Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Các cơ sở đánh giá một trang phục đẹp - Những lưu ý khi sử dụng trang sức nam nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 21 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------

KỸ NĂNG GIAO TIẾP

ĐỀ TÀI: CÁC YẾU TỐ LÀ CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BỘ TRANG PHỤC
ĐẸP. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRANG SỨC NAM NỮ

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................................

2


Trang
MỤC LỤC
DẤU ẤN LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT

4

CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ ĐỂ DÁNH GIÁ MỘT BỘ TRANG PHỤC ĐẸP
10
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRANG PHỤC VÀ
TRANG SỨC NAM NỮ


CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ ĐỂ DÁNH GIÁ MỘT BỘ TRANG PHỤC ĐẸP- NHỮNG
ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRANG PHỤC VÀ TRANG SỨC NAM NỮ

MỞ ĐẦU
Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta, chúng khơng chỉ
dùng để bảo vệ sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẫm mĩ của mỗi cá nhân. Có
khi chúng ta mất rất nhiều thời gian để đứng trước gương lựa chọn trang phục
phù hợp cho mình. Lựa chọn trang phục, trang sức nhìn có vẻ đơn giản nhưng
chưa bao giờ là dễ dàng. Phải chọn trang phục như thế nào khi phỏng vấn?
Trang phục làm sao cho mình đẹp nhưng khơng q lố lăng trước đám đông?
Trang sức làm sao cho tôn lên vẻ đẹp của mình? Trang sức như thế nào mới phù
hợp với bộ quần áo mình đang mặc? Quá nhiều câu hỏi cho một vấn đề lựa
chọn. Trong đề tài lần này nhóm hai sẽ tìm hiểu về những yếu tố là cơ sở để
đánh giá một bộ trang phục đẹp, cũng như cách làm sao để có thể có một bộ
trang phục và trang sức phù hợp với bản thân, qua đó có thể góp phần giúp mọi
người tìm thấy cái đẹp trong tủ đồ của mình. Trong quá trình tìm hiểu khơng
tránh khỏi những sai sót mong các cơ và mọi người góp ý.

3


1. TỔNG QUAN VỀ MỘT TRANG PHỤC ĐẸP
Trang phục đẹp nghĩa là phải phù hợp: phù hợp với dáng người, nước da, phù hợp
về màu sắc, đặc biệt là phù hợp về hồn cảnh, mơi trường.
Ngày nay, cùng với sự tồn cầu hóa mạnh mẽ, những nền văn hóa mới du nhập và
cải thiện trong đời sống tinh thần, thẫm mĩ của con người mà ngày càng nhiều
phong cách thời trang cho đủ mọi lứa tuổi, giới tính, đa dạng về kiểu dáng, màu
sắc, hoa văn, chất liệu. Chính vì thế, chúng ta nên có những yếu tố nhất định để
nhờ qua đó có thể đánh giá một bộ trang phục theo cách khách quan nhất.


2. DẤU ẤN LỊCH SỬ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VIỆT
2.1. Yếm đào (Nét độc đáo của trang phục Thăng Long xưa)
Nhìn lại quá trình lịch sử, chiếc yếm đào trong trang phục của người Thăng Long
xưa cũng đã có nhiều sự thay đổi. Ngay từ thời Lý, chiếc yếm đã được định hình.
Đến khoảng năm 1696, đàn bà lao động thì mặc yếm cổ xây (miếng vải vng đặt
chéo trên ngực người mặc, ở góc trên có kht hình trịn làm cổ yếm). Đối với
những người phụ nữ q tộc thì trước yếm có vài đường dây tết lại với nhau thành
hình lưới quả trám. Mỗi thời kì chiếc yếm đều được biến tấu, thay đổi khác nhau
để phù hợp với quan niệm thẩm mỹ của thời đó.
Nhìn chung thời kì “tiền Thăng Long”, chiếc yếm đào còn nằm trong tổng quát
trang phục của người dân Văn Lang – Âu Lạc. Phụ nữ mặc yếm trịn sát cổ, có
trang trí bằng những họa tiết hạt gạo. Màu sắc của những chiếc yếm thời kì này
cịn đơn giản, chủ yếu được nhuộm bằng những loại màu có nguồn gốc từ tự
nhiên, bên ngồi mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người.
Từ thời Hậu Lê, áo yếm có sự biến đổi lớn nhờ việc giao thương tăng cao, vải vóc
ngày càng phong phú. Yếm đào bắt đầu được phân ra theo tầng lớp nhờ sự khác
biệt của chất liệu, màu sắc, họa tiết..., trên có vua chúa, quý tộc, quan chức, dưới
có sĩ - nơng - cơng - thương. Màu vàng bị cấm vì chỉ dành riêng cho nhà vua. Con

