Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Phong tuc le tet cua nguoi viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 19 trang )

Phong tục lễ tết của người
Việt Nam


MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia trên thế giới này đều mang một vẻ đẹp riêng,một truyền thống,
một nét văn hóa riêng biệt. Đối với Việt Nam – nơi tôi đang sống cũng vậy. Đó là
một đất nước có nền văn hiến lâu đời, có nhiều phong tục tập quán cũng như
truyền thống cha ông xưa để lại. Tất cả những điều đó góp phần tạo nên một nền
văn hóa Việt đặc sắc vầ độc đáo. Trong nền văn hóa đó khơng thể không nhắc đến
Tết cổ truyền của người Việt. Bởi nó vừa là truyền thống vừa là cách thức để ta
tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, vừa là dịp để các thành viên trong gia đình đồn viên
sum họp sau nhữn năm tháng xa nhà…Vì thế mà Tết cổ truyền là một thứ gì đó rất
thiêng liêng và đáng quý của người Việt Nam.
Ngày Tết cổ truyền gọi là tết nguyên đán hay tết âm lịch. Tết cổ truyền là
thời khắc quan trọng của một năm, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới;
giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên đán là thời khắc
thiêng liêng, cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta.Nó chứa
đựng cả quan niệm sống cũng như những phong tục, tín ngưỡng mang đậm nét văn
hoá dân tộc vừa sâu sắc lại vừa độc đáo, phán ánh tinh thần hoà điệu giữa con
người và thiên nhiên đất trời. Nói đến Tết khơng thể khơng nói đến các phong tục
lễ Tết như đón giao thừa, cúng rước Tổ tiên, xông đất, chúc tết, mừng tuổi, xin chữ
đầu năm…


NỘI DUNG
1.

Tất niên

Tất niên là một bữa tiệc, liên hoan chia tay năm cũ và đón chào một năm mới với


nhiều thành công và thuận lợi. Đây là ngày mà các thành viên trong gia đình sẽ
cùng nhau sum họp lại để cùng ăn cơm buổi tất niên, và bữa cơm này thường diễn
ra vào buổi chiều hoặc buổi tối đêm 30. Theo phong tục tập quán ở mỗi mùng miền
người ta sẽ làm cỗ cúng tất niên sau đó tùy vào gia chủ có mời thêm bạn bè hay
người thân đến dự cùng gia đình hay khơng.
Vào chiều 30 Tết, nhà nhà đều chuẩn bị chu đáo cho việc tiễn năm cũ, đón xuân
mới. Theo phong tục, chiều 30 Tết, mọi gia đình đều trồng cây nêu để xua tan ma
quỷ. Trên mảnh sân trước nhà, người ta lấy vôi trắng vẽ một bộ cung tên hướng ra
cổng, bên cạnh cịn vẽ ba hình vng và bảy hình trịn với quan niệm: "Ba vng
sánh với bảy trịn/ Đời cha liền với đời con sang giàu". Đặc biệt bữa cơm tất niên
chiều 30 Tết là khoảnh khắc thiêng liêng của mọi gia đình. Trong mâm cơm, người
lớn tuổi nhất sẽ hỏi con cháu tình hình làm ăn năm vừa rồi có thuận lợi hay khơng,
hỏi xem các cháu nhỏ đã có đủ quần áo mới chưa? Năm vừa rồi học hành ra sao?
Ông bà vui mừng khi các cháu khỏe mạnh, khoe những tấm giấy khen là thành tích
học tập của các cháu suốt một năm vừa qua, và nhắc khéo với những cháu nào
khơng có tấm giấy khen thì hãy cố gắng học tập để đạt được thành tích cao vào
năm sau. Trong bữa cơm nếu ai trong gia đình vắng mặt thì sẽ được cả nhà nhắc
nhiều nhất. Bên cạnh ý nghĩa gia đình đồn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là
nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, mời ơng Cơng ơng Táo về trần
thế tiếp tục cai quản việc bếp núc. Sau bữa cơm tất niên còn là lúc mọi người trong
gia đình sửa soạn cúng giao thừa, tiễn năm cũ và đón mừng năm mới tràn đầy hy
vọng mọi sự sẽ hành thông tốt đẹp.
Về cơ bản, ở mỗi gia đình vào ngày 30 Tết cần chuẩn bị hai mâm, một mâm cúng
tất niên và sau đó là ăn tối, còn một mâm khác chuẩn bị cho cúng giao thừa. Người
đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên
khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Để cho giản tiện, nhiều gia đình gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng giao thừa.
Mâm lễ cúng Tất niên tùy thuộc theo vùng miền, mỗi nơi sẽ khác nhau và tùy
thuộc vào điều kiện gia đình mà chuẩn bị. Thế nhưng, một số vật phẩm nhất định



