Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu BỊ ĐỘC DO ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.11 KB, 6 trang )

BỊ ĐỘC DO ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Rết Cắn



Rết là họ động vật thuộc lớp nhiều chân. Có nọc độc nguy hiểm.
Triệu chứng khi bị rết cắn:
Sưng, nóng, đỏ và đau nhức tại chổ (mức độ đau nhức rất nhiều và đó cũng
là lý do nhập viện của nạn nhân). Rất hiếm nạn nhân có biểu hiện sốc phản vệ.
Xử trí khi bị rết cắn:
Rửa sạch và sát trùng tại chổ rết cắn.
Chườm lạnh tại chổ giúp giảm đau giảm sưng
Dùng thuốc:
Thuốc giảm đau
Kháng viêm Steroide
Kháng histamin H1
Theo dõi, xử trí sốc phản vệ nếu có.
(Bị rết cắn, dân gian hay dùng tỏi giã nát để đắp lên vết cắn, hết đau nhức
rất nhanh!)

Bọ Cạp Chích


Bọ cạp là loài động vật 8 chân có khớp, đuôi có các tuyến nọc độc và một
cái ngòi.
Bọ cạp ở Việt Nam có độc tính không cao. Vết chích của bọ cạp Việt Nam
thường gây sưng, nóng, đỏ và đau nhức trong vòng 12 giờ, nhưng không gây chết
người.
Những loài bọ cạp mang nọc độc gây chết người gặp ở Châu Phi, Trung
Đông và Châu Mỹ.


Triệu chứng khi bị bọ cạp chích.
Những vết chích của bọ cạp sưng, nóng, đỏ và đau nhức.
Có khi, nạn nhân chỉ cảm thấy hơi bị ngứa rát ở chỗ bị chích nhưng liền sau
đó bị chóng mặt, đổ mồ hôi chảy nước mắt, nước mũi, buồn nôn, cứng chân tay.
Có thể co giật toàn thân, bị rối loạn nhịp tim, tính mạng bị đe dọa.
Xử trí khi bị bọ cạp chích.
Rửa sạch và sát trùng tại vết chích bằng Povidine 10% hoặc cồn 70 độ.
Chườm lạnh lên vết chích để giảm đau giảm sưng cho nạn nhân.
Dùng thuốc:
Thuốc giảm đau
Kháng viêm steroide
Kháng Histamin H1
Nếu nạn nhân có biểu hiện sốc phản vệ thì xử trí theo phác đồ sốc phản vệ.

NGỘ ĐỘC DÂY THUỐC CÁ (DÂY CÓC)

Dây thuốc cá
Dây thuốc cá còn có tên dây duốc cá, dây mật, dây cóc, dây cát là loại cây
mọc hoang ở các vùng thuộc Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Ở miền Nam cây được
trồng nhiều ở Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh, Phú Quốc để lấy rễ. Cây cũng gặp ở
các nước khác trong khu vực châu Á là Campuchia, Mã lai, Indonesia, Lào, Trung
Quốc, Ấn Độ. Gọi là dây thuốc cá vì đây là một loại dây leo to, vỏ thân và cành
hơi đen. Lá kép hình lông chim, lá non có lông trắng ở mặt dưới, Cây có hoa màu
hồng nhạt hoặc trắng, mọc thành chùm dài ở nách lá. Quả dây thuốc cá thuộc loại
đậu, có hạt dẹt, dài hình bầu dục và có màu nâu nhạt.
Dây thuốc cá dùng làm gì?
Khi nuôi tôm ở người ta sử dụng dây thuốc cá để làm sạch ao, mương trước
khi thả tôm giống. Ngoài chức năng này, khi nuôi tôm, dây thuốc cá kích thích cho
tôm tăng trưởng nhanh, mau lột vỏ
Người dân ở một số địa phương còn bắt cá bằng dây thuốc cá. Ngưới ta giã

nát hay băm nhỏ rễ dây thuốc cá sau đó đổ xuống ao, hồ, sông, suối, cho cá sẽ nổi
lên để bắt ăn.
Dây thuốc cá, có độc tố gì?
Rễ dây thuốc cá chứa hoạt chất chính là rotenon, có tác dụng độc đặc biệt
với cá và côn trùng nên thường được nhân dân dùng để làm cho cá bị say để dễ bắt
cá nên được dân quen gọi là dây thuốc cá. Cơ chế gây độc của rotenone qua khả
năng ức chế sự oxy hoá, ngăn chận hoạt động của glutamate và pyruvate gây ngạt
cho cá. Trong cơ thể rotenone nhanh chóng được chuyển hoá qua gan. Ở ngoài trời
rotenone có đặc điểm bị phân hủy nhanh ngay khi tiếp xúc với ánh sáng và không
khí.
Ngộ độc dây thuốc cá, có triệu chứng gì?
Đối với người, khi uống phải lượng ít dung dịch rotenone mới pha loãng ở
nồng độ thường dùng để thuốc cá, trẻ bị ngộ độc sẽ thấy đau bụng, nôn mửa nhiều
do tác dụng gây ói sau khi nuốt vào của rotenone, Trường hợp uống lượng nhiều,
hoặc dung dịch đậm đặc rotenone thì ngoài tác dụng gây nôn trẻ còn bị co giật
toàn thân, xảy ra tình trạng ức chế hô hấp, hạ đường huyết sau cùng gây chết do bị
tê liệt trung khu hô hấp.
Xử trí ngộ độc dây thuốc cá? Không có thuốc đặc trị nên khi phát hiện bị
ngộ độc cần đưa ngay đến bệnh viện để được nhanh chóng loại bỏ độc chất, rửa dạ
dày và cho uống than hoạt và thuốc sổ. Điều trị các triệu chứng kịp thời (hay gạp
nhất là suy hô hấp, phải đặt nội khí quản và thở máy) để ngăn chận diễn tiến tử
vong…

×