Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Văn hóa phương tiện người dân Nam bộ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 25 trang )

*
*

*

SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI BÌNH DÂN VIỆT NAM
TRONG DI CHUYỂN
GHE, XUỒNG – PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN MANG
ĐẬM NÉT VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG NAM BỘ


MỤC LỤC
Trang
I/ Phần TỔNG QUAN:
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................................4
3. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
5. Dự kiến kết quả sau nghiên cứu. ........................................................................4
II/ Phần NỘI DUNG:
Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,...........................................................5
Chương 2: Nguồn gốc, xuất xứ,............................................................................9
Chương 3: Phân loại,............................................................................................10
Chương 4: Cấu tạo của ghe xuồng Nam Bộ:
4.1 Vật liệu....................................................................................................11
4.2 Hình dáng................................................................................................12
Chương 5: Ghe, xuồng trong đời sống văn hóa người Nam Bộ:
5.1 Trong di chuyển, mưu sinh.....................................................................13
5.1.1 Di chuyển, đi lại trên sơng ngịi.................................................13
5.1.2 Nghề làm ghe, xuồng.................................................................14
5.1.3 Bn bán trên sông (Chợ nổi)....................................................16


5.2 Trong đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống người Nam Bộ.........18
5.2.1 Văn hóa sinh hoạt của cư dân sinh sống trên ghe, xuồng..........18
5.2.2 Văn hóa tính ngưỡng và phong tục trên ghe, xuồng..................20
5.2.3 Trong ca dao dân ca Tây Nam Bộ.............................................21
Chương 6: Ghe, xuồng hiện nay – bảo tồn và phát triển...................................23
III/ Phần KẾT LUẬN............................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
2


Phần TỔNG QUAN

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước với hệ thống sơng ngịi chằng chịt, dọc theo đất liền cứ 23km
sẽ có một cửa sơng, với khoảng hơn 2360 con sông và kênh rạch lớn nhỏ. Nhờ phù
sa của những con sông tạo ra các dãi đất phù sa màu mỡ, có thể nhắc đến là đồng
bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, nổi bật là vùng sơng
nước Nam bộ, với mảnh đất Chín Rồng, đồng bằng sơng Cửu Long mang đến cho
chúng ta với dãy những con sông xanh biếc, với hàng cây xanh ngát. Ở đó, để có
thể thả mình giữ màu xanh của thiên nhiên, chúng ta có thể ngồi trên những chiếc
xuồng ba lá, tay cầm mái chèo, rẻ từng dịng nước, tận hưởng mây trời. Hoặc có
thể ngồi trên chiếc ghe băng băng rẻ nước nước trên khắp mọi con sơng. Vì thế,
với phương tiện di chuyển đặc biệt của người dân đồng bằng sông Cửu Long
Đặc biệt, một đồng bằng phù sa màu mỡ được hình thành ở hạ nguồn sông Mê
Công với hệ thống sông chính là sơng Tiền và sơng Hậu do được nhiều con sơng
ngịi che chở với nhiều sơng ngịi kênh rạch nhỏ, người dân sẽ dễ dàng di chuyển
trên những con nước đó bằng ghe và xuồng. Từ đó, chiếc xuồng, chiếc ghe dần trở
nên phổ biến, đi sâu vào tâm thức người Việt ở Nam Bộ, nó gắn bó với người dân
Nam Bộ ở trong mọi khía cạnh cuộc sống. Ghe - xuồng vừa mang giá trị vật chất
mà còn mang giá trị tinh thần cho người bình dân Nam Bộ, thể hiện nét đẹp Dân

gian trong Văn hóa truyền thống của người Việt. Đồng thời qua đó, cịn thấy được
nét đặc trưng của vùng Văn hóa Nam Bộ thơng qua hình ảnh chiếc xuồng, chiếc
ghe trên sơng nước.
Từ đó, để có thể tìm hiểu và biết rõ được nét truyền thống mà ghe – xuồng mang
lại, ta cần phải đi sâu hơn về những giá trị mà nó mang lại trong cuộc sống của
người dân Nam Bộ.

3


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu ghe và xuồng - 2 phương tiện di chuyển đặc trưng của người dân Tây
Nam Bộ, từ đó làm nổi bật về nét văn hóa trong di chuyển của con người bình dân
Việt Nam. Qua đó, rút ra những giá trị văn hóa truyền thống của con người Nam
Bộ và phát huy, bảo tồn nét đẹp mộc mạc của văn hóa dân gian Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Ghe, xuồng ở Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu: Ghe xuồng của người bình dân Nam Bộ, đặc biệt là vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Sử dụng nguồn tài liệu thứ cấp: Internet, sách, báo,...
5. Dự kiến những kế quả sau khi nghiên cứu
- Hiểu thêm những nét đẹp của văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa Nam Bộ.
- Ngày biết trân trọng cái đẹp, cái tinh hoa trong chính sự mộc mạc truyền thống
của con người Nam Bộ.
- Rút ra được cách bảo tồn, quý trọng nét đẹp văn hóa trong xã hội ngày nay.

