Tải bản đầy đủ (.docx) (212 trang)

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 sách cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.87 KB, 212 trang )

GIÁO ÁN HỌC THÊM NGỮ VĂN NĂM HỌC 2021-2022
LỚP 6C
Buổi 1: TÌM HIỂU VỀ THỂ LOẠI TRUYỀN THUYẾT
I. Định nghĩa.
GV giúp HS nắm được 3 ý cơ bản:
- Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch
sử thời quá khứ.
- Chứa yếu tố hoang đường, kì ảo.
- Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và
nhân vật lịch sử đó.
II. Đặc điểm của truyền thuyết.
a. Chức năng của truyền thuyết: Thể hiện nhận thức, đánh giá, phản
ánh và lí giải lịch sử của nhân dân ta.
b. Nhân vật: Thường là anh hùng lịch sử, có khi có thật và mang vẻ đẹp
khác thường.
c. Yếu tố hoang đường: Thể hiện thái độ tơn kính, niềm tự hào, tơn
vinh.
d. Thời gian và địa điểm: Có thật.
VD: Phong Châu, núi Sóc Sơn, vua Hùng thứ 18, Thánh
Gióng...
-> Tạo niềm tin đó là câu chuyện có thật, câu chuyện lịch sử.
III. Các loại truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6.
1. Truyền thuyết về họ Hồng Bàng và thời kì thành lập nước Văn Lang.
Thánh Gióng
-> Những văn bản này gắn với công cuộc dựng nước, giữ nước thời
vua Hùng.

1


Ngồi cốt lõi lịch sử, nó mang đậm chất thần thoại.


2. Truyền thuyết thời phong kiến tự chủ (Bắc thuộc): Sự tích Hồ Gươm.
-> Có phần theo sát lịch sử hơn và bớt dần chất hoang đường, thần
thoại.
IV. Các văn bản truyền thuyết đã học.
1. Thánh Gióng.
a. Hoang đường: Xây dựng một nhân vật anh hùng có nguồn gốc kì lạ,
vẻ đẹp siêu phàm, lớn mạnh.
b. Hiện thực:
- Công cuộc chống ngoại xâm, giữ nước thời các vua Hùng.
- Thời đại của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước thơ sơ và khả
năng chế tạo vũ khí chống giặc ngoại xâm bằng chất liệu kim loại (sắt).
- Sức mạnh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước của toàn dân tộc.
c. ý nghĩa của một số chi tiết tiêu biểu trong truyện.
* Tiếng nói đầu tiên của cậu bé lên ba là tiếng nói địi đi đánh giặc.
- Ca ngợi tinh thần yêu nước của dân tộc VN. Đề cao ý thức trách
nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước.
- Truyền thống dân tộc, dòng máu yêu nước, ý chí quyết tâm của một
dân tộc khơng bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh cậu bé làng Gióng là h/a của nhân dân lao động VN cần cù,
lam lũ. Họ lặng lẽ làm ăn, nhưng khi có giặc ngoại xâm thì họ dũng cảm
đứng lên, trở thành anh hùng.
* Bà con dân làng vui lịng góp gạo ni Gióng.

2


- Gióng sinh ra từ nhân dân, được nhân dân ni dưỡng -> kết tinh
sức mạnh u nước, đồn kết, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước
của nhân dân.
=> Niềm tin đánh thắng giặc.

* Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
- Hình ảnh kì vĩ, đẹp đẽ, phi thường của Gióng đã thể hiện sức bật
mạnh mẽ của nhân dân. Khi vận mệnh dân tộc bị đe dọa, con người VN
vươn lên với một tầm vóc phi thường.
- Quan niệm của cha ông về người anh hùng: khổng lồ về thể xác, oai
phong lẫm liệt, mạnh mẽ về tài trí, phi thường về nhân cách.
* Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
- Vũ khí của người anh hùng làng Gióng khơng chỉ là roi sắt, ngựa sắt,
áo giáp sắt hiện
đại mà còn là vũ khí thơ sơ, vốn rất quen thuộc với nhân dân như tre
ngà. Với lịng u
nước, những gì có thể giết giặc đều được biến thành vũ khí.
- Ngợi ca sức mạnh của Gióng.
* Đánh giặc xong, Gióng cởi áo giáp sắt để lại, rồi bay thẳng về trời.
-> Hình ảnh - khung cảnh đẹp, nên thơ, là sự thăng hoa trong trí
tưởng của người xưa.
- Gióng là người anh hùng khơng địi hỏi cơng danh, lợi lộc. Chàng
đã hồn thành sứ mệnh dẹp giặc và ra đi -> nâng cao vẻ đẹp của người
anh hùng, đó cũng là phẩm chất chung vĩ đại của người anh hùng.

