Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất một số giống ngô biến đổi gen vụ Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 84 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là
trung thực, chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Nội dung đề tài này
là những kết quả nghiên cứu, những ý tưởng khoa học được tổng hợp từ cơng
trình nghiên cứu do tôi tham gia thực hiện.
Tôi xin cam đoan, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên

Bùi Thị Loan


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân, tơi
đã nhận được sự giúp đỡ chỉ đạo tận tình của các cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ giáo TS Nguyễn
Thị Lan – Khoa Nông lâm ngư nghiệp, trường đại học Hồng Đức đã hướng dẫn
tận tình, chỉ bảo cặn kẽ cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và nhân dân xã Hoằng Khánh,
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong q trình tơi thực hiện đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Nông lâm ngư nghiệp – trường đại học Hồng Đức đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi hồn thành luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến cơ quan, gia đình, bạn bè
đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hóa, ngày tháng năm 2017


Học viên

Bùi Thị Loan


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................ ii
MỤC LỤC..................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................9
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................9
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài............................................................. 10
1.2.1. Mục đích.............................................................................................10
1.2.2. Yêu cầu ...............................................................................................11
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................11
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................11
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..............................................................................11
1.4.Giới hạn của đề tài ................................................................................11
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
ĐỀ TÀI ..........................................................................................................12
1.1. Tổng quan về cây trồng biến đổi gen, cây ngô biến đổi gen.............. 12
1.2. Triển vọng của cây ngô biến đổi gen trên thế giới và tại Việt Nam ...14
1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng ngô trên thế giới và Việt Nam ..........18
1.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng ngơ trên thế giới............................. 18
1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng ngơ tại Việt Nam ............................21
1.4. Tình hình nghiên cứu về giống ngô biến đổi gen trên thế giới và Việt

Nam ................................................................................................................23
1.5. Tình hình sử dụng giống ngơ biến đổi gen tại Thanh Hóa ................27
1.6. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu .......................................29


iv
Chương 2 . VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...............................................................................................................30
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................30
2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................32
2.3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................32
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập thơng tin .......................................33
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................33
2.4. Quy trình kỹ thuật .................................................................................33
2.4.1. Thời vụ .................................................................................................33
2.4.2. Yêu cầu về đất trồng ...........................................................................33
2.4.3. Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ ..................................................33
2.4.4. Phân bón ..............................................................................................34
2.4.5. Chăm sóc .............................................................................................34
2.4.6. Tưới tiêu ..............................................................................................34
2.4.7. Phòng trừ sâu bệnh ............................................................................34
2.4.8. Thu hoạch ............................................................................................35
2.5.Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi ..........................................35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................ 46
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên khinh tế xã hội của vùng triển khai đề tài
trong mối quan hệ với sản xuất ngơ của huyện Hoằng Hóa .....................46
3.1.1. Huyện Hoằng Hóa ..............................................................................46
3.1.2. Xã Hoằng Khánh- huyện Hoằng Hóa ...............................................54
3.2. Kết quả tuyển chọn giống ngơ biến đổi gen tại huyện Hoằng Hóa,

tỉnh Thanh Hóa vụ xuân năm 2017 ............................................................57
3.2.1. Sinh trưởng và phát triển của các giống ngơ trong thí nghiệm vụ
Xn năm 2017 tại Hoằng Hóa ...................................................................57
3.2.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô trong vụ
Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa........................... 59


v
3.2.3. Động thái ra lá của các giống ngô trong vụ Xuân năm 2017tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............................................................61
3.2.4. Một số đặc điểm nông học của các giống ngô trong vụ Xuân năm
2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa............................................. 63
3.2.5. Mức độ nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính của các giống ngơ
BĐG trong vụ Xn năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 64
3.2.6. Ảnh hưởng của thuốc trừ cỏ gốc glyphosate đến tình hình cỏ dại
của ruộng ngô trong vụ Xuân năm 2017 tại Hoằng Hóa, Thanh Hóa .....66
3.2.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô vụ
Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ...........................67
3.2.8. Hiệu quả kinh tế sản xuất các giống ngô vụ Xuân năm 2017 tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ............................................................70
KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ ...............................................................................73
1.Kết luận ......................................................................................................73
2.Đề nghị ........................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................74
PHỤ LỤC 1. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI ....................P1
PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................P4


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Cụm từ viết tắng

BĐG
BNN & PTNT
BRN
CCCC
CCĐB
CNSH
CV%
ĐC

ĐVT
FAO
NSLT
NSTT
QCVN
TGST
TNHH
V
VC

Giải nghĩa
Bán đá
Biến đổi gen
Bộ nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Bán răng ngựa
Chiều cao cuối cùng
Chiều cao đóng bắp
Cơng nghệ sinh học
Hệ số biến động
Đối chứng
Đơn vị tính
Tổ chức Nông lương thế giới
Năng suất lý thuyết
Năng suất thực tế
Quy chuẩn Việt Nam
Thời gian sinh trưởng
Trách nhiệm hữu hạn
Vàng
Vàng cam



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................35
Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ của huyện Hoằng Hóa từ năm 20122015 ................................................................................................................51
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của một số xã trồng nhiều ngơ
của huyện Hoằng Hóa (2014 – 2016) .............................................................52
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng ngơ của xã Hoằng Khánh............ 55
Bảng 3.4. Kết quả điều tra cơ cấu giống ngơ và vị trí của cây ngơ của xã Hoằng
Khánh ..............................................................................................................56
Bảng 3.5. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô BĐG vụ
Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa................................ 58
Bảng 3.6. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô BĐG trong
vụ Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ...........................60
Bảng 3.7. Động thái ra lá của các giống ngô BĐG trong vụ Xuân năm 2017
tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa .......................................................... 62
Bảng 3.8. Một số đặc điểm nơng học của các giống ngô trong vụ Xuân năm
2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ..................................................63
Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô vụ Xuân năm 2017 tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................................................65
Bảng 3.10. Mức độ xuất hiện cỏ dại trên ruộng ngô vụ Xuân năm 2017 tại
Hoằng Hóa, Thanh Hóa ..................................................................................66
Bảng 3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngơ vụ
Xn năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ................................68
Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế sản xuất các giống ngô BĐG vụ Xuân năm 2017
tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa ...........................................................70


viii
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống ngô vụ Xuân
2017 tại Hoằng Hóa.........................................................................................60
Hình 3.2. Động thái tăng trưởng số lá của các giống ngơ vụ Xn 2017 tại
Hoằng Hóa.......................................................................................................62
Hình 3.3. Năng suất của các giống ngơ vụ Xn 2017 tại Hoằng Hóa...........69
Hình 3.4. Hiệu quả kinh tế của các giống ngô BĐG vụ Xuân năm 2017 tại
huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.................................................................71


