Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Anh chị hãy nêu biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp phân tích minh họa thông qua một doanh nghiệp cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.37 KB, 23 trang )

Nguyễn Mai Ánh Tuyết
Lớp : Dhqt15a9hn
MSSV: 21107100589
BÀI THU HOẠCH
Câu 1. Anh chị hãy nêu biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp? Phân tích minh họa thơng qua một doanh nghiệp cụ thể.
Văn hóa ứng xử biểu hiện rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc rất nhiều các
mối hệ trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ giữa các cá nhân ở các
vị trí cơng việc khác nhau cho đến các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể.
Những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là:
- Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới:
+ Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cơng khai, bình đẳng, cạnh tranh,
dùng người đúng chỗ.
+ Chế độ thưởng phạt công minh.
+ Thu phục được nhân viên dưới quyền.
+ Khen là một nghệ thuật.
+ Quan tâm đến thơng tin phản hồi từ phía nhân viên.
+ Quan tâm đến cuộc sống riêng tư của nhân viên nhưng không nên q tị mị.
+ Xử lý những tình huống căng thẳng có hiệu quả.
- Văn hóa ứng xử của cấp dưới và cấp trên.
- Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp.
- Văn hóa ứng xử với cơng việc.


Sau đây chính là ví dụ về nêu biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp tập đoàn Vingroup.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng
trong bất kì lĩnh vực nào cũng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản
xuất. Để trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh và vững bền, có vị thế trên thị
trường trong nước và quốc tế thì văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là một
bộ phận không thể thiếu mà các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho riêng mình.


Tương tự như văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử cũng có vơ vàn những định
nghĩa khác nhau tùy theo góc nhìn của mỗi người. Nhưng tựu chung lại, văn hóa
ứng xử là “Các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng
nghiệp với nhau, giữa con người với công việc, được xây dựng trên những giá trị
chung của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng,
mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng”. Doanh nghiệp
sẽ trường tồn nếu mối quan hệ nội bộ được bền vững, và văn hóa ứng xử là chất
keo kết nối đầu tiên cho quan hệ nội bộ. Trong đó Tập đồn Vingroup chính là
minh chứng rõ ràng nhất về một doanh nghiệp có văn hóa hóa ứng xử vơ cùng văn
minh, hiện đại, góp phần vơ cùng quan trọng trong sự phát triển lớn mạnh của tập
đoàn.
Vingroup hiện nay được biết đến là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu của Việt
Nam, với giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 16 tỷ đơ la Mỹ. Có thể nói, Vingroup
được coi như là một doanh nghiệp truyền kỳ của Việt Nam, với tốc độ tăng trường
nhanh chóng.Tập đồn Vingroup tiền thân của Vingroup là Tập đoàn Technocom,
thành lập năm 1993 tại Ucraina. Đầu những năm 2000, Technocom trở về Việt
Nam, tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch và bất động sản với hai thương hiệu
chiến lược ban đầu là Vinpearl và Vincom. Đến tháng 1/2012, công ty CP Vincom
và Công ty CP Vinpearl sáp nhập, chính thức hoạt động dưới mơ hình Tập đồn
với tên gọi Tập đồn Vingroup – Cơng ty CP. Tập đoàn hoạt động trong 3 lĩnh vực
kinh doanh cốt lõi, bao gồm: Công nghệ, Công nghiệp, Thương mại, Dịch vụ.
Đứng đầu chính là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đồn Vingroup Phạm Nhật
Vượng. Ơng là tỷ phú Việt Nam đầu tiên lọt vào danh sách tỷ phú đầu tiên của
Forbes. Dưới sự dẫn dắt của chủ tịch tập đồn cùng sự đồng lịng của tất cả các cấp
đội ngũ nhân viên trong tập đoàn, Vingroup mong muốn đem đến cho thị trường
những sản phẩm - dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế và những trải nghiệm hoàn toàn


mới về phong cách sống hiện đại, ở bất cứ lĩnh vực nào tập đồn cũng chứng tỏ vai
trị tiên phong, dẫn dắt sự thay đổi xu hướng tiêu dùng trở thành doanh nghiệp tư

nhân số 1 Việt Nam.
Vậy để thành cơng và lớn mạnh như ngày hơm nay, thì văn hóa ứng xử trong
nội bộ doanh nghiệp đóng vai trị vơ cùng quan trọng, là yếu tố tất yếu, không thể
thiếu trong cơ cấu tổ chức hoạt động của tập đồn. Vậy văn hóa ứng xử trong nội
bộ Vingroup được biểu hiện như thế nào và có gì khác biệt?
Văn hóa ứng xử biểu hiện rất đa dạng và phong phú, nó phụ thuộc rất nhiều các
mối hệ trong nội bộ doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ giữa các cá nhân ở các
vị trí cơng việc khác nhau cho đến các mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Sau
đây là những biểu hiện cụ thể, tiêu biểu về văn hóa ứng xử của Vingroup:
I.Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới:
Đối với một doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng bậc nhất
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thương
hiệu của doanh nghiệp, trong đó đầu tiên là phải kể đến văn hóa ứng xử của cấp
trên đối với cấp dưới, trong đó Vingroup có những biểu hiện tiêu biểu sau:
1.Xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm công khai, bình đẳng, cạnh tranh, dùng
người đúng chỗ:
Với Vingroup ln là hình ảnh tiêu biểu của một tập đồn cơng bằng, văn minh,
biết tận dụng và phát huy được nhân tài.
- Đối với người đứng đầu:
Là Chủ tịch Tập đoàn Vingroup ông Phạm Nhật Vượng đặc biệt chú trọng đến
việc quản lý và đào tạo nhân viên tại cơng ty. Ơng Vượng cho biết, Vingroup rất
coi trọng công tác đào tạo. "Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân
viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi nơi...Đối với các cán bộ
lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100
giờ. “Đây không chỉ là chương trình, mà tơi mong muốn nó sẽ trở thành văn hóa
ngấm vào máu của con người Vingroup”, chủ tịch Vingroup phát biểu trong một
bài chia sẻ hồi năm 2016. Ơng ln chú trọng đến nhân viên, các cấp của mình ,
tận dụng tối đa nguồn lực, phát huy nhân tài bằng sự tâm huyết công bằng của
người lãnh đạo, sự tận tâm nhiệt tình của một con người.