4


gái quan lại mới được mặc yếm đỏ gọi là màu đại hồng, các cô ca kĩ thường mặc
yếm màu hoa đào.

Hình: Áo yếm màu trắng đơn sắc giản dị trước thế kỷ 20.

2.2. Áo tứ thân (Truyền thống của phụ nữ Kinh Bắc một thời)
Từ thời Lý (1009 - 1225), khi ngành dệt may bắt đầu phát triển, trang phục
trong triều cũng đa dạng, phong phú hơn. Vua mặc áo vàng, quần màu tía;

quan từ ngũ phẩm trở nên mặc áo gấm; từ cửu phẩm trở lên mặc vóc; sĩ phu
mặc áo dài tứ thân, đầu đội nón chóp, đi dép da. Có thể thấy áo tứ thân đã
xuất hiện từ thời Lý nhưng chủ yếu cho nam giới mặc.
Phụ nữ bắt đầu sử dụng áo tứ thân từ thời Trần và thời Nguyễn. Trong
sách "An Nam tức sự" của Trần Phu đã viết về cách ăn mặc và trang điểm của
phụ nữ thời Trần: "Đàn bà thường mặc áo tứ thân màu đen, cổ áo viền màu
trắng, cắt tóc rồi buộc túm lên đỉnh đầu, khơng để tóc mai…"
Vào thế kỷ 17, để thuận tiện cho công việc đồng áng thì những chiếc áo tứ
thân được mặc buộc hai tà phía trước để trơng gọn gàng hơn.
Từ những năm 1946 của thế kỷ XX, những người phụ nữ giàu có đã may áo
tứ thân bằng chất lụa mềm, sau đó đến chất liệu vải the. Áo tứ thân may cho
mệnh phụ phu nhân có tay rộng, thân rộng, được trang trí bằng miếng vải dọc
hai bên vạt áo, giữa có cài ngọc, dưới gấu có họa tiết thủy ba sóng nước.
Ngày nay áo tứ thân thường được may để sử dụng trong phim ảnh hay biểu
diễn trên sân khấu, hiện đại hơn để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ.

5


Dù cùng kiểu dáng nhưng trên những chiếc áo tứ thân cách tân sẽ được in,
thêu, đính cườm cầu kỳ hơn, nhiều màu sắc hơn.

Hình 3: Áo tứ thân có sự biến đổi qua nhiều thời kỳ nhưng vẫn giữ kết cấu 4 tà.

2.3. Khăn mỏ quạ - Một nhớ, mười thương...
Theo các “lão làng” Quan họ kể lại, cũng như theo các tài liệu văn nghệ dân gian
mà các nhà nghên cứu am hiểu về trang phục dân tộc cho biết, khăn Mỏ quạ chính
là chiếc mũ hình đầu chim, được làm bằng vải vóc, tre nứa, hiện cịn thấy trên
những hình người và tượng người của văn hóa Đơng Sơn cũng như các nền văn
hóa gốc Đơng Sơn khác.