phải có khi cúng theo phong tục của người Việt đó là: mâm ngũ quả, hương hoa,
vàng mã, trầu cau, rượu, bánh chưng,... các món ăn trong ngày Tết sẽ được bầy
biện trang nghiêm trên bàn thờ. Một số vùng có thêm câu đối đỏ, "gậy ơng vải" (là
2 đơi mía cịn đủ cả ngọn, lá tươi tốt, buộc khum vào nhau ở hai bên bàn thờ).Đặc
biệt, trước khi cúng tất niên, cả gia đình đều phải có mặt, thành tâm kính lễ.
Bữa cơm ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Tùy từng vùng
miền mà có những đặc trưng riêng, như miền Bắc hay có canh móng giị hầm
măng, miến lịng gà, xơi, bánh chưng, nem, giị lụa, giị xào... cịn miền Trung hay
có bánh chưng, bánh tét, giị lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua... đối với
miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tơm thịt, nem, chả giị...
Bên cạnh các món mặn nói trên thì ở miền nào cũng thế mâm ngũ quả là một phần
không thể thiếu. Mâm ngũ quả để cúng gia tiên các gia đình nên chọn các loại hoa
quả thơng dụng và có thể ăn được. Các gia đình có thể chọn 5 loại quả khác nhau,
mỗi loại tượng trưng cho ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc của
loại quả đó.


2.

Lau dọn nhà

Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về là chúng ta lại thấy những cô, chú, ông, bà,… trong
gia đình hứng khởi cùng nhau lau dọn, trang hồng lại nhà cửa để đón Tết. Đơn
giản điều đó đã trở thành tập tục của mỗi gia đình Việt. Đối với những người trung
niên là vậy, nhưng đối với người trẻ thì sao? Có thể vì mãi lo tập trung vào cơng
việc kiếm tiền khơng có nhiều thời gian, hay làm ăn xa quê mà nhiều người dần
quên lãng đi công việc đầy ý nghĩa này.
Công việc dọn dẹp và trang hồng lại nhà cửa trước ngày Tết khơng chỉ là vệ sinh
nhà cửa sạch sẽ, mà nó cịn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác nữa:

-

Sắp xếp những “bừa bộn” của năm cũ để đón năm mới

Một năm trơi qua với những bộn bề lo toan, thời điểm Tết đến Xuân về là khoảng
thời gian để mọi người có thể sắp xếp lại mọi thứ. Tất nhiên, bầu khơng khí ấm ấp
ngày Tết hồn tồn có thể bị phá vỡ nếu nhà cửa “bừa bộn” hoặc khơng khí có mùi
ẩm mốc khó chịu. Do vậy, vấn đề quét dọn nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp các vật dụng
ngăn nắp, khử mùi hôi nhà vệ sinh, mùi ẩm mốc,... là rất quan trọng. Ơng bà ta có
câu “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đủ để thấy việc “tề gia” là quan trọng nhất.Để
năm mới được “vạn sự như ý” thì trước tiên nhà cửa phải tinh tươm, gọn gàng và
sạch sẽ.
-

Xóa bỏ những âu lo, phiền não của năm cũ

Vật chất và tinh thần là “bằng chứng” rõ ràng nhất phản ánh hoàn cảnh thực tế của
gia chủ. Những vật dụng trong nhà không đơn thuần là công cụ phục vụ sinh hoạt
hàng ngày, mà chúng còn là “trợ thủ đắc lực” góp phần tạo nên hạnh phúc trong
gia đình.
Thơng thường mọi vật dụng trong nhà thường gắn liền với một kỷ niệm vui, buồn.
Do vậy, việc dọn dẹp, lau chùi vật dụng cũng chính là lúc chúng ta ơn lại những kỷ
niệm đó. Khi mọi thứ trở nên sạch sẽ cũng là lúc chúng ta xóa bỏ đi những phiền
não, những điều xấu, không may trong năm cũ, giúp cho tinh thần được trấn an,
vui vẻ.