- Đối với Hội đồng quản trị Vingroup và cách thức điều hành hoạt đơng tập đồn:
Mơ hình quản trị doanh nghiệp của Vingroup tuân theo các tầng quản trị theo
thơng lệ quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngun tắc quản trị của Tập
đồn là:
+ Cơng khai minh bạch hoạt động của tập đoàn.
+ Đảm bảo cơ cấu quản trị hợp lí.
+ Đảm bảo đối xử công bằng với cổ đông.
+ Đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
+ Đảm bảo hiệu quả hoạt động của HĐQT, BKS.
Thực hiện theo đúng quy định tại Điều lệ, Quy chế Quản trị Tập đoàn
Vingroup, các quy định, quy chế quản lý nội bộ và pháp luật hiện hành, HĐQT đã
có những hoạt động giám sát cụ thể như sau:
• Tổ chức giám sát việc thực hiện các dự án do Tập đồn Vingroup là chủ đầu
tư.
• Chuẩn bị nguồn vốn cho các dự án đã và đang triển khai của Tập đồn
Vingroup.
• Chủ trì, chỉ đạo và tổ chức thành cơng cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên hàng
năm.
• Tổ chức chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chế độ Báo cáo tài chính quý, Báo cáo
tài chính bán niên, Báo cáo thường niên
• Giám sát thực hiện các Nghị quyết/ Quyết định của ĐHĐCĐ và HĐQT đã ban
hành, kiểm tra hoạt động điều hành của Ban Giám đốc trong các hoạt động kinh
doanh.
• Giám sát, chỉ đạo việc thực hiện cơng bố thơng tin với mục tiêu đảm bảo tính
minh bạch và kịp thời theo đúng quy định.
• Giám sát hoạt động quản lý của Ban Giám đốc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đã đặt ra
Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Vingroup đã xây dựng và tích cực triển khai nhiều
chương trình đào tạo cán bộ nguồn để xây dựng các thế hệ cán bộ năng lực cao và

gắn bó lâu dài với Tập đoàn.Theo những nguyên tắc quản trị này, tất cả các tiêu
chuẩn được định nghĩa cụ thể, các quy trình được hệ thống hóa và tinh gọn lại. Đó


là minh chứng cụ thể của việc xây dựng cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cơng khai,
bình đẳng, cạnh tranh, dùng người đúng chỗ.
2. Chế độ thưởng phạt công minh
Vingroup cố gắng xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử một cách công bằng
văn minh bằng cách chú trọng đến việc quản lý và đào tạo họ trong suốt q trình
họ làm việc cho Vingroup. Theo đó, từ cấp lãnh đạo đến nhân viên của Vingroup
phải là người học tập và chịu học mọi lúc mọi nơi. Đối với các cán bộ lãnh đạo,
phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Với
Vingroup, người chịu học sẽ được hưởng những phúc lợi cao hơn, tốt hơn, cịn
khơng sẽ bị cắt những phúc lợi bổ sung.Ơng Vượng- Chủ tịch tập đồn cịn cho
biết, bản chất của con người là không tự giác. Vì thế, Vingroup có quy định rõ về
việc khen, thưởng, xử phạt rõ ràng và nghiêm khắc để mọi người tuân thủ.
Mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc mình làm: Trong cách quản
lý nhân sự của Vingroup, mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc của
mình làm. Vì có như vậy, họ mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về cơng việc
của chính mình và từ đó cố gắng hồn thành cơngviệc được giao. Nếu nhân viên
nào khơng hồn thành tốt sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải. Hằng năm,
Vingroup ln tổ chức những cuộc khảo sát, kiểm tra định kì về tình hình hoạt
động của cơng ty, về khả năng làm việc của tồn hệ thống để có những quyết định
khen thưởng phân minh.
Vingroup có riêng một bản quy chế nội bộ về quản trị của tập đoàn, nhằm đảm
bảo cho Tập Đồn được điều hành và kiểm sốt theo những nguyên tắc luật định
về quản trị, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Cổ Đơng và Tập Đồn, giảm thiểu rủi
ro cho Tập Đoàn.
3. Thu phục được nhân viên dưới quyền, quan tâm đến nhân viên, có những
chính sách khen thưởng và kỉ luật rõ ràng.

Đối với một doanh nghiệp, hình ảnh thương hiệu là yếu tố quan trọng bậc nhất
quyết định sự thành bại của doanh nghiệp đó. Có rất nhiều yếu tố tạo nên thương
hiệu của doanh nghiệp, trong đó đầu tiên là phải kể đến đội ngũ cơng nhân viên.
Nhân viên chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nhìn vào đó, chúng ta có thể hình
dung được cách vận hành, quản lý cũng như tính chuyên nghiệp của một doanh
nghiệp. Chính vì vậy, cơng tác quản lý, đào tạo đội ngũ công nhân viên luôn được
các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp lớn đầu tư, chú trọng phát triển


Vingroup luôn đi đầu trong việc tiên phong tạo ra định hướng phát triển kinh
doanh của tập đoàn với mục tiêu là đứng đầu trong các tập đoàn tư nhân tại Việt
Nam. Với sự lan toả những cảm hứng nhân văn, tiếp tục toả sáng tinh thần khởi
nghiệp, mang lại những sản phẩm hiện đại tốt nhất cho thị trường góp phần xây
dựng Việt Nam trở thành quốc gia có công nghệ phát triển, đánh dấu thêm một
điểm sáng trên bản đồ công nghệ thế giới Vingroup luôn làm tốt trách nhiệm của
mình, khiến đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên coi Tập đoàn là một niềm tự hào để cố
gắng phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo cũng như người điều hành tập đồn ln quan
tâm đến nhân viên, đội ngũ nhân sự của mình. Phát huy vai trị của CBLĐ, tận
dụng tối đa nguồn lãnh đạo từ cán bộ xuất sắc tại cơ sở, xây dựng môi trường làm
việc hiệu quả, công bằng và văn minh và tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của CBNV. Tạo ra niềm tin, tạo ra công ăn việc làm một cách tốt nhất cho
nhân viên để họ có thể phát triển một cách tốt nhất, là nơi thỏa sức thể hiện tài
năng của bản thân. Các cán bộ nhân viên Vingroup ln có sự chủ động quyết liệt
và sáng tạo trong lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén,
có khả năng quản trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín,
đẳng cấp của Vingroup trên thị trường.Trong cách quản lý nhân sự của mình,
Vingroup ln chú trọng đến phúc lợi cho người lao động. , tạo ra những ngày hội
để cho nhân viên thỏa sức trải nghiệm... Những hoạt động văn hóa nội bộ tiêu biểu
của VinGroup như là các ngày hội truyền thống: “Lễ hội kỷ niệm ngày truyền

thống Tập đồn”, “Tiệc mừng cơng” (vào dịp cuối năm) với các hoạt động hội diễn
văn nghệ; Đại nhạc hội; Tăng lương toàn Tập đoàn và trao thưởng, vinh danh các
cá nhân xuất sắc…Các hoạt động văn thể nội bộ: “Ngày hội Sống khỏe” , “Ngày
hội cuối Quý” ...Tổ chức định kỳ các đợt nghỉ mát cho CBNV và trại hè cho con
em CBNV…Tại Vingroup, mỗi thành viên đều xác định và coi nơi đây là ngôi nhà
thứ 2, nơi mình gắn bó và dành phần lớn thời gian hàng ngày để sống và làm việc.
Ở bất cứ vai trò và vị trí nào, chúng tơi ln tự hào là Người Vingroup. Đây chính
là chìa khóa vàng để giữ họ lại lâu dài với cơng ty, từ đó tạo niềm tin, thu phục
được nhân viên dưới quyền
Để bảo đảm nguồn nhân lực luôn ổn định và đạt chất lượng cao trong khi liên
tục mở rộng, bứt phá về quy mô hoạt động, Tập đoàn tiếp tục triển khai sâu rộng
các chương trình đào tạo trọng tâm, đào tạo nâng cao, các chiến dịch thi đua học
tập. Ngoài ra, các chương trình đào tạo và phát triển đội ngũ CBLĐ nguồn, chuyên
gia ngành được đầu tư thiết kế, triển khai bài bản, thu hút sự quan tâm và tham gia
của CBNV các cấp. Bên cạnh đó, Tập đồn cũng tăng cường tuyển dụng nhân sự


