Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Cach uoc luong thuong khi chia cho so co hai ba chu so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.16 KB, 2 trang )

Cách ước lượng thương khi chia cho số có hai, ba chữ số
Cách tính nhẩm, ước lượng thương khi chia cho số có 2, ba chữ số lớp 4
Ví dụ 1: 672 : 21
- Lượt chia thứ nhất ta lấy 67 chia cho 21; ta nhẩm thương bằng cách lấy 6 chia
cho 2 được 3 lần. Thử 3 nhân 21 được 63 (hợp lí). Vậy nhận thương là 3
- Lượt chia thứ nhất dư 4 hạ 2 xuống được 42 chia cho 21; ta nhẩm thương bằng
cách lấy 4 chia cho 2 được 2 lần. Thử 2 nhân 21 bằng 42 (hợp lí). Vậy nhận thương
là 2
Vậy: 672 : 21 = 32
Ví dụ 2: 855 : 45
- Lượt chia thứ nhất ta lấy 85 chia cho 45; ta nhẩm thương bằng cách lấy 8 chia
cho 4 được 2 lần, thử 2 nhân 45 được 90 (khơng hợp lí) khi đó ta xuống 1 lần.
Nhưng để giảm bớt số lần thử thương thì sau khi nhẩm 8 chia 4 được 2 lần, ta
nhẩm tiếp 5 chia 4 không được 2 lần. Do vậy ta xuống ngay 1 lần.
Chú ý: cách nhẩm này chỉ sử dụng trong trường hợp lấy hai chữ số của số bị chia
chia cho hai chữ số của số chia
Tương tự với các phép tính: 9009 : 33 ; 9276 : 39 .... ta cũng làm vậy
Ví dụ 3: 779 : 18
- Lượt chia thứ nhất ta lấy 77 chia cho 18. Nếu nhẩm thương bằng cách lấy 7 chia
cho 1 thì thương được 7 lần nhưng khi thử lại ta phải thử thương từ 7 lần đến 4 lần
mới được. Vậy để giúp học sinh giảm bớt số lần thử thương thì ta dạy học sinh
nhẩm thương bằng cách làm tròn cả số chia và số bị chia. Số bị chia làm tròn thành
80, số chia làm tròn thành 20. Lấy 80 chia cho 20 được 4 lần và thử với 4 lần; 4
nhân 18 được 72 (hợp lí); 77 trừ 72 được 5 hạ 9 thành 59 chia cho 18. Đến đây ta
tiếp tục làm tròn 59 thành 60 còn 18 thành 20 rồi nhẩm thương 60 chia cho 20
được 3 lần, thử 3 nhân 18 bằng 54 (hợp lí).
Vậy trong trường hợp số chia có chữ số đầu tiên là 1 và số bị chia có chữ số đầu
tiên lớn hơn 5 ta nên dùng cách làm tròn cả số bị chia và số chia để nhẩm thương.
Tương tự các phép tính 6260 : 156; 81350 : 18
Ví dụ 4: 1154 : 62
- Lượt chia thứ nhất ta lấy 115 chia cho 62; ta nhẩm thương lấy 11 chia cho 6 được


1 lần; ta thử 1 nhân 62 bằng 62, lấy 115 trừ 62 bằng 53 hợp lí. Hạ 4 xuống bằng
534 chia cho 62; ta nhẩm thương bằng cách lấy 53 chia cho 6 được 8 lần rồi thử
với 8.
Ví dụ 5: 2120 : 424
Lượt chia thứ nhất ta lấy 2120 chia cho 424; ta nhẩm thương bằng cách lấy 21
chia
cho
4 được
5 lần.
Thử
với
5
lần là
hợp lí.
Như vậy trong các phép tính chia phần lớn dạy học sinh cách ước lượng thương
bằng cách lấy chữ số đầu (hoặc hai chữ số đầu) của số bị chia chia cho chữ số đầu
của số chia. Chỉ một số trường hợp như trong ví dụ 3 thì ta dạy học sinh làm tròn
cả số bị chia và số chia để nhẩm thương.
Ví dụ 6: Phép chia 813 : 187
- Che 2 chữ số tận cùng của số chia 187 vì 8 gần 10 làm trịn tăng 1 thành 2.


- Che 2 chữ số tận cùng của số bị chia 813 vì 1 gần 0 giữ nguyên 8 (làm tròn
giảm).
- Lấy 8 : 2 được 4, nên ta ước lượng thương 813 : 187 là 4.
- Thử lại: 187 x 4 = 748, 813 – 748 = 65 , 65 < 187 (số dư < số chia)
- Vậy 813 : 187 = 4 (dư 65)
Trong thực tế khi thực hiện phép chia có phép chia làm trịn tăng cả số bị chia và
số chia , nhưng cũng có phép chia vừa làm tròn tăng và giảm ở số bị chia hoặc số
chia (như ví dụ trên). Cịn đối với phép chia có chữ số tận cùng là 4, 5, 6 có thể

làm trịn cả tăng lẫn giảm.
Ví dụ 7: Phép chia 3650 : 451
+ Làm tròn giảm :
- Che 2 chữ số tận cùng của số chia 451 còn lại số chia là 4 (làm tròn giảm).
- Che 2 chữ số tận cùng của số bị chia 3650 còn lại số bị chia là 36.
- Lấy 36 : 4 được 9, nên ta ước lượng thương 3650 : 451 là 9.
- Thử lại : 451 x 9 = 4059 > 3650, khơng phù hợp.
+ Làm trịn tăng:
- Che 2 chữ số tận cùng của số chia 451 còn lại 4, làm tròn tăng 4 thành 5.
- Che 2 chữ số tận cùng của số bị chia 3650 còn lại số bị chia là 36.
- Lấy 36 : 5 được 7, nên ta ước lượng thương 3650 : 451 là 7.
- Thử lại: 451 x 7 = 3157; 3650 – 3157 = 493 > 451 (số dư > số chia), chưa
phù hợp.
Có thể ước lượng thương như sau:
- Vì 7 < 8 < 9, nên ta thử với thương là 8.
451 x 8 = 3608 ; 3650 – 3608 = 42 ; 42 < 451 là phù hợp.
Vậy 3650 : 451 = 8 (dư 42).
- Khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia, số chia có tận cùng là 4, 5, 6 thì nên
làm trịn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại với số giữa của 2 thương vừa ước lượng (như
ví dụ trên).
- Để giúp cho học sinh dễ hiểu trong việc làm tròn số (che bớt số), với số bị chia và
số chia thì làm trịn giảm (số tận cùng l, 2, 3), làm tròn tăng (số tận cùng 7, 8, 9),
làm tròn cả tăng lẫn giảm (số tận cùng 4, 5, 6).



×