4



Phần NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
- Văn hóa là gì?
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích lũy qua q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” (Tìm về bản sắc văn hóa Việt
Nam, Trần Ngọc Thêm, 1996, tr27).
- Văn hóa Dân gian là gì?
Theo cách hiểu của người dân bình dân, Văn hóa Dân gian là những sản phẩm do
những người bình dân khơng qua trường lớp sáng tạo ra. Từ đó mà có những giá trị
lưu truyền từ đời này sang đời khác bởi những con người bình dị, chân chất.
- Ghe, xuồng
Ghe – xuồng là từ ngữ được sử dụng để chỉ loại thuyền đợc thiết kế nhỏ, hẹp, sử
dụng sức người để di chuyển với 2 mái hoặc 1 mái chèo, đôi khi thuyền được gắn
thêm động cơ để di chuyển được gọi là thuyền máy hay ca-nơ.
Ghe xuồng ở Nam Bộ có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông đường thuỷ, ở
một nơi với địa hình bằng phẳng nhưng lại có mạng lưới sơng ngòi, kênh rạch
chằng chịt. Việc sử dụng ghe xuồng làm phương tiện đi lại và mưu sinh đã trở
thành nét độc đáo trong đời sống của chính cư dân vùng đất này. Có thể nói, cư
dân miệt sơng nước Nam Bộ ra đến ngõ là gần như phải đi xuồng. Ngay từ thời của
cha ông ta đời trước, việc đi lại bằng đường thuỷ vẫn tiện lợi và an toàn nhất với
chiếc ghe xuồng làm từ những miếng ván gỗ ghép lại với nhau, được chọn lựa kỹ
càng cũng như sử dụng nhựa cây để trám vào các khe hở giữ những chiếc ván ghe
làm ghe trở nên chắc chắn cũng như sử dụng được bền và lâu.
1.2 Cơ sở thực tiễn
5



1.2.1 Định vị văn hóa
Nam Bộ là một trong ba vùng lãnh thổ của Việt Nam (bao gồm Bắc Bộ, Trung Bộ
và Nam Bộ), với phần lớn địa hình là đất phù sa tương đối bằng phẳng. Với ba mặt
giáp biển; hệ thống kênh rạch sơng ngịi lớn, chằng chịt; khí hậu nhiệt đới cận Xích
đạo tạo ra nét riêng của bản chất văn hóa Nam Bộ. Vậy chúng ta cần phải tìm hiểu
nhiều hơn để thấy hết được nét đẹp đó qua những văn hố con người Nam Bộ.

1.2.1.1 Khơng gian văn hóa Nam Bộ.
Về phạm vi, Nam Bộ là khu vực bao gồm 19 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ, Hậu
Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Về địa lý, với 3 mặt giáp biển (phía Đơng, Nam và Đông Nam), đồng thời
các con sông trên địa phận Nam Bộ đều có 9 cửa sơng lớn nhỏ đổ ra biển, tạo ra
điểm thuận lợi cho giao thông đường thủy phát triển. Nam Bộ Việt Nam nằm trong
khu vực khí hậu đặc trưng: 2 mùa khơ và mưa rõ rệt, với lượng mưa lớn khảng từ
966 – 1325ml, độ ẩm khơng khí từ 80 – 82%. Biên độ nhiệt chênh lệch giữa ngày
và đêm thấp và ổn định quanh năm. Cùng với đất đai màu mỡ nhiều phù sa, được
cung cấp bởi dịng sơng Mê Cơng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây
lúa nước, những loại cây ăn quả nhiệt đới,... phát triển đưa Nam Bộ Việt Nam trở
thành vựa lúa lớn nhất và là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất cả nước.
Không chỉ vậy, nhắc đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long không thể nhắc
đến mùa nước nổi vào dịp tháng 7 đến tháng 10 âm lịch (tháng 8 đến tháng 11
dương lịch), với độ phủ rộng khắp các tỉnh Tây Nam Bộ tạo ra một điều kiện sinh
sống, thay đổi phương thức sản xuất phù hợp khi lượng thủy sản mà mùa nước nổi
mang đến là vô cùng dồi dào và phong phú, cùng với đó, ngập lụt ở miền Tây Nam
Bộ giúp rửa chua, rửa phèn cho đất, cuốn đi những sâu bệnh gây hại cho cây lương
thực. Đồng thời nhờ đó, đất canh tác được bồi tụ phù sa sông lắng xuống để lại.
6



Con người Nam Bộ cũng dần dần hình thành cách để ứng phó, sống chung với
ngập lụt ở đây, như cách sử dụng ghe xuồng để di chuyển khi đường xá đều ngập
trong nước. Qua đó tạo ra những nét đặc trưng mà chỉ có Nam Bộ Việt Nam mới
có. Dần dần, chiếc ghe, chiếc xuồng trở thành phương tiện di chuyển chủ yếu của
người dân nơi đây không chỉ trong những ngày thường mà còn vào dịp mùa nước
nổi đến. Nó trở thành thứ khơng thể thiếu đối với con người Nam Bộ xưa, nó đi
vào trong đời sống hàng ngày của con người bình dân một cách đơn giản, mộc mạc
như bản thân chính nó vậy. Ghe xuồng Nam Bộ đã trở thành một thứ thiết yếu giúp
con người trong di chuyển, hỗ trợ trong công cuộc mưu sinh trên những con kênh,
con rạch; nó khơng chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn về giá trị tinh thần không
thể thiếu đối với người dân nơi đây.
1.2.1.2 Thời gian văn hóa Nam Bộ.
Địa phận Nam Bộ Việt Nam trước kia thuộc về lãnh thổ của nước Chân Lạp
và Phù Nam. Mãi đến năm 1623, chúa Nguyễn mới chính thức yêu cầu vua nước
Chân lạp cho người Việt đến những nơi vắng người để khai hoang, mở rộng bờ
cõi.
Nhưng mãi đến năm 1845, các nước láng giềng với Việt Nam, trong đó có
Camphuchia đã ký các văn bản pháp lý, chính thức cơng nhận địa phận vùng đất
Nam Bộ là của Việt Nam.
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, con người Nam Bộ cũng dần dần
tạo ra những nét đặc sắc riêng biệt của cin người nơi đây. Trong lịch sử Việt Nam,
từ năm 1869, thực dân Pháp tấn công Gia Định, mở đầu cho cuộc chiếm đóng miền
Nam Việt Nam. Trải qua thời kỳ chiến tranh đầy gian khổ với gần 100 năm đẫm
máu và nước mắt, con người ở đây đã rèn luyện cho mình cho mình một sự kiên
cường, dũng cảm, quyết hi sinh vì độc lập dân tộc. Khơng chỉ chịu ách đơ hộ của
thực dân Pháp, phát xít Nhật cũng đã vào đàn áp nước ta trong những năm 40 của
thế kỷ XX, khi Chiến tranh Thế giới lần II bùng nổ. Sau đó, thực dân Pháp lại một
lần nữa xâm lược nước ta làn nữa, mà nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên vẫn là Nam Bộ,
7