-

Chào đón phúc, lộc tràn đầy


Theo văn hóa Việt, Thần Tài sẽ mang đến may mắn và phúc lộc đến gõ cửa những
ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ, tươm tất, hạnh phúc trong những ngày đầu năm. Không
dừng lại ở quan điểm tín ngưỡng, mà thực tế khi nhà cửa được trang hồng ngăn
nắp thì chúng ta sẽ cảm thấy tự tin khi mời bạn bè, bà con tới nhà chơi vào những
ngày Xuân. Hoặc ngược lại, bạn sẽ cảm thấy được sự tôn trọng khi được chủ nhà
tiếp đãi trong bầu khơng khí ấm áp, khơng gian lịch sự gọn gàng.
-

Gắn kết yêu thương

Ròng rã suốt một năm, rất hiếm khi gia đình được xum họp đơng đủ. Bởi người lớn
thì tất bật làm ăn xa, trẻ nhỏ thì bận rộn sách vở đến trường,… Mặc dù trong năm
có nhiều ngày Lễ khác, nhưng Tết là khoảng thời gian được nghỉ “dài hơi” nhất
trong năm, và đây là cơ hội để cả nhà cùng nhau chung tay dọn dẹp nhà cửa, cùng
chia sẻ những chuyện vui buồn trong năm cũ, gắn kết tình yêu thương sau khoảng
thời gian dài xa cách.
-

Món quà tri ân

Suốt một năm dài, từ việc vệ sinh nhà cửa đến cả những món ăn hàng ngày phần
lớn đều do một tay người phụ nữ làm nên. Quanh năm nội trợ và ngày Tết thậm chí
khối lượng cơng việc cịn nhân lên gấp bội, và đơi lúc chúng ta quên đi sự hy sinh
âm thầm của họ. Do vậy, chung tay dọn dẹp nhà cửa cũng là một món quà tri ân
đầy ý nghĩa dành tặng cho những người mẹ, người vợ, người chị,…
3.

Gói bánh chưng, bánh tét


Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã có nhiều truyền thống bị mai một, nhưng có
một giá trị truyền thống vẫn được người Việt lưu giữ cho tới bây giờ đó là tục gói
bánh chưng vào ngày lễ tết. Đó là nét đẹp truyền thống khơng thể thiếu được vào
mỗi dịp xuân về, mọi người cùng nhau bên nồi bánh chưng nghi ngút khói tỏa thể
hiện sự sum vầy đồn tụ.
Tục gói bánh Chưng đã tồn tại ở nước ta từ thời đại Vua Hùng, và là một trong
những giá trị truyền thống trường tồn với thời gian, đi cùng năm tháng lịch sử của
dân tộc. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc và gần 100 năm dưới ách đô hộ của


thực dân phương Tây, phong tục gói bánh Chưng dâng lên tổ tiên vẫn không hề
mai một.
Bánh chưng ngon độc đáo, sáng tạo, đậm đà bản sắc dân tộc còn ở những ngun
liệu và cách gói. Lúa gạo thì tượng trưng cho nền văn hóa lúa nước, nhiệt đới, nóng
và ẩm, được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau, mang tính đậm đà bản sắc
dân tộc Việt Nam hay Đông Nam Á. Người Trung Hoa ưa chế biến từ bột mì hơn,
người Ấn Độ thì ưa chế biến từ hạt kê.
Một điều cũng hết sức độc đáo của bánh chưng đó là thời gian luộc bánh lên tới 10
tiếng đồng hồ. Bao thế hệ người Việt sẽ không thể quên kỉ niệm những đêm giáp
Tết lạnh thức thâu đêm ngồi trông nồi bánh bên bếp lửa hồng, với những củ khoai
được vùi sâu trong bếp với than hồng rực . Bánh chưng là món ăn khơng thể thiếu
trong mọi mâm cơm ngày Tết. Những mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên vào 3 ngày
Tết không thể thiếu bánh Chưng. Mâm cơm mang ra mời khách đều có sắc màu
xanh mướt của bánh Chưng, mỗi gia chủ đều muốn mời khách thử bánh Chưng
nhà mình , đó được coi như một điều may mắn với gia chủ và như một lời chúc “ăn
nên làm ra”. Vào những ngày sau Tết, món bánh Chưng rán ngon trở thành món ăn
ưa thích của nhiều người, đặc biệt là những em nhỏ. Cảm giác “trong dai, ngồi
giịn” hịa quyện cùng mùi thơm đặc trưng của bánh Chưng rán là một cảm giác rất
dễ “gây nghiện” với nhiều người. Và họ tìm đến bánh Chưng rán ngon vào mỗi
buổi sáng như một món ăn quen thuộc chứ khơng riêng gì dịp Tết. Giờ đây, để đặt