9
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 1996 cây trồng biến đổi gen bắt đầu được gieo trồng trên quy mơ
lớn, đến nay diện tích đã tăng gấp 100 lần với quy mơ khoảng 185 triệu ha và
đã có 35 phê chuẩn được cấp cho 8 loại cây chuyển đổi gen như (bơng, cải
dầu, cà chua, bí, ngơ bắp, đậu nành,..) và một loại hoa cẩm chướng. Hiện nay,
gần 80% diện tích trồng ngơ trên thế giới được trồng với giống ngô cải tiến và
cây ngô biến đổi gen (Bt) có khả năng phát triển rất mạnh trong khu vực phát
triển ngơ lai, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một sản lượng ngơ đáng
kể làm lương thực, nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc. Đặc biệt ở giai
đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử dụng ngô biến đổi gen
sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngơ tồn cầu.
Cây ngô là được nhập nội vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm.
Nhờ những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm
canh, đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ
khác nhau trong năm nên cây ngô đã khẳng định vị trí trong sản xuất nơng
nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau lúa, góp phần
đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân Việt Nam.
Tại Thanh Hóa, ngô là 1 trong 4 cây trồng chủ lực trong sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh. Hàng năm, diện tích trồng ngơ của tồn tỉnh đạt khoảng

49.000 - 54.000 ha, với năng suất trung bình đạt khoảng 42 tạ/ha/vụ, sản
lượng đạt hơn 200.000 tấn/năm. Với những con số trên, hiện Thanh Hóa đang
là tỉnh có diện tích trồng ngơ và năng suất đứng thứ 2 trong toàn vùng Bắc
Trung Bộ. Thanh Hóa đã có định hướng tăng diện tích gieo trồng ngô vụ
Đông và chuyển linh hoạt đất lúa sang trồng ngô, phấn đấu đến năm 2020 đạt
62.000 ha và sẽ tăng lên 72.000 ha vào năm 2025; năng suất tăng từ 42 tạ/ha
như hiện nay lên 51 tạ/ha năm 2020 và tăng lên 55 tạ/ha năm 2025[1]. Để đạt
được mục tiêu trên, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và
PTNT đã đồng ý cho 2 Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và Công ty THHH


10
Dekalb Việt Nam tiến hành sản xuất khảo nghiệm các giống ngô biến đổi gen.
Vụ Thu Đông năm 2015, Sở NN&PTNT Thanh Hóa tiếp tục mở rộng diện
tích khảo nghiệm các giống ngô biến đổi gen tại nhiều huyện như Thọ Xuân,
Ngọc Lặc, Thạch Thành, Yên Định, Cẩm Thủy… để có cơ sở chắc chắn trước
khi mở rộng những giống ngô Bt sản xuất đại trà, tránh những rủi ro cho nông
dân. Vụ Xuân năm 2017, nhiều giống ngô BĐG tiếp tục được Sở Nơng
nghiệp & PTNT Thanh Hóa cho phép khảo nghiệm trên diện rộng tại các
huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Triệu Sơn…với diện tích hàng chục ha.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014, huyện Ngọc Lặc có diện
tích ngơ cao nhất 6.316 ha; huyện Thạch Thành có diện tích ngơ 3.449 ha;
huyện Cẩm Thủy 5.344 ha; huyện Thọ Xuân 4.625 ha; huyện Hoằng Hóa
3.196 ha trồng ngơ. Đây là những huyện có diện tích ngơ lớn, đại diện cho các
vùng trồng ngô tập trung của tỉnh Thanh Hóa. Theo Kế hoạch sản xuất ngành
Trồng trọt tỉnh Thanh Hóa năm 2015, 2016 và 2017, một trong những nhiệm
vụ quan trọng của ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa là: Tập trung đầu tư ưu
tiên phát triển 07 sản phẩm trồng trọt có lợi thế, trong đó: “ Phát triển vùng
sản xuất ngô thâm canh năng suất, chất lượng cao 9.000ha, năng suất 65 tạ/ha;
tập trung chủ yếu tại 7 huyện: Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, Thạch Thành,

Hoằng Hóa, Thọ Xn, n Định”. Vì vậy, nghiên cứu xác định các giống
ngô biến đổi gen và kỹ thuật canh tác cho các huyện này làm cơ sở khoa học
và thực tiễn để mở rộng cây ngô biến đổi gen tại tỉnh Thanh Hóa là rất cần
thiết[17]. Xuất phát từ yêu cầu cấp bách trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất một số giống ngô
biến đổi gen vụ Xuân năm 2017 tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”.
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích.
Chọn được giống ngô biến đổi gen năng suất cao, chống chịu tốt với sâu
bệnh, thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, năng suất tăng so với giống
ngô nền từ 10% trở lên, góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả của
nghề trồng ngô tại vùng chuyên canh ngô của huyện Hoằng Hóa..