3


- Trong quan niệm dân gian, những cái gì tốt đẹp, cao q thì khơng
mất đi mà trở thành bất tử. Gióng bay về trời là về với nguồn gốc cao đẹp
của mình và chỉ nơi đó mới xứng đáng với người anh hùng.
- Nhân dân ngưỡng mộ, trân trọng: sống mãi với non sơng.
2. Sự tích Hồ Gươm.
a. Hoang đường: gươm thần, rùa vàng.
b. Hiện thực: cuộc khởi nghĩa đầy hào khí của nghĩa quân Lam Sơn

chống lại giặc Minh do Lê Lợi đầu thế kỉ 15.
c. Thanh gươm thần.
- Sự xuất hiện kì lạ.
-> Yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng.
* Ý nghĩa:
+ Sức mạnh đoàn kết.
+ Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Niềm tin, đề cao người
anh hùng áo vảI đất Lam Sơn.
+ Thanh gươm khơng chỉ để giải thích tên gọi hồ Hồn Kiếm mà nó là
cơng cụ, vũ khí chiến đấu, vùng lên đánh giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
- Ánh sáng của thanh gươm le lói trên mặt hồ.
+ Hào quang, niềm kiêu hãnh, tự tin.
+ Khí thế quyết tâm, lời răn đe đối với quân thù.
Bài tập: Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Hình
ảnh chi tiết nào gây ấn tượng sâu đậm trong em? Vì sao?

4


* Gợi ý:
Nên chọn những chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa.
Bài về nhà: Kể lại một câu chuyện tổng hợp về thời vua Hùng bằng
cách xâu chuỗi các câu chuyện, sự việc chính của các truyện.
Buổi 2
ƠN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH

1. Thi pháp cổ tích (đặc điểm, phương thức riêng).
a. Cốt truyện.
- Cốt truyện của truyện cổ tích được cấu tạo theo đường thẳng, theo
trình tự diễn tiến các hành động của nhân vật (cũng là trình tự thời gian)

một cách chặt chẽ, như không thể nào khác được, khiến cho các chi tiết kết
dính với nhau trên một trục duy nhất, làm cho truyện không những rõ ràng,
dễ nhớ mà cịn lí thú, hấp dẫn.
b. Nhân vật: Thường phân về một tuyến: thiện - ác, tốt - xấu được
phân biệt rành mạch, dứt khoát.
- Nhân vật chỉ là những điển hình tính cách chưa phải là điển hình
nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho thiện - ác, chính nghĩa - gian tà, khơn
- dại với tính chất tượng trưng, phiếm chỉ của nó chứ chưa có thể có đời
sống tâm lí phức tạp và đa dạng mhuw những nhân vật trong văn học cổ
điển hoặc hiện đại sau này.
c. Các mơtíp nghệ thuật:

5


- Đọc truyện cổ tích, ta thường bắt gặp các mơtíp. Đó là những phần
tử đơn vị vừa mang tính đặc trưng vừa mang tính bền vững của truyện kể
dân gian.
- Các mơtíp quen thuộc:
+ Nhân vật người mồ cơi, người con riêng, người em út, người đội lốt
xấu xí,... trong các truyện cổ tích mà dường như cốt truyện đều giống nhau:
một cuộc phiêu lưu tưởng tượng của nhân vật trải qua ba giai đoạn: gặp khó
khăn, vượt qua khó khăn, đồn tụ và hưởng hạnh phúc.
+ Ơng Bụt, Tiên, chim thần, sách ước,... những lực lượng siêu nhiên
giúp người chính nghĩa đấu tranh thắng lợi.
-> Khơng khí mơ màng vừa thực vừa ảo, rất hấp dẫn, đưa ta vào thế
giới huyền diệu.
VD: Truyện Tấm Cám: người mẹ ghẻ ác nghiệt; ông bụt hiền từ, nhân
đức; gà nhặt xương cá, chim sẻ nhặt thóc; xương cá biến thành quần áo,
giày, ngựa; Tấm chết biến hóa thành vật rồi lại trở lại kiếp người.

d. Những câu văn vần xen kẽ.
- Thường xuất hiện vào những lúc mâu thuẫn xung đột, những tình
huống có vấn đề để nhấn mạnh, khắc sâu cốt truyện đồng thời cũng tạo đà,
đưa đẩy cho cốt truyện diễn tiến một cách tự nhiên.
VD: Bống bống bang bang..., Vàng ảnh vàng anh..., Kẽo cà kẽo kẹt...
e. Thời gian và không gian nghệ thuật.
- Thời gian và không gian trong truyện cổ tích mang tính chất phiếm
chỉ, tượng trưng: ngày xửa ngày xưa, một hôm, bữa nọ, ở đâu cũng vậy, lúc
nào cũng như thế...