mua bánh chưng tết bạn khơng khó để tìm thấy một địa chỉ mua bán bánh chưng
tết ngon .


4.

Tiễn ông Công, ông Táo về trời

Tương truyền ở mỗi gia đình kể từ khi lồi người biết dùng lửa để ăn chín đến nay
ln ln trong nhà có ơng Cơng ơng Táo.
Ơng Cơng được xem là thần đất giữ nhà và biểu tượng của ông là cây nêu ngày
Tết. Nay, phong tục trồng cây nêu đã bị mai một vì có nhiều người ở nhà tầng nên
khơng có đất.Cịn ông Táo được dân gian gọi là “ông vua bếp”. Vua bếp là vị thần
cai quản việc nấu ăn trong mỗi gia đình gắn với câu ngạn ngữ “có thực mới vực
được đạo”. Một cỗ bếp có ba ơng vua bếp được nắn bằng đất thó (đất sét) có hình
chóp cụt uốn cong cúi đầu vào nhau tạo thành thế “kiềng ba chân”.
Việc tiễn đưa ông Táo về trời là một phong tục đẹp với ý nghĩa tâm linh.Không
tiễn ông Táo về trời là có gì đó khuất tất đối với trời nên sợ không dám làm lễ.Lễ
ông Táo về trời bao giờ cũng có việc thả cá chép làm phương tiện cho ông.Đây
cũng là mặt đời sống thiêng liêng của cư dân sơng nước.

5.

Đón giao thừa

Giao thừa là lúc chứng kiến trời đất gặp nhau.Khi trời đất gặp nhau sẽ tốt ra một
linh khí mà ai lúc đó được chứng kiến sẽ thấy trào dâng cảm xúc.Đón giao thừa
bao giờ cũng cúng ngồi trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc
cúng giao thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối



(chuối tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngơn ngữ nên thường
có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung túc)
hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ - xài - thơm.

6.

Chơi hoa

Người Việt Nam luôn hướng về ngày Tết với ý nghĩa thiêng liêng, trang trọng. Bên
cạnh việc ăn Tết, chúc tết thì việc thưởng thức vẻ đẹp của hoa, kiểng ngày tết được
xem là điều thi vị, trang nhã và thanh tao trong dịp tết. Thú chơi hoa kiểng ngày
Tết đã trở thành một nghệ thuật, một nét đẹp gắn với bản sắc văn hóa của dân tộc.
Trong tâm thức của người Việt, nếu ngày tết thiếu sắc hoa, thì chưa đúng nghĩa là
một ngày Tết.
Thế nên một năm trôi qua, dù bận rộn với bao công việc, mọi người luôn dành
thời gian để dọn dẹp, trang trí lại nhà cửa và làm đẹp bằng những chậu hoa, kiểng
đầy sắc xuân. Cũng từ đó mà chợ hoa xuất hiện trong mỗi khi tết đến và hoạt động
từ độ giữa tháng Chạp đến hết ngày 30 mới kết thúc.Đối với người yêu thích hoa
kiểng ngày tết thì chợ hoa xuân là lựa chọn đầu tiên. Chợ hoa không đơn thuần là


nơi diễn ra hoạt động mua và bán mà đó cịn chính là nơi thể hiện nét đẹp văn hóa
truyền thống của dân tộc và là dịp để mọi người giao lưu, gặp gỡ nhau.
Có người đi chợ hoa chỉ để thưởng thức và ngắm nhìn những chậu cây, chậu hoa
đủ màu sắc và thể loại để có thể cảm nhận khơng khí Tết. Với người có thú chơi
hoa kiểng thì việc đi chợ hoa là cả một nghệ thuật. Khi chọn hoa chơi tết, không
đơn thuần là chọn hoa đẹp, màu sắc tươi mà tên gọi và tác dụng phong thuỷ của
loài hoa cũng rất được chú trọng, như Phát Tài, Kim Ngân thể hiện lời cầu chúc tài
lộc ngân lượng tuôn chảy dạt dào, Cát Tường mang ý nghĩa may mắn, hanh thông

