Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đồ án xây dựng phần mềm email marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 38 trang )

Bộ Cơng Thương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO ĐỒ ÁN
Tên đồ án: Xây dựng phần mềm Email Marketing
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Lễ
Sinh viên thực hiện:
1. Trần Nguyễn Xuân Trúc MSSV: 2033180060
2. Lê Thị Mai MSSV: 2033181045
Chuyên ngành đào tạo: An tồn thơng tin
Khóa học: 2018-2022

TP. Hồ Chí Minh ,ngày 30 tháng 06 năm 2021
Bộ Cơng Thương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


BÁO CÁO ĐỒ ÁN
TÊN ĐỒ ÁN
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Văn Lễ
Sinh viên thực hiện:
1. Trần Nguyễn Xuân Trúc MSSV: 2033180060
2. Lê Thị Mai MSSV: 2033181045
Chuyên ngành đào tạo: An tồn thơng tin
Khóa học: 2018-2022

TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 06 năm 2021



Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày

Tháng

Giáo viên hướng dẫn
(Ký ghi rõ họ tên)

Năm



Nhận xét của giảng viên phản biện
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
TP.HCM, Ngày

Tháng

Giáo viên phản biện
(Ký ghi rõ họ tên)

Năm



LỜI CẢM ƠN
Để bài đồ án môn học của chúng em được hồn thành và có kết quả tốt đẹp,
chúng em đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của nhiều cơ quan tổ chức cá nhân và
Internet. Với tình cảm chân thành và sâu sắc, cho phép chúng em được bày tỏ lòng
biết ơn đến các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu làm đề tài.
Trước hết chúng em xin cảm ơn các thầy cô khoa Công Nghệ Thông Tin trường
Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh. Với sự dạy dỗ, chỉ bảo
tận tâm của thầy cô đến nay chúng em đã hoàn thành xong đồ án, đề tài “Xây dựng
phần mềm email marketing”
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.s Nguyễn
Văn Lễ đã quan tâm giúp đỡ hướng dẫn và định hướng cho chúng em hoàn thành tốt
đồ án này trong thời gian qua.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại Học Công Nghiệp
Thực Phẩm, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế của một
sinh viên, đồ án này không thể tránh được những thiếu sót. Chúng em rất mong sẽ
nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của các thầy cơ để chúng em có điều kiện bổ
sung và nâng cao kiến thức cho mình.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................4
1.1 GIỚI THIỆU.............................................................................................................4


1.1.1. Khái niệm về Email-Marketing..............................................................4
1.2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI................................................................5

1.2.1. Mục tiêu đề tài........................................................................................5
1.2.2. Phạm vi đề tài.........................................................................................5
1.3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................................5
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................7
2.1 . EMAIL MARKETING LÀ GÌ...............................................................................7

2.1.1. Thực trạng về Email-Marketing.............................................................7
2.1.2. Khái niệm...............................................................................................7
2.1.3. Đặc trưng cơ bản của Email marketing..................................................7
2.1.4. Các chức năng chính của E-Marketing...................................................9
2.1.5. Một số loại hình marketing...................................................................10
2.1.6. Một số cơng cụ marketing có trên thị trường.......................................12
2.2 . GIỚI THIỆU VỀ SMTP.......................................................................................13

2.2.1. Khái niệm.............................................................................................13
2.2.2. Cơ chế hoạt động của SMTP................................................................15
2.3 . CÁC CHẾ ĐỘ GỬI NHẬN EMAIL....................................................................17

2.3.1. Các chế độ gửi và nhận email trên gmail.............................................17
Chế độ gửi email trên gmail:.............................................................................17
2.3.2. Tìm hiểu khi nào email vào spam.........................................................18
2.4 . CẤU HÌNH TÀI KHOẢN GỬI............................................................................20
CHƯƠNG 3: CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH.................................................................23
3.1 . Môi trường cài đặt................................................................................................23
3.2 . Các chức năng của chương trình...........................................................................23


3.2.1. Form giao diện chính............................................................................23
3.2.2. Các form giao diện từng chức năng......................................................24
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN..............................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................32

2


MỤC LỤC HÌ
Hình 2. 1: Sơ đồ cơ chế hoạt động của SMTP.............................................................15
Hình 2. 2: Giao diện trên “Gmail”...............................................................................21
Hình 2. 3: Giao diện trong mục “ Quản lý tài khoản google”......................................21
Hình 2. 4: Giao diện trong mục “ Quyền truy cập ứng dụng kém an tồn”..................22
Hình 2. 5: Giao diện khi “Bật” cho phép ứng dụng kém an tồn..............................22Y

Hình 3. 1: Form giao diện chính của chương trình.............................................23
Hình 3. 2: Giao diện thơng tin người gửi............................................................24
Hình 3. 3: Giao diện thơng tin người nhận..........................................................25
Hình 3. 4: Giao diện cửa sổ “Open file”.............................................................26
Hình 3. 5: Giao diện của nội dung gửi mail........................................................27
Hình 3. 6: Hộp thoại open file đính kèm.............................................................28
Hình 3. 7: Kết quả trả về của nút gửi đi..............................................................28
Hình 3. 8: Kết quả sau khi gửi mail....................................................................29
Hình 3. 9: Kết quả “nhập sai mật khẩu” khi gửi mail đi.....................................30