đánh đuổi giặc Pháp một lần nữa, người dân miền Nam vẫn chưa hết vui mừng đã
bắt đầu chuẩn bị chiến đấu với âm mưu của đế quốc Mỹ muốn chiếm đóng nước ta.
Vì vậy trải qua hơn 1 thế kỷ dưới ách đô hộ của thực dân, đất và nước Nam
Bộ thấm đỏ tinh thần bất khuất, nó tồn tại khơng chỉ ở con người mà cịn những vật
dụng linh thiêng của con người, của vạn vật sống tại miền đất này. Từng hàng cao,
lũy tre làng, bến đò, mái nhà tranh, rồi cả chiếc ghe chiếc xuồng nhỏ,... những vật
linh thiêng góp phần tạo dựng lên một lịch sửa uy hùng của dân tộc.
Từ đó, sau khi giành được thống nhất hoàn toàn, đất và người Nam Bộ đã
cùng phấn đấu đi lên, phát triển vì một tương lai mới trên nền tảng những giá trị
văn hóa cốt lỗi tạo nên mảnh đất nơi này.

1.2.1.3 Chủ thể văn hóa Nam Bộ.
Hiện nay, Nam Bộ là nơi cư trú của người Việt, và các tộc người bản địa:
Stiêng, Chrau, Mạ, hoặc di dân: Khmer, Hoa, Chăm, Tày, Nùng, Mường, Thổ...
+ Người Stiêng đa số cư trú tại Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Lâm
Đồng, Đắk Lắk,...
+ Người Chrau cư trú ở Đồng Nai, Bình Phước, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu.
+ Người Mạ cư trú chủ yếu ở Lâm Đồng, ở Đồng Nai thuộc Đông Nam Bộ.
+ Người Khmer cư trú chủ yếu ở Sóc Trăng, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu,
Vĩnh Long, Kiên Giang, Tây Ninh...,
+ Người Hoa cư trú ở thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.
+ Người Chăm cư trú chủ yếu Nam Trung Bộ, nhưng ở An Giang, thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước, Kiên Giang, Bình Dương... thuộc
địa bàn Nam Bộ cũng có người Chăm sinh sống.
8



Người Việt cũng là người di dân vào nơi này. Qua hàng thế kỷ, người Việt
sinh sống, cũng như phát triển một cách vượt bậc về văn hóa, đem vùng đất Nam
Bộ xưa trở thành vùng đất có sức phát triển kinh tế thuộc hàng đầu cả nước, cải
biến nhưng vẫn bảo tồn, gìn giữ, phát triển những bản sắc dân tộc trên vùng đất
mới này cùng với các tộc người khác trên vùng đất màu mỡ tươi tốt này.
Do vậy, có thể nói Nam Bộ cũng là một vùng đất đa tộc người. Tuy nhiên,
chủ thể văn hố chính của tồn vùng vẫn là người Việt. Ngồi ra cịn có người
Khmer và người Hoa, cũng góp phần tạo nên nét đẹp của vùng đất văn hóa tốt đẹp
này.

Chương 2: NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam thì chiếc xuồng đã có lâu đời - ngay từ thời Đơng
Sơn - mà chúng ta cịn thấy được ở các hoa văn trang trí trên mặt trống đồng. Nối
tiếp truyền thống ấy, ở những điều kiện khác nhau, người Việt Nam đã thích ứng
và sáng tạo nên những kiểu ghe, xuồng đa dạng, phù hợp với điều kiện từng vùng.
Nếu như ở Bắc và Trung bộ, chiếc thuyền nan đan bằng tre là phổ biến thì ở Nam
bộ, lợi thế về gỗ và sơng rộng, ít thác ghềnh, chiếc thuyền bằng gỗ được sử dụng
rất nhiều. Để đóng xuồng, người dân vùng đất này thường dùng gỗ sao và kiền
kiền có đặc tính bền chắc, khơng bị mục khi ở dưới nước.
Trải dài suốt quá trình lịch sử dân tộc, từ thời đi khai khẩn đất hoang miền Nam
Bộ, con người đã sử dụng thuyền ghe nhỏ để đi dọc theo các con sông, con nước;
đến thời kỳ xây dựng đất đai, con người cũng sử dụng ghe xuồng để đi lại, vận
chuyển; thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ xuồng ghe chở vũ khí, lương thực, thuốc
men, thậm chí là cả người lính đến nơi tiền tuyến, khơng chỉ vậy, khơng ít lần
trong những cuốn phim lịch sử cách mạng, người lính Việt trong những lần chạy
trốn quân thù đã sử dụng ghe - xuồng để ẩn thân, để bảo vệ cả tính mạng mình và
đồng đội,...

9



Chương 3: PHÂN LOẠI
Xuồng mang đến nhiều giá trị trong cuộc sống hằng ngày của người dân, ở đây
chúng ta có thể đề cập đến một số loại xuồng được ứng dụng khá phổ biến trong
cuộc sống hằng ngày của người bình dân Nam Bộ.