mọi việc, hoa Đỗ Quyên và hoa Trạng Nguyên mang thể hiện mong ước đỗ đạt,
thành đạt, hoa Thủy Tiên có tác dụng khử tà và mang lại điều cát tường, như ý,
tăng thêm tài khí cho gia đình, hoa Hải Đường thể hiện cho sự phú quý, giàu
sang… Bên cạnh đó, một số loại cây khác sẽ có ý nghĩa sung túc, trường thọ như:
Vạn Thọ, Bách Tán, hoa Sống Đời… cầu chúc một năm mới dồi dào sức khỏe cho
cả gia đình... Khơng chỉ vậy, những người yêu cây cảnh thường thích bộ tứ quý
gồm: Tùng-Cúc-Trúc-Mai thể hiện sức sống mãnh kiệt, bình dị và thanh tao. Trong
đó, Tùng-Trúc tượng trưng cho người nam qn tử nên được bày bên ngồi, cịn
Cúc-Mai là cây tượng trưng cho thiếu nữ nên được bày bên trong.
Việc chọn hoa cịn tùy theo lứa tuổi và sở thích của từng người. Người cao tuổi thì
chọn hoa Mai, Đào, Cúc… các loài hoa này tượng trưng cho sự mạnh mẽ và cao
thượng.Người trẻ tuổi thì thích hoa Hồng, Thược Dược… thể hiện được sự năng
động, trẻ trung.Theo quan niệm xưa, ngày tết càng nhiều hoa kiểng trong nhà sẽ
mang đến nhiều điều tốt đẹp cho gia đình trong năm mới. Những lồi hoa kiểng có
màu sắc tươi sáng, rực rỡ như đỏ, vàng... mang ý nghĩa tượng trưng cho sức sống,
cát tường, sự may mắn và nó cịn tạo cảm giác ấm áp cho ngôi nhà trong những
ngày Xuân.
Chọn hoa chơi tết đã cầu kỳ thì cách chọn cây cảnh trưng tết còn cầu kỳ hơn nhiều.
Việc chọn cây không đơn giản là việc đến ngắm cây và chọn. Mà đó chính là sự
tinh thơng, am hiểu về nghệ thuật phong thuỷ cây kiểng. Đối với người sành về cây
kiểng, thì thế và dáng đứng của cây là rất quan trọng. Thế cây phải vững chãi, cành
lá sum suê, trong đó phải có cả lá-lộc-chồi, nếu loại cây có trái thì phải đủ loại trái
chín, trái xanh, trái non… Một cây kiểng như thế có thể được xem là một cây kiểng
đẹp và như ý, bởi nó hội tụ đủ nét tứ q cho một năm. Điều đó cịn biểu hiện sự
an khang, thịnh vượng cho gia chủ. Một số loại cây được ưa chuộng, như Sung thể


hiện sự no đủ và nhiều điều tốt lành cho năm mới, Kim Tiền mang ý nghĩa của sự
giàu sang và đầy đủ…
Dù chọn loại hoa kiểng nào thì trong mỗi dịp tết đến, mỗi gia đình đều sắm cho

nhà mình một chậu Mai vàng, Đào hay Quất để trưng trong nhà. Hoa Mai là biểu
tượng ngày Tết của người dân miền Nam, mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp, là khởi
đầu thịnh vượng cho một năm mới. Trong khi đó, hoa Đào và Quất là biểu tưởng
ngày Tết của miền Bắc. Hoa Đào là biểu tượng cho sự đổi mới, sức sinh sôi phát
triển mạnh mẽ và được xem là tinh hoa của Ngũ hành. Cây Quất theo quan niệm
dân gian, là biểu tượng của sức khỏe, bình an, trường thọ và sự may mắn trong tình
duyên.
Ngày nay, giao thông phát triển nên hoa Đào miền Bắc đã vào Nam thuận lợi và
hoa Mai miền Nam đã ra Bắc đón tết. Trong tiết trời xuân, cảnh Bắc-Nam chung
một ngày Tết qua cành Đào, nhánh Mai mới thật trọn vẹn và đầm ấm.
Theo quan niệm của người Việt, trong không khí giao hịa, trời đất sang xn,
những bơng hoa, nhành cây, chậu cảnh đem đến cho con người sức sống và những
gì tươi đẹp nhất cho một năm mới. Thú chơi hoa và cây kiểng ngày tết không
những thể hiện sự tinh tế của tâm hồn người Việt, nó cịn mang ý nghĩa sâu xa:
Mùa xuân sẽ mang tài lộc đến cho con người.