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 GIỚI THIỆU

1.1.1. Khái niệm về Email-Marketing
Email marketing (E-Marketing) hay còn gọi là tiếp thị qua email (giao thức thư
điện tử) để tiếp cận, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm mang về
khách hàng tiềm năng. Ngồi mục đích quảng cáo bán hàng thì cịn được sử dung
trong việc chăm sóc khách hàng thơng qua đó doanh nghiệp có thể xây dựng được
mối quan hệ với khách hàng. E-Marketing giúp doanh nghiệp đạt đến mục đích cuối
cùng chính là bán được sản phẩm và đạt chỉ tiêu doanh số.
E-Marketing có 2 lợi thế lớn so với các hình thức tiếp thị khác. Đó chính là vấn
đề tiết kiệm chi phí và cách thức hoạt động dễ dàng. Có thể nói đây chính là cách
tiếp thị vơ cùng tiết kiệm so với các hình thức marketing khác và cực kỳ phù hợp
cho mơ hình kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Lợi ích của E-Marketing với doanh nghiệp trong thời đại 4.0:
- Thông điệp được gửi đi một cách nhanh chóng, tiếp cận tốt đến mọi
người: Dưới sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ email, chỉ cần 1 hành động
nhấp chuột là hàng trăm hàng ngàn email sẽ được gửi đi. Nhiệm vụ của doanh
nghiệp chỉ cần lên kế hoạch, viết nội dung rõ ràng, tạo sức hút và một danh sách
email là có thể thực hiện marketing ngay
- Tiết kiệm rất nhiều thời gian: Thay vì trước đây, mỗi khi muốn quảng
cáo sản phẩm là phải chờ duyệt kế hoạch, phải tìm đơn vị hỗ trợ thực hiện việc
quảng cáo thì bây giờ chỉ với những thao tác kéo thả trên hệ thống hỗ trợ thì đã
có thể thiết lập được các chiến dịch gửi mail và bắt đầu gửi đi.
- Tối ưu chi phí quảng cáo: Chi phí quảng cáo truyền thống khá đắt đỏ,
cịn E-Marketing thì chỉ với vài trăm đồng 1 lượt gửi thì doanh nghiệp đã có thể
gửi những quảng cáo đến khách hàng
- Giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiều mục tiêu khác nhau: Dù mục tiêu là
thúc đẩy doanh số bán hàng, phát triển thương hiệu hay chăm sóc khách hàng đi
chăng nữa thì cũng có thể được giải quyết

4



1.2 MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu đề tài
Đề tài trước hết tập trung nghiên cứu về email marketing như các khái niệm cơ
bản về Emarketing, chức năng, các loại hình marketing và các cơng cụ marketing
đang có trên thị trường.
Tiếp theo, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về phương thức gửi thư dựa trên SMTP để
từ đó đưa ra quy trình cài đặt phần mềm ứng dụng Email marketing nhỏ nhằm đáp
ứng nhu cầu thực tế.
1.2.2. Phạm vi đề tài
Xây dựng phần mềm ứng dụng nhỏ, chỉ xử lý gửi email mà không thu thập
email từ các website.
- Gửi Email đến khách hàng theo danh sách mail định sẵn.
- Xử lý thêm file gưi kèm theo email
- Xử lý nội dung gửi mail, định dạng màu sắc, font chữ, bullet, pararaph...
1.3 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay ở thời đại công nghệ 4.0 mọi người gắn bó với cơng nghệ nhiều hơn,
mọi lứa tuổi đều sử dụng internet được và tiếp cận công nghệ một cách nhanh
chóng và đầy bất ngờ. Chẳng những là công nghệ phát triển, nền kinh tế của nước
nhà cũng đang từng bước đổi mới để kịp hội nhập với thế giới đưa nước ta thốt
khỏi cảnh nghèo khó. Sự bùng nổ mạnh mẽ của Internet đã đem lại những thành quả
chưa từng có trong lĩnh vực kinh tế. Chính vì sự đi lên của nền kinh tế hiện nay nên
việc kinh doanh cần phải có sự đầu tư kỹ lưỡng từ chất lượng, hình thức, chế độ hậu
đãi và chăm sóc khách hàng. Marketing trong kinh doanh cũng khơng hề thua kém,
việc marketing tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp gây ấn tượng được với khách hàng, sẽ
có cơ hội cao để tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra. Với những ưu điểm nổi
trội của Email-Marketing như nhanh, gọn, dễ dàng phục vụ 24/24 đã giúp EmailMarketing ngày càng chiếm ưu thế trong tiếp thị sản phẩm.
Năm 2020 - 2021 là một năm đầy biến động, thế giới phải gánh chịu những đợt
dịch COVID19 gây thiệt hại nặng nề về con người và cả kinh tế. Việt Nam chúng ta
cũng vậy, COVID19 khiến cho con người không thể đi làm, thất nghiệp, khiến cho