11
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng chống chịu
sâu bệnh, thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, năng suất, hiệu quả của
một số giống ngơ biến đổi gen. Từ đó tuyển chọn được 1- 2 giống ngô biến
đổi gen tốt, năng suất tăng ≥ 10% so với giống ngô nền, hiệu quả kinh tế
cao, thích hợp cho vùng trồng ngơ tập trung của huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được giống ngơ biến đổi gen có khả năng chống chịu sâu
bệnh và thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, năng suất cao, hiệu quả kinh
tế cao, giúp nông dân yên tâm sản xuất góp phần mở rộng đại trà diện tích
trồng ngơ biến đổi gen để nâng cao sản lượng ngơ, từng bước chủ động hồn
tồn lượng ngơ cần thiết cho chăn nuôi, hạn chế lượng ngô phải nhập khẩu.
- Kết quả của đề tài là cơ sở để cán bộ khuyến nông khuyến cáo cho

nông dân vùng trồng ngơ tập trung của huyện Hoằng Hóa để lựa chọn giống
ngơ biến đổi gen thích hợp, là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành
Khoa học cây trồng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Giới thiệu một số giống ngô biến đổi gen có khả năng chống chịu sâu
bệnh, thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, năng suất cao giúp cho nông
dân vùng trồng ngơ tập trung của huyện Hoằng Hóa nói riêng và của tỉnh
Thanh Hóa nói chung yên tâm phát triển giống ngô biến đổi gen vào sản xuất.
1.4.Giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển, khả năng
chống chịu sâu bệnh hại, thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate, năng suất và
hiệu quả kinh tế của một số giống ngô biến đổi gen tại huyện Hoằng Hóa, tỉnh
Thanh Hóa trong vụ Xuân năm 2017.


12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về cây trồng biến đổi gen, cây ngô biến đổi gen.
Sinh vật biến đổi gen (BĐG) (Theo định nghĩa của Nghị định Cartagena)
là sinh vật mà vật liệu di truyền của nó được biến đổi theo ý muốn chủ quan
của con người, nó mang một tổ hợp nguyên liệu di truyền mới tạo ra nhờ sử
dụng các kỹ thuật phân tử để đưa gen mới vào bộ gen của sinh vật, tạo ra một
dạng chưa hề tồn tại trong tự nhiên. Thuật ngữ quốc tế gọi là GMO
(Genetically Modified Organism).
Sinh vật GMO trong cây trồng gọi là cây trồng biến đổi gen GMC
(Genetically Modified Crop). Thực phẩm được tạo ra từ các sinh vật biến đổi
gen hay có chứa thành tố của chúng được gọi là thực phẩm biến đổi gen[33].
Cây trồng chuyển đổi gen được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1982, bằng
việc sử dụng loại cây thuốc lá chống kháng sinh. Những khu vực trồng thử

nghiệm cây thuốc lá có khả năng chống thuốc diệt cỏ đầu tiên là ở Pháp và
Hoa Kỳ vào năm 1986. Theo TS. Clive James, Giám đốc Tổ chức Quốc tế về
tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nơng nghiệp (ISAAA): Diện
tích cây trồng biến đổi đạt 1,7 triệu ha vào năm 1996. Theo tính tốn, giai
đoạn 1996-2010 diện tích cây trồng biến đổi gen đã tăng 87 lần, điều này cho
thấy công nghệ về cây trồng này là loại công nghệ được chấp nhận nhanh nhất
trong lịch sử nông nghiệp hiện đại. Diện tích cây trồng biến đổi gen đạt
148.000.000 ha trong năm 2010, diện tích cây trồng biến đổi gen đã tăng 14
triệu ha. Số lượng các nước trồng cây biến đổi gen đã tăng đến mức kỷ lục là
29 nước, tăng 5 nước so với 2009. Tại 10 nước đứng đầu, diện tích cây trồng
biến đổi gen của mỗi nước lớn hơn 1 triệu ha. Ba quốc gia mới, Pakistan,
Myanmar và Thụy Điển, lần đầu tiên đã cơng bố chính thức trồng cây biến
đổi gen trong năm 2010, Đức cũng tiếp tục trồng lại. Trong số 29 nước trồng
cây biến đổi gen trong năm 2010, có 19 nước là nước đang phát triển và chỉ


13
có 10 nước là nước cơng nghiệp, ngồi ra 30 nước nhập khẩu các sản phẩm
cây trồng biến đổi gen với tổng số 59 quốc gia phê duyệt sử dụng các loại cây
trồng biến đổi gen, hoặc là để trồng, hoặc nhập khẩu; 75% dân số thế giới
sống ở 59 quốc gia này. Năm nước đang phát triển, dẫn đầu là Trung Quốc và
Ấn Độ ở châu Á, Brazil và Argentina ở Mỹ La Tinh và Nam Phi trên lục địa
châu Phi là các nước dẫn đầu về diện tích cây trồng biến đổi gen. Brazil, động
cơ của sự tăng trưởng ở châu Mỹ La Tinh, đã tăng diện tích cây trồng biến đổi
gen nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên toàn thế giới - một mức tăng kỷ
lục là 4 triệu ha. Tại Úc, cây trồng biến đổi gen đã được phục hồi sau một đợt
hạn hán nhiều năm với sự gia tăng lớn nhất tương ứng năm trên năm là 184%
và đạt 653.000 ha. Burkina Faso là nước có diện tích cây trồng biến đổi gen
tăng lớn thứ hai với tỷ lệ 126%, 80.000 nông dân trồng trên diện tích 260.000
ha, tương đương với một tỷ lệ chấp thuận 65%. Tại Myanmar, 375.000 hộ

nông dân nhỏ đã trồng thành công 270.000 ha bông Bt, tương đương với 75%
chấp thuận cây trồng biến đổi gen trên tổng số hộ trồng bông trên cả nước.
Tại Ấn Độ, sự tăng trưởng tiếp tục cho năm thứ chín, 6,3 triệu nông dân trồng
cây biến đổi gen với 9.400.000 ha bông Bt, tương đương với tỷ lệ chấp thuận
là 86%. Mê-hi-cô đã triển khai thành công một loạt khảo nghiệm đồng ruộng
đối với ngô biến đổi gen. Tám nước cồng đồng Châu Âu đã trồng hoặc ngô
Bt, hoặc khoai tây tinh bột "Amflora", vừa được EU phê duyệt – sự phê duyệt
đầu tiên cho phép trồng trong vòng 13 năm ở Châu Âu[34].
Từ năm 1996 đến năm 2009, cây trồng biến đổi gen đã góp phần vào
tính bền vững và giảm biến đổi khí hậu bằng cách: sản lượng cây trồng ngày
càng tăng và trị giá 65 tỷ đô la Mỹ, tạo một môi trường tốt hơn, bằng cách tiết
kiệm 393 triệu đơ la thuốc trừ sâu; chỉ tính trong năm 2009 giảm phát thải 18
tỷ kg khí CO2, tương đương với việc giảm gần 8 triệu chiếc xe hơi trên
đường, bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách tiết kiệm 75 triệu ha đất; và giúp
giảm nghèo bằng cách giúp 14,4 triệu hộ nơng dân nhỏ, trong số đó có những
hộ là những người nghèo nhất trên thế giới. Giá trị toàn cầu của riêng hạt