Hình : Xuồng ba lá Nam Bộ
Tác giả: Đăng Tấn lộc
Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng
làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi
và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5
lá.
Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên
chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be khơng
chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử
dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản cịn dùng để đi câu
tơm, câu rổi hoặc dùng làm xuồng cào tơm cá.
Xuồng vở gịn (giống vỏ trái gịn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản (giàn đà, cong
và ván be), kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.
Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt
nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Campuchia và
Lào.
10


Xuồng câu tôm: giống kiểu kiểu ghe độc mộc của người Khmer dùng giăng câu thả
lưới ở ven sông cạn rạch nhỏ.
Về ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước
lớn, sức chở nặng, đi được đường dài. Một số loại ghe có thể nhắc đến như:
Ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng phình to, có tải trọng tương đối

lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi
sơng và đi biển dài ngày, thường dùng đi đường biển. Loại ghe bầu lớn thường gọi
là ghe trường đà.
Ghe cửa: nhỏ, mũi nhọn, nhảy sóng tốt, chạy buồm vững vàng; có thể ra vào các
cửa sông dễ dàng, hay chở hàng đi men theo bờ biển.
Ghe lồng (hay ghe bản lồng): loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, lòng
ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Loại
ghe này dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.
Ghe hàng bo là loại ghe lồng nhỏ, đi đường ngắn trong nội địa.
Đồng thời cong khá nhiều loại ghe và xuồng khác nhau sử dụng cho những mục
đích cụ thể cho người dân, từ đó ta có thể thấy ở Nam Bộ, người dân sử dụng các
ghe xuồng trong đi lại, mưu sinh hằng ngày là nét đặc trưng riêng mà chỉ nơi sơng
nước này mới có.

Chương 4: CẤU TẠO GHE XUỒNG NAM BỘ
4.1 Vật liệu:
Người thợ đóng ghe xuồng ở Nam Bộ ngày xưa thường sử dụng nhiều loại
gỗ khác nhau để đóng ghe xuồng như: sao (sao rừng, sao vườn), sến, dầu, vên vên,
kiền kiền,… làm ván be; thủy mai (mù u) làm xà cong và lái, cây bàn lân (bằng
lăng) làm mái chèo, cây hồng du (xoài) làm neo, cây sơn cảm nhảm (bùi nhùi hay
cây tram ở núi) trộn chung với dầu rái để trét ghe… Đây là những loại cây ở địa
phương và đã được đưa vào sử dụng để đóng ghe thuyền từ bao đời nay mà ông
cha ta truyền lại.
11


Sau khi chọn được gỗ để đóng ghe xuồng, người thợ thường ngâm gỗ vào
nước để gỗ có thể hịa nhập, thích nghi vào một hồn cảnh mới, khi sau này những
chiếc ghe chiếc xuồng đó sẽ được sử dụng trong mơi trường nước, tránh ẩm móc
hay mục giúp ghe xuồng sử dụng trong thời gian dài.

4.2 Hình dáng:
Mỗi nơi đóng thuyền sẽ cho ra các kiểu thuyền khác nhau, tùy theo bàn tay
người thợ chế tác, nhưng đa số sẽ có một loại hình dạng nhất định là một hình bầu
cong được kết bằng hcasc tấm ván be lại với nhau, tùy thuộc vào số tấm ván làm
ghe, xuồng mà ta có tên gọi khác nhau. Cũng như vậy, xuồng ba lá mang đến một
nét đặc trưng khá phổ biến tại Nam Bộ.

Hình : Hình dáng xuồng
Tác giả: Kim Phụng
Xuồng ba lá là tên gọi dựa trên cấu tạo của loại xuồng được ghép bởi ba tấm
ván. Gồm có hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được cứng chắc, người
ta dùng những chiếc “cong” tạo thành bộ khung mô phỏng bộ xương sườn của cá.
Bộ cong này có nhiệm vụ cố định thân xuồng, chống đỡ sức ép của nước từ bên
ngoài vào, đồng thời giữ chặt ván xuồng, giúp xuồng không bị biến dạng.
Dưới các thanh cong, người thợ đóng xuồng nghĩ ra cách khoét lõm hình
bán nguyệt gọi là những "lỗ lù". Chúng có nhiệm vụ thơng nước giữa các khoang
xuồng với nhau để giúp cho việc tát nước dễ dàng, không mất công tát nước theo
từng khoang.
12


Mũi và lái xuồng ba lá được thiết kế với hình dạng khơng khác biệt lắm, nếu
có chắc chỉ là ở kích cỡ bộ ván sạp. Nhờ mũi và lái xuồng ba lá giống nhau mà tính
linh hoạt của xuồng càng cao. Nếu như ở các loại ghe, thuyền khác cần phải quay
mũi khi cần trở lại thì với một chiếc xuồng ba lá, người ta chỉ cần hoán đổi vị trí
ngồi bơi, mũi rẽ thành lái và ngược lại. Đặc điểm này cũng chính là một trong
những ưu điểm của xuồng ba lá, nó đặc biệt có ý nghĩa khi sử dụng xuồng ở nơi
đường đi chật hẹp.