5


sự sống của một con người có nguy cơ bị cướp đi bất cứ lúc nào chỉ cần nhiễm
Virus.
Trước đây bài tốn marketing vốn đã là một bài tốn khó của các doanh nghiệp
bởi nếu làm khơng khéo thì sẽ khơng cạnh tranh được với các đối thủ của mình, vậy
ở thời điểm hiện tại cả thế giới đang khốn đốn chỉ vì 1 con virus nguy hiểm như vậy
thì bài tốn này sẽ cịn khó tới đâu! Chính vì vậy chúng em đã chọn nội dung đề tài
“Xây dựng phần mềm Email marketing” cho đồ án một tín chỉ của mình với mong
muốn tìm hiểu và triển khai cơng cụ Email marketing- Một công cụ đang rất thịnh
hành nhằm đem lại hiệu quả cho công việc hội nhập kinh tế hiện nay của các doanh
nghiệp để góp phần giải quyết bài toán kinh tế thời COVID này!

6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 . EMAIL MARKETING LÀ GÌ
2.1.1. Thực trạng về Email-Marketing
Trong sự phát triển vượt trội của mạng xã hội và Internet thì nhiều người lại có
tư tưởng sai lầm rằng Email marketing đã bị lỗi thời bởi sự lên ngôi của mạng xã
hội, sự quảng cáo tràn lan trên kênh mạng xã hội mới thực sự đem lại hiệu quả. Đấy
là những người chưa nhìn thấy tác dụng thực sự của Email-Marketing. Trong
khoảng 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp đã phải chi ra số tiền dành cho EmailMarketing tăng lên gấp 3 lần. Việc này cho thấy sức ảnh hưởng của việc sử dụng
hình thức Email marketing đang rất được ưa chuộng ở các doanh nghiệp
2.1.2. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về Email Marketing. Tuy nhiên có thể hiểu một
cách đơn giản nhất đây là hình thức dùng email (thư điện tử) mang nội dung thông

tin về bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà doanh nghiệp
hướng đến. Khách hàng ở đây là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp,
đều được chọn lọc và phân loại kĩ để phân biệt với hình thức
Spam mail (gửi mail hàng loạt tới bất cứ khách hàng nào).
Đơi khi E-Marketing cịn gọi là Digital marketing, một kiểu marketing hiện đại.
Trong đó kênh kỹ thuật số phát triển và phổ biến là Internet. E-Marketing là sự kết
hợp giữa marketing truyền thông và công nghệ thông tin nên các quy tắc, nguyên lý
cơ bản về e-marketing và kinh doanh khơng có sự thay đổi.

2.1.3. Đặc trưng cơ bản của Email marketing
E-Marketing kể từ khi xuất hiện đã được các Marketer ứng dụng một cách rộng
rãi và nhanh chóng là do E-Marketing có nhiều đặc trưng vượt trội hơn so với
Marketing truyền thống nên hiệu quả đem lại trong hoạt động Marketing, quảng bá
thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ… Các đặc trưng cơ bản của E-Marketing là:
- Không giới hạn về không gian, thời gian: có khả năng hoạt động liên tục
tại mọi thời điểm, khai thác triệt để thời gian 24 giờ trong một ngày, 7 ngày trong
một tuần, 365 ngày trong một năm.
- Tốc độ cao: Nhờ có E-Marketing mà mọi thơng tin về sản phẩm dịch vụ
có thể được tung ra thị trường nhanh chóng hơn. Qua đó, khách hàng cũng có
khả năng tiếp cận những thơng tin này nhanh hơn.
7


- Đa dạng hóa sản phẩm
- Giảm thiểu những khác biệt về văn hóa, luật pháp, xã hội, kinh tế...
Những ưu điểm của E-Marketing so với Marketing truyền thống:
Đặc điểm
Phương thức
Khơng gian


Thời gian

Phản hồi
Khách hàng
Chi phí
Lưu trữ thơng tin

E-Marketing
Sử dụng internet, các thiết bị
số hóa
Khơng bị giới hạn bởi biên
giới quốc gia và vùng lãnh
thổ
Mọi lúc mọi nơi, phản ứng
nhanh, cập nhật thông tin sau
vài phút
Khách hàng tiếp nhận thông
tin và phản hồi ngay lập tức
Có thể chọn được đối tượng
cụ thể, tiếp cận trực tiếp với
khách hàng
Thấp, với ngân sách nhỏ vẫn
thực hiện được, có thể kiểm
sốt được chi phí quảng cáo
Lưu trữ thơng tin khách hàng
dễ dàng, nhanh chóng

8

Marketing truyền thống

Chủ yếu sử dụng các
phương tiện truyền thơng
đại chúng
Bị giới hạn bởi biên giới
quốc gia và vùng lãnh thổ
Chỉ vào một số giờ nhất
định, mất nhiều thời gian
và công sức để thay đổi
mẫu quảng cáo hoặc clip
Mất một thời gian dài để
khách hàng tiếp nhận thông
tin và phản hồi
Khơng chọn được nhóm
đối tượng cụ thể
Cao, ngân sách quảng cáo
lớn, được ấn định dùng 1
lần
Rất khó lưu trữ thơng tin
của khách hàng


2.1.4. Các chức năng chính của E-Marketing
- Gửi một lúc nhiều Email:
Khác với Email thông thường, Email marketing giúp cho ta gửi một lúc đồng
loạt cho nhiều khách hàng một cách nhanh chóng
- Quản lý danh sách email:
Chức năng Quản lý danh sách có khả năng lưu trữ được hàng chục ngàn email
và những thông tin cá nhân của họ, dễ dàng phân loại thành những nhóm tài khoản
khác nhau để hỗ trợ cho người quản lý.