7. Xin chữ đầu xuân
Theo tục lệ người Việt Nam, cứ từ mùng 2 Tết trở đi, mọi người đã nô nức đi xin
chữ cầu may cho một năm mới an lành hạnh phúc. Những người đi xin chữ gồm có
cả thanh niên, người lớn, học sinh. Những nét chữ uyển chuyển như rồng bay
phượng múa, thể hiện khiếu thẩm mỹ của người xin chữ và khả năng viết chữ đẹp
của người cho chữ.


Việc xin chữ đầu năm lâu nay đã có và ngày một thịnh hành, nó đang trở thành
phong tục đẹp của người Việt Nam mỗi độ xuân về Tết đến. Tại Hà Nội, việc này
diễn ra ở nhiều nơi: trong nhà riêng của một số thầy đồ có tiếng văn hay chữ tốt,
trên đường phố nơi có khoảng hè rộng rãi và nhiều người qua lại. Chỗ có vẻ ấn
tượng nhất là trước sân Miếu Văn, khoảng hè phố đường Bà Triệu, đoạn giao cắt

với đường Trần Hưng Đạo... Xin chữ là một nét đẹp văn hóa cần phát huy. Chỉ một
chữ treo trước mặt mà có ý nghĩa về đạo đức và đời sống đối với những con người
cụ thể sẽ giá trị hơn nhiều những lời nói sáo rỗng.
8. Xông đất
Tục xông đất đầu năm là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền
đến ngày nay. Người Việt tin rằng việc xơng đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận
mệnh của gia chủ cả năm. Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng
chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Người xông đất là người được chọn
lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Theo truyền thống, chủ nhà sẽ chọn một người làm “nghi lễ” bước vào nhà mình
đầu tiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Người xơng nhà
phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ
hành xung”. Đó cũng phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ ln
may mắn, sung túc trong năm mới. Hay những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc,
Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An, Khang… xông đất cũng là một niềm vui với gia chủ.
Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xơng đất ngày đầu năm.Kẻ làm quan,
người có học chọn người xơng đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà.Người xơng đất
phải là đàn ơng trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn
nhiều: Người được chọn xơng đất phải khỏe mạnh, tốt tính, gia cảnh khấm khá,
hịa thuận.
Cách xơng đất sau giờ giao thừa cũng có khi để người thân trong gia đình tự xơng
lấy.Người ta chọn một người dễ vía ra đi từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại
đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người
này tự “xông nhà”, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm
của ông bà xưa. Đi xông nhà như vậy tránh được sự nhờ vả kẻ khác.


Với người ngồi, thời gian xơng nhà tốt nhất vào buổi sáng mồng một Tết. Người
đi xơng đất, ngồi những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc
thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là quý giá,

nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết
gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc
bánh chưng hay một phong bánh ngọt.
Xơng đất xong cịn mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng
hoan hỉ chúc tụng lại vị khách xông nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống.
Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng
bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Mọi người sẽ cùng nhau nhấm
nháp hương xuân đầu năm trong khơng khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.Nhà
nào đã có người đến xơng đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết
khơng có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.
Người xơng nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút.Tùy
nhà tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc “Bách niên
giai lão”, “tăng phúc tăng thọ”; nếu là người bn bán thì mong “bn may bán
đắt”, “làm ăn phát đạt”, “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngoái”; nếu gặp
người làm việc Nhà nước thì chúc “thăng quan tiến chức” hoặc “lên chức lên
lương”; gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn”, “học hành đỗ đạt”. Lời
chúc tụng này thường kèm theo bao đỏ để mừng tuổi và lì xì cho trẻ em, bạn bè,
đồng nghiệp.
Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia
đình mình có những chuyện khơng hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người
Việt cũng rất kỵ những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông
nhà.
Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát
vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an
khang, hạnh phúc!
Tục xông đất đầu năm là một trong những phong tục được ông cha ta lưu truyền
đến ngày nay. Người Việt tin rằng việc xơng đất có ảnh hưởng sâu sắc đến vận
mệnh của gia chủ cả năm. Giờ xông đất bắt đầu từ sau giao thừa trở đi, khi tiếng