có chun mơn cao, các chun gia đầu ngành trong các lĩnh vực trọng điểm nhằm
bổ sung và không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thêm vào đó, Vingroup còn đảm bảo đồng phục, thiết bị bảo hộ lao động,
dụng cụ lao động, máy móc… cho nhân viên theo từng ngành nghề và cam kết
mang đến một môi trường lao động lành mạnh, công bằng, chuyên nghiệp nhất.
Nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phụ cấp, bao gồm: Tiền cơm trưa,
tiền phương tiện đi lại, tiền điện thoại, hỗ trợ xe đưa đón nhân viên ở xa..Ngồi ra,
nhân viên Vingroup còn được hưởng các chế độ phúc lợi khác từ tập đoàn mang lại
như: Tặng quà vào những dịp quan trọng như sinh nhật, sinh con, kết hôn; tổ chức
sinh hoạt nghỉ mát và du lịch cho nhân viên; thành lập quỹ hỗ trợ nhân viên khó
khăn, thành lập quỹ tương thân tương ái với cho vay khơng lãi suất… Bên cạnh đó,
Vingroup cịn hướng đến sự cơng bằng trong quản trị nhân sự có những chế độ
khen thưởng riêng cho nhân viên xuất sắc. Trong cách quản lý nhân sự của

Vingroup, mỗi nhân viên phải chịu trách nhiệm về cơng việc của mình làm. Vì có
như vậy, họ mới là người chịu trách nhiệm cao nhất về cơng việc của chính mình
và từ đó cố gắng hồn thành cơngviệc được giao. Nếu nhân viên nào khơng hồn
thành tốt sẽ bị phạt, kỷ luật, thậm chí bị đào thải.
Website Nội san “Ngơi nhà Vingroup” chính là Website mà Vingroup thiết kế
cho công ty để liên tục cập nhật tin tức về mọi mặt hoạt động của Tập đoàn từ các
cơ sở trên cả nước, với dung lượng không hạn chế nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập
và tìm hiểu về ngơi nhà chung của mỗi thành viên. “Ngôi nhà Vingroup” là kênh
tương tác, giao lưu, kết nối, chia sẻ và bày tỏ quan điểm bản thân một cách dễ
dàng, thuận tiện và sinh động – một người bạn tinh thần thực sự của mỗi cán bộ
nhân viên Tập đồn…Văn hóa của VinGroup được các thế hệ cán bộ nhân viên
đón nhận, gìn giữ, xây dựng và trao truyền qua thời gian, coi đó như một tài sản
quý báu, là niềm tự hào của những người mang bên mình biểu tượng cánh chim
Việt Nam.
Vingroup khơng ngừng sáng tạo để hướng tới mục tiêu “Con người tinh hoa – Sản
phẩm/dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa”. Và mỗi ngày trôi
qua, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, bất kể ngày đêm, nắng mưa, các cơng trình
mang thương hiệu Vingroup vẫn vươn cao mãi. Tất cả vẫn ngày đêm nỗ lực vì một
Vingroup phát triển bền vững, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho thế hệ tương lai.
II. Văn hóa ứng xử của cấp dưới và cấp trên, giữa các đồng nghiệp.


Một trong những nét tiêu biểu của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp
đó chính là văn hóa ứng xử của cấp dưới và cấp trên, giữa các đồng nghiệp. Đến
với Vingroup, ta luôn được biết đến với tinh thần đồn kết, nhiệt tình với cơng
việc, thấu hiểu lẫn nhau giữa các thành viên trong nội bộ công ty.
Nhân viên của tập đoàn Vingroup được biết đến với những con người có tinh
thần trách nhiệm cao trong cơng việc, sẵn sàng tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên,
ln hồn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Họ ln nhiệt tình , tận
tâm trong cơng việc, ln có sự tơn trọng nhất định đối với sếp của mình. Họ biết

cách phối hợp khéo léo, nhịp nhàng với các đồng nghiệp, không chỉ tạo ra được
môi trường làm việc tốt mà tiến độ thưc hiện công việc cũng được rút ngắn, hiệu
suất công việc cao.
Trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày, tập thể cán bộ nhân viên ln
đồn kết, nhiệt tình giúp đỡ lẫn nhau kể cả trong công việc cũng như cuộc sống,
cùng nhau hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Ta có thể thấy ngay được mỗi
khi bước chân vào Vingroup, lại một lần chúng ta cảm nhận được khơng khí ấm áp
đó, tiếng nói cười vui vẻ của nhân viên trong giờ giải lao, khơng khí nghiêm túc
khơng kém phần căng thẳng khi làm việc. Cảm nhận khi gặp bảo vệ, lễ tân, tiếp
xúc và làm việc với đội ngũ quản lý của Vingroup: sự chuyên nghiệp, tốc độ, quyết
liệt, tinh thần vượt khó rất cao, làm việc với tinh thần không xong không về. Con
người trong Vingroup luôn thấu hiểu lẫn nhau, biết cách đối nhân xử thế từ đó trực
tiếp hình thành nên quan hệ bằng hữu, tin cậy nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
Như vậy văn hóa ứng xử giữa cấp dưới và cấp trên, thái độ làm việc của cấp
nhân viên đối với lãnh đạo, giữa các đồng nghiệp là một trong những nét đặc trưng
tiêu biểu tạo nên văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp của Vingroup, tạo nên
một cá tính riêng khơng lẫn với bất cứ doanh nghiệp khác.
III. Văn hóa ứng xử với cơng việc của con người tập đồn Vingroup.
Vài nét văn hóa ứng xử với cơng việc của con người tập đoàn Vingroup được
biểu hiện như sau:
- Thứ nhất , cẩn trọng trong cách ăn mặc.
Thông thường mỗi công ty đều thiết kế đồng phục riêng cho nhân viên và
Vingroup cũng không ngoại lệ. Trên tinh thần phát triển bền vững và chuyên
nghiệp, sau khi thành lập, Vingroup đã cơ cấu lại và tập trung phát triển với nhiều
nhóm thương hiệu như: Vinhomes, Vincom, Vinpearl, Vinpearl Land, Vinmec,
Vinschool,... Với mỗi hạng mục phát triển thương hiệu của mình, tập đồn


Vingroup lại đầu tư xây dựng nguồn lao động, nhân viên của mình theo một phong
cách riêng. Về cơ bản đồng phục vẫn theo tông chủ đạo của biểu tượng là 2 màu đỏ

