Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

CAU HOI ON TAP THI CHUC DANH NGHE NGHIEP HANG 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.08 KB, 10 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP THI CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP HẠNG 2
Câu 1: Hãy phân tích những điểm đổi mới cơ bản trong hoạt động dạy học và
hoạt động giáo dục được đề cập trong chương trình? Những đổi mới chương
trình tác động như thế nào đến quản trị nhà trường? Nêu thuận lợi và thách
thức?
Bài làm:
1. Những điểm đổi mới cơ bản trong hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục:
- Tên gọi của hoạt động: HĐGD được thực hiện trong chương trình hiện hành
với tên gọi Hoạt động ngồi giờ lên lớp cịn trong chương trình dự thảo mới,
hoạt động này được đổi thành tên Hoạt động trải nghiệm.
- Vị trí vai trị trong CTGDPT: Tất cả nội dung giáo dục được thực hiện trong
nhà trường đều thông qua Hoạt động trải nghiệm là hoạt động bắt buộc trong
nhà trường và bắt buộc đối với 100% học sinh.
- Phát triển chương trình: Dựa trên chương trình khung và các mục tiêu được
ban hành thống nhất cho tất cả hệ thống, các cơ sở giáo dục được tự chủ trong
phát triển chương trình sao cho phù hợp; học sinh có những cơ hội lựa chọn nội
dung phù hợp với bản thân bên cạnh nội dung bắt buộc.
- Tổ chức hoạt động: Đổi mới cách tổ chức các giờ sinh hoạt, kết hợp chặt chẽ
giữa hoạt động trải nghiệm thường xuyên và định kì, giữa cá nhân và tập thể.
Tăng cường các hoạt động phục vụ cộng đồng, hoạt động câu lạc bộ trong nhà
trường.
- Đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá: Hoạt động trải nghiệm triển khai dưới
các hình thức khác nhau và 100% học sinh được tham gia và được đánh giá theo
đúng mục tiêu giáo dục về phẩm chất và năng lực. Kết quả đánh giá là điều kiện
cho các việc xét tuyển khác nhau trong hệ thống giáo dục.
2. Những đổi mới chương trình tác động đến quản trị nhà trường:
- Lãnh đạo nhà trường giữ vai trò tiên phong trong đổi mới giáo dục. Lãnh đạo
tiên phong, phát động phong trài, tạo động lực cho đội ngũ giáo viên mang lại
những thành công cho trường học.
- Xây dựng mơi trường tích cực trong nhà trường
- Có sự kết hợp giữa các lực lượng trong và ngồi nhà trường để góp phần vào


cơng cuộc đổi mới giáo dục.
- Có kế hoạch phát triển đội ngũ phù hợp, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
* Thuận lợi
- Phần lớn nhà trường đã có đủ số lượng GV và đạt chuẩn để gánh vác nhiệm vụ
đổi mới.
- Phần lớn giáo viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp
và mong muốn được phát triển.
* Khó khăn, thách thức:
- Phần lớn GV hiện nay còn chưa áp dụng hiệu quả các PPDH và giáo dục tích
cực. Các PPDH cịn mang tính áp đặt, một chiều.
- GV thường lệ thuộc vào SGK, không dám vượt ra khỏi khuôn khổ.
- Ý thức tự học, tự nâng cao trình độ của nhiều GV cịn chưa cao.
- GV chưa thực hiện tốt đánh giá quá trình, hay đánh giá năng lực của HS chủ
yếu đánh giá kết quả học tập dựa trên kiến thức môn học;


- Bên cạnh những GV làm rất tốt công tác chủ nhiệm lớp, nhiều GVCN còn rất
cứng nhắc trong giáo dục HS, chưa làm tốt công tác kết nối với phụ huynh HS
và cộng đồng tham gia vào giáo dục;
- Khi nhà trường được tự chủ về thực hiện CTGD thì GV chưa sẵn sàng và chưa
thực sự tự tin trong phát triển chương trình để đáp ứng với giáo dục phân hóa và
sát với với đối tượng;
- Chương trình mới đòi hỏi GV tổ chức tốt HĐTN, hoạt động NCKHKT và hoạt
động đó cũng địi hỏi GV phải có năng lực sáng tạo trong việc tổ chức hướng
dẫn và đánh giá các hoạt động đó. Tuy nhiên, kinh nghiệm về nội dung này của
GV còn rất mỏng.
Câu 2: Mục tiêu của CTGD là gì? Theo anh chị, những nội dung chính của
mục tiêu giáo dục cấp tiểu học cần hướng tới là gì? PPGD và kiểm tra đánh
giá theo năng lực có gì khác với chương trình tiếp cận nội dung?
1. Mục tiêu của CTGD là:

- Giúp học sinh phát triển khả năng vốn có của bản thaanm hình thành tính cách
và thói quen; phát triển hài hịa về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích
cực tự tin, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp học tập suốt đời; có những phẩm chất
tốt đẹp và các năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm,
người lao động cần cù, có tri thức và sáng tạo.
- Hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: yêu đất nước,
yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.
- Hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt lõi sau: năng lực tự chủ và
tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
2. Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học cần hướng tới là:
Hình thành những yếu tố căn baen, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chát và năng lực; định hướng chính vào
giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng, những thói quen nề nếp cần thiết trong học
tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kĩ năng cơ bản nhất để tiếp tục học
THCS.
3. PPGD và kiểm tra đánh giá theo năng lực có gì khác với chương trình tiếp cận
nội dung:
* Kiến thức, kĩ năng và thái độ là các thành tố tạo nên năng lực, dạy học theo
tiếp cận năng lực cần thường xuyên thực hiện:
- Liên kết giữa kiến thức và kĩ năng.
- Trao đổi giữa kiến thức và kĩ năng.
- Củng cố niềm tin và thái độ trong cả quá trình.
* Giáo dục là vun trồng chăm chút kĩ lưỡng trong cả quá trình:
- Từ việc nhỏ đến việc lớn;
- Từ yêu cầu thấp đến yêu cầu cao;
- Từ nhiệm vụ đơn giản đến nhiệm vụ phức tạp.
* PPDH phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của HS phù hợp
với đặc điểm từng lớp học, từng môn học, từng hoạt động giáo dục trải nghiệm,
hình thành cách tự học, bồi dưỡng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
tác động đến tình cảm đem lại niềm vui và sự hứng thú học tập.



* Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập theo chuẩn kiến thức,
kĩ năng các môn học và các hoạt động giáo dục được quy định bởi CTGD tiểu
học.
* Đánh giá sự hình thành và phát triển dựa trên các nhóm năng lực cốt lõi.
* Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất cơ bản.
Câu 3: Hãy chỉ ra các yếu tố thúc đẩy và cản trở anh/chị, đồng nghiệp làm
việc trong nhà trường. Từ đó đề xuất các cách thức khắc phục. Hãy xác
định và phân tích các yếu tố gây trở ngại đối với việc tạo động lực cho GV
trong nhà trường tiểu học.
1. Các yếu tố thúc đẩy và cản trở làm việc trong nhà trường. Cách khắc
phục
* Các yếu tố thúc đẩy và cản trở làm việc trong nhà trường:
- Sự thành đạt trong công việc.
- Sự thừa nhận thành tích từ cấp trên và đồng nghiệp.
- Chính sách và chế độ quản lí của tổ chức.
- Tiền lương, tiền thưởng, các nguồn phúc lợi khác.
- Quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp.
- Các điều kiện làm việc như: phương tiện, thiết bị, môi trường không khí, nhiệt
độ, ánh sáng.
* Để tạo động lực cho giáo viên, cnv trong nhà trường cần chú ý tạo ra các yếu
tố thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đến nâng cao đồng thời cải thiện các yếu tố duy
trì. Một số cách tạo động lực như:
- Tạo động lực thông qua việc cải thiện điều kiện làm việc
- Tạo động lực thông qua tiền lương, tiền công, tiền thưởng.
- Tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nghề nghiệp.
2. Các yếu tố gây trở ngại đối với việc tạo động lực đối với giáo viên:
- Những trở ngại tâm lý – xã hội từ phía giáo viên: Tính ì khá phổ biến khi giáo
viên đã được vào biên chế làm cho GV khơng cịn ý thức phấn đấu. Tư tưởng