14
giống cây biến đổi gen đạt 11,2 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010, và gần 150 tỷ
đôla Mỹ /năm cho ngơ, đậu tương và bơng nói chung, đặc biệt các cây trồng
biến đổi gen ưu tú như: ngô chịu hạn; gạo vàng và lúa Bt, giúp cho 1tỷ người
nghèo ở các hộ trồng lúa ở châu Á có khả năng hưởng lợi. Cây trồng biến đổi
gen có thể đóng góp to lớn cho các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về cắt
giảm một nửa đói nghèo bằng cách tối ưu hóa năng suất cây trồng. Theo báo
cáo của Viện PG Economics, cây trồng biến đổi gen đã mang lại mức tăng
trưởng về năng suất và lợi nhuận cho nông dân. Năm 2012, ở các nước đang
phát triển, trung bình mỗi 1USD người nơng dân đầu tư vào hạt giống biến
đổi gen, thì lợi nhuận thu được tăng gấp 4 lần tương đương 4,37 USD[32].
Tại nước Anh, lần đầu tiên, một giống cây có chứa dưỡng chất trong

dầu cá đã được lai tạo thành công bằng phương pháp biến đổi gen. Các nhà
khoa học đã chọn cây Camelina, một giống cây phổ biến ở châu Âu và Bắc
Mỹ, có nguồn dầu thực vật phong phú để lai tạo. Qua bổ sung, lai ghép với 7
loại gen từ tảo biển, Camelina có khả năng sản sinh ra 2 axít béo omega-3 hữu
ích thường có trong dầu cá là EPA và DHA. Giáo sư Jonathan Napier, chủ trì
dự án kéo dài 15 năm qua, cho biết nhóm của ơng đã thành công trong việc
tạo ra cây Camelina biến đổi gen trong nhà kính và giờ đây đang đưa cây này
ra trồng trong thực địa.
Như vậy, lai tạo, chọn lọc, gieo trồng và sử dụng cây trồng biến đổi gen
đang trở thành mục tiêu của rất nhiều quốc gia trên thế giới.
1.2. Triển vọng của cây ngô biến đổi gen trên thế giới và tại Việt Nam
Với mục đích chống sâu bệnh, tăng năng suất, các nhà nghiên cứu chọn
tạo giống đã thực hiện q trình chuyển đổi di truyền. Ví dụ như loại ngô
Novartis, mang thêm gen lấy từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis, có khả năng
sản sinh một loại độc tố. Độc tố này là một chất sát trùng sinh hóa học, có tính
chất tiêu diệt bướm ống (pyrale) là một loại sâu cánh phấn (Lepidoptere) phá
hại ngơ. Lợi ích loại giống ngơ này là tự nó chống lại sâu bọ, không cần dùng


15
thuốc hóa học. Do bản thân giống ngơ này có thêm gen có khả năng chống lại
sâu nên được gọi là giống ngô biến đổi gen.
Kể từ năm 1996 khi cây trồng biến đổi gen bắt đầu được gieo trồng trên
quy mơ lớn, cho đến nay diện tích loại cây trồng này đã tăng gấp 100 lần với
quy mô khoảng 185 triệu ha. Hiện nay công nghệ sinh học hiện đại được áp
dụng vào công tác chọn giống ngô nên các giống ngô mới ngày càng được
trồng rộng rãi và phổ biến. Trong đó cây ngơ biến đổi gen (Bt) có khả năng
phát triển rất mạnh trong khu vực phát triển ngô lai. Ngô Bt được đưa vào
canh tác đại trà từ năm 1996, mang lại lợi ích ổn định, đã đóng góp một sản
lượng ngơ đáng kể làm lương thực, nhiên liệu sinh học và thức ăn gia súc ở

Mỹ. Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay khi diện tích canh tác bị thu hẹp, việc sử
dụng ngơ biến đổi gen sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu ngơ tồn cầu. Graham
Brookes (2011) [23], cho rằng nếu khơng sử dụng giống ngơ biến đổi gen thì
diện tích trồng ngơ thế giới phải tăng thêm 5,63 triệu ha mới đáp ứng được
nhu cầu của xã hội, đây là bài toán vơ cùng khó khăn đối với các nhà khoa
học cũng như các nhà quản lý.
Trong những năm gần đây, ngô biến đổi gen có mức tăng đáng kể ở các
thị trường truyền thống như: Mỹ, Canada, Achentina, Nam Phi, Tây Ban
Nha, Philippin và Honduras. Ngồi ra cịn thị trường quan trọng khác gồm:
Braxin, Mêxico, Ai Cập, Kenia, Nigeria, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Nhờ
sử dụng các cây trồng biến đổi gen thế giới đã cắt giảm khoảng 0,39 triệu tấn
thuốc trừ sâu và giảm khoảng 17,1% các chất độc hại ra môi trường liên quan
đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (Graham Brookes, 2011) [23].
Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất mà năng suất ngô ở
Mỹ tăng đột biến trong khi phần lớn các nước phát triển năng suất ngô tăng
không đáng kể. Minh-Tang Chang and Peter (2005)[27] cho biết, ở Mỹ chỉ
còn sử dụng 48% giống ngô được chọn tạo theo công nghệ truyền thống, 52%
bằng cơng nghệ sinh học. Năm 2007, diện tích trồng ngô chuyển gen trên thế