Chương 5: GHE XUỒNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA NAM BỘ

5.1 Trong di chuyển, mưu sinh.
5.1.1 Di chuyển, đi lại trên sông ngịi.
Với diều kiện sơng rạch chằng chịt, phủ rộng khắp Nam Bộ, nhưng lại rất
hiền hòa, nên từ lâu ở đây con người đã dần dần hình thành cách di chuyển đi lại
dựa vào sông nước, người Nam Bộ xưa thường có câu “lấy xuồng làm chân”. Câu
nói này mang đến nhiều ý nghĩa chân thật của cuộc sống người dân Nam Bộ.
Khơng chỉ là việc tận dụng vị trí địa lý với nhiều kênh rạch, sơng ngịi chằng chịt
để di chuyển mà còn thể hiện rõ nét nhất mùa nước nổi ở Nam Bộ. Vào mùa nước
nổi, xung quanh nhà cũng như khắp nơi đều chìm ngập trong nước, thời gian kéo
dài ít nhất là ba tháng; do đó, mỗi nhà đều sẽ có sẳn một chiếc xuồng để dễ dàng đi
lại, vận chuyển, cứ ra khỏi nhà là người ta lại xuống xuồng. Nếu như khơng có
xuồng thì người dân có thể sử dụng các thân cây chuối kết lại thành chiếc bè để có
thể di chuyển xung quanh nhà cũng như đi với khoảng cách ngắn.

13


Hình : Xuồng trong di chuyển đi lại trên sơng
Hình ảnh chụp tại Bảo tàng Áo dài
Trong di chuyển, ta có thể thấy một số loại xuống được ưa chuộng ở Nam
Bộ như là xuồng bơi, xuồng một chèo (có một mái chèo), xuồng hai chèo (có hai
mai chèo), xuồng chóng bằng sào, …
5.1.2 Nghề làm ghe, xuồng.
Do điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý mang lại, ở Nam Bộ xưa dần
dần hình thành nhiều cơng xưởng đóng thuyền, ghe dễ tiện lợi cho đi lại. Từ
khoảng cuối thế kỷ XVIII, ở Gia Định – Đồng Nai, nghề đóng thuyền ghe đã ra đời
phục vụ cho nhu cầu đi lại vận chuyển ngày càng cao của vùng đất nơi này.
Theo Gia Định thành thống chí, mục sản vật chí, người thợ đóng thuyền ghe
ở Nam Bộ ngày xưa đã sử dụng nhiều loại gỗ khác nhau để đóng thuyền: sao, sến,
dầu, vên vên, kiền kiền,… làm ván be; thủy mai (mù u) làm xà cong và lái, cây bàn

lân (bằng lăng) làm mái chèo, cây hồng du (xoài) làm neo, cây sơn cảm nhảm (bùi
nhùi hay cây tram ở núi) trộn chung với dầu rái để trét ghe… Đây là những loại
cây ở địa phương và đã được đưa vào sử dụng để đóng ghe thuyền từ lâu đời.

14


Còn ở miệt An Giang, Vĩnh Long hay Đồng Tháp hay sử dụng cây sao vườn
để đóng ghe. Nhưng khi cây sao vườn trở nên ít dần, người thợ đã sử dụng đến cả
cây sao rừng được trồng ở nhiều về phía Campuchia. Ở đây, nổi lên ba loại gỗ
được sử dụng nhiều trong nghề đóng ghe thuyền là sao sông lớn, sao vườn và dầu
rừng,… đến khi khan hiếm, người thợ cò sử dụng đến cả gỗ căm xe, cà chất, kiền
kiền,…

Hình : Đóng thuyền Năm Quăng (Hậu Giang)
Tác giả: Bình Đại
Thời gian mà một chiếc ghe, chiếc xuồng sử dụng được tùy thuộc vào chất
lượng của từng loại gỗ được sử dụng để đóng; loại tốt có thể sử dụng được từ 15
đến 20 năm, loại bình thường thì sử dụng được vài năm. Bên cạnh đó, người dân
Nam Bộ cũng có một loại xuồng gọi là “xuồng Năm Quăng” (sử dụng sau một năm
thì quăng bỏ). Bên cạnh việc chọn lựa gỗ tốt, người thợ đóng ghe xuồng cịn ngâm
nước các loại gỗ có thể được thấm nước, chịu được sử trong điều kiện vùng sông
nước Nam Bộ.
Sau năm 1975, việc sử dụng ghe xuồng trong đi lại vẫn còn chủ yếu, nhưng
số lượng gỗ để sử dụng để đóng lại trở nên khan hiếm, vì thế người thợ đã sử dụng
nhiều loại gỗ khác nhau để sử dụng trong đóng ghe xuồng. Mỗi cơng xưởng sẽ có
những cách làm riêng của mình, hnhf thành sự đa dạng của ghe xuồng Nam Bộ.
15



Chính vì điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý mang lại, đất và nước Nam Bộ đã
tạo nên một nghề mưu sinh đặc trưng của con người nơi này.
5.1.3 Buôn bán trên sông (Chợ nổi).
Chợ nổi, hiểu theo cách thơng thường là nhóm chợ trên sơng ở miền Tây
Nam Bộ. Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIX, người dân ở đây đã bắt đầu một loại
hình mưu sinh đặc biệt trên sông. Tại địa điểm mưu sinh này, người mua kẻ bán
đều di chuyển bằng ghe xuồng chuyển đi lại cũng như vận chuyển hang hóa đến
nơi giao dịch.
Theo tác giả Nhâm Hùng, khái niệm chợ nổi chỉ xuất hiện khoảng 30 năm
gần đây… Khi các nhà nghiên cứu để mắt tới, cũng như sự hấp dẫn của cung cách
mua bán trên mặt sông, thu hút ngày càng nhiều tour du lịch, lúc ấy mơ hình chợ
nổi mới được đề cập nhiều.