về sự ổn định, ít thay đổi của nghề dạy học cũng làm giảm sự cố gắng, nỗ lực
của giáo viên.
- Những trở ngại về môi trường làm việc: Mơi trường làm việc có thể kể đến là
môi trường vật chất và môi trường tâm lý. Nhiều trường học do không được đầu
tư đầy đủ nên phương tiện, thiết bị dạy học thiếu thốn, phòng làm việc cho GV
cũng không đầy đủ cũng dễ gây chán nản, làm suy giảm nhiệt tình làm việc. Mơi
trường tâm lí khơng được quan tâm và chú ý đúng mức, các quan hệ cấp trên –
cấp dưới đồnng nghiệp không thuận lợi xuất hiện các xung đột căng thẳng trong
nội bộ.
- Những trở ngại về cơ chế chính sách: Mặc dù quan điểm giáo dục là quốc sách
hàng đầu được khẳng định rõ ràng, song do những cản trở khác nhau mà việc
đầu tư cho giáo dục, trực tiếp là cho GV còn hạn chế. Thu nhập thực tế của đại
đa số giáo viên còn ở mức thấp. Nghề sư phạm khơng hấp dẫn được người giỏi.
Bên cạnh đó, cơng tác phúc lợi tại các trường về cơ bản còn hạn hẹp.
Câu 4: Hãy nêu những điều kiện (khác) để thực hiện đổi mới chương trình
theo tiếp cận năng lực
1. Tổ chức và quản lý nhà trường:


- Nhà trường có sứ mệnh phát triể nhân cách cho mỗi HS và phục vụ yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện thường xuyên thay đổi.
- Là trung tâm văn hóa giáo dục của địa phương; được tự chủ về chun mơn,
nhân sự, tài chính; đảm bảo quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy theo quy định của Điều lệ trường tiểu học do
BGD&ĐT ban hành.
2. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh
- Hiệu trưởng, PHT được đánh giá hàng năm từ loại đạt yêu cầu trở lên theo quy
định chuẩn HT trường tiểu học; được tập huấn bồi dưỡng về chính trị, quản lí
giáo dục và chương trình mới theo quy định.

- Số lượng và cơ cấu GV đảm bảo để dạy các môn học, chuyên đề, 100% GV
đạt chuẩn nghề nghiệp, được đảm bảo quyên theo quy định của điều lệ trường và
của pháp luật.
- HS đảm bảo các quy định về tuổi và quyền theo quy định.
3. Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục.
- Đạt chuẩn yêu cầu về xanh, sạch, đẹp.
- Số lượng quy cách, chất lượng và thiết bị phòng học đảm bảo quy đinh.
- Thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng thiết bị
dạy học trong các giờ lên lớp.
4. Xã hội hóa giáo dục
- Phối hợp tốt giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường
- Phối hợp tốt gd nhà trường và gd xã hội.
Câu 5: Anh/ Chị hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong hoạt động
dạy – học theo tiếp cân trang bị kiến thức là chủ yếu với hoạt động dạy học
theo tiếp cận phát triển phẩm chất và năng lực, liên hệ với giáo dục tiểu
học.
Dạy – học theo hướng tiếp cận
Dạy – học theo hướng tiếp cận phát
STT
truyền thụ kiến thức
triển phẩm chất và năng lực
1
Dạy và học là quá trình cung cấp Dạy và học liên quan đến việc xây
và tích lũy thơng tin kiến thức và dựng các hoạt động có ý nghĩa và vun
kĩ năng
đắp sự hiểu biết
2
HS chưa biết gì, họ là người tiếp HS đã có sự hiểu biết trước về những
nhận những thơng tin được dạy cái liên quan đến điều mà HS học
trong quá trình trải nghiệm và kiến tạo.

3
Dạy học chỉ liên quan đến tương GV là người hướng dẫn, hỗ trợ, dạy và
tác giữa gv và hs
học chủ yếu liên quan đén việc trải
nghiệm, xây dựng, kiến tạo có ý nghĩa
của HS
4
HS là người học mang tính cá
Học trong sự tương tác với người khác
nhân, động lực dựa trên tính
là điểm quan trọng trong động lực của
cạnh tranh về thành tích thi cử.
HS và trong sự gia tăng kết quả đầu ra.
5
Thầy giáo chủ yếu cung cấp sự
GV cần phải sắp xếp hỗ trợ HS làm
chỉ dẫn, chỉ bảo để HS có được cơng việc học của mình
sự thành cơng.