16
giới đã đạt 35,2 triệu ha, riêng ở Mỹ đã lên đến 27,4 triệu ha, chiếm 73% tổng
diện tích ngơ (Phan Xuân Hào, 2008) [6].
Các nhà khoa học của Đại học Illinois là Jason Haegele và Frederick
Below đã thực hiện một nghiên cứu để trắc nghiệm giả thuyết của họ về giống
ngô lai biến đổi gen CRM Bt (Corn rootworm resistant Bt hybrids) biểu hiện
sự kiện hấp thu N có cải tiến với hiệu quả sử dụng cao. Vào năm 2008-2009,
họ đã trắc nghiệm hai giống ngô lai CRW Bt và các giống gốc HT khơng có
gen Bt theo các nghiệm thức phân N 0, 67, 134, 201 và 268 kg N/ ha. Ở mức
độ phân N thấp, các giống ngơ lai Bt có xu hướng gia tăng năng suất, phản

ứng với N mạnh hơn 31%. Ở nghiệm thức bón phân N cao, năng suất của cả
hai giống Bt và HT tương đương nhau, nhưng giống ngơ lai Bt có xu hướng
cho năng suất cao hơn theo mức độ giảm bón phân N 38%. Họ đã kết luận
rằng sự bảo vệ kháng lại sâu đục rễ của ngô thông qua cơng nghệ sinh học
như vậy có lợi ích thật sự về mặt nơng học cải thiện được tính trạng hấp thụ
đạm và hiệu quả sử dụng phân N ở các môi trường canh tác khác nhau[29].
Từ năm 1996 đến 2012, cây trồng biến đổi gen đã đem lại hơn 100 tỷ
đơ la Mỹ lợi ích kinh tế lũy kế cho tồn cầu và góp phần giảm 503 triệu kg
thuốc trừ sâu nhờ công nghệ kháng sâu chuyển vào cây trồng biến đổi
gen[32]. Theo thống kê từ ISAA (Tổ chức dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng
dụng công nghệ sinh học trong nơng nghiệp), chỉ tính riêng năm 2008, các lợi
ích về mặt kinh tế từ cây trồng ứng dụng cơng nghệ sinh học trên khắp tồn
cầu đem lại cho nơng dân khoảng 9,2 tỷ USD. Những lợi ích này có được nhờ
sản lượng tăng và chi phí sản xuất giảm. Đặc biệt, hơn một nửa số doanh thu
này đến từ các quốc gia đang phát triển[30].
Bắt đầu từ năm 1999, Chính phủ Phillipines đã phê duyệt khảo nghiệm
hạn chế ngô biến đổi gen trên 600m2 và đã khẳng định được tính kháng của
loại ngơ này đối với sâu đục thân ngơ châu Á. Đến năm 2001, Chính phủ
Phillipines đã phê duyệt khảo nghiệm trên diện rộng về hiệu quả sinh học của


17
ngơ biến đổi gen tại những vùng trồng ngơ chính ở đất nước này. Sang những
năm 2002-2003, một số công ty giống, cây trồng ở Philipines đã bắt tay vào
khảo nghiệm trên diện rộng giống ngô chuyển gen cho mục đích thương mại.
Nơng dân Philippines đã có thể nâng cao năng suất ngô của họ từ khoảng chỉ
4-5 tấn lên khoảng 10 tấn/ha với ngô lai và GM. Các giống ngơ GM có sẵn
hiện nay là ngơ kháng sâu Bacillus thuringiensis (Bt), ngơ kháng thuốc diệt
cỏ, giống có sức đề kháng cả thuốc diệt cỏ và sâu đục, và thậm chí nhiều loại
cơn trùng khác. Về mức độ tác động của ngô biến đổi gen đến sản xuất nông

nghiệp ở Phillipines, kết quả thu được là: những trang trại trồng ngô biến đổi
gen cho năng suất tăng 37%, dẫn đến tăng lợi nhuận khoảng 10.132 peso (4,5
triệu đồng)/ha; giảm khoảng 60% chi phí thuốc trừ sâu; tăng thu nhập khoảng
1.34 peso/kg[26].
Philipines cũng đã đưa sản phẩm của giống cây biến đổi gen vào sử
dụng từ 2005 và cho đến nay vẫn chưa có hiện tượng gì đặc biệt tới sức khỏe
con người, đa dạng sinh học hay là môi trường. Hiện có 34 nước chính thức
cho sử dụng thực phẩm biến đổi gen, trong đó EU gồm 28 quốc gia được tính
là một nước. Thực phẩm biến đổi gen chính thức sử dụng tại Mỹ từ năm 1996,
đến nay được gần 20 năm mà khơng thấy có ảnh hưởng gì cho người tiêu
dùng cũng như đa dạng sinh học. Sử dụng cây trồng biến đổi gen đang được
coi là một trong các giải pháp quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường và phát triển nguồn nhiên liệu
sinh học.
Thực tế cho thấy, tính đến năm 2014, cây trồng GMO đã được canh tác,
nhập khẩu và/hoặc nghiên cứu trong các thử nghiệm thực địa tại 70 quốc gia
trên thế giới. Theo TS Clive James- Chủ tịch sáng lập Tổ chức quốc tế về tiếp
thu các ứng dụng CNSH trong nông nghiệp (ISAAA), tính đến nay, đã có
3.083 giấy chứng nhận đã được ban hành cho 357 sự kiện GMO thuộc 27 loại
cây trồng khác nhau, trong đó 1.458 giấy chứng nhận cho sử dụng làm thực