và vàng như Vinmart, Vinpro. Hoặc trang phục tùy thuộc theo môi trường làm
việc, đều được thêm logo của tập đoàn trên áo. Đồng phục của nhân viên đều được
thiết kế theo tiêu chí phù hợp với môi trường làm việc, đem lại cảm giác thoải mái
cho nhân viên, đồng thời cũng phải thể hiện được sự tơn trọng đối với khách hàng
trong q trình làm việc. Mỗi nhân viên khi làm việc tại Vingroup đều phải mặc
theo đồng phục đúng quy định của cơng ty, đó là một trong những nét văn hóa của
con người nơi đây.
- Thứ hai, tôn trọng lĩnh vực của người khác.
Trong doanh nghiệp, môi người được phân công phụ trách một lĩnh vực, nhiệm
vụ thì phải hồn thành tốt nhiệm vụ, cơng việc được giao. Nhân viên trong
Vingroup ln hồn thành tốt xuất sắc cơng việc của mình, khơng đố kị, ganh đua
với đồng nghiệp, khơng tỏ ra mình giỏi giang, là nhất trong cơng việc mà mình
khơng phụ trách, đó chính là điều tối kị trong tập đồn. Mỗi nhân viên đều là người
có ý thức trách nhiệm, kỉ luật cao. Có tinh thần thấu hiểu, cảm thơng cho người
khác, tôn trọng lĩnh vực của đồng nghiệp, điểm mạnh điểm yếu của họ.
- Thứ ba, ln có tinh thần học hỏi, mở rộng kiến thức, thực hiện công việc
đúng tiến độ, làm việc siêng năng, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Trong Vingroup, từ người đứng đầu trở xuống luôn đề cao tinh thần học hỏi,
giám nghĩ giám làm, có sự quyết tâm cố gắng trong cơng việc. Cán bộ quản lý tại
Tập đoàn là những người phát huy được đầy đủ các giá trị cốt lõi của Vingroup:
“Tín – Tâm – Trí – Tốc – Tinh – Nhân”, thể hiện tâm huyết, bản lĩnh vững vàng,
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có năng lực tổ chức và quản lý tốt.
Đối với các vị trí quản lý cấp cao, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe với các
tiêu chuẩn bắt buộc về kinh nghiệm công tác, khả năng duy logic, phán đốn nhanh
nhạy, phân tích và giải quyết vấn đề hiệu quả. Những thành viên đó đã hợp thành
một đội ngũ mạnh cùng chung mục tiêu là sự phát triển chung của Tập đoàn
Các cán bộ nhân viên Vingroup ln có sự chủ động quyết liệt và sáng tạo trong
lao động dưới sự dẫn dắt của đội ngũ cán bộ Lãnh đạo nhạy bén, có khả năng quản
trị doanh nghiệp vừa linh hoạt vừa bài bản, tạo nên sự uy tín, đẳng cấp của
Vingroup trên thị trường.

Nếu mắc sai lầm trong công việc, dù là cán bộ cấp cao hay là nhân viên thì sẽ
dám đứng ra chịu trách nhiệm với việc làm của mình, chấp nhận hình phạt, kỉ luật,


nhận cái sai về việc làm của mình mà khơng trốn tránh đổ lỗi cho người khác. Họ
sẽ sửa sai bằng cách làm việc tích cực hơn trong những lần tới để khắc phục sai
lầm đồng thời cũng là cơ hội để họ khẳng định bản thân mình.
Tất cả con người trong tập đồn ln có tinh thần học hỏi, mở rộng kiến thức,
thực hiện công việc đúng tiến độ, làm việc siêng năng, đó chính là một trong
những nét văn hóa ứng xử tiêu biểu cho tập đồn.
Trên đây là tồn bộ những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh
nghiệp của tập đoàn Vingroup. Qua đó ta thấy được Vingroup khơng chỉ ln hồn
thành xuất sắc lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình mà cịn gây dựng được
hình ảnh thương hiệu ln gắn liền với những văn hóa ứng xử riêng biệt, nhân văn,
khơng lẫn lộn với doanh nghiệp khác. Từ đó rút ra bài học xây dựng văn hóa ứng
xử tốt sẽ khiến văn hóa doanh nghiệp phát triển thuận lợi, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp định hình được bản sắc riêng, khơng pha trộn hay nhầm lẫn. Văn hóa ứng
xử giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thành công hơn. Khi cách ứng xử của các thành
viên trong doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng, lúc đó sẽ dễ đạt được những
kết quả chắc chắn hơn, như dành được sự nâng đỡ, cộng tác, tạo thêm những tín
nhiệm mới, thu thập được nhiều khách hàng hơn và bản thân giữ được sự yên lành.
Và ngay những ngày lúc khó khăn đi nữa thì những người này cũng vì bạn đến
cùng.
Câu 2. Anh chị hãy nêu quan điểm của mình về đàm phán và thương lượng
trong hoạt động kinh doanh? Phân tích với một doanh nghiệp cụ thể?
Trong xu thế hội nhập toàn cầu về kinh tế như ngày nay, chúng ta thấy rằng
trong bất kì lĩnh vực nào cũng có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh sản
xuất. Một trong những yếu tố làm nên thành công của một doanh nghiệp, ta khơng
thể kể đến văn hóa ứng xử trong đàm phán và thương lượng là vô cùng quan trọng.
Vậy đàm phán và thương lượng có nghĩa là gì? Khi hai bên có những mâu

thn, xung đột thì cần tổ chức thương lượng để đi dần đến ký kết hoà giải, những
hợp đồng kinh doanh. Mỗi bên sẽ cử một người đại diện hay một đoàn đại diện để
ngồi vào bàn đàm phán. Muốn thương lượng thành cơng thì hai bên phải tuân theo
một số nguyên tắc và có phương pháp khoa học để tham khảo nhau, cùng nhau
phát huy sáng kiến gỡ thé găng, đi đến hòa giải hợp đồng. Theo tác giả
I.Nierenbeng- tác giả cuốn Nghệ thuật đàm phán cho rằng: “Thương lượng không
phải là một ván cờ, không nên yêu cầu một thắng, một thua, cũng không phải là
một trận chiến phải tiêu diệt hay đặt đối phương vào thế chết, mà thương lượng


vẫn là một cuộc hợp tác đơi bên cùng có lợi” và “bất cứ khi nào người ta trao đổi ý
kiến nhằm thay đổi mối quan hệ, khi con người bàn bạc để đi đến thống nhất, họ
đều phải đàm phán với nhau”.
Sau đây là một số quan điểm của em về đàm phán và thương lượng trong hoạt
động kinh doanh:
Thứ nhất, cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi tiến hành đàm phán.
Điều quan trọng trong khi đàm phán và thương lượng đó là những cử chỉ, thái
độ và động tác trên cơ thể bạn. Trong một cuộc đàm phán, ít nhất một phần ba
thơng tin được tiếp nhận thơng qua giọng nói và cách trình bày của người đàm
phán. Và tất nhiên, một gương mặt rạng rỡ, thái độ tích cực sẽ ln nhanh chóng
gây được thiện cảm với đối tác, từ đó giúp bạn dễ dàng đàm phán trong kinh doanh
một cách thành cơng ngồi mong đợi. Điều quan trọng hơn hết đó là thái độ xem
trọng đối tác của bạn, tất cả đều sẽ được thể hiện qua giọng điệu và cách nói, hãy
để đối tác đàm phán cảm nhận được sự chân thành, tôn trọng và nghiêm túc từ bạn.
Thứ hai, lắng nghe một cách cẩn thận nhất có thể.
Kỹ năng quan trọng không kém khi đàm phán trong kinh doanh đó là hãy lắng
nghe một cách cẩn thận. Hãy cân nhắc và sử dụng hài hịa giữa đơi tai và cái miệng
của bạn. Hãy chắc chắn là bạn luôn kiểm sốt được hành động và lời nói của mình.
Đây cũng được xem là cách tốt nhất giúp bạn hiểu được người đang đối diện với
bạn là ai, họ ở vị trí nào và họ đang quan tâm, mong muốn điều gì nhất ở bạn. Hãy