6

Kĩ năng tư duy học tập được
thông qua cac lĩnh vực nội dung
chung,

Kĩ năng tư duy và học tập thông qua
nội dung cụ thể trong từng bối cảnh và
tình huống riêng.


Câu 6: Hãy nêu các giá trị sống cơ bản hình thành và phát triển các giá trị
sống cho học sinh; hãy phân tích các cấp độ đánh giá sự hình thành và phát
triển các giá trị sống cho học sinh tiểu học.
1.Các giá trị sống cơ bản hình và phát triển cho học sinh:
* Hịa bình khơng chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh mà là khi chúng ta đang
sống hịa thuận và khơng có sự tranh đấu.
* Tôn trọng: Bẩm sinh con người là vốn quý giá. Tôn trọng bản thân là hạt
giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, sẽ dễ dàng tôn trọng
người khác.
* Yêu thương:
- Là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách châ thành và
bền vững nhất
- Là nhìn nhận mọi người theo hướng tích cực hơn.
* Khoan dung:
- Là sự cởi mở và nhận ra vẻ đẹp của những điều khác biệt.
- Là biết cho qua đi, tở nên nhẹ nhàng và thanh thản, tiếp tục tiến lên.
- Biét trân trọng những giá trị tốt đẹp ở người khác và nhìn thấy những điều tích
cực trong mọi tình huống.
* Trung thực: Làm cho cuộc sống trở nên toàn vẹn hơn.
* Khiêm tốn cho phép bản thân trưởng thành với phẩm giá và lịng chính trực
mà khơng cần đến những bằng chứng thể hiện bên ngoài.
* Hợp tác: Tinh thần hợp tác tồn tại khi mọi người làm việc cùng nhau vì một
mục đích chung.
* Hạnh phúc: Hạnh phúc sẽ đến khi lịng ta ngập tràn hi vọng và sống có mục
đích.
* Trách nhiệm: Trách nhiệm không phải là điều ràng buộc chúng ta mà nó tạo
điều kiện để ta có được những gì ta mong muốn.
* Giản dị: Là biết trân trọng những điều nhỏ bé, bình thường trong cuộc sống.
* Tự do: Là khi các quyền được cân bằng với trách nhiệm, sự lựa chọn được cân
bằng với lương tâm.

* Đoàn kết: Mang đến tinh thần hợp tác, nâng cao lịng nhiệt tình và làm cho
bầu khơng khí trở nên ấm áp.
2. Các cấp độ đánh giá sự hình thành và phát triển các giá trị sống
- Cấp độ 1: Hiểu nội hàm, nhớ các biểu hiện quan trọng để tự ý thức.
- Cấp độ 2: Có được các thể hiện qua hành vi, hành động cụ thể, thiết thực của
bản thân.
- Cấp độ 3 : Biết chia sẻ, hợp tác để bảo vệ, hình thành và phát triển các giá trị
chung.
Câu 7: Anh/chị phác họa mẫu hình GV tiểu học theo yêu cầu đổi mới
GDPT. Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện HS có năng khiếu và bồi dưỡng HS
giỏi.


1. Người giáo viên tiểu học cần có những phẩm chất, nhân cách sau:
- Tự nhiên, chân thật, luôn vui vẻ nhưng không suồng xã với HS;
- Niềm nở, dễ gần, khoan dung, công bằng
- Quan hệ tốt với học sinh: nhanh chóng tiếp cận với HS, quan tâm HS, khuyến
khích động viên khen ngợi HS trước tập thể, nhưng không lạm phát lời khen.
- Khéo ứng xử sư phạm trong những tình huống phức tạp; khơng nên lấy mình
làm thước đó để phán xét hay áp đặtHS, mà cần cho HS quyền bày tỏ ý kiến.
- Xây dựng được uy tín thật trước HS và PH. UY tín ấy được xây dựng bằng
phẩm chất, năng lực chuyên môn và lòng yêu nghề của GV.
2. Năng lực sư phạm của GV tiểu học gồm năng lực chung và năng lực chuyên
biệt.
* Năng lực chung gồm:
- Năng lực chẩn đoán: Phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác, kịp thời sự phát
triển của HS.
- Năng lực đáp ứng: Đưa ra những nội dung, biện pháp giáo dục phù hợp với
mục tiêu giáo dục và nhu cầu HS
- Năng lực đánh giá