Trong các hội lễ hướng tới Tổ tiên - Thần linh, người Lạc Việt có tục hóa trang
thành người chim, bằng cách đội mũ hình đầu chim, đội khăn cắm lông chim, múa
các động tác của chim với các công cụ, vũ khí buộc lơng chim.
Tên gọi “khăn Mỏ quạ” xuất phát từ mỏm khăn màu đen tuyền giống mỏ lồi
chim quạ. Đó là dấu tích mộc mạc và bền bỉ của tục thờ vật tổ chim của người Lạc
Việt xưa. Con chim quạ tuy có màu lơng đen nhưng có lúc, có nơi đã từng là một
biểu tượng của Mặt Trời và lòng hiếu thảo. Khăn mỏ quạ ngày qua ngày hiện hữu
như một phần làm nên cái nết, cái đẹp cho người phụ nữ Việt xưa.

6


Hình 4: Những cơ gái quan họ Kinh Bắc cùng chiếc khăn mỏ quạ.

2.4. Nón quai thao – Di sản văn hóa Việt
Theo nhiều nhiều tài liệu thì chiếc nón này xuất hiện ở Hải Dương vào đời Trần
(thế kỷ XVIII), được làm bởi các cung nữ và được gọi tên là nón Thượng.
Qua đời Lê, nón được thêm quai thao - bộ phận khơng thể thiếu của chiếc nón, nó
chẳng những làm cho nón cân bằng, vững chãi, mà còn làm cho người phụ nữ
thêm duyên dáng, thướt tha… Quai thao làm bằng loại tơ đặc biệt, dùng bền lại
vừa có giá trị thẩm mĩ cao.
Nón quai thao là loại nón đắt tiền, đẹp và sang trọng, thường được các bà, các cô
đội hoặc mang theo trong những dịp lễ Tết, hội hè hay trong những ngày có cơng
việc cần sự nghiêm chỉnh, lịch sự. Tầm năm mươi năm trở lại đây, khi những làn
điệu Dân ca quan họ Bắc Ninh được lan tỏa rộng rãi và nhiều người biết đến, hình
ảnh chiếc nón quai thao đã nhanh chóng trở thành biểu tượng đặc trưng của quan
họ Bắc Ninh và người ta thường hay gọi vui là “nón quan họ”.

7



Hình 5: Chiếc nón quai thao này đã có lịch sử hàng chục năm.

2.5. Áo dài – Biểu tượng văn hóa Việt Nam
Áo giao lĩnh (thế kỷ 17 – thế kỷ 18): Bắt nguồn từ áo giao lĩnh (năm 1744) – là
kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được gọi là áo đối
lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo
được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu
áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân. Áo giao lãnh được xem là nguyên gốc của áo
dài Việt Nam xưa.
Áo dài tứ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20): Theo các nhà nghiên cứu và những
hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của
người phụ nữ, chiếc áo giao lĩnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau,
hai tà sau may liền lại thành vạt áo.
Áo dài ngũ thân (1744): Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của
người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục đàng trong của chúa
Nguyễn Phúc Khoát. Áo cho nam có cổ cao, thẳng và vng, có 5 cúc làm bằng
kim loại, ngọc, gỗ,... Áo có ngũ thân, tà áo khơng bó sát người mà rộng, càng
xuống càng xịe ra, tay áo rộng, hẹp tùy ý. Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo
dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Áo
được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.
Áo dài Lemur (1939 – 1943): Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ
Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng

8


Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may
ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm
nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

Áo dài Lê Phổ (1943 – 1950): Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến
thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Áo dài
được thu gọn kích thước để ơm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu
vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Mẫu áo dài Lê Phổ
cổ cao được xem là mẫu nguyên gốc của thiết kế áo dài Việt hiện nay.
Áo dài Trần Lệ Xuân (1958 – đầu những năm 1960): Vào cùng khoảng thời gian
đó, bộ váy bắt đầu đặt chân đến miền Nam, và nhà thiết kế người Sài Gòn Trần
Kim và Dung đã cải tiến chiếc áo một lần nữa bằng cách thêm vào tay áo bà ba.
Đây là điểm nổi bật với đường may chéo chạy từ dưới cánh tay lên đến cổ áo. Rất
nhiều phụ nữ thích chi tiết này vì nó giúp họ dễ cử động và thoải mái hơn.
Áo dài Raglan (1960): Còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà
may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra. Áo dài Raglan với đặc điểm nổi bật là
ơm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc
thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hơng. Đây
chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.
Áo dài hiện đại Việt Nam (từ 1970 đến nay): qua các thời kỳ có sự biến đổi với
nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển
thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của
người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà khơng
trang phục nào mang lại được.