vận dụng tất cả những kiến thức mà bạn có để giao tiếp, vì bạn càng nói nhiều, bạn
càng cho đi nhiều, hiển nhiên bạn cũng đang nhận lại rất nhiều. Hãy tập cho mình
kỹ năng đặt câu hỏi, để kích thích đối tác đàm phán của bạn nói chuyện, đừng quên
lắng nghe, ghi chép. Trong khi nghe cần chú ý đến những ý tứ ẩn giấu bên trong
lời nói để đốn biết nhu cầu tâm lý của đối tác, đồng thời luôn quan sát thái độ của
đối tác để có thể ứng xử hợp lý nhất trong từng tình huống. Điều này sẽ giúp ích
bạn rất nhiều khi đàm phán trong kinh doanh.
Thứ ba, Kỹ năng trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khơn khéo và linh hoạt.
Trong quá trình đàm phán kinh doanh, đừng bao giờ nói là bạn có quan điểm
hồn tồn khác, mà nên chọn lọc từ ngữ một cách khéo léo hơn, đừng q đề cao
bản thân mình, bạn có thể khéo léo hơn bằng cách ” Về vấn đề này, tơi cũng nghĩ
như vậy, nhưng bên cạnh đó, tơi chỉ muốn nhấn mạnh thêm điểm này….”.
Đừng thể hiện là đối tác đã có quan điểm sai lầm, hay cái nhìn phiếm diện. Bạn có
thể nhẹ nhàng và nói rằng “ Cách nhìn nhận của Anh/ Chị là một cách nhìn nhận


đúng, nhưng chúng ta thử phân tích trên một phương diện khác thử xem”. Bạn cần
khéo léo khi nói về sản phẩm, dịch vụ của mình, nhưng đừng bao giờ nói là giá cả
rẻ, thay vào đó hãy nói về những tiện ích mà chỉ riêng sản phẩm dịch vụ của bạn
mới có. Vì rẻ thường đem lại ấn tượng không tốt, dễ làm người khác lầm tưởng và
suy diễn không tốt về chất lượng. Khi đàm phán trong kinh doanh gặp vấn đề về
giá cả, thì bạn hãy linh hoạt chuyển hướng, có thể là đề nghị xem xét thêm về các
tính năng, chất lượng, hình thức hàng hóa, phương thức thanh toán,… trước khi
chúng ta tiếp tục đàm phán về giá cả.
Thứ tư, tạo sự tin tưởng trong đàm phán.
Sự tin tuởng của đối tác đối với mình là chìa khóa giúp đàm phán thành cơng.
Đối tác càng tin vào sự thành thật, tính liêm chính và độ tin cậy của bạn, bạn càng
có cơ hội tiến đến kết quả thắng – thắng. Nếu vì một lý do nào đó mà đối tác khơng
tin tưởng, bạn sẽ thấy khó có sự nhân nhượng dù là nhỏ nhất. Tạo sự tin tưởng với
đối tác thông qua một số biểu hiện cụ thể sau:

- Chứng minh năng lực của mình: Cho đối tác thấy được sự thành thạo về
chuyên môn của mình và nhiệt tình tiến tới kết quả đàm phán sẽ tạo được tin
tưởng.
- Đảm bảo cử chỉ điệu bộ của bạn đúng với lời nói.
- Tạo phong thái chững chạc. Một phong thái chỉnh tề, chững chạc rất quan
trọng. Tạo ra được một diện mạo tố, lựa chọn từ khi nói một cách cẩn thận, giọng
nói rõ ràng tự tin và giao tiếp mắt sẽ giúp cho đối tác đánh giá tốt và tin tưởng vào
bạn.
- Giao tiếp với mục đích tốt đẹp. Một số khiếm khuyết trong giao tiếp có thể
được bỏ qua nếu đối tác biết được bạn có mục đích tốt đẹp.
- Làm những gì đã hứa. Mối quan hệ tin tưởng giữa hai bên sẽ ln được
duy trì nếu các bên đều giữ lời hứa và tôn trọng sự thỏa thuận. Độ tin cậy là một
yếu tố quan trọng trong quyết định có tiến hành các cuộc đàm phán lần sau không.
- Lắng nghe. Chăm chú lắng nghe ý kiến của đối tác, quan sát tư thế của
người đó sẽ giúp bạn biết có tin tưởng được không.
- Truyền đạt nhiều thông tin. Giao tiếp – ứng xử càng trung thực và cởi mở
càng tạo được sự tin cậy.
- Trung thực – ngay cả khi phải chịu thua thiệt. Nếu đối tác sai sót khi đưa ra
những con số, mặc dù có thể có lợi, bạn hãy nhắc anh ta. Đối tác lúc đó sẽ tin
tưởng hơn vào bạn.


- Kiên nhẫn. Trong đàm phán, kiên nhẫn là một đức tính rất đáng q.
- Bảo vệ sự cơng bằng. Hãy đảm bảo cho đối tác cũng đạt được kết quả cơng
bằng với bạn. Khi hai bên cùng hài lịng sẽ tạo cơ hội cho những lần đàm phán sau.
- Thảo luận những vấn đề rộng thay vì những vấn đề nhỏ hơn.
Thứ năm, kỹ năng đặt câu hỏi trong đàm phán và thương lượng.
Trình độ cao hay thấp về giao tiếp – ứng xử của người đàm phán được quyết
định bởi mức độ và cách thức đặt câu hỏi hay trả lời vấn đề của người ấy. Cách hỏi
khéo léo có thể đem lại cho bạn một lượng thơng tin lớn cần thiết để bạn sử dụng

chiến thuật trong đàm phán. Cách đặt câu hỏi nhằm vào một số mục đích chính
sau:
- Thu nhập thơng tin: Thơng tin càng nhiều và chính xác sẽ hỗ trợ rất lớn cho
mọi quyết định trong đàm phán của họ.
- Khi đối tác đưa ra thông tin, bạn nên làm rõ và kiểm tra lại thơng tin đó, từ
đó giúp bạn phát hiện được những vấn đề có thể gây bất lợi cho mình.
- Kiểm tra độ hiểu và mức độ quan tâm của đối tác: Đối tác của bạn quan
tâm như thế nào đến kết quả của đàm phán? Muốn biết mức độ hợp tác trong một
vấn đề, bằng cách hỏi anh ta có thể chấp nhận mức thấp hơn so với yêu cầu của
anh ta không?
- Xác định phong cách ứng xử: Đối tác là người như thế nào? Người đó từ
đâu đến, có nhiều kinh nghiệm đàm phán khơng? Đó là một người trung thực?
Quyết đoán? Cẩn thận? Những câu hỏi nhằm nắm bắt được những thông tin này sẽ
ảnh hưởng đến cuộc đàm phán.
- Tạo sự hòa nhập: Khi bạn hỏi đối tác, bạn sẽ có được những thuận lợi, bạn
có thể hiểu nhiều hơn về đối tác đồng thời họ cũng thấy quý mến bạn hơn. Điều
này rất cần thiết trong trường hợp anh ta không hiểu hoặc khơng đồng ý với vấn đề
bạn đang nói, anh ta chưa thật sự cởi mở trong đàm phán.
- Tiến đến thỏa thuận: Câu hỏi có thể giúp bạn biết được nguyện vọng thực
sự hoặc sẫn sàng đi đến thỏa thuận của đối tác.
- Giảm căng thẳng
- Tạo sự cố gắng tích cực hoặc sự hồ hợp.
Thứ sáu, kỹ năng trả lời trong đàm phán và thương lượng.
Cuộc đàm phán thương mại thành cơng có thể đưa một khoản lợi nhuận
lớn đến cho doanh nghiệp do đó người trả lời cần lưu ý:


- Không nên trả lời hết mọi vấn đề được hỏi.
- Không trả lời sát vào câu hỏi của đối phương.
- Giảm bớt cơ hội để đối phương hỏi đến cùng.