- Theo dõi & Báo cáo (Tracking & Report):
Nếu chỉ có Quản lý danh sách tài khoản thì Gmail miễn phí cũng làm được. Một
phần mềm email marketing tốt cần phải có khả năng theo dõi những tương tác của
người nhận (càng nhiều càng tốt), tổng hợp lại thành những báo cáo để người quản
lý dễ dàng nắm bắt được hành vi của khách hàng và chất lượng của chiến dịch.
Một số thông tin mà các phần mềm email marketing có thể theo dõi được là:
 Vào inbox thành công
 Vào inbox không thành công (phân loại thành spam, soft bounce, hard
bounce)
 Bỏ theo dõi (unsubscribe)
 Mở email
 Click chuột trên các liên kết.
 Chuyển tiếp email
Sau khi có những thơng tin trên, phần mềm sẽ tổng hợp và đưa ra các kết quả tỉ
lệ tương ứng để marketer quản lý được chất lượng của chiến dịch và có những cải
tiến, thay đổi hợp lý sau này.

9


- Tự động phản hồi (Autoresponse):
Tự động phản hồi là một chức năng hay. Dựa vào một kịch bản được soạn sẵn,
phần mềm sẽ tự động gửi email cho khách hàng theo những khoảng thời gian đã
được cài đặt. Chức năng này hỗ trợ cực kì tốt cho quá trình chăm sóc khách hàng
(kể cả khách hàng tiềm năng), tận dụng tối đa hiệu quả của danh sách tài khoản,
tăng tỉ lệ mua hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
- Tự động quản lý (Automation):
Tự động hóa, theo đúng cái tên nó, sẽ tự động quản lý q trình hoạt động các
diến dịch theo những quy định của email marketer. Chúng ta sẽ định nghĩa những
hành vi của người nhận và yêu cần phần mềm xử lý những hành vi đó theo kịch bản

được soạn trước.
- Tiết kiệm chi phí cho Marketing:
Thay vì marketing truyền thống phải tốn rất nhiều chi phí và thời gian nhưng
hiệu quả mang lại thật sự chưa cao, thì email marketing là một sự lựa chọn hàng đầu
của doanh nghiệp, hoặc danh nhân khởi nghiệp…
- Truyền bá thơng tin rất nhanh:
Hàng nghìn khách hàng sẽ nhận được thông tin mà doanh nghiệp muốn quảng
bá trong thời gian rất ngắn.
- Gửi thông tin đến đúng đối tượng:
Những khách hàng tiềm năng được chọn lọc vào từng chiến dịch thuộc chủ đề
mà họ quan tâm hoặc đã từng sử dụng dịch vụ của mình cung cấp. Thật sự sẽ mang
lại hiệu quả rất cao.
- Linh động trong từng chiến dich:
Chúng ta hồn tồn có thể chủ động thay đổi bất kì thơng tin nào trong chiến
dịch cũng như lịch hẹn để gửi Email, thông tin nội dung chiến dịch, đối tượng
khách hàng nhận thông tin…
2.1.5. Một số loại hình marketing
- SEM (Search Engine Marketing):

10


Đây là hình thức marketing trên cơng cụ tìm kiếm. Bao gồm những loại hình
sau: SEO (Search Engine Optimization): Đây được xem là hình thức Digital
Marketing phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng. SEO đánh vào tâm lý
người dùng khi họ cần một sản phẩm nào đó thì họ sẽ thực hiện việc tìm kiếm trên
các cơng cụ trực tuyến. Nắm bắt cơ hội đó, các các cá nhân doanh nghiệp thực hiện
tối ưu hóa cơng cụ tìm kiếm. Để đặt nội dung, thông tin sản phẩm lên đầu trang chủ,
giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
PPC (Pay Per Click): Là loại hình quảng cáo mà nếu người xem vào 1 website

thông qua click của quảng cáo thì sẽ phải trả tiền cho lượt click đó.
PPI (Pay Per Inclusion): Hình thức này giúp cho các website có thể search được
các engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại trong cơ sở dữ liệu của bộ máy tìm kiếm.
- Blog Marketing:
Blog Marketing là quá trình tiếp cận thị trường mục tiêu của doanh nghiệp bạn
thông qua việc sử dụng Blog. Trước đây, doanh nghiệp thường có một Blog tách
biệt với Website của họ. Nhưng ngày nay, có thể dễ dàng tích hợp cả hai để giúp dễ
quản lý hơn. Cũng như dễ dàng truy cập hơn cho khách truy cập.
- Social Media Marketing:
Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) có thể hiểu là các loại
marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm mục đích thu về
các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng. Hình thức này thường
được quảng cáo dưới dạng hình ảnh, video có khả năng lôi kéo thu hút sự tương tác
từ người xem.
- VSM (Video Search Marketing):
Loại hình này có thể hiểu là tiếp thị “sản phẩm” của bằng video ngắn được đưa
lên mạng, website để khách hàng có thể dễ dàng tìm ra. Sản phẩm đó có thể
là thương hiệu, dịch vụ hay thương hiệu cá nhân của chính bạn. Chỉ cần nội dung
độc đáo và chạm tới nhu cầu của khách hàng thì hồn tồn có thể đưa doanh nghiệp
đến rộng rãi với cơng chúng. Youtube chính là 1 kênh quảng cáo rất phát triển trong
loại hình này.
- Email-Marketing:

11


Là hình thức mà người kinh doanh sẽ gửi những email tiếp thị tới khách hàng
để giới thiệu sản phẩm. Chỉ cần có 1 content, 1 danh sách khách hàng hợp lí thì đã
có thể tiếp cận khách hàng và giúp bạn quảng cáo được những gì bạn muốn truyền
tải tới họ.

- Buzz Marketing (Marketing tin đồn):
Buzz có nhiệm vụ dùng những tin đồn để tác động đến đối tượng mà doanh
nghiệp muốn hướng đến. Chi phí thường khơng q nhiều nhưng hiệu quả truyền
thông đem lại cao. Bên cạnh đó thì sự rủi ro cũng rất tiềm ẩn nếu sản phẩm dịch vụ
của doanh nghiệp khơng như những gì họ lan truyền ra.
- Online PR:
Người làm PR sử dụng các hình thức truyền thơng để xây dựng và duy trì danh
tiếng của sản phẩm họ PR.
2.1.6. Một số cơng cụ marketing có trên thị trường
- MailChimp:
Mail Chimp là phần mềm email marketing do bên Chestnut và Dan Kurzius
sáng lập vào năm 2001. Hiện nay nó đã có hơn 12 triệu khách hàng, số email mỗi
ngày lên tới hơn 1 tỷ mail. Phần mềm này cho phép gửi email tiếp thị, chạy các
chiến dịch target khách hàng, tin nhắn tự động... song song đó là các báo cáo chi tiết
giúp bạn cải thiện các chiến dịch của mình.
Ưu điểm: Đăng ký đơn giản, cho phép tài khoản sử dụng miễn phí, giao diện
đơn giản, rõ ràng.
- Aweber:
Aweber được thành lập bởi Tom Kulzer năm 1998 là phần mềm email
marketing với tiêu chí: làm email marketing đơn giản và mang lại nhiều lợi nhuận
hơn cho các doanh nghiệp nhỏ. Đây là một trong những dịch vụ phổ biến nhất, được
sử dụng bởi hơn 120.000 doanh nghiệp nhỏ, blogger và doanh nhân trên toàn cầu.
Ưu điểm: Đăng ký đơn giản – phần mềm Aweber sẽ cung cấp bản dùng thử 30
ngày sau khi bạn đăng kí, giao diện rõ ràng và có tính thẩm mỹ, Menu của Aweber
được phân bổ rất hợp lý bao gồm nhiều phần tách biệt để dễ chọn lựa. Đặc biệt
phầm mềm này giúp tạo list subscribe một cách tự động.
- GetResponse:

12



Simon Grabowski thành lập GetResponse vào năm 1998. Hiện tại nó phục vụ
hơn 350.000 khách hàng tại 182 quốc gia và có sẵn bằng 21 ngơn ngữ khác nhau.
Đây cũng là một trong những phần mềm gửi email nổi bật và được ưa chuộng để
Marketing.
Ưu điểm: Cũng giống như Aweber, đăng ký GetResponse rất dễ dàng. Điểm
khác duy nhất là GR không yêu cầu bạn phải điền thông tin thẻ tín dụng. Họ sẽ liên
lạc với người dùng sau 30 ngày dùng miễn phí, giao diện rất đơn giản, dễ sử dụng,
cung cấp ba loại email phù hợp với từng mục đích đề ra.
- Atomic Mail Sender:
Atomic Mail Sender cũng là phần mềm chuyên dùng cho email marketing rất
phổ biến đối với nhiều người.
Ưu điểm: Giao diện tối ưu dễ sử dụng, hỗ trợ Microsoft Word, Excel, Access,
tích hợp thêm trình chỉnh sửa hình ảnh, cho phép bạn thay đổi kích thước, cắt hình
ảnh, lật và thay đổi độ sáng, tương phản của ảnh. Ngoài ra, phiên bản mới nhất
được thêm tính năng kiểm tra máy chủ Proxy: Hiển thị máy chủ đang trực tuyến hay
ngoại tuyến; xác định tốc độ truyền và tên máy chủ; kiểm tra link trong mail để chắc
rằng nó vẫn truy cập được.
- SendinBlue:
SendinBlue là phần mềm kết hợp: dịch vụ Email marketing, dịch vụ nhắn tin
điện thoại ngắn (SMS) và dịch vụ tiện ích email. Đây là giải pháp tiếp thị qua email
rất hứa hẹn vì sự tích hợp nhiều chức năng của nó.
Ưu điểm: Cung cấp các chiến dịch SMS, cung cấp Template phản hồi tin nhắn
tiện lợi, dễ sử dụng, tính năng tùy chọn giao dịch email và trả lời tự động, thiết kế
thân thiện với các thiết bị di động.
2.2 . GIỚI THIỆU VỀ SMTP
2.2.1. Khái niệm
- Khái niệm về SMTP:
Simple Mail Transfer Protocol (viết tắt là SMTP) là hệ thống giao thức có
nhiệm vụ nhận hay truyền tải dữ liệu trong email của người dùng. Hệ thống chỉ

nhận và gửi thư điện tử email thơng qua thiết bị có kết nối mạng Internet. Những
thiết bị nhận và gửi email được gọi là máy chủ SMTP, mỗi máy chủ đều liên kết tới
cổng mạng Internet 25 – cổng TCP.
13