9


Hình 6: Áo dài Việt Nam hơi thở của nền văn hóa Việt.

3. CÁC YẾU TỐ LÀ CƠ SỞ ĐỂ ĐÁNH GIÁ MỘT BỘ TRANG PHỤC ĐẸP NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TRANG SỨC NAM NỮ
3.1. Các yếu tố là cơ sở để đánh giá một bộ trang phục đẹp
3.1.1. Trang phục phù hợp với vóc dáng
Đây là tiêu chí quan trọng nhất cần cân nhắc trước khi quyết định mua một loại

trang phục nào đó, cho dù có thích trang phục ấy như thế nào đi nữa.
Khi mặc trang phục phù hợp với vóc dáng sẽ giúp tôn lên các ưu điểm trên cơ thể.
Và ngược lại, khi mặc trang phục không phù hợp sẽ làm lộ ra các khuyết điểm.
Giả sử như nếu sở hữu đơi chân khơng mấy thon thả, vịng eo đầy đặn hay bất cứ
khuyết điểm nào trên cơ thể, hẳn là không ai muốn người đối diện lại dồn sự chú ý
vào nó. Chính vì thế, lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng cơ thể là một
trong những tiêu chí hàng đầu giúp đánh giá một bộ trang phục đẹp.

10


Hình 7: Lựa chọn trang phục phù hợp với vóc dáng.

3.1.2. Trang phục phù hợp với màu da
Lựa chọn trang phục phù hợp với màu da cũng là một trong những cơ sở tất yếu để
đánh giá một bộ trang phục đẹp. Sẽ không phải băn khoăn, đắn đo quá nhiều với ai
may mắn sỡ hữu làn da trắng sáng, bởi bất cứ màu sắc nào cũng có thể phù hợp
với làn da này.
Tuy nhiên với nước da ngăm, sẫm màu, dù có thích những gam màu rực rỡ thì
cũng đừng tiếc nuối khi khơng mặc chúng. Thay vào đó, những gam màu trung
tính như be, kem, tím nhạt, xanh bạc hà… vẫn mang đến vẻ trẻ trung, thời thượng
mà khơng làm nổi bật nhược điểm của làn da ngăm.

Hình 8: Lựa chọn trang phục phù hợp với màu da.

11


3.1.3. Trang phục phù hợp với hồn cảnh
“Đẹp” ln phải đi đơi với “phù hợp”. Sẽ thật kì lạ và gây ấn tượng không tốt nếu

như đi đến một buổi hội nghị trọng yếu trong một bộ trang phục hở hang, hay đi
dạo phố cùng những người bạn trong bộ comple trắng toát.
Ăn mặc đẹp là đẹp cả trong mắt mình và mọi người, thích hợp với từng nơi mình
đến. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp với hoàn cảnh sẽ giúp người mặc trở nên
lịch sự và tự tin hơn.

Hình 9: Trang phục khác nhau cho các địa điểm khác nhau.

3.1.4. Trang phục phù hợp với thời tiết
Trang phục phù hợp với thời tiết cũng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp
đánh giá một trang phục đẹp. Đừng nên biến bản thân mình thành trung tâm của
sự chú ý một cách không hề đáng tự hào khi diện trang phục mát mẻ trong thời tiết
giá lạnh. Hay trở nên kì lạ khi mặc một chiếc áo len dày vào những ngày trời nóng
bức. Những người xung quanh sẽ chỉ thấy kì lạ hoặc ái ngại chứ không ngưỡng
mộ hay bị hấp dẫn.