chuông báo hiệu năm cũ đã qua, năm mới đến. Người xông đất là người được chọn
lựa rất kỹ để đảm bảo may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.
Theo truyền thống, chủ nhà sẽ chọn một người làm “nghi lễ” bước vào nhà mình
đầu tiên trong năm mới, vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng 1 Tết. Người xông nhà
phải có tuổi hợp với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, đặc biệt tránh tuổi “tứ
hành xung”. Đó cũng phải là người vui vẻ, rộng rãi, hạnh phúc thì gia chủ sẽ ln
may mắn, sung túc trong năm mới. Hay những người có tên hay, đẹp như Cát, Lộc,
Kim, Ngân, Phúc, Thọ, An, Khang… xông đất cũng là một niềm vui với gia chủ.
Thời xưa chỉ có 2 cách chọn người tốt vía xơng đất ngày đầu năm.Kẻ làm quan,
người có học chọn người xơng đất có tuồi hợp tuổi với chủ nhà.Người xơng đất
phải là đàn ơng trụ cột trong gia đình. Đối với người dân lao động thì đơn giản hơn
nhiều: Người được chọn xơng đất phải khỏe mạnh, tốt tính, gia cảnh khấm khá,
hịa thuận.
Cách xơng đất sau giờ giao thừa cũng có khi để người thân trong gia đình tự xơng
lấy.Người ta chọn một người dễ vía ra đi từ lúc chưa hết giờ trừ tịch và dự lễ tại
đình chùa, sau đó xin hương hái lộc. Lúc trở về nhà đã bước sang năm mới, người
này tự “xông nhà”, mang sự tốt lành quanh năm về cho gia đình theo quan niệm
của ông bà xưa. Đi xông nhà như vậy tránh được sự nhờ vả kẻ khác.
Với người ngoài, thời gian xông nhà tốt nhất vào buổi sáng mồng một Tết. Người
đi xơng đất, ngồi những lời cầu chúc tốt đẹp dành cho gia chủ còn phải ăn mặc
thật đẹp và mang theo một chút quà Tết. Quà ở đây không nhất thiết là q giá,
nhiều hay ít, mà chỉ có tính cách tượng trưng và phụ thuộc vào mức độ quen biết
gia chủ thân hay sơ. Nó có thể là một chai rượu Tết, một gói trà ngon, một chiếc
bánh chưng hay một phong bánh ngọt.
Xơng đất xong cịn mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ con gia chủ. Sau đó chủ nhà cũng
hoan hỉ chúc tụng lại vị khách xơng nhà và thết đãi một vài món ăn hay thức uống.
Chuyện ăn uống này cũng chỉ mang tính tượng trưng cho có lệ, như ăn vài miếng
bánh, miếng mứt, uống một ly rượu hay chén trà. Mọi người sẽ cùng nhau nhấm
nháp hương xn đầu năm trong khơng khí đầm ấm và tràn trề hy vọng mới.Nhà
nào đã có người đến xơng đất rồi thì việc tiếp khách trong ngày mồng một Tết

khơng có ảnh hưởng gì đến gia chủ kể cả người tốt vía lẫn xấu vía.


Người xông nhà chúc Tết thường lưu lại nhà gia chủ trong khoảng 10-15 phút.Tùy
nhà tùy người mà có lời chúc riêng. Nếu nhà có cha mẹ già thì chúc “Bách niên
giai lão”, “tăng phúc tăng thọ”; nếu là người bn bán thì mong “bn may bán
đắt”, “làm ăn phát đạt”, “làm ăn phát tài bằng năm bằng mười năm ngối”; nếu gặp
người làm việc Nhà nước thì chúc “thăng quan tiến chức” hoặc “lên chức lên
lương”; gặp trẻ em thì mừng các bé “hay ăn chóng lớn”, “học hành đỗ đạt”. Lời
chúc tụng này thường kèm theo bao đỏ để mừng tuổi và lì xì cho trẻ em, bạn bè,
đồng nghiệp.
Người Việt thường tránh xông nhà người khác ngày mùng một Tết nếu trong gia
đình mình có những chuyện khơng hay xảy ra trong năm qua. Các gia đình người
Việt cũng rất kỵ những người có phẩm chất đạo đức không tốt, lười biếng xông
nhà.
Ngày Tết Nguyên đán, nghĩ về tục xông đất đầu năm để càng cảm thông cho khát
vọng muôn đời của nhân dân ta khi trời đất vào xuân: Khát vọng thịnh vượng, an
khang, hạnh phúc!