6


-> Người đọc, người nghe tự mình hình dung và tưởng tượng theo sự
cảm nhận, kinh nghiệm của bản thân.
=> Cổ tích vừa có cái nét mộc mạc dân gian lại vừa thực vừa hư.
g. Khơng khí truyện.
- Các yếu tố âm nhạc, hội họa, tạo hình đã “in đậm dấu vết” vào văn
bản văn học dân gian và cùng với các yếu tố nằm trong văn bản tạo nên cái
khơng khí dân gian của truyện.
VD: Đàn kêu tích tịch tình tang...
-> Ta như nghe thấy âm thanh vang lên trong những dòng chữ, gợi nhớ
những làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương.
h. Ngôn ngữ.
Ngôn ngữ in đậm dấu ấn của cộng đồng - đó là ngơn ngữ của cộng
đồng dân tộc chứ không phải ngữ của một cá thể nghệ sĩ, ngơn ngữ trong
truyện cổ tích mang khơng khí cổ xưa, đậm đà phong vị dân tộc.
Bài tập: Phân tích chi tiết tiếng đàn và niêu cơm thần kì trong truyện
“Thạch Sanh”.
* Gợi ý:

- Tiếng đàn:
+ Đây là một vũ khí kì diệu. Trong truyện cổ tích, những chi tiết về
âm nhạc có vị trí quan trọng góp phần bộc lộ vẻ đẹp của nhân vật và thể
hiện thái độ của nhân dân.
+ Tiếng đàn trong truyện TS có bốn lớp nghĩa chính: tiếng đàn giải
oan, tiếng đàn tình yêu, tiếng đàn vạch trần tội ác, tiếng đàn hịa bình.

7


- Niêu cơm:
+ Đây là niêu cơm kì lạ (nhỏ xíu nhưng ăn mãi khơng hết). Niêu cơm
đồng nghĩa với sự vơ tận.
+ Đó là niêu cơm hịa bình thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
Bài về nhà: Bằng một số truyện đã học, em hãy làm sáng rõ đặc điểm
của truyện cổ tích.

Buổi 2
ƠN TẬP TRUYỆN CỔ TÍCH (tiếp theo)

I. Chữa bài về nhà:
- HS đọc, nhận xét.
- GV gợi ý cho HS thấy được: Từ phần lí thuyết đã học, các em lấy dẫn
chứng ở các văn bản đã học, hoặc đã đọc để minh họa cho từng đặc điểm.
II. Bài mới:
2. Phân loại truyện cổ tích.
a. Cổ tích thần kì.
- Nhân vật chính thường là những con người bất hạnh, thấp cổ bé
họng. Yếu tố thần kì, lực lượng siêu nhiên (thần, tiên, bụt,...) đóng vai trị
quan trọng, giúp nhân vật vượt qua bế tắc và thay đổi số phận của họ.

b. Cổ tích sinh hoạt.

8


- Nói về số phận con người gần như hiện thực đời sống, ít sử dụng
yếu tố thần kì. Nhưng các nhân vật được nói đến thường tinh quái hoặc ngờ
nghệch hơn người.
VD: Nói dối như Cuội, thằng Ngốc,...
c. Cổ tích lồi vật: Nội dung cơ bản của loại truyện này là giải thích
các đặc điểm của lồi vật (VD giải thích vì sao hổ có lơng vằn...), hoặc kể
về mối quan hệ giữa chúng (Con thỏ tinh ranh, Con quạ mỏ dài,...).
- Cần phân biệt với truyện ngụ ngôn.

3. Một số vấn đề cần lưu ý.
a. Yếu tố thần kì và ý nghĩa của nó.

Yếu tố thần kì

Ý nghĩa

- Hoang đường, khơng có
thực. Xuất hiện khi nhân
vật gặp bế tắc, mâu thuẫn
giữa người với người lên
đến đỉnh điểm.

- Hấp dẫn người đọc, người
nghe bằng trí tưởng tượng
phong phú, hồn nhiên ->

câu chuyện thêm hấp dẫn,
lý thú.
- Ước mơ đổi đời (đau khổ,
thua thiệt -> cập bến hạnh
phúc).

Ví dụ:
+ Truyện Sọ Dừa.
- Sọ Dừa dị hình, dị dạng -> khát khao niềm sống (bị khinh rẻ, coi là vơ
tích sự -> van xin, khẩn cầu). Số phận tội nghiệp, đau đớn, đáng thương.

9


- Yếu tố thần kì: Tài năng kì lạ của SD, đó là chăn bị rất giỏi -> khẳng
định vị trí tồn tại và sự thừa nhận của mọi người về một con người trong XH;
dự đoán trước được tai họa.
=> SD lấy cô Út là hạnh phúc viên mãn -> nhân dân gửi gắm ước mơ
vào đó.
+ Truyện Thạch Sanh.
- Thạch Sanh: mồ cơi, thiếu then tình thương. Được thiên thần dạy võ
nghệ, có bộ cung tên vàng, đàn thần, niêu cơm thần.
-> Vượt qua tai họa bất ngờ của các thế lực tự nhiên, they được sự thâm
hiểm, xảo trá của lịng người.
=> Lấy cơng chúa, làm vua.
- Ước mơ cơng lý.
+ Những số phận thua
thiệt thì được đền bù.
+ Kẻ ác, phi nghĩa thì bị
trừng trị đích đáng.