- Năng lực thiết lập quan hệ thuận lợi với người khác, đặc biệt là với HS;
- Năng lực kết hợp các lực lượng xã hội và thực hiện mục tiêu giáo dục.
* Năng lực chuyên biệt gồm:
- Năng lực dạy học: năng lực hiểu HS, năng lực lựa chọn và phát triển nội dung
dạy học, năng lực tổ chức hoạt động học tập của HS.
- Nhóm năng lực giáo dục: năng lực hiêu nhân cách của HS tiểu học, năng lực
cảm hóa, năng lực vạch dự án, năng lực giải quyết các tình huống sư phạm.
- Nhóm năng lực tổ chức hoạt động sư phạm.
3. Phát hiện học sinh có năng khiếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Phát hiện học sinh có năng khiếu dựa trên các biểu hiện cơ bản như:
- Ngôn ngữ phát triển hơn so với trẻ cùng lứa.
- Đọc nhiều và có khả năng đọc sách không dành cho lứa tuổi.
- Luôn muốn tự giải quyết công việc riêng và luôn đạt kết quả cao.
- Khơng bằng lịng với kết quả và nhịp điệu làm việc, muốn đạt tới sự hoàn hảo.
- Quan tâm nhiều đến những vấn đề của người lớn: tôn giáo, kinh tế, chính
trị,lịch sử, giới tính,....khơng chấp nhận quyền uy, co tinh thần phê phán.
- Có xu hướng tìm bạn ngang bằng năng lực,thường là hơn tuổi.
- Tinh thần trách nhiệm cao, khơng muốn bằng mọi giá để có sự đồng thuận.
* Bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Bồi dưỡng hứng thú và vốn sống cho học sinh.
- Chọn những kiến thức quan trọng cần bồi dưỡng cho HS và hướng dẫn HS học
tập để hình thành kiến thức, kĩ năng.
- Hướng dẫn học sinh cách tư duy và giải quyết vấn đề.
- Đưa các kiến thức bài học vào thực tiễn để hình thành năng lực tương ứng với
kiến thức bài học
Câu 8: Quy trình đánh giá ngồi trường tiểu học như thế nào? Vai trị của
đánh giá ngồi trong kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.
1. Quy trình đánh giá ngồi trường tiểu học:



* Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ đánh giá
- Quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài, các thành viên sẽ được nhận 1 bộ
hồ sơ đánh giá.
- Các thành viên của đoàn phải nghiên cứu đánh giá và các tài liệu liên quan viết
1 bản báo cáo sơ bộ.
- Sau khi hoàn thành báo cáo sơ bộ; đoàn sẽ phân cơng nghiên cứu sâu một số
tiêu chí cho mỗi thành viên, viết bản nhận xét về kết quả nghiên cứu các tiêu chí
được phân cơng; viết phiếu đánh giá tiêu chí, xây dựng báo cáo kết quả nghiên
cứu hồ sơ của đoàn.
* Bước 2: Khảo sát sơ bộ tại trường tiểu học
- Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi hoàn thành nghiên cứu
hồ sơ đánh giá, trưởng đoàn và thư ký sẽ là mviệ với trường trong thời gian 1
ngày để trao đổi về kết quả nghiên cứu và thông báo kế hoạch khảo sát chính
thức.
- Tồn bộ nội dung làm việc trong chuyến khảo sát sơ bộ được ghi thành biên
bản ghi nhớ.
* Bước 3 : Khảo sát chính thức tại trường tiểu học
Đồn khảo sát đánh giá trong vịng 3 ngày và thực hiện các công việc:
- Trao đổi với lãnh đạo trường và hội đồng tự đánh giá về công tác tự đánh giá
nhà trường.
- Xem xét csvc, trang thiết bị của nhà trường.
- Nghiên cứu các hồ sơ, tài liệu do nnhà trường cung cấp.
- Trao đổi phỏng vấn CBQL, GV, CNV,HS.
- Quan sát các hoạt động chính khóa và ngoại khóa.
- Viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức.
* Bước 4: Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài
* Bước 5: Thông báo và xử lý kết quả đánh giá ngoài.
-Dự thảo báo cáo đánh giá sau khi được các thành viên nhất trí thơng qua, phải
được gửi cho cơ sở giáo dục được đánh giá ngoài để lấy ý kiến.
- CSGD phải có phản hồi sau 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận bản dự thảo.