9. Tảo mộ
Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp là nhiều gia đình người Việt đi
tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối
quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả
những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.
Để tưởng nhớ người đã khuất, những người còn sống mỗi năm đều cúng giỗ. Và
vào mỗi dịp năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, người ta còn lo sửa sang, thăm
viếng mồ mả, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên, người thân của mình.
Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là
một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng

sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.
Đặc biệt, những dịng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ
thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các
thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình u thương, đồn kết đồng thời
cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc
ta.Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có
gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sơng sâu” là vậy. Ca dao
xưa cũng có câu:
“Con người có tổ có tơng
Như cây có cội, như sơng có nguồn”
Đối với cư dân thành thị, những người đã khuất được mai táng trong các nghĩa
trang ở thành phố, do vậy thường khó duy trì việc những người trong gia đình,
dịng họ khi khuất núi được chôn cất gần gũi, đầm ấm với nhau như ở thôn quê.
Nhưng cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng
luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ơng bà, cha mẹ, người
thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận. Thăm viếng phần mộ tổ tiên cũng là nét đặc
trưng của văn hóa cổ truyền, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta vốn
từ lâu đã trở thành truyền thống. Dù tất bật thế nào đi chăng nữa trong cuộc mưu
sinh, dù cả năm bôn ba làm ăn ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn là gia đình. Nhiều


gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên
những chuyện đã xảy đến trong năm với cả gia đình, dịng họ; cũng là để thành tâm
mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình.
Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ơng bà vào trưa ngày 30 âm lịch, và
đưa ông bà, thường là vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa
phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Thường thì ngày tiễn đưa ơng bà cũng là ngày cuối cùng của những ngày nghỉ ngơi
vui Tết, mọi người trong gia đình lại quay trở về với cuộc sống thường nhật, với

những công việc phải làm, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những
ngày tiếp sau đó.
10.Lì xì
Lì xì đầu năm là phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt và nhiều nước trong khu
vực, với mong muốn những điều tốt đẹp nhất và lấy may từ những ngày đầu năm
mới. Lì xì bằng tiền khơng chỉ giới hạn trong mùng một Tết mà có thể lì xì trong
suốt ba ngày đầu năm, thậm chí kéo dài tận những ngày cuối cùng của Tết như
mùng 9, mùng 10.Phong bao lì xì cũng mang nhiều ý nghĩ tốt đẹp.Phong bao tượng
trưng cho sự kín đáo - khơng muốn có sự so bì dẫn đến chuyện xích mích, khơng
vui trong ngày tết.Bao lì xì thường có màu đỏ, với người Châu Á màu đỏ là một
trong những màu cát tường nhất trong những lễ hội. Hơn nữa, phong bao lì xì cịn
tượng trưng cho tài lộc - người ta nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì
người ta càng tin rằng mình đã phát tài phát lộc…


LỜI KẾT
Tóm lại, ngày Tết là ngày tiêu biểu cho truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Tìm hiểu về tết truyền thống ta nhận ra được rất nhiều những giá trị văn hóa thật
tốt đẹp của dân tộc. Mỗi chúng ta chắc cũng mong muốn gía như phát huy thuần
phong mỹ tục đó, từ gia đình ra xã hội, ai ai cũng đối xử với nhau trên thuận dưới
hịa, kính già u trẻ…thì đất nước q hương sẽ ngày càng thêm tươi đẹp, giàu
mạnh, xã hội sẽ càng phát triển trên chính cái nền giá trị truyền thống dân tộc tốt
đẹp đó.
Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi xa vào ngày này, cũng cố trở
về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần
mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày tết cũng làm cho con người trở nên vui
vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó khơng vừa lịng nhau thì dịp này cũng bỏ
qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hòa thuận hơn.




×