Ví dụ:
- Lý Thơng: xảo trá, vong ân bội nghĩa -> chui rúc bẩn thou.
- Hai cô chị: tham lam, độc ác -> bỏ đi biệt xứ.
b. Truyện cổ tích là giấc mơ đẹp.
Thế giới cổ tích mang vẻ đẹp của một thế giới con người lý tưởng:
một thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, chính nghĩa thắng gian tà, con người được
các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc sống hạnh phúc trong tình u
thương. Thế giới ấy là do con người tưởng tượng ra: nó mang chất thơ bay
bổng, ước mơ lãng mạn, nó chứa đựng một niềm tin. Cuộc đời thực, số

10


phận người bình dân bị đè nén, áp bức. Họ khơng có con đường giải thốt,
bế tắc nên họ đã gửi gắm khát vọng, ước mơ vào truyện kể.
Kể về cuộc gặp gỡ của em với một vài nhân vật trong truyện cổ tích.

Buổi 3
ƠN LUYỆN THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: TỪ LÁY, ẨN DỤ
Bài 1: Cho các từ sau, hãy xác định từ láy.
Non nước, chiều chuộng, vuông vắn, ruộng rẫy, cây cỏ, cười cợt,
ơm ấp, líu lo, trong trắng, cây cối.
Bài 2: Phân loại từ ở đoạn thơ sau:
Quê hương/ tơi/ có/ con sơng/ xanh biếc
Nước/ gương/ trong/ soi/ tóc/ những/ hàng tre
Tâm hồn/ tơi/ là/ một/ buổi/ trưa hè
Tỏa/ nắng/ xuống/ lịng sơng/ lấp lống.
Bài 3: Cho các từ: mượt, hồng, vàng, trắng.
a. Tạo từ phức.
b. Viết đoạn văn ngắn có chứa các từ láy đã tạo ở trên.

Bài về nhà:
Bài 1: Tìm từ láy để điền sau các tính từ cho phù hợp rồi đặt câu.
Trịn, dài, đen, trắng, thấp.
Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề về mái trường) trong đó có sử
dụng ít nhất 3 từ láy.

11


I. Chữa bài về nhà:
Bài 1:
- Tạo từ:
Tròn -> tròn vành vạnh, tròn trịa...
Dài -> dài dằng dặc
Đen -> đen thui thủi
Trắng -> trắng phau phau
Thấp -> thấp lè tè
- Đặt câu:
VD: Bé Na có khn mặt trịn trịa.
Bài tập 1 ẩn dụ
Chỉ ra các ẩn dụ và nêu ý nghĩa ẩn dụ trong các câu ca dao, câu
thơ sau:
a.

Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
b. “Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng. ”
Hướng dẫn làm bài
a. Cây đa bến cũ- những kỷ niệm đẹp
Con đị khác đưa- cơ gái đã đi lấy người con trai khác làm chồng- đã
thay đổi, xa nhau…

12


(Tác giả dân gian đã chọn được hình ảnh ẩn dụ đẹp,quen thuộc, gợi
nhớ diễn đạt được một lời oán trách kín đáo).
b. Giọt (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- ca ngợi cái đẹp của sáng
xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cuộc sống.
hứng (tiếng hót- chuyển đổi cảm giác )- sự thừa hưởng một cách trân
trọng những thành quả cách mạng
Bài tập 2
Xác định phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các câu dưới đây.
Rút ra bài học được gửi gắm qua các hình ảnh ẩn dụ đó
a, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Hướng dẫn làm bài
a, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
ăn quả: tương đồng cách thức với sự hưởng thụ thành quả lao động
Kẻ trồng cây: Tương đồng phẩm chất với người lao động
 Bài học: khuyên chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải nhơ đến
công lao người lao động đã vất vả tạo ra thành quả
b, Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
- Mực đen có nét tương đồng về phẩm chất với cái xấu
- Đèn sáng có nét tương đồng về phẩm chất vơi cái tốt cái hay.
 Bài học: Khuyên chúng ta nên biết lựa chọn môi trường sống, lựa

chọn bạn bè để có thể học hỏi được những điều tốt, tránh xa điều xấu.
Bài tập 3:
Trong bài thơ “Thương vợ” nhà thơ Tú Xương có viết:
“Lặn lội thân cị khi qng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đị đơng…”