12


Hình 10: Một bộ đồ đẹp nên phù hợp với hồn cảnh và thời tiết.

3.1.5. Trang phục khơng lạc mốt
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, mọi người có thể tiếp cận với các
phương tiên nghe nhìn mọi lúc mọi nơi. Do đó, việc cập nhập mốt hay xu hướng
thời trang khơng cịn là nỗi lo ngại dù là ở nông thôn hay thành thị.
Trang phục đẹp không nhất thiết phải chạy theo tất cả các trào lưu đang thịnh
hành, tuy nhiên cũng đừng quá xuề xòa trong việc lựa chọn trang phục khiến hình
ảnh của bản thân không được người khác đánh giá cao. Giả sử như khi đến một
bữa tiệc sang trọng nhưng lại mặc một chiếc váy đã lỗi mốt cách đây 5 năm trong
khi mọi người ăn mặc rất đẹp và hợp thời.

Chính vì thế, thỉnh thoảng hãy bổ sung cho tủ quần áo một món đồ mới với kiểu
dáng thời thượng và học cách kết hợp linh hoạt để có được những bộ trang phục
đẹp mắt, được đánh giá cao, từ đó giúp đạt được nhiều hiệu quả hơn trong công
việc và cuộc sống.

13


Hình 10: Trang phục hợp mốt sẽ tạo được vẻ đẹp hiện đại.

3.1.6. Có điểm nhấn nổi bật cho trang phục
Đơi khi, việc áp dụng tiêu chí phối đồ “an toàn” quá thường xuyên sẽ mang đến sự
nhàm chán, thậm chí là nhạt nhẽo. Để vẻ ngồi và bộ trang phục được đánh giá
cao hơn, trở nên hoàn hảo, thu hút được sự chú ý của người khác, ta nên phối các
phụ kiện đi kèm. Chẳng hạn là một chiếc vịng đeo cổ, một đơi bơng tai,một sợi
dây nịt,một cái nón hay một chiếc vịng đeo tay…
Khi chọn phụ kiện bạn cũng nên lưu ý tới sự hòa hợp với bộ áo quần cũng giống
như đôi giày hay túi xách,.. Nhưng nếu như trang phục của bạn đã quá cầu kỳ và
có nhiều họa tiết thì khơng cần phối thêm phụ kiện nữa.

Hình 11: Một vài phụ kiện hợp lý sẽ giúp bộ trang phục nổi bật, ấn tượng hơn.

14


3.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục và trang sức nam, nữ
3.2.1. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang phục
Trang phục là một yếu tố quan trọng phản ánh phong cách và sự chuyên nghiệp,
đừng quên lựa chọn trang phục một cách thông minh, khéo léo và phù hợp với mỗi
nơi mình sinh hoạt.

Hiểu rõ và sử dụng trang phục đúng mục đích: Đừng quên rằng mỗi địa điểm
là mỗi trang phục khác nhau. Giả sử như khi đi làm thì dù văn hóa doanh nghiệp
nơi đó có cho phép nhân viên mặc trang phục tự do thì cũng cần lựa chọn trang
phục hợp lý và đúng với mục đích của nó. Khơng ai muốn nhìn thấy cấp trên, nhân
viên hay đồng nghiệp tới cơng ty với một chiếc áo phơng in hình hoạt họa hay một
chiếc quần lửng ngang bắp chân. Những món đồ như vậy chỉ nên được mặc khi ở
nhà hay ra ngồi chơi. Chính vì thế, hãy hiểu rõ hồn cảnh cũng như sử dụng trang
phục phù hợp với mục đích của mình.
Trang phục cần phải được chuẩn bị chỉn chu và gọn gàng: Đây là một trong
những điều cơ bản nhất và là lưu ý quan trọng nhất dù ở bất cứ đâu. Tại môi
trường công sở, hãy chắc chắn rằng chiếc áo sơ mi đang mặc không bị loang màu,
khơng có vết bẩn và được là lượt cẩn thận. Chắc hẳn rằng không ai muốn mặc một
chiếc áo nhàu nhĩ tới nơi làm việc, thậm chí đó chỉ là một chiếc áo phông đơn giản
dùng để mặc ra ngồi. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn size quần áo phù hợp với cơ thể
thay vì cố gắng ních vào một thứ đồ nào đó quá chật hay “bơi” trong những chiếc
áo quá rộng. Điều này sẽ khiến bản thân khơng cảm thấy thoải mái và thậm chí
nhìn có vẻ lơi thơi. Điều này sẽ đánh giá phần nào tính cách con người của chính
mình. Với nhiều người họ cho rằng, việc chỉn chu trong cách ăn mặc trang phục
luôn mang đến cho con người sự tươi mới, năng động và khởi đầu một ngày làm
việc tốt đẹp. Không chỉ khiến bản thân cảm thấy vui vẻ mà những người không
quen cũng thấy trang trọng, lịch sự dù bộ trang phục đó khơng mới. Sự thẳng
thớm, phẳng phiu của bộ trang phục tạo nên sự tin tưởng cao, dễ dàng hợp tác
trong công việc cũng như cuộc sống.