- Trong 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến khơng nhất trí của csgd
về dự thảo báo cáo, trưởng đoàn phải tổ chức họp đánh giá ngoài để thảo luận về
những ý kién của csgd. Trưởng đoàn phải có văn bản thơng báo ý kiến của đồn
về những vấn đề được tiếp thu hoặc bảo lưu và lí do bảo lưu với csgd được đánh
giá ngoài đồng thời gửi SGDDT để báo cáo.
- Trong thời gian 5 ngayd làm việc, sau khi đoàn họp và thống nhất ý kiến
trưởng đoàng và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá
ngoài.
- Trưởng đoàn hoàn thiện báo cáo đánh giá và gửi kèm toàn bộ hồ sơ làm việc
của đoàn vè SGDDT và được lưu trữ tại đây 5 năm.
2. Vai trị:
Đánh giá ngồi là một bước có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quy trình kiểm
định chất lượng giáo dục. Cùng với việc tự đánh giá của các nhà trường, đánh
giá ngoài sẽ tác động tích cực đến tồn bộ hoạt động của nhà trường nhằmg


không ngừng nâng cao chất lượng gd, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội.
Câu 9: Hãy nêu quy trình thực hiện một NCKHSPUD. Nêu ưu điểm và hạn
chế của các thiết kế khi lựa chọn để thực hiện một NCKHSPUD. LÀm thế
nào để khắc phục điều này?
* Quy trình thực hiện:
Bước
1. Hiện trạng

Hoạt động
GV - người nghiên cứu tìm ra những hạn chế của hiện
trạng trong việc dạy - học, quản lí giáo dục và các hoạt
động khác trong nhà trường; xác định các nguyên nhân
gây ra hạn chế đó; Lựa chọn một ngun nhân mà mình

muốn thay đổi.
2. Giải pháp thay GV - người nghiên cứu suy nghĩ tìm các giải pháp thay thế
thế
cho giải pháp hiện tại và liên hệ với các thực tiễn giáo dục
đã được thực hiện thành cơng để có thể áp dụng vào tình
huống hiện tại.
3. Vấn đề nghiên GV - người nghiên cứu xác định các vấn đề cần nghiên
cứu
cứu và nêu các giả thuyết.
4. Thiết kế
GV - người nghiên cứu lựa chọn thiết kế phù hợp để thu
thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá trị.
5. Đo lường
GV - người nghiên cứu xây dựng công cụ đo lường và thu
thập dữ liệu thiết kế nghiên cứu đáp ứng mục tiêu.
6. Phân tích
GV - người nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu được và
giải thích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.
7. Kết quả
GV - người nghiên cứu đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi
nghiên cức, đưa ra các kêt luận và khuyến nghij.
Câu 10: Theo anh/chị, việc xây dựng văn hóa nhà trường và phát triển
thương hiệu nhà trường có vai trị như thế nào đối với việc nâng cao chất
lượng giáo dục nói riêng và đối với sự phát triển giáo dục tại địa phương
nói chung?
- Giáo dục cho mọi người và của mỗi người.
- Giáo dục không chỉ làm mỗi việc là kiểm sốt người học mà đó là quản lý cái
phần ở họ có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của họ là học tập và dạy học
- Nguyên tắc hướng vào người học trong giảng dạy có ý nghĩa và nó khơng chỉ
là văn hóa mà cịn là triết lý giáo dục hiện đại. Nó địi hỏi tư duy sư phạm,

phương pháp giáo dục, kĩ năng dạy học và đặc biệt là phong cách nghề nghiệp
của nhà giáo phải đảm bảo các mục tiêu và giá trị nhân văn, tạo ra được môi
trường học tập giàu tương tác, giàu thông tin, cởi mở và nhiều cơ hội để người
học thể hiện mình.
- Hướng vào người học, dựa vào người học và vì sự phát triển của người học là
nguyên tắc khơng chỉ của văn hóa giảng dạy mà cịn của văn hóa quản lý.