13


Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép ẩn dụ trong hai câu thơ
trên.
Hướng dẫn làm bài
Trong câu thơ nhà thơ Tú Xương đã sử dụng phép ẩn dụ “thân cị” để
nói về người vợ của mình - bà Tú. Mượn hình ảnh “con cị, cái cị” trong
ca dao, nhà thơ đã cải hố thành “thân cị nói lên rất hay cuộc đời vất vả,
đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú với tất cả lịng khâm phục, biết ơn,
đồng thời làm cho ngôn ngữ thơ đậm đà màu sắc ca dao, dân ca.
Bài tập 4:
Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, chúng ta thường nói:
- Nói ngọt lọt đến xương.
- Nói nặng quá…
Đây là ẩn dụ thuộc kiểu nào? Hãy tìm thêm một số ví dụ tương tự.
Hướng dẫn làm bài
Đây là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy những từ chỉ cảm giác
của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác.
“ngọt” : vị giác -> thính giác.
VD: - Giọng chua, giọng ấm, giọng nhạt…
- nói nhẹ, nói sắc, nói đau…
- màu mát, màu nóng, màu lạnh, màu ấm…
- thấy lạnh,…

Bài tập 5:
Thay thế các từ ngữ in đậm bằng những ẩn dụ thích hợp:
a. Trong ánh hồng hơn, những nương sắn với màu nắng vàng lộng
lẫy có trên khắp các sườn đồi.
b. Trong đôi mắt sâu thẳm của ông, tơi thấy có một niềm hi vọng.

14


Hướng dẫn làm bài
a. Từ “với” = “nhuộm màu nắng vàng”
Từ “ có” = “nằm trải dài ”
b. Từ “có”= sáng lên ,ánh lên . loé lên…
Bài tập 6:
Viết đoạn văn ngắn (8-10 câu) miêu tả giờ ra chơi ở trường em. Trong
đoạn văn có sử dụng phép tu từ ẩn dụ, gạch chân dưới câu văn có sử dụng
phép ẩn dụ.
Hướng dẫn làm bài
HS có nhiều suy nghĩ, cách làm bài khác nhau. Cần dảm bảo đoạn văn
đủ số lượng câu, cso sử dụng BPTT ẩn dụ.
Đoạn văn tham khảo:
" Tùng tùng tùng. . . " Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến.
Những cơ cậu học trị ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Nhóm các bạn nữ tụ
tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá
cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một nhóm học sinh
khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có
người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng em
thấy tinh thần sáng khoái để học tập tốt hơn.
- Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.


Buổi 4
LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRUYỀN THUYẾT
HOẶC CỔ TÍCH
1. Đề bài:
Viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích.

15


2. Các yêu cầu
- Dùng lời văn của mình để kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ
tích đã học.
- Không chép lại nguyên văn câu chuyện trong sách. Người kể có thể
thay đổi từ ngữ, cách đặt câu, thêm một vài chi tiết, thêm các yếu tố miêu
tả, biểu cảm hoặc nêu ra một kết thúc khác theo hình dung, tưởng tượng của
mình.
- Nếu đề bài khơng u cầu kể một truyện nhất định, có thể lựa chọn
truyện mà mình thích nhất
II. THỰC HÀNH
Đề bài: Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng.
1. Chuẩn bị
Hồn thiện phiếu học tập số 2
2. Tìm ý và lập dàn ý
a. Tìm ý
Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi:
- Nội dung truyền thuyết “Thánh Gióng” (kể lại chuyện gì).
- Các sự kiện và nhân vật chính của truyện.
- Diễn biến của truyện: mở đầu - phát triển - Kết thúc.
- Các chi tiết, hình ảnh, yếu tố biểu cảm, miêu tả có thể bổ sung.
- Thay đổi kết thúc truyện.

- Suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi đọc xong truyện.
b) Lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu truyện “Thánh Gióng”.
- Thân bài: Kể bằng lời văn của mình theo trình tự sau:
+ Hồn cảnh ra đời khác thường của Gióng.
+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
+ Gióng ra trận đánh giặc.
+ Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
+ Vua (và nhân dân) ghi nhớ công của Gióng.
+ Gióng cịn để lại nhiều dấu tích.

16


- Kết bài: Nêu cảm ghĩ của em về truyện, về nhân vật chính Thánh
Gióng.
3. Viết bài
- Kể theo dàn ý
- Kể bằng lời văn của bản thân mình.
4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết
- Đọc và sửa lại bài viết.

Buổi 5
ÔN TẬP THƠ
(THƠ LỤC BÁT)
 KIẾN THỨC CHUNG VỀ THƠ LỤC BÁT
Câu hỏi ôn tập: Em hãy nhắc nhanh lại những yếu tố hình thức của
một bài thơ nói chung và những đặc điểm của thể thơ lục bát.
Gợi ý trả lời
1. Một số yếu tố hình thức của bài thơ

- Dòng thơ gồm các tiếng được sắp xếp thành hàng; các dịng thơ có thể
giống hoặc khác nhau về độ dài, ngắn.
- Vần là phương tiện tạo tính nhạc cơ bản của thơ dựa trên sự lặp lại
(hồn tồn hoặc khơng hồn tồn) phần vần của âm tiết. Vân có vị trí ở cuối
dịng thơ gọi là vần chân, ở giữa dòng thơ gọi là vần lưng.