18
phẩm (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến), 958 giấy chứng nhận cho sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi (sử dụng trực tiếp hoặc chế biến) và 667 giấy chứng
nhận phóng thích ra mơi trường. Nhật Bản là quốc gia phê duyệt nhiều nhất
(201 giấy chứng nhận), tiếp theo là Mỹ (171 giấy chứng nhận, không kể các
sự kiện tổ hợp), Canada (155 giấy chứng nhận)[19] …
Theo Trung tâm Quốc tế về đánh giá rủi ro đối với môi trường (CERA),
tính đến 2014, đã có 60 sự kiện ngơ GMO được cấp phép trồng trọt ngồi mơi

trường tự nhiên. Các đặc tính chủ yếu được biến đổi ở ngơ là kháng sâu,
chống chịu thuốc trừ cỏ và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng. Giá trị tăng thêm
khi canh tác ngô kháng sâu là 4.8%[20].
1.3. Tình hình sản xuất và sử dụng ngơ trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất và sử dụng ngô trên thế giới:
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong những cây ngũ cốc cổ nhất, cho
năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn của lồi người. Do có tính đa dạng sinh
học và khả năng thích nghi cao nên ngơ là cây trồng có địa bàn phân bố vào
loại rộng nhất thế giới: trải dài trên 90 vĩ tuyến (từ 40 vĩ độ Nam tới gần 55 vĩ
độ Bắc), từ độ cao 1- 2m cho tới gần 4000m so với mặt nước biển (Trần
Hồng Uy và cs, 1999)[15].
Ngô là cây lương thực có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nông
nghiệp của nhiều nước trên thế giới. Tất cả các nước trồng ngô đều sử dụng
ngô làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Trên thế giới, sản lượng ngơ
làm lương thực chiếm 17%, trong đó chủ yếu ở ở các nước đang phát triển.
Ngô cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, các nước ở Trung Mỹ, Nam
Á và châu Phi sử dụng ngô làm lương thực chính. Các nước Đơng Nam Phi
sử dụng 72% sản lượng ngô làm lương thực, Tây Trung Phi 66%, Bắc Phi
45%....(Ngơ Hữu Tình, 1997) [12]. Những năm gần đây, ngơ còn là cây thực
phẩm được ưa chuộng. Người ta sử dụng ngô non (ngô bao tử) làm rau ăn cao


19
cấp. Nghề trồng ngơ rau đóng hộp xuất khẩu phát triển mạnh mang lại hiệu
quả kinh tế cho nhiều nước trên thế giới như: Thái Lan, Đài Loan....
Bên cạnh giá trị làm lương thực, thực phẩm, ngơ cịn là nguồn thức ăn
gia súc vô cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc
là ngô. Ở các nước phát triển đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho chăn
nuôi như Bồ Đào Nha (91%), Italia(93%), Latvia (97%)… Cây ngô là thức ăn
xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bị sữa (Ngơ Hữu

Tình, 1997) [12]. Ngơ cịn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp
chế biến. Trong y học từ ngơ có thể bào chế ra glucoza, penicillin. Ngày nay,
một số nước phát triển trên thế giới cịn dùng ngơ để điều chế nhiên liệu sinh
học (ethanol) thay thế một phần nguồn năng lượng đang dần cạn kiệt trong
lịng đất (Trần Hồng Uy, 1999)[16].
Sản xuất ngơ trên thế giới có sự phát triển vượt bậc vào đầu thế kỷ XX
là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong chọn tạo giống. Các nhà khoa học nghiên
cứu về ngô đã ứng dụng ưu thế lai để tạo ra các giống ngơ lai có năng suất cao
và khả năng chống chịu tốt, tạo ra bước nhảy vọt về năng suất và sản lượng,
góp phần cung cấp lương thực cho nhân loại trên tồn cầu. Do có vai trị quan
trọng trong nền kinh tế nên sản xuất ngô trên thế giới phát triển cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Năm 2001, diện tích trồng ngơ trên thế giới là
137,49 triệu ha, năng suất đạt 44,77 tạ/ha, sản lượng 615,48 triệu tấn, nhưng
đến năm 2010 diện tích đạt 162,32 triệu ha, sản lượng 820,62 triệu tấn
(USDA, 2011)[31]. Giai đoạn 2001-2010, diện tích tăng 18,06%, năng suất
tăng 14,41% và sản lượng tăng 33,33%.
Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
(FAO)[21], [22], việc sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới đang có sự mất
cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần,
các nước xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI.


20
Xuất khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho các nước sản xuất ngơ lớn
như Mỹ.
Theo dự đốn của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xu hướng phát triển ngô trong
thời gian tới là diện tích trồng ngơ đi vào ổn định và có thể giảm dần do diện
tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công
nghiệp phát triển mạnh, hiện tượng sa mạc hoá,…). Nhưng nhu cầu của thị
trường ngày càng lớn, theo dự báo của Viện nghiên cứu chương trình lương

thực thế giới (IPRI) tổng nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới vào năm 2020 là
852 triệu tấn, trong đó 15% dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn
nuôi, 16% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp. Ở các nước phát triển chỉ
dùng 5% ngô làm lương thực nhưng ở các nước đang phát triển tỉ lệ này là
22% (IPRI, 2003)[28].
Ở châu Mỹ, có rất nhiều nước điển hình về sản xuất ngơ, nhưng nước
có sản xuất ngơ phát triển nhất là Mỹ. Nước Mỹ luôn được coi là cường quốc
số một về ngơ. Năm 2009, diện tích trồng ngơ của Mỹ là 32,21 triệu ha, năng
suất bình qn đạt 103,4 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 333,01 triệu tấn chiếm
41,9% sản lượng ngơ tồn thế giới. Từ những năm 1990, 100% diện tích ngơ
của Mỹ đã trồng các giống ngơ lai trong đó hơn 90% là giống ngơ lai đơn
(Ngơ Hữu Tình và cs, 1999) [13]. Mỹ cũng là nước xuất khẩu ngô lớn nhất
thế giới, năm 2009 Mỹ xuất khẩu 53,5 triệu tấn (chiếm 55 - 60%) tổng lượng
ngơ xuất khẩu trên thế giới, cịn lại Nhật Bản chiếm 40%, Mêhicô 19%, Hàn
Quốc 6% và Đài Loan 6%. Trung Quốc là nước sản xuất ngô đứng thứ 2 trên
thế giới và đứng đầu Châu Á. Năm 2009, Trung Quốc có tổng diện tích trồng
ngơ là 30,48 triệu ha chiếm 19,4% diện tích thế giới, năng suất đạt 53,5 tạ/ha
và tổng sản lượng đạt 163,12 triệu tấn, chiếm 20,52% tổng sản lượng ngơ
tồn thế giới (FAO, 2011)[21]. Năm 2010, Trung Quốc có tổng diện tích trồng
ngơ là 32,45 triệu, năng suất đạt 53,30 tạ/ha và tổng sản lượng đạt khoảng 173
triệu tấn (USDA, 2011)[31].