15


Thể hiện phong cách của riêng bạn thông qua trang phục: Nếu những quy tắc
và những bộ đồ đơn điệu khiến bản thân cảm thấy nhàm chán, thì hãy thêm thắt
một vài chi tiết cho bộ trang phục và thể hiện phong cách qua đó. Ví dụ, sơ mi

cơng sở không nhất thiết phải là những mẫu sơ mi cơ bản, cổ điển. Hãy lựa chọn
những mẫu sơ mi cách điệu với nhiều chất liệu khác nhau. Đối với những món đồ
khác cũng vậy, khơng cần phải gị bó bản thân mình trong những thứ quá đơn
điệu. Tuy nhiên, nếu thấy bản thân là mẫu người truyền thống hay đơn giản là cảm
thấy hoàn toàn thoải mái trong những bộ đồ với thiết kế và chất liệu cơ bản thì hãy
cứ lựa chọn trang phục như vậy, đừng miễn cưỡng ép bản thân phải thay đổi. Điều
quan trọng ở đây là hãy tự tin với bộ trang phục của mình để tự tin trong mọi việc.
Tránh diện trang phục hở hang quá đà: Hiện nay, nhiều bạn gái chạy theo mốt
“hở” và khoe khoang những đường nét cơ thể một cách lộ liễu. Do đó, cần phải
tránh điều này, bởi nó có thể mang lại khơng ít phiền tối qua ánh mắt tị mị, cái
bàn tán xơn xao và cả sự khó chịu từ mọi người xung quanh khi bạn diện trang
phục khơng đúng chỗ. Nếu cảm thấy muốn thốt khỏi phong cách đứng đắn và có
phần già dặn thì nên biến tấu những bộ trang phục sao cho trẻ trung và đa dạng
bằng cách kết hợp giữa váy và áo sơ mi, hay áo kiểu với quần tây ống suôn, ống
đứng cách điệu được thiết kế với những đường nét cắt cúp một cách khéo léo,
hoặc đầm ôm gọn cơ thể mang đến sự trẻ trung. Để “đầu tư” vào khoản này, hãy
chịu khó tìm hiểu trên các tạp chí về thời trang hay các trang mạng… sao cho vừa
kín đáo, lịch sự nhưng vẫn thu hút, khơng q cổ điển mà hiện đại, năng động.
Không nên mặc những trang phục “quá cỡ” hoặc bó sát: Những bộ trang phục
khơng vừa với kích cỡ của cơ thể sẽ khiến bản thân trở nên khó coi. Dù cho có
một cơ thể q gầy cũng khơng nên làm “trịn trịa” bản thân bằng cách diện những
bộ đồ thùng thình, quá cỡ. Tuy các nhà thiết kế khuyên mặc đồ rộng hơn để trông
đầy đặn nhưng không nên quá rộng mà ở mức độ vừa phải để có thể vừa tơn dáng,
vừa cân xứng với cơ thể của mình.