17


- Nhịp là những điểm ngắt hơi khi đọc một dịng thơ. Ngắt nhịp tạo ra
sự hài hồ, đồng thời giúp hiểu đúng ý nghĩa của dòng thơ.
2. Đặc điểm của thơ lục bát
Lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, có sức sống
mãnh liệt, mang đậm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.
Số câu, số chữ mỗi dịng: Mỗi bài thơ ít nhất gồm hai dòng với số
tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám tiếng (dòng bát).
-

Gieo vần:
+ Gieo vần chân và vần lưng.

+ Tiếng thứ sáu của dòng lục gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng
bát, tiếng thứ tám của dòng bát gieo vần xuống tiếng thứ sáu của dòng lục
tiếp theo
-

Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp chẵn (mỗi nhịp hai tiếng)
3. Cách đọc hiểu tác phẩm thơ lục bát

Câu hỏi ôn tập: Em cần lưu ý những điểu gì khi đọc hiểu một bài thơ

lục bát?
Gợi ý trả lời
Khi đọc hiểu một tác phẩm thơ lục bát, ta cần tuân thủ những yêu
cầu dưới đây:
- Cần biết rõ tên tác phẩm, tên tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm
hiểu những thơng tin liên quan đến hồn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cần hiểu được bài thơ là lời của ai, nói về ai, về điều gì?
- Đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua các yếu tố hình thức của bài thơ
lục bát: nhan đề, dịng thơ, số khổ thơ, vần và nhịp, các hình ảnh đặc

18


sắc, các biện pháp tu từ,…. Ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng,
những sự việc, sự vật,… Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng, tưởng
tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu,…
mới cảm nhận được ý thơ, thấu hiểu hình tượng thơ, cái tơi trữ tình, nhân vật
trữ tình
- Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và tác động của
chúng đến suy nghĩ và tình cảm của người đọc.
-Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tơi
trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa ra và nhìn lại để lí giải, đánh giá tồn
bài thơ cả về nội dung và nghệ thuật. Cần chỉ ra được những nét độc đáo,
sáng tạo trong hình thức biểu hiện; những đóng góp về nội dung tư tưởng.
Văn bản À ơi tay mẹ (Bình Ngun)
I.

TÁC GIẢ BÌNH NGUN
- Tên thật là Nguyễn Đăng Hào, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1959.
- Quê quán: xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

- Ơng vừa là nhà thơ, vừa là nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam.

- Hiện nay tác giả Bình Nguyên đang làm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ
thuật Ninh Bình.
- Sự nghiệp:
+ Đã nhận tới hai giải “Thơ lục bát” (Giải A-2003; Giải Ba-2010) trên
báo Văn Nghệ.
+ Các tác phẩm thơ chính:Hoa Thảo Mộc (2001); Trăng đợi (2004); Đi
vè nơi không chữ (2006); Lang thang trên giấy (2009); Những ngọn gió
đồng (2015); Trăng hẹn một lần thu (2018)…
II.

VĂN BẢN “À ƠI TAY MẸ”

19


1.
Xuất xứ : 2003, bài thơ được tác giả gửi dự thi Thơ lục bát trên báo
Văn Nghệ
2.

Thể loại: Thơ lục bát

Thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc. Mỗi bài thơ ít nhất
gồm hai dịng với số tiếng cố định: dòng sáu tiếng (dòng lục) và dòng tám
tiếng (dòng bát).
Bài thơ mang âm hưởng ca dao dân ca Việt Nam, giúp tác giả bộc lộ
được tình mẫu tử giản dị mà sâu lắng, tha thiết.
3.


Bố cục văn bản: 02 phần:

mẹ

Phần 1: từ đầu… “À ơi tay mẹ vẫn cịn hát ru”: Vẻ đẹp đơi bàn tay

-

Phần 2: Còn lại: Ý nghĩa lời ru của mẹ

4.
Nội dung chính
Bài thơ À ơi tay mẹ (Bình Ngun) là bài thơ bày tỏ tình cảm của
người mẹ với đứa con nhỏ bé của mình. Qua hình ảnh đơi bàn tay và những
lời ru, bài thơ đã khắc họa thành công một người mẹ Việt Nam điển hình:
vất vả, chắt chiu, yêu thương, hi sinh...đến quên mình.
Qua bài thơ, người đọc thấy được tình mẫu tử giản dị mà thiêng
liêng, bồi đắp cho HS về ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử trong cuộc sống.
5.

Đặc sắc nghệ thuật:

-

Thể thơ lục bát nhịp nhàng như lối hát ru con.

-

Phối hợp hài hòa các biện pháp tu từ: ẩn dụ, điệp từ, điệp cấu trúc.