21
Kết quả trên có được trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong
chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh
tác. Đặc biệt, từ hơn 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn
tạo giống bằng kết hợp phương pháp truyền thống với cơng nghệ sinh học thì
việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác ngô đã góp phần đưa sản lượng
ngơ thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước (Phan Xuân Hào và cs, 2004)

[5].
1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng ngơ tại Việt Nam
Cây ngô là được nhập nội vào Việt Nam cách đây khoảng 300 năm.
Nhờ những đặc tính sinh học ưu việt như khả năng thích ứng rộng, chịu thâm
canh, đứng đầu về năng suất, trồng được ở nhiều vùng sinh thái và ở các vụ
khác nhau trong năm nên cây ngơ đã khẳng định vị trí trong sản xuất nông
nghiệp và trở thành cây lương thực quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa
góp phần đáng kể trong việc giải quyết lương thực tại chỗ cho người dân
Việt Nam.
Những năm gần đây, nhờ chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước,
cùng với sự hợp tác tích cực của các tổ chức lương thực quốc tế như FAO,
CIMMYT và nỗ lực của các nhà khoa học cũng như sự năng động sáng tạo
của người nông dân, cây ngô trở thành một trong những cây trồng quan trọng
trong hệ thống cây lương thực quốc gia (Ngơ Hữu Tình và cs, 1993) [11].
Giai đoạn 2001 - 2010 sản xuất ngô của nước ta tăng nhanh cả về diện
tích, năng suất và sản lượng. Năm 2010, diện tích trồng ngơ là 1.200 nghìn
ha, tăng 470,5 nghìn ha so với năm 2001. Việc tăng cường sử dụng giống ngô
lai cho năng suất cao kết hợp với các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, đã
cải thiện đáng kể năng suất ngô.
Ngô lai đã được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong
việc phát triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX. Có thể nói, ngơ lai là một
trong những thành tựu khoa học nông nghiệp cực kỳ quan trọng trong nền


22
kinh tế thế giới, nó đã làm thay đổi khơng những bức tranh về ngô của quá
khứ mà làm thay đổi cả quan niệm của các nhà hoạch định chiến lược, các
nhà quản lý kinh tế và với từng người dân. Ngô lai là “một cuộc cách mạng
xanh” của nửa thế kỷ 20, tạo ra bước nhảy vọt về sản lượng lương thực, sang
thế kỷ 21 ngô sẽ là cây lương thực đầy triển vọng trong chiến lược sản xuất

lương thực và thực phẩm (Trần Văn Minh, 2004) [8]. Những năm đầu của
thập kỷ 90, với chính sách mở cửa, ngô lai ở Việt Nam là một trong những
cây hội nhập sớm nhất. Cuộc cách mạng về ngô lai ở nước ta đã được Nhà
nước đặc biệt quan tâm. Năng suất và sản lượng ngơ ở Việt Nam đã có sự
chuyển biến rõ rệt do áp dụng thành tựu về ngô lai vào sản xuất. Do cơ sở vật
chất kỹ thuật chưa đáp ứng được một số khâu trong quá trình sản xuất giống
lai, nên ngơ lai chưa phát huy được hết vai trị của nó.
Trong 20 năm qua, năng suất ngô nước ta tăng liên tục so với năng suất
trung bình thế giới. Năm 1980, năng suất ngơ nước ta chỉ bằng 34% so với trung
bình thế giới, năm 1990 bằng 42%, năm 2000 bằng 59,8%, nhưng đến năm 2010
đã bằng 78,5%. Năng suất ngô được cải thiện là nhờ ứng dụng ưu thế lai trong
quá trình chọn tạo giống. Năm 2010 diện tích trồng ngơ lai đã chiếm trên 90%
diện tích ngơ của cả nước. Một số tỉnh có diện tích trồng ngơ lai đạt gần 100%
như Đồng Nai, An Giang, Trà Vinh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Sơn La, Vĩnh Phúc…
Có thể nói tốc độ phát triển ngô lai ở Việt Nam rất nhanh so với lịch sử phát triển
ngô lai trên thế giới. Sự phát triển ngô lai ở Việt Nam đã được Trung tâm cải tạo
giống ngô và lúa mỳ quốc tế (CIMMYT) và Tổ chức Nông lương (FAO) của
Liên Hợp Quốc cũng như các nước trong khu vực đánh giá rất cao. Việt Nam đã
đuổi kịp các nước trong khu vực về trình độ nghiên cứu tạo giống ngô lai và
đang ở giai đoạn đầu đi vào công nghệ cao (công nghệ gen, nuôi cấy bao phấn
và nỗn) (Ngơ Thị Minh Tâm, 2004; Trần Thị Thêm, 2006; Ngơ Hữu Tình và
CS, 2003) [9], [10], [12].


23
Mặc dù năng suất ngô của nước ta tăng liên tục từ năm 2001-2010
nhưng so với năng suất bình quân của thế giới và khu vực thì năng suất ngơ
của nước ta cịn thấp. Năm 2009 năng suất ngơ của Việt Nam chỉ bằng 78,5%
năng suất trung bình thế giới, 73,5% năng suất trung bình của Trung Quốc;
38,9% năng suất trung bình của Mỹ, giá thành ngơ ở nước ta cao hơn nhiều so