- Dành đủ thời gian cất nhắc kỹ vấn đề được đưa ra đàm phán
- Xác định đúng những điều không đáng phải trả lời.
- Đừng trả lời quá dễ dàng.
- Khơng nên để rơi vào tình thế là đối địch trực tiếp với đối tác trong các
tình huống đối thoại.
- Đưa ra những dẫn chứng tình huống.
- Đưa ra những giải pháp hiệu quả.
Sau đây là là ví dụ về việc đàm phán và thương lượng trong một doanh
nghiệp cụ thể:
Trong kinh doanh, đàm phán và thương lượng đóng một vai trò hết sức quan
trọng. Đặc biệt là trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, khi mà gần như tất
cả mọi công việc người ta đều giải quyết bằng thương lượng, trao đổi, thỡ đàm
phán thực sự trở thành một công viêc không thể thiếu. Đàm phán không chỉ đơn
thuần là một cuộc thương lượng giữa các bên với nhau về vấn đề mua bán, giá cả
thế nào? Chất lượng ra sao, mà đàm phán cũn thể hiện những nột văn hóa khác
nhau, nó khơng chỉ là một phần công việc trong kinh doanh, mà là cả một nghệ
thuật.
Tuy nhiên, nghệ thuật ấy không phải chỉ có trong kinh doanh, mà chúng ta vẫn
bắt gặp những biểu hiện của nó trong cuộc sống hắng ngày, bắt gặp xung quanh
chúng ta. Thực ra tất cả chúng ta đều là những “đàm phán viên”, chúng ta học
ngôn ngữ “mặc cả” và “trao đổi” từ khi còn rất bé và tiếp tục sử dụng chúng trong
suốt cuộc đời. Chúng ta đàm phán với mọi người – những ông chủ, bạn bè, con cái,
khách hàng. Chúng ta thương lượng về mọi chuyện, về lương bổng mà chúng ta
đáng được nhận, về lương bổng mà chúng ta sẽ trả cho người khác, về cách mà
chúng ta sẽ nhận thông tin, tiền bạc, hàng hóa hay dịch vụ mà chúng ta cần. Nói
chung là chúng ta vẫn đàm phán hàng ngày, cũng như bắt gặp nó hằng ngày trong
cuộc sống, trong cơng việc của chúng ta. Chính vì vậy nếu như chúng ta khơng có
kinh nghiêm và phương pháp đàm phán tốt chúng ta sẽ rất dễ dàng mắc phải những
sai lầm thường gặp và sai lầm này có thể sẽ để lại những hậu quả xấu cho bạn.



Qua việc tìm hiểu, phân tích tình huống đàm phán trên đây sẽ giúp chúng ta
có được những kinh nghiệm quý báu trong ứng xử, giao tiếp thương thuyết. Đâu là
điều cần tránh? Đâu là điều cần phát huy? Đâu là điều ta mong muốn đạt được
trong cuộc đàm phán? Chiến lược cho một cuộc đàm phán sẽ như thế nào? Cách xử
lý khi cuộc đàm phán xảy ra không theo ý muốn của chúng ta như thế nào?.
I.Giới thiệu tình huống.
Tình huống này là một sự kiện hiện đang gây sự chú ý rất lớn của giới truyền
thông và người tiêu dung cũng như các công ty trong ngàng cơng nghệ. Đó là
vụ tranh chấp về phát minh sáng chế giữa hai "đối thủ" nặng cân trong ngành
công nghệ: Apple và Samsung.
Ngày 15/4 khi Apple đã gửi đơn kiện lên tòa án quân Bắc California (Mỹ)
về những sản phẩm Galaxy Tab và Galaxy smartphone của Samsung đã vi
phạm bản quyền và kiểu dáng công nghiệp của iPhone, cụ thể là những sản
phẩm iPad/iPhone.
Trong đó, nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực điện thoại cảm ứng và máy
tính bảng đã nhắc tới Samsung với động thái cạnh tranh không lành mạnh.
Khơng bình luận gì thêm, mặc dù đại diện Apple đã nói với báo chí: "Khơng
phải ngẫu nhiên mà các sản phẩm mới nhất của Samsung trông rất giống iPhone
và iPad, từ hình dạng đến giao diện người dùng và thậm chí cả bao bì. Người
đại diện cũng cho biết thêm "Sao chép trắng trợn là hành động sai trái, vì thế
chúng tơi cần phải bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, dù chỉ là việc ăn cắp ý tưởng
của chúng tôi".
Trong một thư riêng gửi tới CNet, đại diện Samsung khẳng định: "Samsung
coi việc phát triển công nghệ cốt lõi và tập trung đầu tư sở hữu trí tuệ là chìa
khóa để liên tục thành cơng. Cơng ty sẽ phản ứng tích cực trước bất kể động
thái nào chống lại chúng tôi thông qua các biện pháp pháp lý phù hợp để bảo vệ
tài sản trí tuệ riêng". Vụ kiện đã gây ra mối quan ngại đặc biệt cho các mối
quan hệ giữa hai công ty. Bởi vì Samsung là nhà cung cấp linh kiện trong một
số thiết bị của Apple. Một nguồn tin mới cho biết rằng Apple đã chuyển từ sử

dụng ổ đĩa đặc Toshiba sang lựa chọn Samsung là nhà cung cấp ổ đĩa cho máy
tính xách tay MacBook Air của mình. Apple khơng chỉ là khách hàng lớn của


Samsung trong những năm qua, mà còn là đối tác đầu tư quan trọng. Năm 1999,
công ty đã đầu tư 100 triệu USD vào Samsung để thúc đẩy sản xuất màn hình
phẳng. Mới đây, hai cơng ty cũng đạt được một thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 7
tỷ USD cho dự án suất các linh kiện như bộ xử lý, bộ nhớ flash, và màn hình
LCD cho các thiết bị trong tương lai. Tuy vậy, Samsung lại là đối thủ lớn của
Apple trên thị trường thiết bị di động, đặc biệt là Galaxy S hiện đang là dòng
smartphone phổ biến trên toàn cầu với số lượng bán ra đã đạt hơn 10 triệu chiếc
tính đến thời điểm tháng Giêng năm nay.
Nếu bạn là lãnh đạo của Samsung bạn sẽ xử lý vấn đề này như thế nào? Tấn
công đáp trả lại phía Apple? Chấp nhận thua vì Apple đang là khách hàng của
công ty trong một số lĩnh vực? Hay bạn sẽ tìm giải pháp để hai bên có thể ngồi
vào bàn đàm phán và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết vấn đề sao cho đơi bên
cùng có lợi? Hãy cùng tơi giải quyết tình huống theo trình tự sau đây:
II.Phân tích và giải quyết tình huống.
2.1.Giải quyết tình huống theo hướng Win – Win
Trong trường hợp sử dụng chiến thuật hợp tác đơi bên cùng có lợi, ta sẽ giải
quyết theo hướng sau:

S

Nội dung

Apple

Samsung


TT

- Tách rời mối quan hệ ra - Tách rời mối quan hệ ra
khỏi

1

mục

tiêu

đàm khỏi

mục

tiêu

đàm

1 Tách con người

phán,đặt mình vào vị trí phán,đặt mình vào vị trí

ra khỏi vấn đề.