Hình : Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ)
Tác giả: Lê Hữu Nghĩa
Một số chợ nổi thời phong kiến từng được đề cập đến trong một số thư tịch
cổ: chợ Ba Cụm (nay thuộc Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh), chợ Thủ Thừa
(nay thuộc huyện Thủ Thừa, Long An), chợ Cái Bè (nay thuộc huyện Cái Bè, Tiền
Giang), chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), chợ Long Hồ (nay thuộc Vĩnh Long),…

16


Hiện nay, ở Đồng bằng sông Cửu Long loại chợ này cũng dần được phát
triển theo đà phát triển của địa phương. Trong mấy chục năm trở lại đây, chợ nổi
cũng được hình thành ở nhiều nơi và trở thành một nét đặc trưng của vùng sông
nước Nam Bộ. Đến nay vẫn chưa thống nhất được số lượng chợ nổi ở Đồng bằng
sơng Cửu Long, nhưng có thể nhắc đến một số chợ nổi được truyền thông đại
chúng nhắc đến: Chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang), chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ
nổi Châu Đốc (An Giang), chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ),...

Với địa hình và vị trí địa lý thuận lợi, chỉ cần với một chiếc bè, chiếc xuồng
và máy giằm, thuận theo con nước là có thể đi khắp mọi nơi mà nhanh hơn cả đi
bộ. Vì thế, đa số người dân ở đây chọn cách thuận lợi nhất để có thể tham gia mua
bán các loại nơng sản trong được một cách thuận lợi nhất, họ vận chuyển nông sản
đến nơi thu mua bằng ghe, xuồng; đi lại để mua bán cũng bằng ghe, xuồng. Loại
hàng hóa chủ yếu ở các nhóm chợ này là các loại sản vật của địa phương, như trái
cây, rau củ, hoa, thậm chí có cả các chiếc xuồng bn bán đồ ăn như hủ tíu, bánh
căn, mì,... đa dạng và phong phú; và các mặt hàng buôn bán được treo trên cây bẹo
để báo tin, một hình thức thể hiện cái gì treo lên bẹo là bán cái đó. Từ đó các nhóm
chợ trên sơng dần hình thành và phát triển đến tận bây giờ. Những vị trí thuận lợi
cho việc mua bán có thể nhắc đến như:
-Vàm sơng (ngã ba, ngã tư, ngã năm... sông), đây là nơi giao thoa, gặp nhau
của các dịng sơng, cho dù là ghe thương hồ, xuồng từ mọi hướng đến đây đều phỉa
dừng lại chờ ít nhất là trên một giờ đồng hồ để có thể chờ con nước thuận lợi cho
việc di chuyển. Việc chống chèo ghe xuồng đi lại trên sông khá tốn sức vì thế
người dân nơi này hình thành ý thức lợi dụng dòng chảy để đi lại bớt sức lực mà
phương tiện lại di chuyển nhanh hơn.
-Giáp nước: trên các con kênh, con rạch ở hai hướng nước chạy ngược chiều
gặp nhau; vì thế đa số ghe thương hồ phải dừng lại, nếu khơng có sức chèo ngược
dịng.

17


-Nơi nông sâu, nước chảy vừa phải, không quá nguy hiểm, ghe xuồng có thể
neo đậu, thường thì sẽ có cụm dân cư hoặc chợ trên bờ. Dễ dàng cho việc lấy hàng
hóa bn bán nhưng lại khó khăn trong việc vận chuyển vật phẩm bn bán vì tốn
nhiều chi phí.
Ngày nay, các khu chợ nổi hình thành và phát triển thep chiều địa lý và lịch
sử, mang đến một nét đặc sắc của vùng sông nước Nam Bộ, và trở thanh địa điểm

du lịch nổi tiếng của đất nước Việt Nam.
5.2 Trong đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống người Nam Bộ.
5.2.1 Văn hóa sinh hoạt của cư dân sinh sống trên ghe, xuồng.
Người bình dân miền Tây Nam Bộ thường sử dụng ghe, xuồng để đi lại, trong
những chuyến đi ngắn ngày như đi chợ, đi thăm bà con hàng xóm, đi xay lúa,... và
cịn được sử dụng trong khơng ít những chuyến đi dài ngày, một số lễ hội quan
trọng. Chỉ cần một chiếc xuồng nhỏ, mái chèo hay giằm bơi và thả xuôi theo con
nước thì người dân có thể đến bất kỳ đâu mà họ muốn. Ghe – xuồng đã dần dần đi
vào cuộc sống người bình dân Nam Bộ.
Rước dâu bằng ghe, đám cưới trên ghe.

Hình : Đám cưới trên ghe
Nguồn: Internet
18


Từ bao đời nay, con người dần dần hình thành thói quen sử dụng ghe - xuồng để đi
lại, di chuyển, nó vừa tiện lợi cho địa hình với nhiều sơng ngịi, kênh rạch nơi đây.
Do đó hoạt động rước dâu hoặc tổ chức đám cưới bằng ghe cũng trở nên phổ biến.
Người dân sử dụng ghe và xuồng để rước dâu cũng như tổ chức lễ cưới trên hai cơ
sở chính:
-Thứ nhất, đây là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân nơi này, với
địa hình nhiều sơng ngịi, rước dâu bằng ghe có nhiều ưu thế. Chiếc ghe dùng để
rước dâu thường được trang trí lộng lẫy, chỗ đứng cho cô dâu và chú rể cũng được
chú trọng một cách cẩn thận. Những người đi rước dâu với nhiều trang phục màu
sắc, tay cầm mâm quả, nói chuyện rôm rả cả một khúc sông.
-Thứ hai, là do duyên phận gặp nhau trên ghe, trau cho nhau lời hứa hẹn của
trai gái, có thể cả 2 là con của chủ ghe khác nhau, cùng nhau làm ăn, gặp gỡ rồi
hẹn ước. Cuộc sống của họ dần hình thành và gắn kết với nhau trên những chiếc
ghe, chiếc xuồng trên dịng sơng q hương.

