nói tên và vai trò của các thức ăn có nhiều vi-ta-min , chất khoáng và chất xơ.
-Xác đònh nguồn gốc của các thức ăn có nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 14,15 SGK.

-Bảng phụ
Bảng phụ:
Tên thức
ăn
Nguồn
gốc động
vật
Nguồn
gốc thực
vật
Chứa Vi-
ta-min
Chứa chất
khoáng
Chứa chất

Rau cải x x x x
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
-Hãy nêu tên những thức ăn chứa nhiều đạm. Trong đó, thức nào có nguồn gốc từ
động vật, thực vật.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Vai trò của Vi-ta-min, chất khoáng và
chất xơ “
Phát triển:
Hoạt động 1:Trò chơi thi kể tên các thức ăn
chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất

xơ.
-Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm đều có 1
phiếu khổ to.(kèm theo)
-Hs phải nghó ra các loại thức ăn và ghi vào
bảng rồi đánh dầu phân loại vào các cột tương
ứng.
-Trong thời gian 8-10 phút nhóm nào ghi được
nhiều sẽ thắng cuộc.
-Nhận xét các kết quả thi đua và tuyên bố
nhóm thắng.
Hoạt động 2:Thảo luận về vai trò của vi-ta-
min, chất khoáng, chất xơ và nước
*Vi-ta-min:
-Kể tên một số vi-ta-min mà em biết. Nêu vai
trò của vi-ta-min đó.
-Thức ăn chứa vi-ta-min có vai trò như thế nào
đối với cơ thể.
Kết luận:
Vi-ta-min là chất không trực tiếp tham gia vào
việc xây dựng cơ thể(như đạm) và không cung
cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động ( như bột,
đường). Nhưng chúng lại rất cần cho hoạt động
sống của cơ thể. Nếu thiếu vi-ta-min cơ thể sẽ
bò bệnh.
VD:
+Thiếu vit A :mắc bệnh khô mắt, quáng gà
+Thiếu vit D :mắc bệnh còi xương ở trẻ
+Thiếu vit C : mắc bệnh chảy máu chân răng..
+Thiếu vit B : bò phù..
* Chất khoáng:

-Kể tên một số chất khoáng mà em biết. Nêu
vai trò của chất khoáng đó.
-Nêu vai trò của nhóm thức ăn chứa chất
khoáng đối với cơ thể.
Kết luận:
-Một số chất khoáng như sắt, can-xi tham gia
vào việc xay dựng cơ thể. Một số chất khaóng

-Các nhóm thi đua điền vào bảng
và trình bày sản phẩm.
-Kể tên và nêu vai trò.
-Nhắc lại.
-Nêu tên chất khoáng.
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 7
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN ?
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-giải thích được lí do tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay
đổi món ăn.
-Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 16,17 SGK.
-Các phiếu ghi tên hay ảnh các loại thức ăn.
-Sưu tầm các đồ chơi bằng nhựa như gà, cá, tôm, cua…(nếu có điều kiện ).
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
-Thiếu vi-ta-min ta sẽ như thế nào?
-Thiều chất khoáng ta sẽ như thế nào?

-Thiếu xơ và nước ta sẽ như thế nào? Mỗi ngày ta cần uống bao nhiêu nứơc?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức
ăn”
Phát triển:
Hoạt động 1:Giải thích về sự cần thiết phải
ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường
xuyên thay đổi món
-Thảo luận nhóm: Tại sao chúng ta cần ăn phối
hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay
đổi món?
-Gv đưa ra các câu hỏi phụ:
+Nhắc lại tên thức ăn các em thường ăn.
+Nếu ngày nào cũng ăn cùng 1 món em thấy
thế nào?
+Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất
dinh dưỡng không?
+Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta chỉ ăn thòt cá
mà không ăn rau quả?
+Điều gì xảy ra nếu ta ăn cơm với thòt mà
không có rau,…?
Kết luận:
Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số chất dinh
dưỡng nhất đònh ở những tỉ lệ khác nhau.
Không loại thức ăn nào dù chứa nhiều chất
dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp
đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể. n
phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên

thay đổi món ăn không những đáp ứng được
nhu cầu về dinh dưỡng mà còn giúp chúng ta
ăn ngon miệng hơn và quá trình tiêu hoá diễn
ra tốt hơn.
Hoạt động 2:Làm việc với SGK, Tím hiểu
tháp dinh dưỡng.
-Yêu cầu hs nghiên cứu tháp dinh dưỡng.
-Cho hs làm việc theo cặp dựa vào tháp dinh
dưỡng.
-Chơi đố chuyền :1hs hỏi và hỉ đònh 1 bạn trả
lời, người trả lời đúng sẽ được hỏi người khác.
Kết luận:
Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-
min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy
đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được
ăn vừa phải. Các thức ăn có nhiều chất béo
-Nhóm thảo luận.
-Nhắc lại.
-Thức nào cần ăn đủ, vừa phải…và
trả lời nhau.
-Chơi đố.
Trò chơi “Đi chợ”
-Gv sẽ là người đi chợ và nói”Đi chợ, đi chợ”,hs nói “Mua gì, mua gì” -Gv nói tên
thức ăn và chỉ đònh hs sẽ nói chất mà thức ăn đó chứa hoặc ngược lại. -Gv có thể là
người hỏi và hs mỗi em chuẩn bò sẵn các thứ muốn ăn trong 1 bữa ăn trong ngày và
gv hỏi tiếp bữa ăn đó cung cấp gì.
Chuẩn bò bài sau, nhận xét tiết học.
Dặn dò:
MÔN: KHOA HỌC
BÀI 8

TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HP
ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT?
I-MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm động vật.
-Nêu ích lợi của việc ăn cá.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Hình trang 18,19 SGK.
-Phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
1.Đọc các thông tin sau đây:
THÔNG TIN VỀ GIÁ TRỊ DINH DƯỢNG CỦA MỘT SỐ THÚC ĂN CHỨA
NHIỀU CHẤT ĐẠM
1.Thòt:Thòt có nhiều chất đạm quý không thay thế được ở tỉ lệ cân đối. Đặc biệt thòt
có nhiều chất sắt dễ hấp thụ. Tuy nhiên, trong thòt lại có nhiều chất béo. Trong quá
trình tiêu hoá, chất béo này tạo ra nhiều chất độc. Nếu các chất độc này không
nhanh chóng thải ra ngoàihoặc do táo bón, chúng sẽ hấp thụ vào cơ thể gây ngộ
độc.
2.Cá là loại thức ăn dễ tiêu, có nhiều đạm quý. Chất béo của cá không gây bệnh xơ
vữa động mạch.
3.Đậu: Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu nành (đậu tương) có nhiều chất đạm
dễ tiêu. Đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các loại thức ăn như: sữa đậu nành,
đậu phụ, tương…Những thức ăn này vừa giàu đạm dễ tiêu vừa giàu chất béo có tác
dụng phòng chống bệnh tim mạch.
4.Vừng,lạc: cho nhiều chất béo đồng thời chứa nhiều đạm.
2.Trả lời các câu hỏi sau:
a)Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
b)Trong nhóm đạm động vật, t sao chúng ta nên ăn cá?
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:

Bài cũ:
-Ta cần ăn nhiều loại thức ăn nào?
-Ta cần ăn hạn chế loại thứ ăn nào?
Baøi môùi:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Giới thiệu:
Bài “Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và
đạm thực vật”
Phát triển:
Hoạt động 1:Trò chơi “Thi kể tên các món
ăn chứa nhiều chất đạm”
-Chia lớp thành hai đội, mỗi đội cử ra 1 bạn ghi
vào giấy khổ to và 1bạn là đội trưởng.
-Lần lượt mỗi đội sẽ nói tên các thức ăn liên
tiếp nhau,thư kí mỗi đội sẽ ghi lại. Đội nào nói
lại món ăn của đội bạn hoặc nói chấm sẽ thua.
Hai đội chơi trong thời gian 10 phút.
-Bấm giờ,khi kết thúc sẽ treo bảng danh sách
thức ăn lên. Tuyên bố đội thắng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu lí do cần ăn phối hợp
đạm động vật và đạm thực vật
-Dựa trên các thức ăn đã lập ở hoạt động trước,
yêu cầu hs chỉ ra thức ăn nào chứa đạm động
vật thức ăn nào chứa đạm thực vật?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm động
vật và đạm thực vật?
-Phát cho hs phiếu học tập (Kèm theo), yêu
cầu hs làm việc nhóm để trả lời câu hỏi trên.
-Nhận xét kết quả các nhóm và chốt lại bằng
mục “Bạn cần biết”

Kết luận:
--Mỗi loại đạm có chứa những chất bổ ở tỉ lệ
khác nhau. n kết hợp đạm động vật và đạm
thực vật sẽ giúp cơ thể có thêm những chất
dinh dưỡng bổ sung cho nhau và giúp cho cơ
quan tiêu hoá hoạt động tốt hơn. Trong tổng số
lượng đạm cần ăn, nên ăn từ 1/3 đến ½ đạm
động vật
-Ngay trong nhóm đạm động vật, cũng nên ăn
thòt ở mức vừa phải. Nên ăn cá nhiều hơn ăn
thòt vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thòt; tối thiểu
mỗi tuần nên ăn 3 bữa cá.
-Kể tên các loại thức ăn: gà rán, cá
kho, mực xào…
-Hai đội chơi.
-Dựa trên thông tin trong phiếu học
tập giải thích câu hỏi .
Củng cố:
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thục vật.
Dặn dò:
MÔN:KHOA HỌC
BÀI 9
SỬ DỤNG HP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I- MỤC TIÊU:
Sau bài này học sinh biết:
-Giải thích cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn
gốc thực vật.
-Nói về ích lợi của muối I-ốt.
-Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Hình trang 20,21 SGK.
-Sưu tầm tranh ảnh, thông tin, nhãn mác quảng cáo về các thực phẩm có chứa I-ốt và
vai trò của I-ốt đối với sức khoẻ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Khởi động:
Bài cũ:
-Tại sao ta nên ưu tiên ăn cá?
Chuẩn bò bài sau, nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài mới:
Giới thiệu:
Bài “Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn”
Phát triển:
Hoạt động 1:Trò chơi “Thi kể tên các thức
ăn cung cấp nhiều chất béo”
-Chơi như bài trước.
Hoạt động 2:Thảo luận về ăn phối hợp chất
béo có nguồn gốc động vật và chất béo có
nguồn gốc thực vật
-Dựa vào danh sách đã lập ở hoạt động 1, yêu
cầu hs chỉ ra món nào chứa chất béo động vật
và món nào chứa chất béo thực vật.
-Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp chất béo
động vật và chất béo thực vật?
• Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của
muối I-ốt và tác hại của ăn mặn
-Khi tiếu I-ốt, tuyến giáp hoạt động mạnh vì
vậy dễ gây ra u tuyến giáp. Do tuyến giáp nằm
ở mặt trước cổ, nên hình thành bướu cổ. Thiếu
I-ốt gây ra nhiều rối loạn chức năng trong cơ

thể và làm ảnh hưởng tới sức khoẻ, trẻ em bò
kém phát triển cả về thể chấ lẫn trí tuệ.
-Cho hs thảo luận:
+Làm thế nào bổ sung I-ốt cho cơ thể?
+Tại sao không nên ăn mặn?
-Nêu ý kiến.
-n muối I-ốt.
-Có liên quan đến huyết áp.
Củng cố:
-Tại sao ta nên ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
-Muối I-ốt có ích lợi thế nào?
Dặn dò:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×