16


Mặt khác, những trang phục bó sát cơ thể cũng gây phản cảm với người đối diện,
bởi những vết hằn của trang phục lót bên trong sẽ hiện rõ làm lộ những khuyết

điểm khơng đáng có. Đặc biệt điều này là điều tối kỵ vì trong cơ quan, vì khơng
chỉ có đồng nghiệp cùng giới mà có cả nam giới, nếu bản thân khơng muốn họ
bình luận thì nên hạn chế.
3.2.2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng trang sức nam, nữ
Phụ kiện tuy nhỏ bé nhưng lại mang sức mạnh tun ngơn rất lớn: Thể hiện một
phần tính cách, địa vị xã hội, quyền lực, gu thẩm mỹ của bản thân. Do đó, nếu
khơng nắm rõ những quy tắc phối hợp cơ bản cùng phụ kiện sẽ không chỉ gây nên
lỗi trang phục mà còn tạo nên những thông điệp sai lệch về bản thân.
Tối giản: Khi bối rối về cách chọn phụ kiện trang sức cho mình, tốt nhất là đi theo
phong cách tối giản. Đừng vội vàng bổ sung thêm quá nhiều loại trang sức, hãy đi
từ những món kích cỡ nhỏ, đơn giản cho đến lớn và phức tạp hơn. Đảm bảo là bản
thân hiểu mình đang đeo gì, muốn thể hiện điều gì qua chúng và kiểm soát được
chúng. Khi đã trở nên thoải mái hơn với những loại phụ kiện như nhẫn, đồng hồ…
có thể thêm vào các món đồ trang sức khác như dây chuyền, khuyên tai, vòng tay,
ghim cài… và dù là những người mới nhập môn hay đã là người sành sỏi thì yếu
tố tối giản ln thường được ưu tiên.

Hình 12: Tối giản ln là sự lựa chọn hàng đầu

17


Phối màu trang sức phù hợp với quần áo: Phụ kiện trang sức được làm từ nhiều
thứ kim loại khác nhau và tông vàng, bạc là phổ biến nhất. Trang phục cũng nên
được phối màu phù hợp với những tông màu này. Tốt nhất chỉ nên dùng một tông
màu trang sức ở một thời điểm nhất định để kết hợp với quần áo dễ dàng và đẹp
mắt nhất. Ln gìn giữ sự đồng nhất giữa những phụ kiện và trang phục với nhau,
có nghĩa là sự phối hợp màu sắc giữa nhóm phụ kiện và trang phục chính nên tơn
bật hoặc ít ra là trung tính để khơng đối chỏi nhau.
Vàng: Mang lại cảm giác ấm áp và tạo điểm nhấn nổi bật cho phong cách. Nó phù

hợp với trang phục màu nâu hoặc các tông màu đất khác, cũng như các màu sắc
đậm như xanh lá cây đậm. Vì vàng có nhiều tơng đậm màu/sáng màu khác nhau
nên cũng hãy cẩn trọng khi phối chúng cùng với một bộ đồ.
Bạc và kim loai màu bạc: Tông màu này không “đụng độ” q mạnh với màu gì
cả, nhưng cũng khơng mang lại sự tương phản bắt mắt như vàng. Kết hợp trang
sức màu bạc với quần áo màu đen, xám đen để có cái nhìn sang trọng và thanh
lịch. Trang sức bạc cũng có thể đi đơi với quần áo sáng màu mà không lấn át
chúng.
Đồng và kim loại màu đồng: Màu trang sức này táo bạo hơn cả vàng và bạc, vì
vậy khi cần đeo chúng cần có sự sự tiết chế nhất định. Kết hợp chúng với quần áo
cùng tơng đồng hoặc tối giản để có vẻ ngồi trông ổn nhất, chẳng hạn áo sơ mi
trơn màu trắng với một chiếc nhẫn màu đồng.
Đá quý: Nam giới nên hạn chế sử dụng đá quý cho mảng sân chơi phụ kiện trang
sức, bởi dù thời trang của ngày hôm nay có phóng khống thế nào thì đá q vẫn
là sân chơi của nữ giới. Nếu yêu thích đá quý vì quan niệm phong thuỷ thì hãy chỉ
nên sử dụng một màu đá duy nhất trên một chiếc nhẫn hay một chiếc khuyên tai
đơn màu.