Cúng giỗ trên ghe
Khơng giống như trên gia đình trên bờ, người đi ghe khơng có bàn thờ Ơng Bà hay
Tổ tiên. Họ khơng có bàn thờ để thờ cúng, nhưng vẫn cúng đám giỗ, những lúc nào
bận công việc mưu sinh mà ngày dịp giỗ của cha mẹ hay ông bà, họ thường sẽ nấu
một mâm cơm cúng đơn giản để cúng ở gian giữa ghe. Sau đó, người dân có thể
mời anh em bạn ghe gần đó sang cùng ăn uống.
Khơng chỉ là cúng giỗ, con người trên ghe - xuồng thì cũng cúng đám thơi nơi cho
trẻ con trong nhà, thường thì là một nồi chè, một con vịt, cúng vái sự bình an,
mạnh khỏe cho con cháu. Người ta thường sẽ không cúng vào lễ đầy tháng vì quan
niệm rằng, cả mẹ và đứa trẻ thường rất yếu trong thời gian đó và cuộc sống lênh
đênh trên sông nước người chủ ghe thường có thể sẽ gửi vợ và con cho người
chăm sóc để có thể yên tâm đi những chuyến mưu sinh dài ngày.
Đưa tang bằng ghe

19


Tục đưa táng người chết trên ghe cũng gắn liền với thực tế và phổ biến hơn với
cuộc sống miền sơng nước. Người dân ở đây, khơng ít người từ khi đã cất tiếng
khóc chào đời, đã gắn bó với xuồng, ghe; lớn lên từ sông nước cho đến khi giã cõi
đời thì cũng chính xuồng, ghe sơng nước đưa tiễn họ về với thế giới bên kia.
5.2.2 Văn hóa tính ngưỡng và phong tục trên ghe, xuồng.
Bàn thờ Phật Bà trên ghe.
Hình tượng Phật Bà Quan Thế Âm trở thành điểm tựa tâm linh của người dân Việt
Nam. Vì thế, trên mui ghe, người ta thường dành nơi trang trọng nhất để thờ Phật
Bà, họ cầu mong Quan Thế Âm Nam Hải sự bình an, thịnh vượng và nhiều sức
khỏe, cầu mong cho một chuyến đi mưu sinh trọn vẹn. Với ước mong sung túc,
hạnh phúc cho cuộc sống.
Thờ cúng Bà Cậu, cúng ghe.


Hình : Thờ cúng Bà – Cậu
Tác giả: Hồi Phương
Khơng chỉ người đi ghe, mà cịn những người bn bán trên sơng đều có thờ cúng
một số nữ thần có liên quan đến sơng nước, trong đó có thờ cúng Bà - Cậu. Cư dân
20


miền sơng nước Tây Nam Bộ đều có thờ Bà Cậu mặc dù khơng rõ thần tích như
thế nào. Dân đi ghe thường tổ chức cúng vào ngày mùng hai và mười sáu, thường
đó là ngày cúng ghe nên thường người dân sẽ nhập lại cúng chung một ngày. Chủ
ghe thường cầu nguyện được thuận buồm xi gió, mua bán một vốn ba bốn đồng
lời,...
Ngồi ra, cịn một số tục lễ có thể được nhắc đến của những con người sống trên
ghe như vái trời, cúng cô hồn, quẩy nước cầu mưa, đốt phong long,...
5.2.3 Trong ca dao dân ca Tây Nam Bộ.
-Từ góc nhìn của Văn hóa phi vật thể, ta có thể thấy được hình ảnh chiếc xuồng,
chiếc ghe xuất hiện khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân
Nam Bộ.
+Từ nhà ra vườn, ra ruộng, người ta có thể sử dụng xuồng để đi lại; đặc biệt
vào những mùa nước nổi, không hiếm để bắt gặp được những người chống sào
lướt thoăn thoắt trên con nước hái những bông điên điển, bông súng hay là đi thăm
lưới, thăm câu,...
Dẫu xuồng ba lá lênh đênh,
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi,
Anh ơi chớ ngại ngần chi,
Ngồi xuồng ba lá giữa kỳ nước lên.
+Với quan điểm của ông cha ngày xưa nhất cận giang, nhì cận thị mà người
dân ở Nam Bộ, đa số đều chọn xây cất nhà gần ven sông, ven rạch để dễ dàng cho
việc di chuyển. Cùng với đó, đa số nhà Nam Bộ đều san sát nhau, chỉ cần bơi
xuồng đi đâu đó, hàng xóm cũng có thể cất câu mà chào mà hỏi:

Lưới thưa bủa bắt cá chuồn,
Buông lời hỏi bạn bơi xuồng đi đâu?
+Con người nơi đây quan niệm, chiếc xuồng, chiếc ghe như là đôi chân của
mình vậy, cứ hễ có việc gì thì chỉ cần ngồi lên, xuôi theo con nước mà bơi. Ngày
21


xưa, nhiều nhà tá điền nghèo khơng thể có được chiếc xuồng để di chuyển, nếu cần
lắm thì phải sang nhà bạn, nhà hàng xóm mượn để dùng, khơng thì phải lội sơng,
lội rạch:
Khơng xuống nên phải lội sơng
Đói lịng nên phải ăn rịng bẹ mơn!
-Trong các câu hị, điệu lý, ghe - xuồng ln có mặt và chứng kiến biết bao nhiêu
chuyện tình của các đơi trai gái, hẹn hò giao duyên,...
Một bên đèn sách văn chương,
Một bên chèo đẩy em thương bên nào?
Quan cưới em bằng kiệu em cũng không thèm,
Anh cưới em bằng xuồng ba lá em cũng nguyền theo khơng.
Chèo ghe vượt sóng đan nia,
Có chồng con một khỏi chia gia tài.
-Trong các câu khẩu ngữ của người dân Nam Bộ cũng nhắc đến ghe - xuồng khá
nhiều, sử dụng từ ngữ ẩn ý mang đến nhiều thông điệp trong đối đáp của trai gái…
Anh cất tiếng kêu cho thấu vô buồng,
Cho em thức dậy bơi xuồng với anh.
Hai đứa mình ngồi xuống một ghe,
Khoan khoan bớt mái để nghe h tình.
Như vậy ta có thể thấy được, không cần phải quá cầu kỳ, văn vẻ, con người chỉ cần
đem đến những gì chân thật nhất của cuộc sống hàng ngày, giãi bày hết những tâm
tư tình cảm qua từng câu ca, câu hị, điệu lý với những hình ảnh thân thuộc của
người dân vùng đất này. Ghe - xuồng trở thành những vật không thể thiếu trong