với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn chăn nuôi vẫn chưa đáp
ứng đủ (Tổng cục thống kê, 2014) [14]. Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT
năm 2014: diện tích trồng cây ngơ chiếm 1,2 triệu ha và đang có chiều hướng
tăng, sản lượng ngô đạt sấp sĩ 8 triệu tấn. Song, năm 2014, Việt Nam cũng
vẫn phải nhập tới 4,3 triệu tấn, mất khoảng hơn 1 tỷ USD, tăng gấp 2,4 lần về
lượng và 87,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
1.4. Tình hình nghiên cứu về giống ngơ biến đổi gen trên thế giới và
Việt Nam
Công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gen là “chìa khóa” đảm bảo an
ninh lương thực, đảm bảo cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững trước tác
động của biến đổi khí hậu. Trong tương lai rất gần, Việt Nam phải đối mặt với
diện tích đất nơng nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Theo đó, an ninh lương thực
bị đe dọa, nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành cơng nghiệp sẽ bị động… Vì
vậy, cây trồng biến đổi gen là một giải pháp mà ngành nông nghiệp đang
hướng đến.
Theo nhiều nhà khoa học, việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen trong
sản xuất cây lương thực không chỉ là công cụ phát hiện và chẩn đốn sớm sâu
bệnh để giảm thiệt hại mà cịn giúp cải thiện, nâng cao năng suất thông qua
việc tăng tính chịu nhiệt, chịu hạn, chịu mặn cũng như giảm phụ thuộc vào
nhiệt độ để kích thích q trình ra hoa hoặc nảy mầm và phát triển. Các giống
cây trồng biến đổi gen còn chịu được khả năng gieo trồng trong những điều
kiện khắc nghiệt của thời tiết cũng như giải quyết những nhu cầu về lương
thực của nhân loại. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ sinh học còn giúp


24
giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, cụ thể sẽ giảm lượng khí thải CO 2
thơng qua việc giảm sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ trong canh tác.
Theo GS.TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp: Hiện
trên thế giới, ngô, bông, đậu tương là 3 loại cây trồng BĐG được trồng nhiều nhất

và đến nay chưa có một chứng minh có cơ sở nào cho thấy các loại cây BĐG này
gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của môi trường. Công nghệ BĐG đã mang
lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp, với hơn 30% ngô và 70 80% đậu tương đang sử dụng trên thế giới là cây BĐG; đã có 29 nước trồng cây
BĐG với tổng diện tích 185 triệu ha. Như vậy, việc đưa vào sản xuất đại trà các
giống ngô biến đổi gen sẽ giúp tăng năng suất, giảm số lượng ngô phải nhập
khẩu[32].
Việc áp dụng công nghệ sinh học và đưa cây trồng biến đổi gen vào
canh tác sẽ là động lực chính để giải quyết vấn đề an ninh lương thực. Việc
sản xuất ngô, lúa và các loại thực phẩm khác với sản lượng lớn hơn trên cùng
một diện tích, qua đó đảm bảo sản xuất bền vững cũng như có điều kiện để hỗ
trợ sản xuất trong nước, thúc đẩy thương mại và quản lý nhu cầu lương thực
cũng như khả năng chi trả của người dân.
Tại hội thảo mới đây về công nghệ sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tổ chức,
nhiều ý kiến cho rằng, trước áp lực của sự gia tăng dân số; tác động của biến
đổi khí hậu; nguồn tài nguyên như đất, nước... ngày càng khan hiếm, trong
khi nhu cầu về lương thực ngày càng tăng đòi hỏi các quốc gia phải tìm kiếm
các giải pháp về cơng nghệ sinh học. Trong lĩnh vực cây trồng, các chuyên gia
đã nghiên cứu công nghệ biến đổi gen, chỉ thị phân tử để lựa chọn, lai tạo
giống cây trồng, tìm ra các gen có ích phục vụ chọn tạo giống theo định
hướng có lợi như các cây trồng có tính kháng về sâu bệnh, chịu lạnh, chịu
mặn, chịu ngập để đối phó với những biến đổi khí hậu trong tương lai.


25
Hiện nay Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai kế hoạch với những cây
trồng biến đổi gen như lúa có hàm lượng vitamin A cao; ngơ kháng thuốc trừ
cỏ, kháng sâu; đậu tương kháng sâu, kháng hạn; xoan tăng chất lượng gỗ; đu
đủ kháng vi rus gây bệnh đốm vịng; bơng kháng sâu, chịu hạn. Mục tiêu chính
trong kế hoạch này là đánh giá biểu hiện của gen trong điều kiện đồng ruộng

Việt Nam và đánh giá an tồn sinh học với mơi trường.
Ngơ BĐG bắt đầu được khảo nghiệm diện hẹp từ giữa năm 2010 tại
Văn Giang (Hưng Yên) và Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu), đến năm 2011
tiếp tục được khảo nghiệm trên diện rộng tại các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc,
Nghệ An, Dak Lak, Sơn La và Bà Rịa – Vũng Tàu. Các giống ngô BĐG được
đưa vào khảo nghiệm gồm: event TC1507 của Công ty TNHH Pioneer Hi –
Bred Việt Nam; MON89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam;
BT11 và GA21 của Công ty TNHH Sygenta Việt Nam[31]. Tại các điểm khảo
nghiệm, kết quả khảo nghiệm trồng ngô BĐG đã cho kết quả tốt, năng suất,
chất lượng và độ kháng sâu đục thân hơn hẳn giống ngô nền được trồng đối
chứng trong cùng một điều kiện canh tác. Ở các nước phát triển việc ứng
dụng cây trồng biến đổi gen đã có những lợi ích rõ rệt bao gồm như giảm chi
phí sản xuất, tăng sản lượng, tăng lợi nhuận nơng nghiệp và góp phần cải
thiện mơi trường. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ sinh học cho nông
nghiệp ở nước ta cịn gặp nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho các nghiên cứu và về hệ thống khảo nghiệm đánh giá rủi ro cây trồng biến
đổi gen chưa đồng bộ và chưa được đầu tư trong thời gian dài; cũng như hạn
chế trong đội ngũ nhân lực, về đầu tư, hạn chế về công nghệ và cơng tác tổ
chức, triển khai thương mại hóa các sản phẩm công nghệ sinh học. Song vấn
đề ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất chính là vai trị chủ lực cho
việc phát triển kinh tế, tăng năng suất cây trồng trong tương lai. Theo TS.
Phạm Trọng Lượng: “Hiện nay, chúng ta vẫn tiếp tục nghiên cứu cơ bản tạo
cây trồng biến đổi gen trong nước đồng thời tăng cường khảo nghiệm, kiểm
soát hiệu quả của các sản phẩm áp dụng công nghệ sinh học; mặt khác cũng


×