14


- Khái niệm về SMTP Server:
SMTP Server được nhiều người dùng biết đến là server chuyên dùng để gửi
mail. SMTP Server là một trong những dịch vụ cho phép doanh nghiệp có thể dễ
dàng gửi email với số lượng cực kì lớn mà khơng bị giới hạn. Chính điều này khiến
SMTP Server vượt trội hơn hẳn so với các hòm mail miễn phí của Gmail hay các
mail đi kèm cùng với hosting. Hoặc nói một cách khác đơn giản hơn thì máy chủ có
tác dụng giúp bạn gửi mail đi thì người ta gọi đó là SMTP server. Dịch vụ SMTP
Server gửi mail thông qua TCP hoặc IP nên đảm bảo sự nhanh nhẹn, bảo mật và cực
kì tiện lợi.
- Phương thức hoạt động của SMTP Server:
Việc gửi mail sẽ được thực hiện thông qua việc chuyển thông báo đến SMTP
Server được chỉ định sẵn. Sau đó, dựa trên tên miền của địa chỉ thư điện tử mà bạn
nhận thì SMTP Server sẽ bắt đầu thực hiện việc trao đổi liên lạc với một DNS
Server.
Sau đó, SMTP Server sẽ tìm kiếm thông tin và trả về host name của SMTP
Server đích (ví dụ ‘mail.ten-email.com’) cho tên miền đó. Sau cùng, SMTP Server
được chỉ định sẽ trao đổi tồn bộ thơng tin với SMTP Server đích mà người dùng
quan tâm thơng qua cổng 25 của TCP/IP.
Nếu như tên của người dùng trong địa chỉ thư điện tử trùng khớp với một trong
những tài khoản người dùng trong máy chủ đích. Sau đó, thơng báo về email gốc sẽ
được đưa vào máy chủ này. Người nhận chỉ cần lấy thông báo của mail thơng qua

chương trình gửi nhận mail thơng thường tương tự như Microsoft Outlook.
Nếu như SMTP Server chỉ định không liên lạc hay trao đổi được thông tin với
máy chủ đích thì SMTP Server sẽ cung cấp các cơ chế khác để có thể chuyển thơng
báo qua một hay nhiều các SMTP Server trung gian.
Máy chủ trung gian sẽ nhận thơng báo sau đó gửi đến máy chủ đích hoặc gửi
đến máy chủ trung gian khác. Thao tác này sẽ được thực hiện nhiều lần cho đến khi
chuyển được hay thời gian lưu trữ thông báo đã hết hạn.

15


2.2.2. Cơ chế hoạt động của SMTP

Hình 2. 1: Sơ đồ cơ chế hoạt động của SMTP
Khi doanh nghiệp gửi một email nào đó, hệ thống SMTP sẽ tự động dựa vào tên
địa chỉ email đó và chuyển thơng báo tới cho máy chủ SMTP. Sau khi SMTP server
nhận được tín hiệu, tín hiệu sẽ được trao đổi giữa máy chủ SMTP và máy chủ DNS
để tìm ra tên miền gốc tại Hostname trong máy chủ SMTP.
Sau các bước trên, máy chủ thực hiện bước kiểm tra liệu thông tin người dùng
với thơng tin email có trùng khớp hay khơng, nếu trùng khớp thì doanh nghiệp sẽ
nhận hay gửi dữ liệu có dung lượng lớn thơng qua email và nhận các thư điện tử
bằng phần mềm.
Nhằm đề phòng trường hợp máy chủ SMTP và máy chủ DNS có thể khơng trao
đổi với nhau, những tín hiệu khơng được phản hồi ấy sẽ gửi tới server trung gian.
Server trung gian vẫn nhận được tín hiệu gốc và bắt đầu truyền qua nhiều máy chủ
khác cho tới khi gửi tới Server gốc. Hệ thống phụ sẽ chạy hết công suất cùng thời
gian tối đa trước khi tín hiệu bị thơng báo là hết hạn và không sử dụng được nữa.
Hầu hết Email client (outlook, thunderbird, app trên điện thoại, webmail...) đều
sử dụng giao thức SMTP để gửi và nhận thư.