III.

ĐỊNH HƯỚNG PHÂN TÍCH VĂN BẢN
Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.

20


Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng cịn nằm nơi...
Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái mặt trời bé con...
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.
Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.
Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu tự những dãi dầu đấy thơi.
Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa khơng dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
1. Dàn ý:
1.1. Nêu vấn đề: giới thiệu tác giả, văn bản, và vấn đề bàn luận của văn

bản.
1.2. Giải quyết vấn đề:
B1: Khái quát về văn bản: chủ đề, thể thơ, bố cục văn bản, chủ đề, …
B2: Phân tích nội dung – nghệ thuật của văn bản theo luận điểm:
a. Vẻ đẹp của hình ảnh đơi tay mẹ
*Bàn tay mẹ trước giông bão cuộc đời:

21


Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.
Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng:
+ Hình ảnh hốn dụ: “Bàn tay mẹ” để chỉ mẹ với bao phẩm chất tốt
đẹp, hết lòng hi sinh vì con.
+ Các hình ảnh ẩn dụ: " mưa sa"; " bão qua mùa màng" Đây là
những hình ảnh thiên nhiên thường gặp trong cuộc sống thường ngày, song
cũng là hình ảnh biểu tượng cho những vất vả, khó khăn, thử thách trong
cuộc đời.
+ Các động từ mạnh: “chắn”, “chặn”đã diễn tả sự mạnh mẽ, kiên
cường của mẹ trước bão giông, thử thách của cuộc đời.
Ở hai câu thơ đầu đã vẽ ra hai thế giới đối lập nhau: thế giới bên
ngồi bàn tay mẹ với bao bão gió, mưa sa dữ dội; còn thế giới bên trong bàn
tay mẹ là thế giới của bình yên, dịu êm khi có mẹ che chở.
→ Bàn tay mẹ đã chống đỡ lại mọi giơng bão cuộc đời để con được bình
an trưởng thành: mẹ “chắn mưa sa”; mẹ “chặn bão qua mùa màng”. Bàn tay
mẹ chính là vịm trời bình n của con. Ở hai câu thơ đầu, người đọc còn
thấy sự đối lập giữa bàn tay nhỏ bé của mẹ với bao bão giông, mưa sa dữ dội,
khắc nghiệt của thiên nhiên, cuộc đời. Mẹ vượt qua tất thảy vì lịng u
thương con lớn lao, vơ bở.

 Như vậy, qua hai câu thơ đầu, người đọc thấy hình ảnh mẹ mạnh mẽ,
kiên cường trước khó khăn, chơng gai trong cuộc đời để bảo vệ con, cho con
được hạnh phúc, bình n. Đó chính là sức mạnh phi thường, bản năng của
người làm mẹ.
* Bàn tay mẹ dịu dàng nuôi nấng con:
Vẫn bàn tay mẹ dịu dàng
À ơi này cái trăng vàng ngủ ngon
À ơi này cái trăng tròn
À ơi này cái trăng cịn nằm nơi...
+ Phó từ “vẫn” cho thấy bàn tay mẹ thật diệu kì: Trước bão giơng cuộc
đời, bàn tay mẹ mạnh mẽ, quyết liệt “chắn”, “chặn”; vậy mà trước con vẫn

22


bàn tay ấy của mẹ lại dịu dàng biết bao.
+Từ láy “dịu dàng”: diễn tả hành động nhẹ nhàng, có thể gợi ra nhịp
đưa nôi khẽ khàng, đem đến cảm giác dễ chịu. Trong vòng tay mẹ, con được
vỗ về, yêu thương.
+ Từ láy “à ơi” được lặp lại 3 lần, đứng đầu 3 dòng thơ tạo điệp khúc
ngân nga, khiến cho giai điệu lời ru thêm ngọt ngào, thơ thiết, đưa con vào
giấc ngủ say nồng.
+ Mẹ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng còn nằm nôi.
Đây là cách gọi đưa con bé bỏng đầy yêu thương, trìu mến, chứa đựng sự
trân quý, nâng niu của mẹ. Có con, cuộc đời của mẹ trở nên trọn vẹn, hạnh
phúc.
→ Như vậy, trái ngược với vẻ cứng rắn khi đối mặt với cuộc đời, mẹ
luôn dịu dàng, yêu thương con.
c. Bàn tay mẹ nhiệm màu, hi sinh vì con
Bàn tay mẹ thức một đời

À ơi này cái mặt trời bé con...
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu tự những dãi dầu (2) đấy thôi.
+ Nếu như ở khổ thơ trên (ý b), mẹ gọi con là cái trăng vàng, cái trăng tròn,
cái trăng còn nằm nơi thì đến khổ thơ này, mẹ gọi con là “cái mặt trời bé
con”. Hình ảnh ẩn dụ “cái mặt trời bé con” đã khẳng định một điều con
chính là ánh sáng cuộc đời mẹ, là mặt trơi, là nguồn sống của mẹ. Hình ảnh
thơ khiến ta nghĩ đến câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Mặt trời
của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng” ( Khúc hát
ru những em bé lớn trên lưng mẹ). Lời thơ thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng,