đời sống thường ngày, từ những điệu lý, câu hị đó mà ta cịn thấy được hình ảnh
lao động cực khổ trong khơng gian sơng nước, qua đó mà ta còn thấy được tinh
thần lạc quan giữa cuộc đời cơ cực này.

22


Chương 6: GHE, XUỒNG HIỆN NAY – BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN.
Ngày nay, chiếc ghe, chiếc xuồng trở thành những vật chứa đựng nhiều ký ức đối
với người dân Nam Bộ, nó khắc họa rõ nét nhất tâm tư người dân Nam Bộ, sự
nghèo đói trong cả một thời kỳ,... nó trở thành nét đặc trưng của Văn hóa Nam Bộ.
Hiện nay một số làng nghề làm ghe, xuồng đã trở nên ít dần do ghe xuồng khơng
cịn là phương tiện di chuyển chủ yếu nữa, nhưng ghe - xuồng vẫn mang đến nhiều
giá trị tinh thần cũng như vật chất của con người Nam Bộ. Từ đó chợ nổi trên các
con sơng cũng dần vắng bóng đi những chiếc ghe, chiếc xuồng tấp nập, nhưng vẫn
cịn đó những con người mong muốn gìn giữ nét truyền thống lâu đời của cha ông,
vẫn ngày ngày bươn chải trên những con sông. Sông nước gắn liền với cuộc sống
của họ, họ sinh ra, lớn lên tại đó, nó gắn liền với máu mủ của họ, việc từ bỏ là
không dễ dàng. Nhưng cũng vì có những con người đó mà ta mới cịn thấy được
những giá trị Văn hóa nổi bật, đặc trưng của Việt Nam.
Ở Việt Nam, công tác xây dựng bảo tồn và nghiên cứu Văn hóa dân gian, từ tìm
hiểu Văn hóa vật chất đến Văn hóa tinh thần, góp phần gìn giữ nét truyền truyền
thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt.
Song song với việc triển khai nghiên cứu về Văn hóa dân gian, cơng tác bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa dân gian, đặc biệt là văn hóa dân gian của các dân tộc
thiểu số đã ngày càng được đẩy mạnh và quan tâm. Qua đó góp phần giáo dục
truyền thống u nước, lịng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn
kết các dân tộc, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc. Bên
cạnh đó, cơng tác sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ
thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo

mơi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát
triển mô hình văn hóa - du lịch cũng được triển khai và từng bước đi vào thực tế.

23


Phần KẾT LUẬN
Nói tóm lại, trong suốt tiến trình lịch sử của người Nam Bộ, chiếc ghe, chiếc
xuồng trở thành người bạn đồng hành của người dân nơi đây. Nó có mặt trong mọi
phương diện của cuộc sống sinh hoạt, từ trong mưu sinh, đi lại, đến trong chuyện
tình cảm trai gái, và là cả phương tiện đưa tiễn người mất đến nơi an nghỉ. Vì thế,
chiếc ghe chiếc xuồng đã trở thành nét Văn hóa dân gian truyền thống của người
dân Nam Bộ, vừa mang giá trị vật chất vừa mang giá trị tinh thần, trở thành một
trong những nét đặc trưng riêng biệt cho vùng sông nước này.
Thông qua bài nghiên cứu này, mong rằng người đọc có thể hiểu, có thể biết được
một trong những màu sắc riêng biệt của vùng đất Nam Bộ. Trong thời kỳ công
nghệ 4.0, phương tiện giao thông ngày càng tiên tiến từ xe, máy bay, tàu thủy,... thì
Ghe – xuồng vẫn ở đó, vẫn tồn tại mãi trong cuộc sống cũng như trong lịng người
dân Nam Bộ. Nó vẫn mang trong mình những tâm tư, tình cảm của con người nơi
đây.
Do đó, hiện nay ở các vùng quê Nam Bộ nổi lên một cách để vừa có thể truyền bá
rộng rãi giá trị Văn hóa dân gian tốt đẹp vừa giữ gìn được nét dân gian đậm đà bản
chất truyền thống dân tộc Việt. Những khu du lịch sông nước miền Tây trở thành
nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan và trải ghiệm, vừa có thể trải nghiệm
cuộc sống dân giả vừa tìm hiểu những nét đặc sắc của vùng đất này.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Trần Phỏng Diều, 2016, Văn hóa Dân Gian Cần Thơ, Nhà xuất bản Mỹ Thuật.
2. Nguyễn Hữu Hiếu, 2017, Sơng nước trong đời sống Văn hóa Nam Bộ, Nhà xuất
bản Mỹ Thuật.
3. Trần Minh Thương, 2017, Đặc điểm Văn hóa sơng nước miền Tây Nam Bộ, Nhà
xuất bản Mỹ Thuật.
4. Đặng Tấn Lộc, Xuồng ba lá – Nét đặc trưng trên sông nước Nam Bộ.
/>5. Nguyễn Thanh Lợi, Ghe xuồng Nam Bộ.
/>
25


×