2.2.3. Những nhà cung cấp dịch vụ SMTP tốt nhất
16


- Mailgun:
Mailgun là nhà cung cấp dịch vụ SMTP được các nhà phát triển và doanh
nghiệp ưa chuộng. Họ cung cấp các API mạnh mẽ cho phép bạn gửi các email giao
dịch tự động.
Mailgun tích hợp dễ dàng với các website WordPress. Dù là một cửa hàng
eCommerce, một trang web thành viên hay một doanh nghiệp nhỏ, Mailgun giúp
gửi các email tiếp thị và email giao dịch tự động qua dịch vụ SMTP dễ dàng mở
rộng quy mơ của mình.
- SendGrid:
Với tập hợp các tính năng mạnh mẽ cùng khả năng mở rộng quy mô cao,
SenGrid là một dịch vụ gửi email SMTP dựa trên đám mây mạnh mẽ, cho phép bạn
gửi email hàng loạt mà không phải quản lý một SMTP server.
Dịch vụ chuyển tiếp SMTP của SendGrid rất dễ thiết lập và có thể kết hợp với
bất kỳ website WordPress nào. Họ cunng cấp các công cụ tối ưu hóa tỷ lệ chuyển
phát (delivery optimization), thống kê phân tích email, các email template cùng trình
soạn thảo email đơn giản, đồng thời tích hợp các ứng dụng và dịch vụ bên thứ ba.
- Amazon SES:
AWS hay Amazon Web Services là nhà cung cấp đi đầu trong lĩnh vực cơ sở
hạng tầng điện toán đám mây. Họ đồng thời cung cấp Amazon SES hay Amazon
Simple Email Service như một dịch vụ bổ sung cho dịch vụ web của mình.
Đây là dịch vụ email SMTP dựa trên đám mây mạnh mẽ, giúp những người làm
marketing và các nhà phát triển dễ dàng triển khai các chiến dịch email marketing,
gửi thông báo và các email giao dịch tự động.
- Postmark:
Postmark là một dịch vụ SMTP dễ sử dụng khác cho các website, doanh nghiệp
và những người làm marketing. Tốc độ chuyển phát email của Postmark “nhanh

như chớp”, với các định giá đơn giản và khả năng tích hợp dễ dàng.
Họ là chuyên gia trong lĩnh vực gửi email giao dịch tự động, nghĩa là họ tập
trung vào tốc độ và tỷ lệ chuyển phát email thành công. Portmark cung cấp công cụ
17


thống kê phân tích email dễ hiểu, tính năng bảo mật tài khoản, các template
responsive (đáp ứng mọi kiểu màn hình) thân thiện với thiết bị di động, các
webhook đơn giản để kích hoạt sự kiện email…
- Google free SMTP:
Google free SMTP server là giải pháp tốt nhất cho những ai không dùng được
SMTP server của ISP hoặc nhà cung cấp hosting, cũng như cho những ai gặp nhiều
vấn đề liên quan đến email.
Lợi ích khi sử dụng: Đảm bảo khả năng gửi đi thành công cao hơn những nhà
cung cấp khác, khơng cần cài đặt server, Mail ít bị đưa vào đánh dấu SPAM.
Giới hạn: Chỉ gửi được 100 mail mỗi ngày.
2.3 . CÁC CHẾ ĐỘ GỬI NHẬN EMAIL
2.3.1. Các chế độ gửi và nhận email trên gmail
Chế độ gửi email trên gmail:
- CC là viết tắt của cụm từ “carbon copy”, có thể tạm hiểu là các bản sao
tạm. Từ carbon copy được bắt nguồn từ việc sử dụng một loại giấy than để tạo ra
các bản sao khi viết tay. Do đó, CC được hiểu như việc gửi thêm một bản sao của
email cho một số người khác.
- BCC là viết tắt của cụm từ “blind carbon copy”, cũng tương tự như CC,
sẽ gửi một bản copy của emaiul đó cho một danh sách các người nhận khác. Tuy
nhiên những người trong danh sách này sẽ không thể nhìn thấy những người
khác, có nghĩa họ khơng được biết rằng có những ai khác cũng nhận được email
đó. Những người được gửi bản chính và cách gửi CC cũng sẽ không thể thấy
danh sách những người gửi theo kiểu BCC.
- Forward mail là hình thức chuyển một bức thư mà người khác gửi tới

hịm thư mình, đến một người thứ ba. Forward sẽ tiết kiệm được thời gian, đảm
bảo nội dung truyền tải cho bên thứ 3, thao tác nhanh gọn, đơn giản, dễ sử dụng.

18


Chế độ nhận email trên gmail:
- Trường “To” (Đến hay tới) là trường dành cho những người nhận email
chính. Những người này có nhiệm vụ tham gia trao đổi và phản hồi trực tiếp với
người gửi. Số lượng người nhận được thư ở chế độ “To” là không giới hạn.
- Inbox: Thư đến được đánh giá là một thư hợp lệ khơng bị đánh giá là
một mail rác thì sẽ được chuyển thẳng vào hộp thoại inbox
- Spam: là tên gọi của hộp thư rác, thư linh tinh để chỉ các thư điện tử vô
bổ thường chứa các loại quảng cáo được gửi một cách vô tội vạ và nơi nhận.
Chúng thường được gửi từ những cá nhân hay nhóm người không xác định và
chất lượng của loại thư này thường thấp
2.3.2. Tìm hiểu khi nào email vào spam
Câu chuyện gửi thư được đưa vào ibox hay đưa vào thư spam vẫn là vấn đề
được đặt ra của nhiều người. Khi gửi mail đi hệ thống sẽ tự động dò quét email đó
để đánh giá là một thư rác hay thư hợp lệ. Sau đây là 1 số lí do email được gửi đi
nhưng sẽ vào mục spam của người nhận:
- IP của mail server bị liệt vào danh sách Blacklist của các tổ chức chống
SPAM.
- Nguyên nhân do kĩ thuật: Chưa cấu hình xác thực domain (spf, dkim…),
domain bị dính blacklist, địa chỉ IP bị dính spam. Cấu hình xác thực domain có
nghĩa là khai báo cho cổng gửi mail (SMTP) biết rằng mình là người sở hữu
domain này
- Chứa các keyword mang tính spam: Các bộ lọc spam có thể đọc được
text cho nên có thể kiểm tra được nội dung mail của bạn gửi có chưa từ ngữ
mang yếu tố spam, quảng cáo hay không. Cần tránh sử dụng các từ như: quảng