23


tình yêu thương con bao la của mẹ.
+ Thành ngữ “bể cạn non mòn" gợi sự thay đổi lớn lao của thiên nhiên, của
cuộc đời. Dù cho vũ trụ có xoay vần, đời người dâu bể thì tình yêu của mẹ
với con sẽ mãi luôn đong đầy trời bể, “à ơi tay mẹ vẫn cịn hát ru”.
+ Hình ảnh “Bàn tay mang phép nhiệm màu” cho thấy bàn tay mẹ như bàn
tay của bà tiên trong cổ tích, đem lại bao điều tốt đẹp cho cuộc đời con.
Nhưng bàn tay của mẹ khơng phải trong cổ tích mà tồn tại ngay giữa đời
thường, "chắt chiu từ những dãi dầu" của cuộc đời. Từ láy “chắt chiu” đã
diễn tả sự giữ gìn, nâng niu của mẹ. Mẹ nhận hết về mình bao cay đắng, đối
mặt với bao mưa sa, bão giông, trải qua bao dãi dầu, nhọc nhằn, “thức một
đời” để chắt chiu những gì đẹp đẽ, an lành nhất cho con, bao bọc, vỗ về và
chở che cho con.
→ Người mẹ vất vả, chắt chiu một đời để nuôi nấng con dù cho bất cứ điều

gì xảy ra.
*Tóm lại: Ở phần đầu của bài thơ, tác giả Bình Nguyên đã tinh tế
lựa chọn hình ảnh “bàn tay mẹ” để khắc hoạ hình ảnh mẹ. Bằng thể thơ
lục bát với nhịp thơ tựa như lời hát ru, các biện pháp ẩn dụ, hốn dụ,
điệp ngữ, hình ảnh đơi bàn tay mẹ hiện lên thật đẹp đẽ, là nơi hội tụ vẻ
đẹp của sự kiên cường, mạnh mẽ vượt qua mọi thử thách, gian lao trong
cuộc sống; song cũng vô cùng ấm áp, dịu dàng. Hình ảnh đơi bàn tay tảo
tần mạnh mẽ mà ấm áp trở thành biểu tượng cho người mẹ hết lịng vì
con, hình ảnh này đã nhiều lần đi vào các tác phẩm văn học, âm nhạc.
Người mẹ luôn ẩn chứa sức mạnh phi thường để bảo vệ con trước giông
bão cuộc đời.
b. Ý nghĩa lời ru của mẹ
Ru cho mềm ngọn gió thu
Ru cho tan đám sương mù lá cây
Ru cho cái khuyết tròn đầy
Cái thương cái nhớ nặng ngày xa nhau.

24


Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa khơng dột chỗ ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi... Mẹ chẳng một câu ru mình.
*Lời ru thể hiện nỗi niềm của mẹ lo nghĩ cho tất cả mọi người:
Các hình ảnh thơ thể hiện nỗi niềm lo nghĩ của mẹ:
+ "mềm ngọn gió thu", "tan đám sương mù lá cây" → Mẹ muốn xua tan
đi cái rét mướt, lạnh lẽo của thời tiết để con được khoẻ mạnh lớn lên → Sự
ấm áp đến từ lời ru, từ trái tim người mẹ.
+ "cái khuyết tròn đầy", "cái thương cái nhớ" → Lời ru thể hiện tình

thương của mẹ cho đứa con còn nhỏ, chưa phát triển đầy đủ, thương con khi
phải xa mẹ. Lời ru cũng thể hiện mong muốn con ngày một trưởng thành, mẹ
con không phải xa cách nhau.
+ "sóng lặng bãi bồi", "mưa khơng dột chỗ bà ngồi khâu" Lời ru chan
chứa niềm canh cánh, niềm yêu thương với bà ngoại; mong mỏi bà luôn
được khoẻ mạnh, bình an.
+ Mẹ nghĩ cho cả mọi người, cho cuộc đời: "cho đời nín đau". Mẹ mong
cuộc đời là những tháng ngày bình yên, hạnh phúc.
*Mẹ vì mọi người mà quên mất bản thân mình: "À ơi...Mẹ chẳng
một câu ru mình".
→ Câu thơ cho ta thấy được đức hi sinh cao cả, thiêng liêng của người
mẹ.
- Nghệ thuật:
+ Điệp cấu trúc: "Ru cho" giúp bài thơ mang âm điệu như lời ru, thể
hiện tình cảm chan chứa của mẹ dành cho con.
+ Ẩn dụ "cái khuyết trịn đầy", nhân hóa "đời nín cái đau".

25


×