18


Hình 13: Với phái nam nên tối giản về phụ kiện bằng đá quý

Trang sức bằng da: Trang sức da mang đến tính thần bụi bặm đậm nét Bohemian,
dành cho những trang phục thường ngày hay trang phục làm việc với những item
như denim jacket, quần jeans, áo cardigan, áo flannel, linen, giày boots… Bởi đi
theo hướng Boho có thể phối hợp với đa dạng quần áo hoặc nhiều phụ kiện thay vì
giữ định hướng tối giản.

Hình 14: Phối phụ kiện da theo phong cách Boho


Hiểu được biểu tượng của trang sức: Trang sức tùy vào những góc nhìn khác
nhau, sẽ mang những ý nghĩa khác nhau.
Thứ nhất, tránh các kiểu phơ trương. Bất cứ thứ gì q bắt mắt, quá nổi bật sẽ thu
hút sự chú ý của nhiều người, từ đó khó có thể đeo lặp lại thường xuyên món trang
sức ấy. Đơn giản, nhỏ, tinh tế và kiểu dáng đẹp, đó là tất cả những gì tốt nhất.
Tiếp theo, hãy đeo trang sức có ý nghĩa. Nhẫn cưới, một chiếc cài áo trong quân
đội, hay dây chuyền của đội bóng thời đại học đều sẽ giúp mở ra những cuộc nói
chuyện hay ho với những người có trải nghiệm tương tự. Hãy tùy vào tình huống
để chọn trang sức, nó sẽ tiếp thêm sự thân thiện cho bầu khơng khí xung quanh.

19


Cuối cùng, nên giữ những món tốt nhất cho dịp đặc biệt. Sử dụng phụ kiện đơn
giản cho ngày thường và tăng phần sang trọng, chỉn chu và “đắt giá” hơn cho sự
kiện quan trọng. Điều này làm cho bản thân trông khác biệt hơn so với thường
ngày.
Trang sức phải phù hợp với địa điểm: Trang sức là loại phụ kiện cực kì hữu
hiệu để thể hiện phong cách của mình. Tuy nhiên, cần phải chú ý đến bối cảnh và
quy tắc ăn mặc phù hợp với địa điểm để chọn trang sức thích hợp. Điều đó thể
hiện phép lịch sự và sự tôn trọng của bản thân đối với người khác. Sự phù hợp và
tính chun nghiệp ln phải được đặt lên hàng đầu.

Hình 15: Trang sức phù hợp với nơi công sở, các buổi tiệc sang trọng.

KẾT LUẬN
Qua q trình tìm hiểu, nhóm UIS đã đưa đến cho các bạn những quy tắc, lưu ý cơ bản
nhất để có thể lựa chọn một bộ trang phục đẹp và phù hợp cho bản thân. Dù sao đi
nữa, cuộc sống hiện đại ngày nay đã nới lỏng hơn các quy tắc về ăn mặc. Chính vì vậy,

hãy biết kết hợp giữa những điều cơ bản cùng sự sáng tạo của bản thân để có thể tạo
nên những bộ trang phục đẹp nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

20


[1] Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, [Thời trang] Trang phục Việt Nam - tinh hoa hơn 4000
năm lịch sử, 2012;
[2] Theo Ngơi Sao, 6 tiêu chí lựa chọn trang phục cần nhớ, Giáo dục Việt Nam, 2013;
[3] Tạp chí Phái mạnh ELLE Man, Phụ kiện trang sức nam và 4 quy tắc styling quan
trọng, 2021;

21



×