đối tác, thảo luận về ý đối tác, thảo luận về ý kiến
kiến của cả hai bên, tách của cả hai bên, tách rời
rời cảm xúc không để cảm cảm xúc không để cảm



xúc tri phối cuộc đàm xúc tri phối cuộc đàm
phán.

phán.

- Lắng nghe một cách linh - Lắng nghe một cách linh
hoạt và xác nhận những gì hoạt và xác nhận những gì
nghe được. Xác định sự nghe được. Xác định sự
lien kết, đối xủa với nhau lien kết, đối xủa với nhau
như kẻ thù và tạo khoảng như kẻ thù và tạo khoảng
cách

hay

như

nghiệp?

2 Mục tiêu đàm
2

phán.

đồng cách

hay

như

đồng


nghiệp?

- Bảo vệ bản quyền và - Bảo vệ uy tín, quyền sở
kiểu dáng cơng nghiệp của hữu trí tuệ của sản phẩm
sản phẩm của mình.
- Triệt hạ sự đối thủ cạnh -

Bào vệ thị phần của

tranh trực tiếp với mình mình trước sự tấn công
trên thị trường sản phẩm của Apple.
smartphone và tablet.
3

Mối quan tâm.

- Giữ mối quan hệ đối tác

- Đánh bóng thương hiệu với Apple vì số tiền thu

3

sản phẩm. Giành lại miếng được từ việc cung cấp linh
bánh thị trường.

kiện cho Apple dự kiến

- Giữ mối quan hệ với chiếm khoảng 8 ~ 10%
Samsung. Bởi vì Samsung doanh thu của công ty Hàn



hiện nay là một trong Quốc.
những đối tác cung cấp
linh kiện lớn nhất của
Apple với giá trị khoảng 8
tỷ USD. Samsung đang
cung cấp khoảng một nửa
nhu cầu DRAM và bộ nhớ
NAND cho các sản phẩm
của quả táo cắn dở. Ngoài
ra, các chip A4 A5 và các
sản phẩm trong tương lai
của Apple cũng sẽ phụ
thuộc

chủ

yếu

vào

Samsung. . Nếu thiếu
Samsung, Apple sẽ gặp
nhiều khó khăn trong khâu
sản xuất do các hãng khác
khó có thể cung cấp lượng
hàng ổn định.
4 Các giải pháp.


- Tìm hiểu nguyên nhân - Tìm hiểu nguyên nhân
của cuộc tranh chấp. Tại của cuộc tranh chấp. Tại

4

sao sự việc này xảy ra đã sao sự việc này xảy ra đã


lâu mà giờ Apple mới đâm lâu mà giờ Apple mới đâm
đơn kiện.

đơn kiện.

- Sau khi tìm hiểu được - Sau khi tìm hiểu được
nguyên nhân vụ kiện, dựa nguyên nhân vụ kiện, dựa
trên mối quan hệ thân thiết trên mối quan hệ thân thiết
của hai bên từ trước có thể của hai bên từ trước có thể
hiểu đây chỉ là một chiêu hiểu đây chỉ là một chiêu
để đánh bóng thương hiệu để đánh bóng thương hiệu
cho sản phẩm của Apple.

cho sản phẩm của Apple.

- Samsung và Apple sẽ - Samsung và Apple sẽ
cùng nhau kẻ tung người cùng nhau kẻ tung người
hứng,và có hành động đáp hứng,và có hành động đáp
trả vừa đủ sao cho không trả vừa đủ sao cho không
gây thiệt hại kinh tế cho gây thiệt hại kinh tế cho
nhau và cùng giúp nhau nhau và cùng giúp nhau
đánh bóng, PR cho sản đánh bóng, PR cho sản

phẩm của mình, để gây sự phẩm của mình, để gây sự
chú ý của người tiêu dung. chú ý của người tiêu dung.
Qua đó làm cho sản phẩm Qua đó làm cho sản phẩm
của họ được chú ý hơn và của họ được chú ý hơn và
bán chạy hơn.

bán chạy hơn.


- Các điều luật về quyền - Các điều luật về quyền
sở hữu trí tuệ, kiểu dáng sở hữu trí tuệ, kiểu dáng
Các tiêu chuẩn
5 đánh giá khách
5

quan.

công nghiệp.

công nghiệp.

- Căn cứ vào mức độ ảnh - Căn cứ vào mức độ ảnh
hưởng của sự việc đã xảy hưởng của sự việc đã xảy
ra với hình ảnh, uy tín của ra với hình ảnh, uy tín của
cơng ty.

cơng ty.

- Mối quan hệ đối tác thân - Mối quan hệ đối tác thân
thiết giữa hai bên.


thiết giữa hai bên.

- Đòi Samsung bồi thường - Hai bên cùng hịa giải vì

6

6Kỹ năng thương

cho vi phạm đã gây ra mối quan hệ thân thiết giữ

lượng.

thiệt hại về doanh thu của hai bên đã xây dựng từ
Apple.

trước.

- Khởi kiện đến cùng, cấm - Bồi thường ở mức vừa

7

7Phương án dự

Samsung được tiêu thụ sản phải và có thể cho Apple

phịng.

phẩm vi phạm bản quyền . một số ưu đãi trong việc
mua các linh kiện.


Phân tích rõ tình huống, thị trường smartphone và tablet vốn đang trở nên
"chật chội" và "nóng bỏng" bởi tính cạnh tranh khốc liệt từ nhiều ông lớn trong
lĩnh vực sản xuất thiết bị di, mối quan hệ của Apple và Samsung, và thời điểm
mà Apple khởi kiện rất lâu sau khi những sàn phẩm được coi là vi phạm của
Samsung đã được tung ra thị trường rất lâu, thời điểm này lại trùng với giai
đoạn cả hai hãng rất cần sự hỗ trợ của truyền thông. iPad 2 và Galaxy Tab 2 vừa


ra mắt, Macbook Air và OS X 10.7 cùng 1 vài smartphone của Samsung đã
chọn hè 2011 làm ngày “khởi hành”. Rõ ràng, có thể thấy hành động kiện cáo
của hai bên chỉ là chiêu PR mà thôi, Đúng không có cách nào nhanh và hiệu
quả hơn vụ kiện này. Cả thế giới đang chú ý tới Apple và Samsung. Như vậy
chiến thuật hợp tác hai bên cùng có lợi ở đây đó là hai bên cùng có những hành
động tung hứng, đáp trả vừa đủ, để sao cho vụ việc gây được sự chú ý của dư
luận mà không gây thiệt hại về kinh tế cho nhau, và nếu có phải rút đơn kiện “
giảng hịa” thì án phí cũng rất nhỏ so với những gì hai ơng lớn thu được sau sự
việc ồn ào này.
Có thể chứng minh sự tung hứng của Apple và Samsung bằng việc gần như
lập tức sau khi Apple khởi kiện Samsung vi phạm bản quyền, kiểu dáng cơng
nghiệp. Samsung cũng đã có đầy đủ tài liệu, chứng cứ để đáp trả kiện lại Apple
vi phạm nghiêm trọng 10 sáng chế của mình. Đây rõ ràng là việc làm nếu khơng
có sự chuẩn bị từ trước thì Samsung khơng thể đáp trả nhanh đến vậy được. Có
thể khằng định trong tình huống hai ơng lớn này sử dụng chiến thuật Win-Win
thì với những hành động kiện cáo “hình thức”, có chuẩn bị và chủ đích thì lợi
ích vừa chảy vào túi họ, vừa tung ra được đòn cảnh cáo cho các đối thủ khác.
Tất nhiên là kèm theo đó là Apple và Samsung cũng đều mong muốn vụ kiện
cáo do chính mình khởi xướng sẽ được giải quyết nhanh chóng