- Quản lý trong lĩnh vực này cần quan tâm đến hoạt động và điều kiện học tập,
môi trường học tập, nhu cầu học tập, nỗ lực chỉ đạo phát triẻn và thiết kế các
PPDH hiệu quả, bồi dưỡng, rèn luyện các kĩ năng dạy học.
- Yếu tố cốt lõi của văn hóa chất lượng là sự hiểu biết, thừa nhận, cam kết công
khai về các mục tiêu chất lượng chung của nhà trường và trong từng công việc.
- Văn hóa chất lượng là chỗ dựa để quản lí nhà trường dễ dàng thực hiện tiếp
cận văn hóa tổ chức, bởi vì chất lượng là lợi ích và sự nhất trí của mọi thành
viên trong trường.
- Hướng vào chất lượng thể hiện khi nhà trường và các cấp quản lý trên trường
xây dụng và thiết kế các hệ thống quản lý chất lượng dựa vào tiêu chuẩn tiên
tiến nào đó. Trên cở sở các hệ thống này, quản lí nhà trường có mơi trường hành
chính khoa học - cơng nghệ để thực hiện quản lí tồn diện hướng vào chất
lượng.
- Hướng vào chất lượng cũng là nguyên tắc quản lí hỗ trợ đắc lực cho cải cách
hành chính, chống bệnh thành tích trong giáo dục.
- Tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lí giáo dục khơng chỉ liên quan đến cơ sở
giáo dục mà cần thấm đượm trong toàn bộ nền giáo dục. Giáo dục ngoài sứ
mạng phát triển chính mình nó cịn có sứ mệnh và sức mạnh phát triển văn hóa,
di truyển văn hóa , bảo tồn văn hóa.
- Tự chủ tiếp cận văn hóa tổ chức trong quản lí giáo dục thừa nhận sự đa dạng
văn hóa nên nó giúp nền hành chính trong quản lí mềm mại hơn, cụ thể là phi
tập trung văn hóa quản lí theo chiều dọc và theo chiều ngang.

- Mơi trường hợp tác và kĩ năng cộng tác là văn hóa học hỏi và văn hóa chất
lượng của nhà trường. Học hỏi tốt nhất qua hợp tác, chia sẻ kinh nghiệ, và cộng
tác để trải nghiệm. Vì vậy khi các nhà quản lí cao nhất trong nhà trng và các
quản lí cấp trên trường thực hiện tốt nguyên tắc này thì sẽ giúp làm giảm nhẹ
gánh nặng cho các hoạt động chỉ đạo , thanh tra, giám sát và đánh giá giáo dục.
Khi có mơi trường như vậy mọi ngươfi làm việc tự giác và nhiệt thành.
- Quy chế dân chủ cơ sở là nguyên tắc quản lí hàng đầu ở cấp trườg mang đậm
tính xã hội hóa và các giá trị văn hóa.
- Nhân tố con người quyết định trong số các nguồn lực phát triển ở mọi lĩnh vực.
- Cấu trúc chung và cấu trúc bộ phận trong nhà trường là bộ khung có vai trị trụ
cột cho hoạt động quản lý.
- Hiệu trưởng vừa phải dựa vào nền tảng văn hóa vốn có vừa phải biết tạo ra
những thay đổi tích cực đồng thời phát triển nền văn hóa đó liên tục theo các giá
trị tốt của q trình hiện đại hóa.
- Quản lí nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức là hướng đi tiến bộ cả trong
nghiên cứu lẫn trong thực tiễn quản lí trường học vì nó giúp khắc phục rất nhiều
những nhược điểm của khuynh hướng hành chính hóa cũng như phát huy được
động lực phát triển của nhà trường. Là yếu tố nòng cốt tạo ra sự khác biệt giữa
các trường.
- Quản lí nhà trường theo tiếp cận văn hóa tổ chức và xây dựng văn hóa nhà
trườg cũng là điều kiện quyết định để nhà quản lí tạo cơ hội và mơi trường cho
sự phát triển đa dạng văn hóa cá nhân ở các thành viên trong tổ chức. Vấn đề
quản lý trường học theo tiếp cận văn hóa tổ chức có ý nghĩa khoa học lớn lao


khơng chỉ về khía cạnh văn hóa tổ chức, quảng bá thương hiệu , xây dựng hình
ảnh mà chủ yếu để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quảnlí, đặc biệt khi xúc tiến
thay đổi và tạo nền tảng cho phát triển bền vững.
Người soạn


Đinh Quốc Nguyễn



×