cáo, giảm giá, khuyến mãi…
- Sử dụng html mail: việc dùng html thì tỉ lệ vào spam sẽ cao hơn dùng
Text
- Dùng Template có sẵn: Đối với những template có sẵn mà đã có người
mang nó đi spam thì khi bạn dùng template đó gửi thì bộ lọc của mail spam nó
cũng sẽ nhận ra và đưa vào spam.

19


- Thời gian sử dụng mail của người dùng thấp: Nếu bạn thường xuyên gửi
email tới rất nhiều những địa chỉ email mà khơng cịn hoạt động (email rất lâu
khơng được sử dụng hoặc rất hiếm khi sử dụng) thì nó cũng sẽ cho email sau này
bạn gửi vào spam email.
- Địa chỉ email giả mạo: Một địa chỉ email trông giống như địa chỉ email
của một người gửi đã biết đến mức gây nhầm lẫn. Ví dụ: địa chỉ email có thể
thay thế chữ “O” bằng số “0”
- Nội dung thư trống: Kẻ gửi spam thường xuyên gửi thư khơng có nội
dung hoặc chủ đề để kiểm tra xem địa chỉ email có hợp lệ hay khơng. Sau đó,
chúng gửi spam đến những địa chỉ đó sau.
- Thư gửi đi khơng được chứa Keyword nhạy cảm (chính trị, sex, giới
tính, bất động sản, marketing...)
Để tránh mail gửi đi khơng bị bộ lọc mail tự động chuyển vào mục spam chúng
ta cần lưu ý những điều quan trọng như sau:
- Tối ưu nội dung của mail gửi đi: Nội dung là yếu tố quan trọng quyết
định email của bạn có thành cơng trong việc giới thiệu, quảng cáo hay khơng.
Chính vì thế, bên cạnh hình thức trình bày cần tối ưu nội dung, tạo sự thu hút
ngay từ tiêu đề. Các từ ngữ nên tránh khi soạn thảo mail: miễn phí, giảm giá %,
quảng cáo, kí hiệu tiền tệ, nhắc tới giá cả, dấu chấm than, trải nghiệm sản
phẩm…

- Sử dụng tên miền tin cậy để gửi mail.
- Tối ưu địa chỉ gửi email: Khi làm email marketing thì nên sử dụng dịch
vụ email doanh nghiệp có dạng @xyz.com kết hợp với tên riêng của mình. Điều
này mang lại độ tin cậy hơn là nhưng email dạng bình thường.
- Phân loại list danh sách mail khách hàng trước khi gửi: Cần chắc chắn
rằng bạn gửi đúng đối tượng với nội dung phù với đối tượng. Việc gửi email sai
đối tượng sẽ khiến email của doanh nghiệp hay cá nhân dễ bị đánh dấu spam, từ
đó địa chỉ dùng để gửi mail của bạn sẽ bị đánh giá thấp và có thể tăng tỷ lệ bị
đánh dấu spam trong những lần gửi kế tiếp.

20


- Kiểm tra bộ lọc email trước khi gửi đi: Test gửi mail trước với danh sách
mail test (mail cá nhân và đồng nghiệp). Đứng ở vị trí người nhận thư để xem xét
xem những sai sót nếu có, kiểm tra mail gửi đi rơi vào hộp thư nào: hộp thư
chính, quảng cáo hay spam. Nếu có bất kì dấu hiệu đáng nghi nào thì nên chỉnh
sửa trước khi gửi tới khách hàng để đạt được kết quả tốt nhất.
2.4 . CẤU HÌNH TÀI KHOẢN GỬI
Cách cấu hình trên tài khoản Gmail để có thể gửi email từ phần mềm.
Thơng tin SMTP Server dùng để gửi mail đi nếu dùng SMTP miễn phí của
Google:


SMTP Server: smtp.gmail.com


SMTP Username: Tên đầy đủ Gmail (email address), ví dụ





SMTP Password: Mật khẩu Gmail của bạn.



SMTP Port: 587



TLS/SSL: Required.

Cách bật quyền truy cập kém an toàn của Gmail để sử dụng phần mềm gửi
mail:
Bước 1: Đăng nhập Gmail
Bước 2: Vào mục “Quản lý tài khoản google của bạn”.

Hình 2. 2: Giao diện trên “Gmail”
21


×