2.2.Phương án dự phịng khác

Trong vụ việc này, Samsung có hai sự lựa chọn. Một là Samsung có thể tranh
cãi rằng về mặt hình thức, cùng với Apple tạo ra một vụ kiện gây sự chú ý trên
toàn cầu để thu lợi từ sự chú ý đó như chiến thuật đơi bên cùng có lợi như đã phân
tích ở trên.
Trong trường hợp khơng đạt được thỏa thuận với Apple và “Quả táo” thực sự
muốn đưa Samsung ra tòa, và trong trường hợp xấu nhất Samsung bị xử thua thì
khơng những Samsung phải bồi thường cho ‘Quả táo” bằng tiền mặt dựa trên
doanh thu của các sản phẩm bị cáo buộc và doanh thu mà phía Apple cho rằng họ
đã bị thiệt hại. Nhưng quan trọng hơn, sản phẩm của Samsung sẽ bị ngừng bán tại
những nơi họ thua kiện, hàng hóa đang trong kho sẽ bị tịch thu. Dự kiến, thiệt hại
của Samsung sẽ không hề nhỏ bởi thị trường Mỹ là một thị trường cực lớn và quan
trọng. Chính vì vậy Samsung cũng cần phải chuẩn bị cho mình những liều thuốc


kháng sinh đủ mạnh, những phương án dự phòng khác để có thể bảo vệ những tài
sản trí tuệ của mình. Có rất nhiều cách các hãng cơng nghệ có thể ứng dụng để
phát triển một chiếc điện thoại hay một chiếc máy tính bảng với màn hình cảm ứng
và rằng tồn cầu cơng nghệ của Samsung đã tiến triển một cách độc lập.
Trong tình huống này, phương án dự phịng của Samsung có thể là chiến lược
nhượng bộ ( Thua – Thắng). Tức là Samsung có thể im lặng và họ vẫn có quyền
thỏa thuận với Apple về một khoản bồi thường để hãng rút lại các cáo buộc bù lại
Samsung vẫn được tiếp tục bán sản phẩm của mình. Bởi vì:
Dù khả năng chiến thắng của Apple trong vụ kiện này không nhiều nhưng Qua
việc so sánh vài hình ảnh của hai dịng sản phẩm chắc hẳn bạn cũng đã nhận thấy
sự giống nhau hơi quá mức của các sản phẩm Samsung và Apple. Cách bo viền,
thiết kế mặt trước, mặt sau và các cạnh của cả 2 công ty dễ khiến người dùng nhầm
lẫn. (Lưu ý: các sản phẩm của Samsung thường ra mắt khá lâu sau Apple). Về UI
(giao diện người dùng), khơng q khó để chúng ta nhận thấy sự tương đồng đến
kỳ lạ của cả hai sản phẩm. Rõ ràng không phải vô cớ mà Apple khởi kiện
Samsung.

Thứ hai là mối quan hệ đối tác than thiện từ trước giữa hai công ty. Hãy nhớ,
Samsung hiện tại đang cung cấp khoảng 1/2 nhu cầu DRAM, chip nhớ NAND và
đặc biệt là các chip xử lý A4, A5 cho Apple trong tương lai.
Về phía Samsung, hợp đồng 8 tỷ USD có lẽ quá đủ để hãng phải cân nhắc quan
hệ với Apple. Liệu có đối tác nào có khả năng tiêu thụ lượng lớn sản phẩm một
cách đều đặn như Quả táo cắn dở? Có lẽ không. Hãy nhớ, tổng số sản phẩm tiêu
thụ trong Q2 vừa qua của Apple cũng khoảng 20 ~ 30 triệu sản phẩm (khoảng 1/2
sử dụng linh kiện của Samsung).
Thế nên khi khơng thể hợp tác đơi bên cùng có lợi Samsung cũng khơng nên cố
tìm mọi cách giành chiến thắng để phá hỏng mối quan hệ giữa hai bên. Sự nhượng
bộ chắc sẽ là phương án dự phòng tốt hơn cả khi mà Apple có được khoản tiền đền
bù(Và thực sự Apple cũng không muốn “ trở mặt” với Samsung vì nếu điểu đó xảy
ra việc sản xuất của họ sẽ khó khăn hơn rất nhiều bởi việc tìm đối tác thay thế cho
Samsung là không dễ dàng. Không có nhiều cơng ty có khả năng sản xuất số lượng
lớn, đều đặn như Samsung), cịn Samsung thì tiếp tục được bán sản phẩm của
mình. Trên hết, đó là khơng làm mối quan hệ giữa hai bên xấu đi, và hai bên đều
có thể tạm hài lịng với kết quả thu được này.


III. Kết luận
Vụ kiện giữa hai đại gia trong ngành cơng nghệ đã gây sự chú ý rất lớn vì cả hai
đều là cơng ty đa quốc gia có tầm ảnh hưởng rộng lớn trên toàn thế giới. Apple là
người khởi kiện và thế nhưng Cho dù chúng ta có nhận xét thế nào đi chăng nữa thì
khả năng Apple chiến thắng trong vụ kiện này là không nhiều. Để giành được phán
quyết có lợi từ tịa án, họ sẽ phải chứng minh được Samsung cố tình nhái mẫu mã
và thiết kế của mình.
Có thể bạn nghĩ, mọi việc đã rõ ràng như vậy, Apple cịn khó khăn gì? Xin thưa là
rất nhiều điều đang chờ đại “quả táo”. Bạn khơng thể ra giữa tịa nói với thẩm
phán: “tơi thấy sản phẩm của họ giống của tơi, hình đây” cũng khơng thể có những
nhận định cảm tính kiểu “phong cách sản phẩm quá giống nhau”. Apple phải chỉ ra

sự giống bất hợp lý giữa hai sản phẩm, phải chứng minh mình là chủ sở hữu của
thiết kế và hình dáng đó khơng phải là thiết kế hiển nhiên phải như vậy.
Apple đâm đơn kiện nhưng cũng không rõ phần thắng, cịn về phía Samsung ngay
sau khi bị kiện họ đã đáp trả ngay bằng cách khởi kiện lại Apple đã vi phạm 10
sáng chế của mình, điều mà nếu khơng có sự chuẩn bị trước thì sẽ khơng thể có đủ
tài kiệu để đâm đơn kiện. Rõ ràng đây là chủ đích của hai cơng ty, khơng cần biết
kết quả của vụ kiện ra sao. Nhưng rõ ràng khơng có cách nào đánh bóng tên tuổi
tốt hơn hai vụ kiện này. Và cả thế giới đang tập trung vào hai cái tên Samsung,
Apple và các sản phẩm của họ.



×